Codet
Feeling
Cảm giác "Déjàvu"
Đã bao lần khao khát được đi Tây Bắc, đi Hà Giang...đi đây đi đó. Đã bao lần lướt Net vào các box Du lịch, các diễn đàn, bài viết kể về các chuyến đi là bấy nhiêu lần thèm và muốn. Đã bao lần hẹn hò sắp lịch, lo lắng, suy nghĩ, rồi ngần ngại và cuối cùng là..."cancel" (bỏ) không đi nữa. Hơn nữa, với một kẻ không biết đi xe máy, hay nói đúng hơn là đi được xe máy đến lần thứ 3 thì suýt chui vào gầm xe tải nên tự biết cả đời đừng bao giờ nên đi xe máy. Nhưng ngồi sau xe thì vẫn ngồi! Và tôi đã thực hiện được một chuyến đi bằng xe máy vòng quanh Tây Bắc cách đây vài năm. Đây là chuyến đi "phượt" đầu tiên của đời tôi, chuyến đi đã thay đổi phần nào góc nhìn cuộc sống của tôi.
Đó là chuyến đi bằng xe cào cào, Minsk, Wave, Dream của năm người đàn ông và một cô gái là tôi. Toàn bộ xe đều chở theo những bao tải đựng quần áo rét của người lớn và trẻ con trong các bản sâu. Rõ khổ là xe Minsk của Sơn có hai cái hộp bên cốp xe giống như xe của người đưa thư. Hai chiếc hộp này căng phồng do chứa toàn bánh kẹo của tôi mua để khi lên bản còn có cái mà chia cho các cháu. Nếu tôi ngồi hai chân hai bên, tôi sẽ phải ngồi với tư thế của một người cưỡi ngựa, thế nên tôi đành chọn phương án ngồi vắt vẻo...một bên. Và đó, tôi đã đi, ngồi một bên, lúc thả chân, lúc co lại, trên chiếc xe Minsk ấy suốt cả chặng đường. Chiếc xe Minsk cứ phóng phăm phăm và tôi chỉ biết bám chặt áo người đằng trước mà thôi.
1 cô gái, và 5 ng đàn ông.
Sửa xe bên đường
Trong đoàn có Trường - một tay khá kỳ quặc nhưng rất..."hay"! Tay này chỉ chuyên chơi ảnh phim và Hassalblad và đồng thời có góc nhìn về quay phim khá tốt. Tham gia trong việc chọn bối cảnh phim "Chơi vơi" của Bùi Thạc Chuyên, đồng thời thay cho Bùi Bài Bình diễn vai ông giáo sư ăn chơi. Trường cũng được chúng tôi gọi là ma xó Tây Bắc bởi sự lăn lộn biết bao năm, và nhiều lần chỉ đi một mình tới các bản xa xôi ít người đến. Tóm lại là không nên thiếu Trường. Trước mỗi chuyến đi, gã đều chuẩn bị được ít tiền (của gã và bạn bè) mua quần áo mùa đông cho trẻ con vùng cao mà tuyệt nhiên không bao giờ muốn nhận tiền của bất kỳ tổ chức nào cho dù họ sẵn sàng tài trợ. Bởi theo gã, những tổ chức ấy luôn muốn mọi việc phải minh bạch, rõ ràng, giấy tờ phải trình xem đã làm gì, như thế nào. Cái đó không nằm trong cuộc sống của gã. Tự do muôn năm. Cứ kiếm được đồng nào hoặc những người bạn thân thiết biết gã đi vùng cao có gửi gắm gì là gã nhận để mua áo rét cho trẻ con.
