What's new

Cabo, Mễ Tây Cơ du lịch câu cá

Hồi Ký đi câu cá ở Cabo, Mễ Tây Cơ Hè 2005

Ðã mấy năm rồi tôi vẫn ấm ức về chuyện câu cá ờ Mễ Tây Cơ do ông anh của vợ kể. Ức là vì hắn câu thì yếu mà khi đi câu ở Mễ về đem cá đầy ấp thùng nước đá và thêm những câu chuyện vể câu cá Thu, cá Mahi Mahi, cá Cờ (hoặc buồm), và nhất là cá kình ngư. Tôi nghe mà nhối trong ngực vì thèm .. Chợt nghe ông anh lại rủ đi nghĩ mát và câu cá ở Cabo, tôi chưa nghe hết lời mời mà đã gật rồi. Liếc sang bà xã, thì sao cái gật “Ừ” sao khó ra quá. Nhưng rồi mọi sự vui vẻ và tháng 7 lên đường với thằng con trai lớn cùa tôi.

Cabo San Lucas hay gọi tắt là Cabo nằm ở cuối cùa bán đảo Baja California nước Mễ Tây Cơ. Ở đây nhiều bãi biển rất đẹp vì ít bị ô nhiễm nhờ nằm ở vị trí xa khu kỹ nghệ và nông ngiệp. Chung quanh toàn là sa mạc và biển. Ða số dân ở đây sinh sống về buôn bán hoặc phục vụ du lịch. Có rất nhiều khách du lịch từ Gia Nã Ðại và Mỹ. Ðây cũng là nơi nổi tiếng về club và “quậy xả láng” cho các bạn trẻ từ Mỹ vì luật lệ không khó cho dân du lịch. Trong những năm gần đây nhiều bạn trẻ đại học gốc Á đông chọn nơi này đề quậy ăn mừng ra trường.

Cabo nổi tiếng về môn câu cá kình ngư (Marlin) thuộc về hành đầu thế giới. Cuộc thi câu cá Marlin có giài thưởng cả hàng trăm ngìn dollar Mỹ. Và dọc theo bờ biễn ờ ngay mủi Cabo còn được dân câu thửơng cho cái tên Vỉa Hè của cá Kình Ngư (Marlin Alley). Sở dĩ ở đây có rất nhiều cá lớn vì nơi đây cá mồi rất nhiều nhờ đây là nơi gặp gỡ cũa ba dòng nước biển. Dòng nước nóng từ Nam Mỹ đưa lên, dòng nước lạnh từ Bắc Mỹ xuống và thêm dòng nước từ biển Cortez chảy ra. Ðặc biệt là dòng nước từ biển Cortez. Dòng nước này bắt nguồn từ sông Colorado chạy qua biển Cortez mang rất nhiều chất dinh dưỡng sinh thái cho cá mồi.
cabo_san_lucas_poster_thumb.jpg
Mũi Cabo
picture.php

Vồng đá ở Cabo chụp từ xe bus

Trở lại chương trình của chúng tôi. Từ Los Angeles bay khoảng 3 giờ là tôi thấy cái mũi tận cùng của Cabo. Phi trường Cabo nhỏ nên khách phải đi bộ vào trong cửa. Trời Cabo sao nóng quá! Chúng tôi nhễ nhại làm giấy tờ và lên xe về khách sạn ở San Jose Del Cabo. San Jose Del Cabo là một thành phố nhỏ cách mũi Cabo San Lucas chừng 20 dặm. Cabo San Lucas là chỗ ăn chơi, còn San Jose là nơi nghỉ mát êm dềm, hợp cho các du khách có gia đình. Ờ đây có nhiều khách sạn du lịch rất lớn.

