Những ngày đầu lũ 2011
Đang ngồi nghĩ chân ở quán cốc ven đường bổng nghe giọng nói rất hồ hởi của anh chủ quán:
- Nước năm nay lớn lắm,
Tiếp theo là giọng lý nhí của chàng kỹ sư mới ra trường về làm công trình ở Hồng Ngự
- Thế là dân khổ nữa rồi,
Kế tiếp là giọng cười ha hả của thằng lục lộ bản xứ
- Nước tràn đồng dân lũ mới có cái ăn, em trai ạ
Thế là từ đề tài con lộ này khi nào xong đã được thay thế bằng chuyện vùng lũ với các chú địa phương rất rôm rã:
… Ngày xưa: Đến rằm tháng 7 khi con nước rong là trẻ em lũ lượt đi chặt trúc làm cần câu nhắp ếch, mấy anh lớn bắt đầu lục đục bắt nhái đi cắm câu mấy con cá lóc đẻ,
… Ngày xưa: Cá linh kéo đáy phải lấy dao rọc lưới để cá ra bớt không thôi cuốn trôi cả đáy
… Ngày xưa: Cá linh đong bằng thúng dạ, những người giữ chòi vịt đi xin một lần cả rổ về kho ăn
… Ngày xưa: Cá linh chủ yếu dùng để ủ nước mắm
… Ngày xưa: Mùa cá ra cả con kênh này người ta đi chài chen chút, xuồng này nối xuồng kia, mà xuồng nào cũng cá đầy nhóc
… Ngày xưa: Chài lưới mùa cá ra đâu có gở kịp, chày xong thảy lên bờ cho mấy bả lấy cây đập cá rớt xuống,
… Bây giờ ruộng đồng bao phủ hết, ít có cảnh nước tràn đồng.
Đến Rằm tháng bảy nước bắt đầu ngấp nghé, những con kênh xanh trong vắt nước phèn ngày nào được nhuộm 1 màu đỏ quạch phù xa chảy tràn những cánh đồng bạc màu vì khai thác triệt để, những cánh đồng sen ngày nào khoe sắc cùng nắng mai nay bắt đầu ngã mình êm ả trên làn nước mát dịu, mặc cho những chú nhện nước nhảy lên nhảy xuống chơi đùa, lâu lâu một vài Lóc mẹ nhảy lên đớp em Chuồn ớt nhí nhảnh đậu trên búp sen làm đọng lại những giọt nước tròn vo chạy tới chạy lui trên lá sen rất vui mắt, những dây súng chưa từng hiện hữu khi mùa khô, nay bắt đầu chui ra từ lòng đất, vươn dài theo con nước, kết với những đám rong Đuôi Chồn làm chổ cho các chú Rô non chơi đùa và trú mình trước những cơn sóng, những cọng Muống đồng tím ngắt như được tiếp thêm năng lượng từ nguồn nước mát nên mập mạp mơn mởn hơn
Rau muống tươi hơn trên những cánh đồng đầy nước
Đó là thời điểm nông dân kết thúc vụ mùa, kiếm Tràm đóng sàn cao để chuẩn bị chổ chứa lúa, những chiếc xuồng suốt năm nằm mốc thết được đem ra trét chai sơn dầu hắc chuẩn bị cho một mùa cá, những chợ câu lưới bắt đầu nhộn nhịp với lưỡi câu, lờ, lợp, đăng …
Nước đã ngấp nghé chuẩn bị tràn bờ
Sau Tết Trung thu nước bắt đầu về nhiều, những bờ ranh bị con nước vượt qua là thời điểm để bắt đầu lắp đăng dài hàng trăm mét trên đồng dẫn dụ cá từ thượng nguồn về men theo đăng đi vào lợp
Nước tràn bờ ranh cánh đồng lúa biến thành 1 biển nước mênh mông
Những hàng đăng dài ẩn mình dưới nước dể dụ cá, cũng là nơi lũ Cồng Cộc kiếm ăn mùa lũ
Mùa đánh cá đồng bắt đầu, những bạn câu nối từng hàng dài năm bảy chiếc xuồng cùng đi làm cá, chiều hôm trước bắt đầu bơi tới các cánh đồng xa, sáng sớm cùng về chợ để bán thành quả của một đêm vất vả cùng sống nước. Nước lớn đem lại nguồn tôm cá dồi dào, nhưng cũng đầy rẩy hiểm nguy, sẳn sàng cướp đi sinh mạng của người dân chỉ với cơn giông nhỏ, xuồng câu ban đêm chỉ có can nhựa là vật cứu hộ duy nhất, nếu bị lật xuồng thì chỉ còn cách ôm can chờ sáng mặc dù ai cũng có tài bơi lội, nhưng bốn bề là biển nước mêng mông, biết hướng nào là bờ ?
Một chiếc xuồng câu quá nhỏ bé giữa biển nước mêng mông
Mùa nước không chỉ có nước và cá, đây là mùa sinh sản chủ yếu của một số loài chim (tạo hoá rất tuyệt vời, khi sinh sản chim cần nhiều thức ăn để nuôi đàn con, thì mùa nước nguồn cá dồi dào nhất), Tháng 8 là mùa sinh sản chủ yếu của 3 loài: Nhang Điển, Cồng Cộc, Trích, ….. Mùa này các sân chim tất bật với mật độ bay đi bay về bắt cá của lũ bố mẹ và tiếng kêu inh ỏi, háo ăn của lũ chim con, tạo nên một vùng trời thanh bình
Gia đình nhà Trích (ba má và 2 con nhỏ) thảng thơi bắt cá ở đám cỏ, chẳng màng đến đám thực khác lao nhao ở nhà hàng phía trên
Trích trống giữ con