Đặc biệt, là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống, hầu như người Mông ít có quần áo cho chúng bởi chúng quá nhỏ, quần, váy áo đa phần bán sẵn cho trẻ lớn tuổi hơn. Lũ trẻ nhỏ đâm ra thiệt thòi chịu rét. Chúng thực sự tưng bừng khi Trường xuất hiện, gã luôn miệng kêu vang, "mami ơi, mami à". (Chớ có hiểu mami ở đây nghĩa là mẹ nhé, mà ý gã muốn nói em bé ơi, em bé à"). Quả thật khi đi ngang qua một nhà sàn trống toang toác, tôi thầm nghĩ đêm gió miền núi phong sương như vậy mà lùa thì khổ thật. Gã đi phăm phăm lên nhà sàn, gọi to lên, bọn trẻ chạy ùa ra, tíu tít chào, luôn miệng mami mami in hệt như Trường hay gọi trẻ con. Có vẻ như chúng quá quen với gã. Và nào mỳ tom, quần áo...bọn trẻ ôm thật chặt. Gã hỏi người đàn bà đang bế con: "Mày lại đẻ à? Đứa này trai hay gái". Người đàn bà cười bẽn lẽn bảo: "Đứa thứ 4 rồi, chưa đẻ được con gái, chồng tao bảo phải đẻ nữa".
những đoạn đường bị sạt lở
Đường vắng vẻ rất khó đi. Nhưng như trong chuyện cổ tích thần tiên, cứ qua được đoạn sương mù lại đến những thung lũng ruộng lúa bậc thang đẹp đến lặng người.
Đường vào bản qua chiếc cầu làm toàn bằng gỗ pơ mu...
Thi thoảng gặp một gia đình người Mông đang gặt lúa muộn, chúng tôi lại dừng xe, chụp ảnh và ngồi chơi với họ một lúc. Tóc những đứa trẻ vàng hoe, chúng ngồi chơi với nhau, bên cạnh là hai chiếc bát chỏng chơ ít cơm. Người dân tộc vốn vất vả và có khuôn mặt già hơn tuổi, tóc của người mẹ trẻ cũng vàng vàng cứng như rơm. Vẻ mặt cô rất vui khi đang đập lúa cùng chồng. Một gia đình Mông hạnh phúc. Ít nhất là lúc này, khi mùa vàng, khi lúa thơm đang về với họ.
Chào gia đình người Mông tôi vẫn đang ngồi vắt vẻo một bên xe, đôi mắt tôi đang được thưởng thức no nê vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao với các thung lũng vờn mây và đàn bò đeo lục lạc ung dung gặm cỏ trong tiếng lục lạc rộn ràng. Bình yên qúa đỗi. Hít sâu vào trong lồng ngực mùi của lúa, của cỏ cây, của trời đất...Đường đi khá lắt lẻo khó khăn, lúc dồn lên lúc phải phanh ghìm đoạn xuống dốc.
Trên đường tới bản Pắc Pẹ A - một bản nghèo huyện Phù Yên - từ bản này nhìn ra xa, con đường chúng tôi vừa đi qua như một sợi chỉ ngoằn ngoèo. Mây và sương mờ giăng kín, những mái nhà cheo leo lưng trời. Sau này khi về tìm trên Google thông tin về bản Bắc Bẹ A - Phù Yên, hầu như không có thông tin nào về bản này cả. Chứng tỏ đôi chân của các..."phượt tử" chưa đặt tới đây.
Bản vắng qúa. Chui vào trong những ngôi nhà tối om, tôi chỉ kịp nhìn thấy có hai đứa trẻ đang ngồi trong bóng tối. Chúng chơi cũng trong bóng tối. Một cô gái Mông đang ngồi ôm con. Hỏi ra, cô mới 16 tuổi, mới đẻ con đầu lòng được 2 tháng. Hai đứa trẻ đang chơi trong bóng tối kia là em chồng cô. Những người sống ở đây cứ lặng lẽ như vậy, hiền lành và dễ thương. Những khuôn mặt nhem nhuốc, thò lò mũi, những đôi má đỏi nhưng ánh mắt sâu thẳm và đen nháy.
Những đứa trẻ trong bóng tối
Tôi ngồi cạnh hai đứa trẻ, chúng mải mê ăn kẹo, ngắm chúng, và ngửi thấy mùi, mùi...của người vùng cao. Không hề có cảm giác gì ngoài sự thú vị bởi cái mùi mà những người bạn của tôi đi về thường hay bàn luận đến. Tự nhiên tôi nghĩ tới một câu nào đó, nói con người sống cũng như cỏ, như cây. Mọi sự thật hồn nhiên mà sống. Đời vốn giản dị, còn phức tạp chính là cái tâm của chúng ta làm ra mà thôi.