picture.php

Cảnh chụp San Jose del Cabo từ cửa phòng khách sạn

Về tới khách sạn, cất hành lý xong là tôi đeo ba-lo đi tham quan ngay thành phố San Jose. Thành phố này rất đơn sơ, càng đi vào trung tâm thì nhà càng xập xệ. Ði một vòng không thấy gì hứng thú cả, tôi liều đi bộ xuống làng biển La Playita (bãi Biển Nhỏ). Trời nắng chang chang 2 giờ chiều, tôi đi ngang con rạch nướt ngọt chày ra cửa biển. Có rất nhiều gia đình đang chơi và bắt tôm ờ đây vì có nhiều bóng mát vào ngày chúa nhật. Họ nhìn tôi với con mắt ngạc nhiên vì rất ít du khách đi bộ tới đây. Nhưng họ rất vui vẻ vẫy tay chào và chỉ đường tới bãi biển. Các chú Mễ chỉ tôi rằng phải đi vòng qua ngọn đồi rồi mới tới biễn vì đưởng chạy thẳng ra biển đang xây. Nghe vậy tôi cũng rụng rời vì đã cuốc bộ 2 giờ rồi. Nhưng lỡ rồi thì chơi luôn. Vừa mới lau mồ hôi thì một chiếc xe truck của mấy anh đánh cá dừng lại cho quá dang! Dân Mễ ở làng rất đáng mến. Tôi hỏi thăm anh tài xế thì được biết anh cũng làm nghề chở dân đi câu cá du lịch. Anh đưa giá là $135 bao ca no đi câu một ngày. Tôi nghe xong là muốn ngọng luôn vì lúc vừa tới khách sạn là ông anh nhà tôi đã đặt 2 chiếc cano đi câu cá ngày mai và giá gọn là $230/một chiếc. Ai câu ai đây! Thôi cũng là một bài học khi đi chơi. Ông bà đã có câu “Muốn ăn phải lăn vào bếp”.

Tới biển tôi rối rít cám ơn anh tài xế và tháo dép đi lên cát. Bải biễn mêng mông và hoang dã quá. Lác đác vài cái chòi lá và xa xa có vài căn nhà nằm trơ trọc trên đồi sa mạc.

Bãi biển La Playita thì trơ trọc đa số là bãi đậu cano câu cá thể thao cho du khách. Buổi chiều các tay lái thuyền tụ họp uống bia nghĩ mệt. Ða số không biết tiếng Anh nên họ chỉ cười thôi khi tôi hỏi chuyện! Tôi tiếc quá khi còn học trung học và đại học tôi không học thêm vài lớp đối thoại tiếng Tây Ban Nha. May ra có thề đ ư ợc chỉ dạy vài chiêu câu cá.

Ðứng từ bãi biển La Playita tôi thấy nơi khu vực du lịch nơi tôi ở. Ði dọc theo bãi biễn về khách sạn rất mát mẻ và chỉ mất nửa giờ thôi. Dọc theo bãi biển nơi con rạch nước ngọt thấy có vài anh câu cá bằng tôm họ bắt được ờ con rạch. Mấy anh câu được vài con cá như cá chẽm.Tôi tò mò ngó vào thùng mồi thấy mấy con tôm bự bằng ngón chân cái mà họ làm mồi. Tôi trố mắt ra! Trời sao sang quá vậy. Ở Mỹ, tôm cỡ này rất đắt vừa tốn tiền và tốn bia lắm. Mặc dù dân Mễ ngèo và lạc hậu nhưng tài sản thiên nhiên của họ rất phong phú.

picture.php

Dọc theo bãi biển La Playita

Về khách sạn cũng vừa tối. Tối trời tháng bảy vẫn nóng ở Cabo và ẩm. Ngồi trên ghế uống bia và thả hồn vào thiên nhiên rất thoải mái. Có lẽ khung cảnh và môi trường ở biển Cabo làm cho tôi “lười”. Ngồi cà giờ mà tôi không muốn đứng dậy. Quá thoải mái đi. Và hầu như nhiều du khách khác cũng vậy. Nhưng thôi phài đi ngũ sớm để ngày mai dậy sớm để đi câu.
picture.php

Hoàng hôn trên bãi biển Cabo
 
Last edited:
Cabo #2

Ngày đi câu thứ nhất:

5 giờ sáng chúng tôi 6 người đón xe taxi chạy đến bãi La Playita. Các người đàn ông Mễ xúm nhau đẩy và kéo những chiếc panga(ca nô) xuống nước. Vì đây không có cầu nên họ dùng xe truck 4x4 kéo ca nô xuống mép nước rồi các ông đợi đợt sóng vào là hục xuống đẩy ca nô ra biển. Anh em chúng tôi chia ra làm 2 nhóm nhảy lên canô đã mướn. Vừa ra khỏi sóng là ghe bán mồi cập tới hỏi mua mồi cá sống. Mồi là những con cá Caballito nhỏ chừng ba ngón tay. Mấy chú trẻ bán mồi đòi $20 US, tôi đã ngiên cứu rồi nên chỉ đưa $10 thì các chú cũng gượng mà cầm vui vẻ luôn.
cabalsnow088c.jpg

