What's new

Bài dự thi: Thổ Hà – chưa phải là hồi ức

Phan An

Phượt thủ
Tết Độc lập nghỉ ba ngày liền, em có cuộc họp và cuộc nhậu khá quan trọng vào ngày 1/9 nên chưa đi được đâu. Ngày 2/9 mở mắt dậy em nghĩ thân phận phượt bình thường không tuần chay nào không có nước mắt, không tuần nào không đi đâu đấy thế mà ngày nghỉ lại ở nhà thì có khác nào Tết đến không được trông thấy quê hương.

Chao ơi, Tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng…
(Nguyễn Bính, Xuân tha hương)


Em bèn vào Phượt (tên giao dịch quốc tế là Viet Du, tên xuyên tạc là Việt Đú) xem có gợi ý gì không. Hai em gái xinh đẹp đi cùng em thì muốn đi Quan Lạn (có đảo cát trắng như đường) hay đi Cát Bà (năm ngoái đã đi, thích) hay Đồ Sơn, Tam Đảo...(gái thì chỗ nào chả thích) Em phượt em biết những chỗ đấy những ngày này Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Thôi thì Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn người đến chốn lao xao…em quyết định đi Thổ Hà.

Em thật là em phượt ở dải đất cong cong hình tia chớp này nhiều nhưng có những chỗ ở ngay sát sườn mình mà em chưa gãi đến nên nhân dịp này đi cho biết thế nào là Thổ Hà. Với hai em gái xinh đẹp em thả thính là ở đấy có bán nhiều đồ có thể mua được, ví dụ như đồ gốm. Gái nghe nói đến shoping là mềm lòng nên 10h30 đoàn nhằm hướng Bắc Ninh thẳng tiến. Thổ Hà là điểm đến, em vẫn bảo vấn đề không phải là đi đâu mà là đi với ai và làm gì... Đi Thổ Hà (Xã Vân Hà, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang) là qua Bắc Ninh, nơi bác gì trước làm Bí thư nay về làm Quyền Chủ tịch Thành phố Hà Nội để xem bác chỉ đạo quy hoạch Bắc Ninh thế nào mà nhìn ra tương lai Hà Nội.

Đi qua Lăng Bác thấy các bạn phượt ở các tỉnh về viếng Bác đông nghịt. Ngày nghỉ, phượt các tỉnh về Hà Nội, phượt Hà Nội đi các tỉnh, cứ loanh quanh thế, quê ta vạn tuế. Hà Nội ngày nghỉ nở phình ra làm em nhớ đến mấy câu thơ em làm hồi trẻ và hồi còn ở bển (nhại thơ anh DTA):

Nhớ về Hà nội là thành phố chật người và xe
Và những đám ma
Nhạc tò tí te
Những vòng hoa ở ngay bên cạnh
Tôi đi
Xe máy phân khối lớn như chim tung cánh
Những cafe, restaurant, karaoke, vũ trường…

…Tôi đi nghe tiếng còi xe vọng
Ôi, sự vô nghĩa của những tháng ngày xa quê
Nó trống rỗng, đơn điệu, tái tê…

Em của tôi
Không biết bao giờ em đến…
Giữa Moscow tám triệu dân
Đông người, rất đông người
Tôi chỉ có một mình
Tôi kéo áo choàng tránh cơn gió
Sờ lên ngực passport vẫn còn

Tôi đi, chẳng biết đi đâu
Tôi đã biết nỗi buồn là bất tử
Tôi biết buổi chiều này không cần ai giết
Cũng tự chết
Như con người
Rồi một ngày sẽ chết

Tôi về Salut 2
Nơi cư ngụ của những người khốn khổ
Hai tay hai túi trên lưng một bị
Ăn tối lúc ba giờ đêm
Hát lên đi và “cửu vạn” it easy!
Hát “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”…