Quần áo mang theo để phát cho bọn trẻ con, người lớn ở các bản vùng sâu đã hết. Các xe bắt đầu nhẹ bớt. Tôi sang xe của Trường. Gã bàn với tôi về việc ra chợ huyện mua thêm quần áo lên cho bọn trẻ. Ra chợ mới thấy gã chọn đúng tông màu và "gu" sặc sỡ của người dân tộc, bởi nếu mua giống dưới xuôi thì chưa chắc họ đã mặc.
Ngày hôm đó, chúng tôi đến được bản Nậm Khắt (Yên Bái) - một bản còn nguyên những mái nhà bằng gỗ pơ mu - và chúng tôi thực sự sung sướng khi đi qua cây cầu bắc qua suối cũng bằng gỗ pơ mu. Theo phán đoán của họa sỹ Quách Đông Phương, may mắn thay bản làng còn giữ nguyên được bản sắc chứ chưa bị phá vỡ như nhiều nơi khác. "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" - tên tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là những từ ngữ tôi nghĩ đến lúc này. Bởi khung cảnh bình yên qúa, bởi lũ trẻ con tung tăng cặp sách tới trường, đi trên ngọn đồi xanh ấy, có khác gì một bầy thiên sứ nhỏ. Những người đàn bà H"Mông đang phơi vải trên hàng rào gỗ. Đôi tay họ xanh lét thuốc nhuômk. Chúng tôi cứ nằm vật ra đấy, và...hưởng thụ. Đời sống ơi, sao lại có những giây phút sung sướng đến vậy. Cảm giác này được lặp lại, khi chúng tôi ngồi nếm những hạt lúa mót ở Tú Lệ. Chỉ ngồi một chố, trên đống rơm đang phơi giữa hai thửa ruộng, ngồi ngắm bà con mình đi gặt về, từng gánh lúa trĩu trịt mà lòng phơi phới.
Trở về Hà Nội, chúng tôi ngồi với nhau bên quán nước trà vỉa hè, họa sỹ Quách Đông Phương buột miệng: "Nhiều lúc khi trở về cũng là lúc muốn quay đầu đi luôn!". Hà Nội ồn ào và náo nhiệt, Hà Nội khói bụi và văn minh. Tìm cái sự khoáng đạt và giản dị, đã trở thành khó mất rồi. Nói là làm thật đó! Mọi người chắc biết đến nhân vật "Lưu mải chơi" trong cuốn tiểu thuyết "Mười lẻ một đêm" của nhà văn Hồ Anh Thái cũng vốn là họa sỹ có kiểu đi chơi quái đản đến mức trở thành nhân vật điển hình của văn học. Với họa sỹ Quách, cái sự đi còn hơn thế nữa, dường như anh sống bằng không khí của người dân tộc hơn là thành phố. Chuyến đi đầu tiên đã làm tôi cảm nhận được hạnh phúc của việc đi rất lạ với các hương vị hạnh phúc khác. Đừng hỏi tôi có thay đổi gì không, chỉ biết rằng, cuộc sống đã mởi ra cho tôi biết bao con đường. Tôi đã đi qua sự mơ hồ mà nhận rõ cảm giác Déjàvu - cảm giác của sự đã biết từ kiếp trước, đã trải qua chúng. Giống như Ryszard kapuscinski trong tiểu thuyết "Du hành cùng Herodotus" nói rằng: "Bởi vì cuộc hành trình không phải bắt đầu vào lúc ta lên đường và không kết thúc khi ta đến đích. Trong hiện thực nó bắt đầu sớm hơn nhiều và thực tế là không bao giờ kết thúc, vì cuộc băng ký ức vẫn tiếp tục quay trong ta, dẫu rằng về thể chất chúng ta đã yên vị từ lâu. Tôi nghĩ, thế là qúa đủ để đi!