Cá mồi caballito

Tàu ca nô chạy dọc theo hướng đông đến bải câu chừng 1 giờ đồng hồ. Anh Mễ lái tàu (Pangaro) cho chúng tôi không ngừng chùi tàu khi chúng tôi thà câu. Bạn tôi cứ khen anh lái này sạch sẽ quá. Cá câu không dính mà cứ chùi canô hoài vậy cha! Hai ông anh và em rể đi bên tàu khác gọi máy VHF qua nói đã dính mấy con rồi, làm tôi càng nóng gáy. Các canô thường bắt cá Ngừ làm mồi bằng cách kéo mồi lông sau ca nô và chạy vừa vừa. Chúng tôi bắt được 2 con cá ngừ và cũng móc lưỡi câu vào và thả ra. Câu cả buổi mà chỉ có mình cần câu của tôi được giật, nhưng sau vài phút kéo thì lại bị rớt. Anh lái ca nô đỗ thừa tôi giật không mạnh. Trời ơi mất cá mà còn bị rũa nữa. Tôi hơi thất vọng nhưng cũng ráng gượng cho qua. Ðến gần 1 giờ trưa mà ghe tôi chưa đem lên chú cá nào cả. Trên đường về chúng tôi thấy một đàn cá heo nhảy đuổi rượt cá mồi, anh lái liền rê ghe theo chúng. Tôi và anh K. thả mồi xuống thì cá đớp liền! Dính rồi! Kỳ này thì chắc không rớt đâu! Anh K. kéo lên chú cá thu đuôi vàng óng ánh (yellowfin tuna). Còn tôi thì vẫn vất vã kéo con cá Trevially(cá Bớp) vì trục quay của máy Accurate tôi mựơn của anh K. bị kẹt. Trời! máy câu Accurate mắc bằng cả tuần lương đi cầy mà khi dính cá lại bị kẹt! Quá xui rồi. Tôi cũng nghẹn lời mà ráng kéo con cá lên dù bàn da tay tôi bị phồng luôn. Anh K và anh H. cả hai dính thêm được hai con Thu nữa. Và mồi cá cũng vừa hết! Tôi nhìn xuống làn nước trong thấy cà trăm con cá thu rượt mồi mà giờ đây không có mồi để câu. Cảnh này thật hấp dẫn tuyệt vời và cũng là lần đầu tiên trong đời tôi thấy. Nhưng trở về hiện tại thì bụng tôi thắt lại vì “tiếc”. Tiếc vì bay cả nghìn dặm tới Cabo, và câu cả ngày mà khi kiếm được đàn cá thì hết mồi. Thôi cũng cám ơn trời ngày đầu ra quân mà không trở về tay không.
picture.php

Cả hai cùng dính
picture.php

Có cá rồi

Ðiểm ngoạn mục nhất là khi đi ca nô vào bãi. Từ xa anh lái thuyền bảo chúng tôi vịn chặc vào thuyền và anh ấn ga cho tàu cỡi sóng bay khỏi nước đáp một cái Bịch! vào bãi cát. Tôi cũng hơi rón vì vô thuyền kiểu này còn ghê hơn máy bay đáp xuống phi trường nữa. Thở phào nhẹ nhõm khi thuyền lên cát không gì trục trặc cả. Ðây cũng là một dấu kỹ niệm có một không hai trong chuyến đi này.

Lên bờ vào chòi lá nghĩ mát coi mấy chú Mễ làm cá và ướp lạnh. Tôi bảo người làm cá lạng một cái lưng của cá thu đuôi vàng và một miếng của con Jack Trevally để tôi làm món cá sống, sushi ở khách sạn. Hai ông anh và em rể kheo câu được 4 con cá: 2 con Mahi Mahi, 1 con cá thu sọc, và một con kình ngư nhỏ. Còn tôi thì coi như không may mắn lắm ngày đầu; hy vọng ngày mai sẽ kết quả hơn!