Moscow tuyết vẫn trắng
Tờ đôla vẫn xanh
Hà nội vẫn chật người và xe
Chỉ có tóc trên đầu chớm bạc
Không hoài tưởng
Tìm kiếm gì trong cuộc đời này?
Ta đi thôi! Đi thôi!
Chẳng biết vĩnh biệt ai, vĩnh biệt cái gì
(Sao đến bây giờ ta mới nhận ra điều đó)


(Xin lỗi các bác em tâm trạng tý, ngày nghỉ tâm trạng quá tâm trạng không chịu nổi)
 
Đấy , bạn già cứ mải đi họp với đi nhậu ''quan trọng '' , chứ đi với bọn mình có phải vui ko? Thôi 2/9 đi Thổ Hà cũng đỡ ngột ngạt rồi :LL , đang tâm trạng thì ngồi viết tiếp đi bạn !(c) Mai mình về ta làm hội beer báo cáo kết quả chuyến đi.(beer)
 
Lại trở lại với bầy cừu của chúng ta :
Qua Cầu Chương Dương, đường vắng dần, có thể là vì những phượt ngày thường hay sang anh Cừ chơi, ngày nghỉ đi phượt ở chỗ khác.
Đi qua sông Đuống là một nhánh của sông Hồng, mùa lũ nước chảy xiết và có nhiều phù sa nhớ trên mạng bảo Thổ Hà nằm bên bờ sông Cầu nước chảy lơ thơ. Ngày xưa dân ta còn dùng diêm, Nhà máy Gỗ Cầu Đuống hoạt động tốt, người ta hay mang đóm ra bờ sông Đuống phơi.

Rẽ vào Đình Bảng nhưng đình đang bị dỡ ra để sửa giống Đình Mông Phụ ở Đường Lâm. Lúc xây dựng đình mất 36 năm, từ năm 1700 đến năm 1736. Chỉ nhìn vào một bức chạm thôi cũng thấy đình được xây cực kỳ kỳ công.

DinhBang.jpg


Có ông thợ khi đến làng dựng đình có mang theo đứa con trai 4 tuổi, đến khi đứa bé lớn lên lấy vợ sinh con, đình mới dựng xong. Không biết sửa đình kỳ này có lâu như lúc xây đình không.

Đền Đô còn gọi là Đền Lý Bát Đế đã được xây dựng lại hoành tráng. Trong các vua Lý em nhớ Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô về Hà Nội, vua Lý Huệ Tông chỉ có con gái…Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ chín được thờ riêng. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, sống với chồng được 10 năm không có con rồi sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất được gả cho tướng Lê Phụ Trần. Đại Việt sử ký toàn thư chê trách nặng lời việc vua đem vợ cũ gả cho bầy tôi. Kể ra đây để thấy đời vua chúa đôi khi cũng giống đời cô Lựu, để thấy những hoành tráng một thời - giờ may ra chỉ còn là một ngôi đền…

Một nét thú vị là các cụ thiết kế Đền không hiểu vô tình hay cố ý để hai anh cởi trần đóng khố đứng giữa bao nhiêu chữ nghĩa thánh hiền.

teu2.jpg


Ngũ Long Môn ở Đền Đô nhưng em đếm mãi chỉ thấy có 4 con rồng. Không biết ở đây có tiêu cực gì không, không biết có thể khởi tố vụ án hình sự vì làm thiếu một con rồng hay không.

ngu.jpg

Trời nắng chang chang, em tiếc là không đi được Chùa Dặn (nơi sinh Lý Công Uẩn) Đền Rồng (thấy bảo chỉ cách Đền Đô 1 km) và đi Sơn Lăng (nơi có mộ của chín vị vua Lý và Nguyên phi Ỷ Lan). Quyển Hành trình Phương Bắc của Bửu Ngôn bảo trong Đền Rồng có tượng Lý Chiêu Hoàng là một cô gái trẻ mặc hoàng bào nét mặt ngây thơ ; mộ chín vị vua Lý không có người chỉ thì không nhận ra vì chỉ là những gò đất giữa ruộng…