Đã bao lần khao khát được đi Tây Bắc, đi Hà Giang...đi đây đi đó. Đã bao lần lướt Net vào các box Du lịch, các diễn đàn, bài viết kể về các chuyến đi là bấy nhiêu lần thèm và muốn. Đã bao lần hẹn hò sắp lịch, lo lắng, suy nghĩ, rồi ngần ngại và cuối cùng là..."cancel" (bỏ) không đi nữa. Hơn nữa, với một kẻ không biết đi xe máy, hay nói đúng hơn là đi được xe máy đến lần thứ 3 thì suýt chui vào gầm xe tải nên tự biết cả đời đừng bao giờ nên đi xe máy. Nhưng ngồi sau xe thì vẫn ngồi! Và tôi đã thực hiện được một chuyến đi bằng xe máy vòng quanh Tây Bắc cách đây vài năm. Đây là chuyến đi "phượt" đầu tiên của đời tôi, chuyến đi đã thay đổi phần nào góc nhìn cuộc sống của tôi.
Đó là chuyến đi bằng xe cào cào, Minsk, Wave, Dream của năm người đàn ông và một cô gái là tôi. Toàn bộ xe đều chở theo những bao tải đựng quần áo rét của người lớn và trẻ con trong các bản sâu. Rõ khổ là xe Minsk của Sơn có hai cái hộp bên cốp xe giống như xe của người đưa thư. Hai chiếc hộp này căng phồng do chứa toàn bánh kẹo của tôi mua để khi lên bản còn có cái mà chia cho các cháu. Nếu tôi ngồi hai chân hai bên, tôi sẽ phải ngồi với tư thế của một người cưỡi ngựa, thế nên tôi đành chọn phương án ngồi vắt vẻo...một bên. Và đó, tôi đã đi, ngồi một bên, lúc thả chân, lúc co lại, trên chiếc xe Minsk ấy suốt cả chặng đường. Chiếc xe Minsk cứ phóng phăm phăm và tôi chỉ biết bám chặt áo người đằng trước mà thôi.
1 cô gái, và 5 ng đàn ông.
Sửa xe bên đường
Trong đoàn có Trường - một tay khá kỳ quặc nhưng rất..."hay"! Tay này chỉ chuyên chơi ảnh phim và Hassalblad và đồng thời có góc nhìn về quay phim khá tốt. Tham gia trong việc chọn bối cảnh phim "Chơi vơi" của Bùi Thạc Chuyên, đồng thời thay cho Bùi Bài Bình diễn vai ông giáo sư ăn chơi. Trường cũng được chúng tôi gọi là ma xó Tây Bắc bởi sự lăn lộn biết bao năm, và nhiều lần chỉ đi một mình tới các bản xa xôi ít người đến. Tóm lại là không nên thiếu Trường. Trước mỗi chuyến đi, gã đều chuẩn bị được ít tiền (của gã và bạn bè) mua quần áo mùa đông cho trẻ con vùng cao mà tuyệt nhiên không bao giờ muốn nhận tiền của bất kỳ tổ chức nào cho dù họ sẵn sàng tài trợ. Bởi theo gã, những tổ chức ấy luôn muốn mọi việc phải minh bạch, rõ ràng, giấy tờ phải trình xem đã làm gì, như thế nào. Cái đó không nằm trong cuộc sống của gã. Tự do muôn năm. Cứ kiếm được đồng nào hoặc những người bạn thân thiết biết gã đi vùng cao có gửi gắm gì là gã nhận để mua áo rét cho trẻ con.