Tôi để ý rằng ở đây các người Mễ lạc hậu nhưng cách làm việc của họ rất hay. Mọi người đều được chia công tác hẳn hoi. Người lớn thi làm cá, mấy đứa nhỏ thì chạy mua nước đá và bia hoặc nướt ngọt cho anh em giải khát. Tôi thấy họ làm việc rất hay cho một khu làng nhỏ ở đây. Ai cũng có phần việc để làm từ dịch vụ chở khách đi câu cá.

picture.php

Anh K. với hai con cá thu đuôi vàng
picture.php

Cá jack trevally (cá Bớp?)
picture.php

Ông anh với bốn con cá
 
Quá hay , quá đã !

Em cũng sắm sửa đồ nghề đi câu đầy đủ lắm nhưng chưa bao giờ câu được cá to như các bác . Nhìn mà thèm !

Bác khen cách làm việc của tụi Mễ quá, em lại nghĩ ngược lại mấy đứa Mễ nó không có flexible, được phân công làm việc gì là chỉ biết làm mỗi việc đó, ngoài ra không biết làm việc khác, chính vì vậy hay đi làm hãng, chẳng may máy của một bộ phận hỏng chẳng hạn, mấy chú Mễ mà bị chuyển sang bộ phận khác là không biết làm gì hết chơn . Nói thật là mấy chú Mễ làm cho em chỉ được cái to khỏe, ăn ngô nhiều hay sao mà khỏe thế, sức làm phải gấp 10 lần người Việt nhưng mà bảo sao là chỉ biết làm vậy, ngoài ra không biết làm gì khác :))

Thế mới có chuyện tiếu lâm mấy ông builder người Việt ngồi bàn nhậu tán phét với nhau như sau:

Một chú Mỹ trắng cần xây nhà, gọi một chú Mỹ trắng khác đến trình bày tao cần xây nhà như thế này, thế kia, v...v . Giá bao nhiêu tiền. Chú Mỹ trắng nói $100 ngàn .

Chú Mỹ trắng chủ nhà tiếp tục shoping gọi một chú Mỹ đen, đi đứng khật khà khật khừ điệu bộ không muốn làm đến . Đưa ra design không hợp nhãn chú Mỹ trắng lắm nhưng giá tiền $90 ngàn

Chú Mỹ trắng chủ nhà gọi chú Mễ đến, chú Mễ bảo $30 ngàn thôi amigo. Chú Mỹ trắng sợ chú Mễ xây nhà bằng rơm trộn vữa giống bên Mễ quá hay sao mà chỉ lấy tiền công có $30 ngàn cho nên bỏ luôn

Chú ta tiếp tục gọi một chú Việt đến, chú Việt bảo tao lấy mày $80 ngàn thôi,mày thích gì tao làm lấy, mày thích design kiểu thằng Mỹ trắng cũng OK. Chú Mỹ trắng thích quá mướn luôn. Xây nhà ưng ý, trả tiền xong xuôi chú Mỹ mới hỏi chú Việt: Tại sao mày làm được nhà đẹp với giá cạnh tranh thế ? Chú Việt cầm tiền xong rồi điềm nhiên trả lời: phần mềm bản quyền để design thì tao ăn cắp, hoặc outsource về Trung Quốc hoặc Việtnam, sau đó thì tao thuê mấy chú Mễ làm . Tao chỉ đứng coi chứ có làm cái đxxx gì đâu mà chẳng rẻ :)) =))

À ở trên thấy bác nói món cá sống: món đó là sashimi (刺身) ạ, còn sushi (寿司) là món cơm dấm ạ, có thể có cá hoặc lươn hoặc chỉ có rau với cái giả cua mà sang Mỹ cái sushi rau bán phổ biến hay được gọi là California roll đó bác :)) . Có rất nhiều người hay nhầm 2 cái này với nhau. Em tí bị dính "cái gậy đánh golf vào đầu" cho nên biết chút ít về ẩm thực Nhật bản :)) ( Câu trên là cô baxu an ủi em đã may không lấy vợ Nhật chứ không thì vợ Nhật trông hiền lành thế thôi nhưng khi tức giận là dùng gậy đánh golf làm vài cú vào trái golf là đầu ông xã :)) )
 