Buổi trưa em ăn ở Từ Sơn, đi với hai em xinh đẹp ăn cơm cho chắc dạ. Bữa cơm bên đường có chân giò luộc, dưa bắp cải, đậu rán xốt cà chua, thịt kho trám, măng xào, nước rau muống luộc…ngon tĩ tã. Ăn xong hai em xinh đẹp gợi ý vào Nhà nghỉ tránh nắng nhưng em vẫn quyết định đi tiếp, miệng lẩm nhẩm hát bài Chẳng kẻ thù nào, à quên chẳng cám dỗ nào ngăn được bước ta đi. Kể ra cũng có những cám dỗ nhất định : một em xinh đẹp muốn vào hàng Nét, một em muốn đi gội đầu, em thì muốn đi massage.

Đến Bắc Ninh dừng lại ở một hiệu sách cũ, ở Bắc Ninh có nhiều hiệu sách cũ như ở Nam Định. Ngồi uống sinh tố để bổ sung sinh tố (sinh tố ở Bắc Ninh có nhiều sinh tố, giá rẻ hơn ở Hà Nội) rồi đi tiếp độ 5 km là đến bến đò sang làng Thổ Hà. Trên mạng bảo Thổ Hà cách Hà Nội gần 50km, trên thực địa em thấy chỉ cách khoảng 35 km. Kể ra cũng không sai lắm vì 35km cũng là gần 50km mà.
 
Last edited:
Báo cáo các bác là em đã để ý quy hoạch kiến trúc của Bắc Ninh, thấy huyện lỵ Từ Sơn và Tiên Du gì đó được thiết kế không phải bên cạnh đường A1 mà khuất và trong với từng khóm như những khu biệt thự. Nếu bác gì mà quyền Chủ tịch cũng tiếp tục làm như thế, Hà Nội ta sẽ thành khu biệt thự, mà hồi Pháp cũng thiết kế khu phố Tây kiểu ấy...

Thấy trên Internet bảo Thổ Hà mảnh đất nhô ra sông Cầu như một bán đảo, nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng. Có thật sự tươi đẹp và thơ mộng không phải đi, phải tự cảm nhận và tóm lại là phải phượt.
Nhìn từ bên kia sông, làng Thổ Hà như một thế giới khác với những ngôi nhà không thèm được trát vữa. Tại sao không được trát vữa em cũng chưa ní nuận được.

lang2.jpg


Muốn sang Thổ Hà phải đi đò, giá đò trước kia 500 đ/ lượt/người giờ tăng lên tận 1000đ/ lượt/người. Không biết đò có được trợ giá như xe buýt không.

do.jpg


Đò đưa ta qua sông, cho ta cảm thấy được vẻ đẹp của sông nước, mây trời và sông Cầu (có tên chữ là sông Như Nguyệt) thật êm ả, hiền hòa. Theo bia "Thủy tạo đình miếu" dựng năm 1692 có ghi "... địa hình sơn thủy, Thổ Hà eo ở phía đông giống như hình con rồng quay lại chầu chốn Tổ. Ở phía tây tựa hình con hổ ngồi chầu về tôn miếu. Ở phía nam thì đỉnh non nguyệt ghi rõ trong sách trời..."

Tình yêu có từ nơi đâu, êm êm một khúc sông Cầu... Có ai đó dường như cảm nhận đựơc câu hát trữ tình, ước mình là một anh trai làng hồn nhiên và chất phác (không biết đề đóm cá độ gà chọi, không biết chat chit nữa thì càng tốt ...buổi đêm ra sông gánh nước gặp em gái nhỏ thôn quê cũng đi gánh nước bên dòng sông lấp lánh ánh sao Sao trời lọt qua mắt lưới rơi đầy xuống dòng sông sâu và nói lời yêu trên dòng sông quê Tình đã trao nhau êm đềm em là cô Tấm thảo hiền...

Đò đưa ta đến bến nơi có những cô bé bì bõm tắm thấy đò sang chạy vội lên bờ...

ben.jpg


Ấn tượng đầu tiên của em là...rác và ấn tượng tiếp theo là...mùi. Bây giờ hoá ra Thổ Hà nổi tiếng vì nghề nuôi lợn và tráng bánh đa (ngày xưa có làm gốm và nấu rượu). Sau khi đi Thổ Hà, em sẽ dè chừng hơn khi ăn các món cuốn sống bằng bánh đa.

Từ mấy thế kỷ trước, dân cư làng Thổ Hà ( xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã có nghề làm đồ gốm. Gốm Thổ Hà từng theo thuyền bè xuôi ngược sông Cầu đến mọi miền đất nước. dấu tích nghề gốm thịnh vượng xưa kia dường như chỉ còn vương lại trong ký ức của những nghệ nhân cao tuổi, bảng lảng đâu đó trên bức tường những ngôi nhà cổ được dựng nên bởi vô vàn mảnh gốm vỡ mà vững chãi qua mấy trăm năm.

Nghề làm gốm Thổ Hà xuất hiện từ thế kỷ XIV. Ðồ gốm Thổ Hà được nung ở nhiệt độ cao nên đã thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc.

Nhờ có nghề làm gốm mà trước đây cuộc sống của người dân hơn hẳn những nơi khác. Người Thổ Hà vắt đất nhào nặn thành nhiều mặt hàng, từ đồ nặn các cỡ, có thể chứa 350 lít nước, đến chĩnh chõ, chum, vại... mà nhiều làng nghề huyện Quế Võ khi đồ xôi cho hội xuân, nhất định phải có chõ sành của Thổ Hà mới ưng ý. Vì thế mà gốm của làng nổi danh khắp thiên hạ và kéo theo hẳn làng Vọng Nguyệt cùng xã chỉ chuyên làm thuê, chở hàng thuê cho làng. Với địa thế thuận lợi là làng ven sông, nơi đây nhanh chóng trở thành một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình chùa bề thế uy nghi.

Cổng làng mang dáng dấp, màu sắc cổ xưa và xây bằng gạch thô không trát vữa...

cong.jpg1.jpg


Lên khỏi bến đò, đi một đoạn đã thấy ngay Đình Thổ Hà được khởi dựng cách đây hơn 300 năm.

dinh1.jpg


Đình thờ thành hoàng là Lão Tử và tổ sư nghề gốm Đào Trí Tiến. Đình Thổ Hà là ngôi đình cổ thứ 2 ở Bắc Giang (sau đình Lỗ Hạnh là ngôi đình cổ được tạo dựng năm 1576), đình được xây dựng vào thời Lê Chính Hoà (1686). Đình có quy mô lớn, kết cấu kiến trúc tương đối hoàn chỉnh. Các mảng chạm khắc trên kiến trúc thể hiện phong cách thời Lê trung hưng rõ nét, độc đáo. Đề tài thể hiện trên các cấu kiện kiến trúc chủ yếu là "tứ linh", "tứ quý" hoa lá cách điệu, chim thú và con người. Con rồng ở đình Thổ Hà được chạm ở nhiều bộ phận: đầu dư, bẩy, kẻ, cốn, ván nong, câu đầu với các đề tài rồng ổ, rồng mẹ cõng rồng con, rồng vờn thiếu nữ…

dinh.jpg


Chùa Thổ Hà có tên chữ là Đoan Minh tự được xây dựng từ thế kỷ 16.

chua1.jpg


Em đã ngồi rất lâu ở sân sau của chùa trông ra ao, nhìn cái giếng xây năm 1972 và ngẫm nghĩ sự đời…

Những con đường trong làng nhỏ hẹp và đều được lát bằng thứ gạch đỏ truyền thống đã mòn vẹt vì thời gian. Nhà cửa san sát, mái ngói nhuốm màu rêu phong. Những bức tường không trát vữa, có chỗ chỉ là những viên gạch, ngói nung hay tiểu sành được xếp chồng lên nhau theo tầng, theo lớp, tạo nên một sự độc đáo trong xây dựng.

Cả làng bây giờ chỉ còn một Hợp tác xã gốm, kho hàng của Hợp tác xã không được hoành tráng lắm.

g1.jpg1.jpg


Nhiều thanh niên đã bỏ nghề, rời làng đi nơi khác kiếm sống để đến khi phất lên, lại quay về mảnh đất tổ tiên xây dựng lên những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi hay mái bằng kiên cố chen lẫn những ngôi nhà rêu phong cổ xưa. Ðiều đó cho thấy một số hộ dân nơi đây đã có cuộc sống kinh tế khám khá hơn, nhưng cũng chính là điều đang đe dọa làm mất đi sự hài hòa cho cảnh quan của một làng cổ.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng vàng soi nghiêng, những vòm cổng, những ngôi nhà, ngôi chùa cùng ngôi đình cổ kính, những bức tường được xây bằng gốm nung được chiếu vào toát lên vẻ đẹp vàng, đỏ in dấu vết của thời gian. Vẻ đẹp cổ kính ở những khu kiến trúc cổ, làng cổ cùng với những món nghề in đậm hồn quê Thổ Hà đã và đang là một địa chỉ khá quen thuộc và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

(Trong bài có sử dụng tư liệu lấy từ Internet)
 
Last edited:
Bài viết mang đến cho tớ có cái nhìn rất hay và lạ về Thổ Hà, mặc dù nơi này tớ cũng đã đến rồi chạy mất dép bởi ấn tượng đặc biệt của làng cổ này là cái buổi chiều nhức đầu không sao chịu nổi, mùi chua nồng của gạo ngâm, mùi ai ải của phân lợn cứ rãi ra khắp từ đầu đến cuối làng....

Bạn ANZ viết tiếp đi, đang hay.
 
Bác nhà băng này lắm chữ nghĩa gớm nhỉ ! Em hỏi khí không phải chứ bác khi viết bài này có phải vận dụng nhiều tài liệu tham khảo không đấy? Chứ em thì chịu , cứ đưa ra toàn tên riêng với con số thế thì nhớ sao nổi. THà trong lúc uống rượu nót phét nói bừa sai thì cãi phăng đi chứ đưa ra thế này công nhận cao thủ. NHỡ găp gặp mấy ông sử gia có khi lại bị ném đá vỡ đầu ấy chứ chả chơi !
 
A Phủ hạ sơn;19712 said:
Bác nhà băng này lắm chữ nghĩa gớm nhỉ ! Em hỏi khí không phải chứ bác khi viết bài này có phải vận dụng nhiều tài liệu tham khảo không đấy? Chứ em thì chịu , cứ đưa ra toàn tên riêng với con số thế thì nhớ sao nổi. THà trong lúc uống rượu nót phét nói bừa sai thì cãi phăng đi chứ đưa ra thế này công nhận cao thủ. NHỡ găp gặp mấy ông sử gia có khi lại bị ném đá vỡ đầu ấy chứ chả chơi !

Báo cáo, ở nhà có cả tủ tài liệu tham khảo, viết đến đâu giở ra đến đấy, cũng ý thức một phần là để phục vụ các đ/c ngại nhớ tên riêng với con số
 
A Phủ hạ sơn;19712 said:
Bác nhà băng này lắm chữ nghĩa gớm nhỉ ! Em hỏi khí không phải chứ bác khi viết bài này có phải vận dụng nhiều tài liệu tham khảo không đấy? Chứ em thì chịu , cứ đưa ra toàn tên riêng với con số thế thì nhớ sao nổi. THà trong lúc uống rượu nót phét nói bừa sai thì cãi phăng đi chứ đưa ra thế này công nhận cao thủ. NHỡ găp gặp mấy ông sử gia có khi lại bị ném đá vỡ đầu ấy chứ chả chơi !

Bác ANZ là luật sư kiêm nhà văn nên sợ gì mấy ông sử gia đâu, hôm trước em vừa đọc bài này của bác trong blog, hôm nay lại được đọc ở đây. Bác viết hay lắm, em đến Thổ Hà mấy lần rồi mà đọc bài của bác vẫn thấy như chưa đến lần nào.
 
Trong không khí vui tươi khấn khởi của đoàn vừa phượt Sa Pa về, em diễn lại hồi ức Sa Ba

Sa Ba

Hình như Sa Ba có nghĩa là con sư tử nhưng câu chuyện này của anh chẳng hề dính dáng gì đến sư tử, đến châu Phi…Câu chuyện này của anh liên quan đến chỗ nào thì đoạn sau 4c sẽ rõ.

…Lại là một chuyến đi không biết đi đâu, đi với những ai - có lẽ cuộc đời đã quá nhàm chán - đến mức cứ phải tự tạo cho mình nhưng bất ngờ nho nhỏ.

Lại là một chuyến đi với bố - có lẽ điều mà có người nói với anh là "chỉ có những người máu mủ ruột rà với nhau mới yêu thương nhau thực sự" lại là đúng? Nói chung bố cũng là một người bạn đường chu đáo và ngoan ngoãn, chỉ mỗi tội hay đánh thức anh dậy sớm - hễ hướng dẫn viên dặn là hôm sau 8 giờ sáng tập trung y như rằng bố đánh thức anh dậy từ 6 giờ để đi ăn đi uống rồi lại nằm chờ…

9 giờ tối, Ga Trần Quý Cáp đông nghịt người, bằng con mắt chuyên môn anh rút ra kết luận là tỷ lệ gái xinh ở đây hơi cao vì đây chính là lúc chuẩn bị có một chuyến tàu du lịch - nghe phổ biến loáng thoáng là sẽ đi tàu lên Lào Cai, sau đó sẽ đi ô tô sang Trung Quốc - đi với đoàn cơ quan một thằng bạn nên anh chỉ cần biết thế.

Lên tàu, ngả bàn đèn - lần đầu tiên trong đời anh được đi toa có điều hoà, ngủ sướng tỹ tã, đến sáng hôm sau anh vẫn không biết tên những người đã ngủ cùng mình trong cái mát mẻ nhân tạo ấy là gì. Nghĩ lại, anh rút ra kết luận có lẽ mình già rồi hay lòng đã quá lãnh đạm thờ ơ - ngày xưa trước khi ngủ với ai, anh thường hỏi tên - hồi còn trẻ nữa thậm chí anh còn hỏi cả họ và tên đệm, thậm chí có lúc còn ghi cẩn thận vào sổ tay. Quả thật dạo này việc dân việc nước nhiều quá, anh cũng hay mất ngủ, được dịp không phải suy nghĩ gì - chỉ việc ngủ, anh cứ dzậy mà thiếp đi, êm đềm.

Xuống Ga Lao Cai, ăn sáng ở Nhà hàng Việt Hoa - món bánh đa nấu với thịt bò rắc lá bạc hà mà người ta gọi nôm na là phở. Nếu sau này ở Hà Nội có những quán phở Lào Cai - để phân biệt với phở Nam Định - thì 4c nên nhớ phở Lào Cai tất sẽ có rất nhiều lá bạc hà. Lá bạc hà ở đây to bằng lá tía tô và ở những chỗ sang trọng người ta dọn ra cả đĩa để ăn kèm với phở.

Để anh và ông cụ thân sinh tội nghiệp ăn sáng xong xuôi, thằng bạn anh mới dừng xỉa răng lại và tuyên bố gọn lỏn là chuyến đi này không phải là đi sang Trung Quốc mà chỉ đơn giản là đi Sa Ba (nó không nói được là Sa Pa), sau đó mới sang Trung Quốc tí ti, thăm Hà Khẩu. Nghĩ đến quá trình chơi thân với nó đã mấy chục năm, anh mới kìm được câu đề nghị được làm quen thân mật hơn với mẹ nó (tức là ĐM nó).
 
Anh bỗng thấu hiểu hơn bao giờ hết tâm trạng của những cô gái bị bán sang xứ người, tưởng đi phục vụ quán café lương tháng 15 triệu, hoá ra là đi làm may.

Thôi, gạt nước mắt anh lên ô tô đi 36 km lên Sa Ba (anh sẽ gọi thế để trả thù thằng bạn), 1860 m trên mực nước biển, nơi không bao giờ có trứng luộc mà chỉ có trứng nướng vì trứng luộc ở Sa Ba (anh gọi thế để trả thù thằng bạn) sẽ không bao giờ chín.

Bố an ủi anh: Thôi con ạ, bố cũng chưa đi Sa Pa bao giờ, bố mới chỉ đi Thác Bạc thôi. Anh không trách bố không biết cách an ủi, trong chương trình chiều nay sẽ có đi tham quan Thác Bạc ở Sa Ba

Anh giải trí trên xe bằng cách nghe hướng dẫn viên ba hoa về cách phân biệt mận hậu và mận tàu bằng việc xoe quả mận trên tay rồi tách ra, nếu mà hột rời ra là mận hậu, còn nếu hột vẫn cứ dính vào thịt thì là mận tàu. Cách phân biệt đào Sa Pa và đào tàu đơn giản hơn, đào Sa Pa ăn giòn còn đào tàu ăn bở.

Xuống nhận phòng ở Khách sạn Hoàng gia, nghe tên hoành tráng thế nhưng chỉ hoàng gia ở chỗ miếng gỗ ghi số phòng kèm chìa khoá có hình vương miện.

Anh giết thời gian chờ đến bữa ăn trưa bằng cách đi lang thang trên phố, đi ra Nhà thờ đá, biểu tượng của Sa Pa. Bố anh xem bản đồ bằng tiếng Anh, nhận xét là tận trên này cũng có cave, có điều trên bản đồ thấy là phải đi hơi xa chứ không phải ở ngay Sa Pa.

Ngoài phố đầy người các dân tộc anh em, chủ yếu là người Dao Đỏ và người Mèo Đen. Anh ghi nhận là mafia Dao Đỏ hoặc mafia Mèo Đen ở đây còn chưa mạnh, chưa khống chế được - ví dụ, giá rau cải hay giá bánh rán ở chợ. Có vài thanh niên không rõ dân tộc gì ăn mặc theo kiểu đi trước thời trang Hè 2005, mặc quần dân tộc nhưng xắn cao lên, để lộ chiếc quần đùi Adidas mặc bên trong, về Hà Nội khi nào có dịp anh sẽ bắt chước.

Ở bãi lát gạch rộng như quảng trường ở cạnh Trung tâm Sa Pa là Hội chợ du lịch gì đó (về sau được gọi tắt là Phố Nướng) la liệt hàng quán, anh nếm thử những đặc sản tiêu biểu của Sa Pa như thịt xiên nướng, cơm lam, trứng nướng và ngô nếp luộc. Ngô nếp ở đây công nhận là ngon. Bỗng ước lúc nào đó đi Sa Pa với ai đó cũng sẽ đi lang thang ăn quà vặt thế này…đơn giản thế thôi mà.

Về khách sạn thiền một giấc rồi đi ăn trưa, công nhận lên đây dễ ngủ, ngủ như gà, đặt mình xuống giường là ngủ được.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top