Đặc biệt, là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống, hầu như người Mông ít có quần áo cho chúng bởi chúng quá nhỏ, quần, váy áo đa phần bán sẵn cho trẻ lớn tuổi hơn. Lũ trẻ nhỏ đâm ra thiệt thòi chịu rét. Chúng thực sự tưng bừng khi Trường xuất hiện, gã luôn miệng kêu vang, "mami ơi, mami à". (Chớ có hiểu mami ở đây nghĩa là mẹ nhé, mà ý gã muốn nói em bé ơi, em bé à"). Quả thật khi đi ngang qua một nhà sàn trống toang toác, tôi thầm nghĩ đêm gió miền núi phong sương như vậy mà lùa thì khổ thật. Gã đi phăm phăm lên nhà sàn, gọi to lên, bọn trẻ chạy ùa ra, tíu tít chào, luôn miệng mami mami in hệt như Trường hay gọi trẻ con. Có vẻ như chúng quá quen với gã. Và nào mỳ tom, quần áo...bọn trẻ ôm thật chặt. Gã hỏi người đàn bà đang bế con: "Mày lại đẻ à? Đứa này trai hay gái". Người đàn bà cười bẽn lẽn bảo: "Đứa thứ 4 rồi, chưa đẻ được con gái, chồng tao bảo phải đẻ nữa".
những đoạn đường bị sạt lở
Đường vắng vẻ rất khó đi. Nhưng như trong chuyện cổ tích thần tiên, cứ qua được đoạn sương mù lại đến những thung lũng ruộng lúa bậc thang đẹp đến lặng người.
Đường vào bản qua chiếc cầu làm toàn bằng gỗ pơ mu...
Thi thoảng gặp một gia đình người Mông đang gặt lúa muộn, chúng tôi lại dừng xe, chụp ảnh và ngồi chơi với họ một lúc. Tóc những đứa trẻ vàng hoe, chúng ngồi chơi với nhau, bên cạnh là hai chiếc bát chỏng chơ ít cơm. Người dân tộc vốn vất vả và có khuôn mặt già hơn tuổi, tóc của người mẹ trẻ cũng vàng vàng cứng như rơm. Vẻ mặt cô rất vui khi đang đập lúa cùng chồng. Một gia đình Mông hạnh phúc. Ít nhất là lúc này, khi mùa vàng, khi lúa thơm đang về với họ.
Chào gia đình người Mông tôi vẫn đang ngồi vắt vẻo một bên xe, đôi mắt tôi đang được thưởng thức no nê vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao với các thung lũng vờn mây và đàn bò đeo lục lạc ung dung gặm cỏ trong tiếng lục lạc rộn ràng. Bình yên qúa đỗi. Hít sâu vào trong lồng ngực mùi của lúa, của cỏ cây, của trời đất...Đường đi khá lắt lẻo khó khăn, lúc dồn lên lúc phải phanh ghìm đoạn xuống dốc.
Trên đường tới bản Pắc Pẹ A - một bản nghèo huyện Phù Yên - từ bản này nhìn ra xa, con đường chúng tôi vừa đi qua như một sợi chỉ ngoằn ngoèo. Mây và sương mờ giăng kín, những mái nhà cheo leo lưng trời. Sau này khi về tìm trên Google thông tin về bản Bắc Bẹ A - Phù Yên, hầu như không có thông tin nào về bản này cả. Chứng tỏ đôi chân của các..."phượt tử" chưa đặt tới đây.
Bản vắng qúa. Chui vào trong những ngôi nhà tối om, tôi chỉ kịp nhìn thấy có hai đứa trẻ đang ngồi trong bóng tối. Chúng chơi cũng trong bóng tối. Một cô gái Mông đang ngồi ôm con. Hỏi ra, cô mới 16 tuổi, mới đẻ con đầu lòng được 2 tháng. Hai đứa trẻ đang chơi trong bóng tối kia là em chồng cô. Những người sống ở đây cứ lặng lẽ như vậy, hiền lành và dễ thương. Những khuôn mặt nhem nhuốc, thò lò mũi, những đôi má đỏi nhưng ánh mắt sâu thẳm và đen nháy.
Những đứa trẻ trong bóng tối
Tôi ngồi cạnh hai đứa trẻ, chúng mải mê ăn kẹo, ngắm chúng, và ngửi thấy mùi, mùi...của người vùng cao. Không hề có cảm giác gì ngoài sự thú vị bởi cái mùi mà những người bạn của tôi đi về thường hay bàn luận đến. Tự nhiên tôi nghĩ tới một câu nào đó, nói con người sống cũng như cỏ, như cây. Mọi sự thật hồn nhiên mà sống. Đời vốn giản dị, còn phức tạp chính là cái tâm của chúng ta làm ra mà thôi.