Bác khen cách làm việc của tụi Mễ quá, em lại nghĩ ngược lại mấy đứa Mễ nó không có flexible, được phân công làm việc gì là chỉ biết làm mỗi việc đó, ngoài ra không biết làm việc khác, chính vì vậy hay đi làm hãng, chẳng may máy của một bộ phận hỏng chẳng hạn, mấy chú Mễ mà bị chuyển sang bộ phận khác là không biết làm gì hết chơn . Nói thật là mấy chú Mễ làm cho em chỉ được cái to khỏe, ăn ngô nhiều hay sao mà khỏe thế, sức làm phải gấp 10 lần người Việt nhưng mà bảo sao là chỉ biết làm vậy, ngoài ra không biết làm gì khác :)) )

Tôi đồng ý với bạn NetWalker ở nhận xét này 110% và cũng như hầu hết người Việt Nam điều nghĩ như vậy. Xin lỗi trước là tôi không viết cho đủ về chuyện này. Ðiều tôi muốn nói rằng không phải là người Mễ lanh lẹ hoặc khôn lanh đâu, mà là muốn nói lên cái kết quả chung cho một công đoàn nhỏ như những người Mễ này. Vì ở nơi làng biển xa mạc lạc hậu, việc làm không nhiều nên họ chia xẽ những phần việc nhỏ cho mọi người trong dịch vụ du lịch câu cá. Từ ông trùm đi kiếm khách đi câu ở khách sạn, đến anh lái canô, anh thợ máy, đến người làm cá, và những đứa trẻ để sai vặc; họ không tranh giành việc của ai cả. Tôi nghĩ họ có nhận thức được cái giới hạn của nghề chở dân đi câu cá thể thao; họ chấp nhận kiểu làm việc như vậy. Ở Mỹ, tôi đã thấy rất nhiều sự cạnh tranh căng thẵng giữa những người làm hãng, người buôn bán nhất là người Á Ðông mình. Có phải cũng là vì người Á Ðông mình lanh lẹ quá nên muốn lúc nào cũng làm thêm, và vất vả thêm. Nói ra cũng chỉ vì ảnh hưởng của xã hội nơi mình ở thôi. Vài dòng đính chính...

À còn nói về ẩm thực cá sống, tôi cũng may mắn được quen với nhiều người Mỹ gốc Nhật; nên cái món này thì cũng đủ biết để gọi khi vào nhà hàng Nhật. Tôi cũng đang ở California, và cũng là nơi sinh nở của món California Roll! Vì không muốn hơi "kỹ thuật" về đồ ăn uống nên không viết chi tiết cho lắm. Vui thêm là khi đồng thời nói về Nhật, họ rất tỉ mỉ và quan trọng hóa về sự ăn uống. Có lẽ vì vậy mà họ cũng bận bịu và vất vả lắm mặt dù họ rất giàu. Ha ha! việc này cũng liên hệ với cái bàn sự ở đoạn trên.

Vài dòng cho vui lúc giữa tuần làm việc.
:)
 
Hồi Ký đi câu cá ở Cabo, Mễ Tây Cơ Hè 2005

Ðã mấy năm rồi tôi vẫn ấm ức về chuyện câu cá ờ Mễ Tây Cơ do ông anh của vợ kể. Ức là vì hắn câu thì yếu mà khi đi câu ở Mễ về đem cá đầy ấp thùng nước đá và thêm những câu chuyện vể câu cá Thu, cá Mahi Mahi, cá Cờ (hoặc buồm), và nhất là cá kình ngư. Tôi nghe mà nhối trong ngực vì thèm ..

Chuyện của bác hay quá. Lúc nào rảnh thì bác viết chút chút cho bọn em thưởng thức nhé. :) Đọc bài của bác thì em thấy hình như bác sang Mỹ cũng lâu rồi thì phải. Ít nhất 10 năm đúng không?

Anyway, được đi chơi và chia sẻ là thích nhất. Tks! :)
 
Bạn Greenline, hồi ký còn hai ngày nữa nhưng hơi bận và làm biếng nên chưa viết xong.

Sang Mỹ lúc còn thanh niên, giờ thì râu đinh và tóc bạc rồi. Càng già lại càng thấy cảnh thiên nhiên càng đẹp.
 
Cabo - tiếp theo

Ngày đi câu thứ hai:
Cả đêm nằm mơ thấy những con cá Thu vây quanh người mà bắt không được. Chắc vì còn hơi tiếc đàn cá Thu vào ngày trước. Tôi lạc quan nghĩ rằng ngày đi câu thứ hai sẽ kết quả hơn. Lầm!!!
Cũng anh chàng lái ca nô cũ, cũng chùi ca no cả buổi, và kết quả còn bết hơn nữa. Hôm đó trời hơi có mây và gió. Chúng tôi rê bắt mồi cá Ngừ nhưng chẳng được con nào. Chung quanh những chiếc ca nô khác câu được vài con cá buồm. Chắc đổi trời nên cá đi trốn rồi! Tôi bắt đầu nhận thức rằng anh lái ca nô của chúng tôi hơi tệ. Vì những tàu chung quanh đều bắt được vài con cá. Anh chàng này không biết xoay xở gì cả, chỉ câu một kiểu thôi. Kết quả là ca nô chúng tôi về trắng tay! Về tới bến, ai cũng lấy làm ngạc nhiên vì thấy chúng tôi không câu được con nào. Còn chúng tôi thì hết chẳng có lời gì vì đã thãm bại. Ở đây rất nhiều loại cá, nếu cá thu hoặc kình ngư, hay nói chung nhóm cá ăn nổi không ăn mồi, thì người lái ca nô sẽ tìm một ráng đá đễ câu chìm bắt cá hường. Anh chàng lái ca nô của chúng tôi đã không cố gắng tìm cá cho lắm. Tôi gặp ông chủ và than với ông. Ông liền lập tức hứa sẽ đổi người lái khác cho ngày mai. Lại một niềm hy vọng nữa cho tôi.
Chiều ngày hôm đó tôi về nằm nghĩ mát bên hồ tắm tại khách sạn. Ngồi nhâm nhi vài ly bia (không tốn tiền vì chúng tôi đã mua vé bao ăn uống tại khách sạn), nhưng không có tri kỹ nên uống một mình mau chán quá. Nằm nhìn ra biển mà sao cứ vẫn ức về mấy em “Cá” câu không được sáng nay. Ðam mê quá cũng chỉ làm mệt óc thôi. Ði câu chứ đâu phải đi mua đâu!

Nói về ăn uống thì chúng tôi trả tiền bao ăn ở khách sạn nên không ai ra ngoài phố ăn cả. Ðồ ăn buffet trong khách sạn chỉ tạm được thôi, không có gì đặc điểm cả. Còn về món bia thì hãng Sol độc quyền tại khách sạn này, nên họ không có loại bia khác. Tôi phải ra những bar bên ngoài thử những loại bia khác. Về rượu thì Tequila rất nhiều ở đây. Hàng quán nào cũng bán nhiều loại rượu Tequila. Rượu Tequila được làm bằng lõi của cây Agave xanh ở vùng sa mạc. Uống Tequila cũng giống như uống rượu đế ở Việt Nam. Rượu được rót vào ly nhỏ và nốc một cái thôi. Nốc vào là người cảm thấy nóng liền và chất ngọt lơ lơ của rượu tồn lại trong miệng. Chẳng khác rượu đế Hòa Long nổi tiếng ở miền Nam chút nào.
Agave_tequilana0.jpg
 
Ngày thứ ba và hết

Ngày câu thứ ba:
Hầu như chúng tôi đã quen giờ giất câu rồi. Dậy sớm, chuẩn bị nước uống, bánh ngọt xong là chúng tôi lên taxi. Bữa nay chúng tôi được đi trên một ca nô khác với môt ông lái tuổi cỡ ngũ tuần và anh con trai vạm vỡ của ông. Hôm nay tôi dắt theo con trai 8 tuổi của tôi cho hắn biết sự phiêu lưu câu cá như thế nào và với hy vọng nó sẽ đem lại cái hên vì hai ngày trước đây ca nô của tôi hơi “đen”.

Chạy ra tới bãi câu thì tôi nhận thấy trời hôm đó lại mây nhiều và hơi gió. Ông lái ca nô thử rê ca nô bắt mồi cá ngừ, nhưng không có con nào. Ông ta liền bảo chúng tôi chuẩn bị thẻo câu bằng Jig nặng ở đáy. Tôi buộc cái jig Salas 6x Heavy vào cần với cước 40 lb. Chưa buộc xong đã thấy lão con phụ đã kéo một con cá hường 10 lb (5 kg) tổ bố. Ông lái ca nô bão chúng tôi quăng jig cho ra khi cảm thấy jig vừa chạm đấy là quay lên chừng một đầu ngừơi. Vừa thả xuống là cá đã táp rồi. Vì thả cước ra cỡ 100-150 feet, nên kéo cũng phê lắm. Thêm vào nửa là mấy con “Hường” này cũng dữ lắm. Mắc cười là khi thằng con trai tôi cũng dính cá, nhưng sức còn yếu, nên nó kêu chúng tôi phụ kéo giùm. Ông lái ca nô ra hiệu không ai được phụ, vì đây là truyền thống của dân câu: Thằng nhỏ muốn trở thành cần thủ phải ráng hết sức mình mà kéo. Sau khi kéo con cá xong, là nó quăng cần và lắc đầu không câu nữa.
picture.php

Jig Salas 6x

Ðang câu cá Hường chợt ông lái ca nô la lên “Marlin! Marlin” và chỉ chừng 100 feet cách ca nô có hai cái vi lưng của hai con cá nỗi lên. Ông liền cho ca nô rê chung quanh chúng. Thấy hai con cá lờ lững nổi gần mặt nước sao êm đềm và có vẻ đáng yêu như một cặp tình nhân đi dạo công viên; tôi bỗng thấy con người hơi tàn nhẫn phá rối sự yên bình của thiên nhiên. Thôi chính tôi cũng tàn nhẫn vậy! Ông lái ca nô thử thả mồi Cabalito gần chúng, nhưng chúng chẳng đá động về con mồi. Ông ta lắc đầu bảo không có mồi cá ngừ sống; không thể dụ chúng được. Ông lái này có vẽ rất là lão luyện và nhanh trí về chuyện câu làm tôi rất hài lòng và nể phục.

Sau khi thấy chúng tôi câu được 6,7 con cá Hường, ông lái ca nô bảo chúng tôi đi rê cho cá Marlin (kình ngư). Tôi và anh K. bạn tôi lấy lảm ngạc nhiên khi cá Hường vẫn còn cắn mà ông bảo chúng tôi dừng. Sau này tôi mới hiểu là ông muốn bảo vệ nguồn cá Hường cho tương lai. Khâm phục!

Lúc đó đã gần trưa và ca nô cứ rê mồi lông vòng vòng. Anh K. và thằng con tôi đã nằm ngũ, còn tôi thì ráng gượng để xem cái cái cần đang rê.
picture.php

Nóng quá và mệt rồi

Ðang ngồi mơ mơ thì tôi thấy cái đầu cần gật gật! Tôi cứ nghĩ rằng sóng đánh làm cần gật. Bỗng nhiên tôi thấy môt cái vi lưng cá đang lướt nước chạy theo con mồi lông giả. Nhìn giống như trong phim “Jaws”. Tôi liền báo động ông lái ca nô; chưa nói dứt lời là máy câu kêo ré lên phá bầu không gian tĩnh mịch. Tôi liền chụp lấy cái nịch câu đeo vào lưng chuẩn bị, còn anh Mễ phụ đã cầm cần kéo vài phát thật mạnh để cho lưỡi câu khỏi rớt. Xong là hắn chuyền cần qua cho tôi kéo. Con cá marlin keó cước chạy vù vù, và tôi nhìn ổ cước đã bị kéo ra hơn nữa rồi. Con cá vẫn còn mạnh lắm, tôi không thể kéo vô được. Nhìn xa xa chừng 200 bước, con cá chạy kéo cước phăng phăng và nhảy qua khỏi mặt nước để lắc cả thân mình hầu để làm rớt lưỡi câu ra. Nhìn nó làm rất là ngoạn mục, mà tôi thì vẫn hồi hộp sợ lưỡi câu rớt ra. Ông lái ca nô từ từ cho ca nô chạy theo con cá, và tôi bắt đầu kéo cước từ từ vào. Sau chừng 20 phút, con cá kình ngư đen chừng 90 lb (42 kg) đã bị khấu và nằm gọn sau máy ca nô. Loại cá kình ngư đen có thể lớn hàng mấy trăm kí, nhưng đa số câu dính được là loại nhỏ thôi. Loại kình ngư xanh lớn hơn. Có vài con xanh nặng 300-800lb mà người câu phải vật với nó cả hàng giờ.

picture.php


picture.php

Cá kình ngư đầu tiên

picture.php

Kết quả của ngày thứ ba

Sau khi lên bờ, tôi và anh K. tặng cho hai cha con anh lái ca nô tiền tip và cám ơn họ một ngày câu rất hấp dẫn. Riêng tôi thì đã quá mãn nguyện vì không ngờ là lần đầu tiên đi Cabo mà đã dính được con cá kình ngư. Học thêm một bài học: người lái ca nô rất quan trọng khi đi câu cá vì kinh nghiệm của họ rất hữu ích.

Tôi dành một ngày cuối của chuyến đi để dắt ông cậu vợ đi qua Cabo San Lucas chơi, hai chú cháu đón xe bus từ San Jose đi San Lucas chừng 30 phút. Phố phường San Lucas có vẻ nhộn nhịp hơn và vì thế nó hơi dơ. Ða số các hàng buôn bán đều liên hệ cho dân du lịch. Nhất lả câu cá và club. Cả hai đều là món chơi! Tôi và ông chú đi vào khu bán đồ lưu niệm. Tìm hoài mà chẳng kiếm được gì đáng mua cả.

Một “club” ở Cabo San Lucas tên El Squid Roe. Ban ngày vắng vẻ, nhưng về đêm thì đông đảo dân chơi. Nhất là dân Mỹ và Gia Nã Ðại.
picture.php


Bên Cabo San Lucas sầm uất hơn và có bến cho tàu vào đậu. Có rất nhiều tàu buồm và tàu máy có bảng số của Mỹ. Dọc theo bến tàu là nhà cho thuê và hàng quán rất giống như một khu bến tàu ở California (Mỹ). Chắc bị ảnh hưởng nhiều của Mỹ hóa. Tôi vẫn thích bên San Jose del Cabo hơn: nghèo, hoang dã nhưng có vẻ tự nhiên và thiên nhiên hơn.
picture.php

Bến cảng Cabo San Lucas

Ngày về trên máy bay, tôi nhìn xuống toàn bán đảo Baja với cái mũi Cabo rất đẹp và hoang dã. Nó đẹp theo kiểu sa mạc được bao bọc bởi biển xanh trong và rất ít dấu của con người. Tôi mơ tưởng đang ở trên một cái chòi lá sát theo bờ biển, ngồi nhâm nhi bia và mồi cá biển, hoặc đang theo đuổi một đàn cá thu trên ca nô. Máy bay đáp xuống phi trường Los Angeles làm tôi trở về hiện tại và trở về với cuộc sống sô bồ. Thôi hẹn gặp Cabo một ngày gần đây.

California, tháng Bảy 2008
 
Last edited:
Quá đã, bác LenNon!(beer)

Nhìn con cá kình ngư bác câu được to thiệt, dài 5-6 ft chứ chẳng đùa .

Đi cày ở Mỹ, nhiều lúc phê thấy như là sống kiếp máy (robot) vậy ! Sáng tất tưởi đi làm, ăn tạm mì gói, làm cốc cà phê tự pha hoặc lượn qua drive through Dunkin Donut làm cái bagel với ly cà phê, vừa ăn vừa lái xe, đến sở cà thẻ vô, chiều về cà thẻ ra. Cuối tuần, dọn nhà dọn cửa, làm ba việc linh tinh thấy hết giờ, sáng Chủ Nhật thức dạy thấy ngày mai đã phải đi làm .

Trong khi sang Mễ, thấy không khí tiệc tùng, nhịp sống êm đềm không hối hả, chính vì vậy ai mà chẳng thích . Bây giờ cũng có rất nhiều dự án phát triển bất động sản, khu nghỉ hưu cho người già Mỹ và Canada . Khi về hưu qua Mễ sống, đời sống rẻ, không khí trong lành, nhịp sống nhẹ nhàng thư thái, mấy cái nursing home cũng rẻ, tiền nhân công, bác sỹ, y tá phục vụ cũng rẻ .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,393
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top