Quần áo mang theo để phát cho bọn trẻ con, người lớn ở các bản vùng sâu đã hết. Các xe bắt đầu nhẹ bớt. Tôi sang xe của Trường. Gã bàn với tôi về việc ra chợ huyện mua thêm quần áo lên cho bọn trẻ. Ra chợ mới thấy gã chọn đúng tông màu và "gu" sặc sỡ của người dân tộc, bởi nếu mua giống dưới xuôi thì chưa chắc họ đã mặc.
Ngày hôm đó, chúng tôi đến được bản Nậm Khắt (Yên Bái) - một bản còn nguyên những mái nhà bằng gỗ pơ mu - và chúng tôi thực sự sung sướng khi đi qua cây cầu bắc qua suối cũng bằng gỗ pơ mu. Theo phán đoán của họa sỹ Quách Đông Phương, may mắn thay bản làng còn giữ nguyên được bản sắc chứ chưa bị phá vỡ như nhiều nơi khác. "Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ" - tên tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là những từ ngữ tôi nghĩ đến lúc này. Bởi khung cảnh bình yên qúa, bởi lũ trẻ con tung tăng cặp sách tới trường, đi trên ngọn đồi xanh ấy, có khác gì một bầy thiên sứ nhỏ. Những người đàn bà H"Mông đang phơi vải trên hàng rào gỗ. Đôi tay họ xanh lét thuốc nhuômk. Chúng tôi cứ nằm vật ra đấy, và...hưởng thụ. Đời sống ơi, sao lại có những giây phút sung sướng đến vậy. Cảm giác này được lặp lại, khi chúng tôi ngồi nếm những hạt lúa mót ở Tú Lệ. Chỉ ngồi một chố, trên đống rơm đang phơi giữa hai thửa ruộng, ngồi ngắm bà con mình đi gặt về, từng gánh lúa trĩu trịt mà lòng phơi phới.
Trở về Hà Nội, chúng tôi ngồi với nhau bên quán nước trà vỉa hè, họa sỹ Quách Đông Phương buột miệng: "Nhiều lúc khi trở về cũng là lúc muốn quay đầu đi luôn!". Hà Nội ồn ào và náo nhiệt, Hà Nội khói bụi và văn minh. Tìm cái sự khoáng đạt và giản dị, đã trở thành khó mất rồi. Nói là làm thật đó! Mọi người chắc biết đến nhân vật "Lưu mải chơi" trong cuốn tiểu thuyết "Mười lẻ một đêm" của nhà văn Hồ Anh Thái cũng vốn là họa sỹ có kiểu đi chơi quái đản đến mức trở thành nhân vật điển hình của văn học. Với họa sỹ Quách, cái sự đi còn hơn thế nữa, dường như anh sống bằng không khí của người dân tộc hơn là thành phố. Chuyến đi đầu tiên đã làm tôi cảm nhận được hạnh phúc của việc đi rất lạ với các hương vị hạnh phúc khác. Đừng hỏi tôi có thay đổi gì không, chỉ biết rằng, cuộc sống đã mởi ra cho tôi biết bao con đường. Tôi đã đi qua sự mơ hồ mà nhận rõ cảm giác Déjàvu - cảm giác của sự đã biết từ kiếp trước, đã trải qua chúng. Giống như Ryszard kapuscinski trong tiểu thuyết "Du hành cùng Herodotus" nói rằng: "Bởi vì cuộc hành trình không phải bắt đầu vào lúc ta lên đường và không kết thúc khi ta đến đích. Trong hiện thực nó bắt đầu sớm hơn nhiều và thực tế là không bao giờ kết thúc, vì cuộc băng ký ức vẫn tiếp tục quay trong ta, dẫu rằng về thể chất chúng ta đã yên vị từ lâu. Tôi nghĩ, thế là qúa đủ để đi!
Last edited: