What's new

[Chia sẻ] Campuchia: Ghi chép, tổng hợp và cảm nhận

FLOWERINTHEPARK5.jpg

Hoa muống tím - Ream national park, Sihanoukville

Cuộc sống luôn có một chữ duyên! Tôi chắc là thế. Lần đầu tiên đến Campuchia với tâm thế của một người đi công tác, tôi vốn dĩ không hề nghĩ rằng rồi mình sẽ có nhiều lần quay trở lại. Nhưng giờ đây tôi ngồi viết những dòng chữ này để tỏ lòng cảm ơn đến miền đất này – nơi đã cho tôi có thêm nhiều yêu thương với những vùng đất mới.

Bài viết có sử dụng thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất từ “Ký sự Campuchia” của tác giả Binh Nguyên, báo Tuổi trẻ và “Mekong ký sự “ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Nhân đây cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các tác giả!


01.07.2009 – CÂU CHUYÊN MỘT ĐÊM MƯA

Chiếc xe tuk tuk chạy lòng vòng hơn 30 phút qua những con đường nhỏ tối sẫm trong màn mưa. Anh chàng tài xế với thân hình cao béo và gương mặt phúc hậu đưa tay gạt những hạt mưa đang tuôn từ trên trán xuống và miệng không ngừng nói thứ tiếng Anh đặt sệt Khmer để trấn an chúng tôi rằng anh đang cố tìm ra đường về khách sạn.

Chiều này chúng tôi chỉ mất khoảng hơn 15 phút để đi từ khách sạn đến trung tâm mua sắm Sorya thế mà giờ đây chúng tôi vẫn còn ở trên những con đường vắng lặng chỉ có tiếng gió rít qua những tán cây.

Tôi và cô bạn đi cùng đâm ra cáu bẳn vì lúc lên xe anh chàng cứ gật đầu liên tục và nói Yes yes rằng biết khách sạn nơi chúng tôi ở . Chợt trong đầu thoáng qua ý nghĩ chắc là thằng cha này muốn làm tiền mình đây

Không chịu được nửa, chúng tôi ngồi từ phía sau mà nói vọng ra như đang thét
vào tai anh rằng hãy tìm nhà người dân mà hỏi và tụi tao chỉ trả 2USD như đã thỏa thuận thôi.

Một nhà, hai nhà rồi đến nhà thứ ba. Trời ạ! Hóa ra khách sạn mà chúng tôi đang ở chẳng có mấy người biết tới nó. Đưa danh thiếp khách sạn viết toàn bằng tiếng Anh ra mà mấy người Khmer cứ nhìn tới nhìn lui rồi gật gù chẳng biết trả lời hoặc có trả lởi chỉ dẫn thì cũng sai bét nhè.

Gọi điện về khách sạn nhờ một tiếp tân chỉ đường nhưng mãi đến hai lần chúng tôi mới về được nơi mình mong mỏi tới. Đồng hồ chỉ đã hơn 10 giờ. Thật hú hồn!

Chúng tôi rút ra 2USD trả cho một cuốc chạy bằng tuk tuk với gần một tiếng đồng hồ, rồi chạy vụt vào khách sạn.
Và đêm ấy tôi đã trằn trọc vì nhớ về nụ cười hiền hậu và tấm lưng ướt đẫm của người tài xế nghèo lúc chào chúng tôi ra đi. Anh đã không hề đòi them bất cứ khoản tiền nào dù rằng anh đã thực hiện tới mấy cuộc gọi và đã đốt biết bao nhiêu xăng trong cơn mưa lạnh buốt đêm đó. Vậy mà chúng tôi, những người khách lần đầu tiên từ Việt Nam sang lại đem lòng nghi ngờ anh và đã cư xử với anh chẳng mấy gì tốt.

Đem câu chuyện về một tiếng đồng hồ cho một cuốc tuk tuk từ Sorya về khách sạn, người tiếp tân cho biết rằng trước chúng tôi đã có nhiều trường hợp như vậy. Nguyên đây là một khách sạn nằm xa khu Tây balô ít người biết đến và rằng đường xá Phnom Penh phần lớn được đánh số nên những người lái xe tuk tuk nếu chưa từng qua đây thì thế nào cũng sẽ mò mẫm dò đường.

Trở lại campuchia đã biết bao nhiêu lần, tôi cứ mong mỏi rằng sẽ lại gặp được anh, người tài xế với tấm lưng ướt đẫm và nụ cười hiền hậu. Nhưng có phải tôi bị trừng phạt chăng khi cho đến tận giờ tôi vẫn mang mãi cảm giác nợ một lời xin lỗi chân thành với một người đã dạy cho mình phải biết tin vào thế giới này – một thế giới mà người tốt chắc chắn là nhiều hơn những kẻ xấu!


NHỮNG NGƯỜI TRẺ

MOLIDENGUESTHOUSEFLOWER.jpg

Moliden tiền sảnh

MELEDANKAMPOTICECREAM.jpg

Kem dâu Moliden

Là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ hàng trăm USD, cuộc sống với người Campuchia là những tháng ngày lao động và du lịch là một cái gì đó xa vời với số đông quần chúng.

Thế mà đất nước này lại còn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng tồi tệ nhất thế giới.. Hẳn ai đã từng đi qua các cửa khẩu Bavet, Prek Chak, đặc biệt là Poi Pet đều biết được điều này. Những người hải quan ăn tiền một cách trắng trợn, và có lúc đã làm cho tôi phát xùng lên


Còn với khá nhiều người Việt nam mà tôi tiếp xúc khi được hỏi sao không du lịch sang Campuchia, họ đã trả lời một cách “giản dị” rằng Campuchia thì có cái gì mà xem?! Qua bển gặp Khmer đỏ hả?! người Campuchia đi ăn xin đầy đường, nghèo thấy mồ…

Nhưng rồi trong những chuyến hành trình trên vùng đất này, tôi đã nhận ra rằng nó đã và đang thay đổi, ít nhất tôi thấy được điều đó từ những người trẻ mà tôi đã được gặp ở nhiều nơi trên đất nước này.

Và đây là câu chuyện về một người trẻ ở vùng quê nghèo Kampot

Câu chuyện bắt đầu vào một sáng thứ bảy khi tôi đạp xe trên con đường song song với dòng Kampong Bay thì lập tức bị cuốn hút bởi một nhà nghỉ được làm toàn bằng gỗ với khuôn viên bên ngoài đầy cây xanh bóng cả và những chiếc ghế cây mộc mạc – một phong cách hoàn toàn Tây. Gía mỗi phòng từ 30USD trở lên.

Dừng xe vào thăm, một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi nói tiếng Anh khá tốt, đón tiếp và đưa tôi tham quan một loạt các căn phòng. Trong cuộc trò chuyện sáng ấy tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng Giám đốc điều hành của nhà nghỉ có tên Moleden này chỉ mới 22 tuổi và sáng nay anh đang bận học đại học!

Hôm sau tôi phải về Việt Nam, sẽ là rất tiếc nếu không gặp được người giám đốc trẻ đó. Thế là tôi quyết định đến chiều nhất định phải quay lại.

Mặt trời khuất dần sao dãy núi Tượng và dòng Kampong Bay thật êm đềm. Bước vào Molenden ngồi xuống và gọi một ly kem, một anh chàng ăn vận rất giản dị với áo sơmi tay dài, quần jean rất thân thiện, niềm nở mang ly kem lên. Hóa ra đó chính là người mà tôi muốn tìm! Và đúng thật như cậu thiếu niên tiếp tân đã nói anh chỉ mới 22 tuổi và đang học thêm chuyên ngành luật.

Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện thú vị hơn 30 phút về nhiều vấn đề. Anh luôn tỏ ra là một người bặt thiệp, đầu óc khá nhạy việc kinh doanh và “già” hơn nhiều so với cái tuổi 22 mà nhiều người trong định hướng vẫn còn hết sức mơ hồ chứ đừng nói gì tới thực hiện hoài bão.

Con đường giờ đã lên đèn, tôi ngồi đó rồi chợt nghĩ về một ông chủ trẻ của một nhà hàng với trang trí nội thất theo gu Tây bên dòng Mekong của tỉnh lị Kampong Cham. Nếu tôi nhớ không lầm 19 tuổi anh đã bắt đầu kinh doanh và đi đến nhiều nước trong khu vực…​

KAMPOTHONGHN1.jpg

Hoàng hôn khuất dần sau dãy núi Tượng

TBC
 
Last edited:
HN trở lạnh , cô gái lại đón chuyến xe bus số 7 , chuyến xe bus duy nhất mà mỗi lần đi đều khiến cô bỗng nhiên cảm thấy yếu đuối , tạm biệt các tình yêu ,mình đi rồi mình lại về , thật đấy ! Mọi thứ đều tăng giá , trừ xe bus số 7 nhé , 4k thôi , hạ giá 1k !
Cảm nhận đầu tiên khi đến Cam là : Trời ơi , sao mà nóng thế ! nhiệt độ ngoài trời lúc 6h tối chỉ có 39 thôi à !
Có_ tiền_ cafe_ không ? giật mình với các bạn Hải quan ở Sân bay , cứ tưởng trình tiếng Anh của mình bị_ làm_ sao ,nghe_mãi_không_hiểu ,mãi sau mới hiểu híc...
Gọi Taxi ,gì thế này ? Cam rì cơ á ? choáng ! Taxi ở Cam là phải Cam rì nhá!
One Dolla là từ được nghe nhiều nhất ở Cam -Xót nhất là nước uống - 1$/chai .
Kỷ niệm đêm đầu tiên ở Cam : Mất điện toàn tập khi nhiệt độ bên ngoài tầm 38-39 độ ! xém tí thì thành heo quay ...
 
tom_the_star viết bài hay quá, đọc cảm động lắm. Đoạn viết về anh chàng lái xe tuk tuk đọc mém...hix hix.

Anh thu xếp thời gian viết tiếp nhé. Muoimuoi hóng bài của anh từng ngày đấy.
 
500 Riel một gói cơm

500RIELMOTGOICOM.jpg


Ảnh chụp gần Capitol và trước chợ Orussey (?. Không nhớ chính xác tên)

Đôi khi từ một hình ảnh ta lại nhớ về một thời kỳ đã qua dẫu chẳng liên quan gì đến câu chuyện trong bức hình.

Cái tuổi mà trong đầu chỉ có ăn ngủ và chơi nên những gì ghi nhận ở đây chỉ là để nói về một dòng cảm xúc...

Và nó là đây:

1990. Một đêm mưa…
Tôi bất chợt bị đánh thức giữa đêm. Chưa kịp mở miệng để hỏi điều gì đang xảy ra thì nước mưa đã tràn đến làm ướt một góc của chiếc mền mỏng màu đỏ.
Tôi ngoảnh đầu. À hóa ra anh trai của tôi cũng đã bị đánh thức. Chỉ có cô em còn quá bé bỏng là được ưu ái nằm trên chiếc ghế bố độc nhất của nhà.
Chúng tôi 5 người sống cùng nhau và ngủ chung chỉ một phòng gỏn gọn hơn 15m2. Năm người nằm song song trên cái nền đất mát rượi. Ngày này qua tháng nọ.
Phòng không có nỗi chiếc giường. Một góc to của phòng hoàn toàn trống hoắc mà để gió lùa vào. Uhm nhưng sướng biết mấy, tôi cứ thích được ngủ mát trên nền đất và để gió ru mình.

Mưa lúc này như trút nước. Mưa không hiểu nổi buồn của người nghèo như đứa bé vô tư là tôi chỉ biết tìm chỗ mà đứng ngủ gật. Trong cái màn đêm chập choạng vì điện cúp mà phải sử dụng đèn dầu, ba mẹ tôi đang cuống cuồng mà thu dọn moị thứ sang những góc khô ráo tránh ướt.
Gió càng lúc càng mạnh và chiếc màn nhựa che cái góc to trống hoắc kia của căn phòng bị giật lên liên hồi. Cái âm thanh ấy làm tôi có phần hoảng sợ.
Những giọt mưa cứ thế xuyên qua những cái lỗ của mái nhà mà chảy xuống thành dòng.
Rồi một đêm mưa qua đi nhẹ nhàng như sự vô tư của một đứa bé là tôi. Tôi đã không biết sự nhọc nhằn và lo lắng của ba mẹ…

Chắc rằng cũng có nhiều đứa bé Campuchia như tôi...
 
Phải bỏ vài chục USD ra Biển Hồ để xem cảnh người Việt ăn xin. mình cảm thấy thật buồn!
Nhất là sau khi nghe cô hdv người Kam của 1 đoàn khách Việt giải thích vì sạo họ phải đi xin : "cha mẹ nhậu nhẹt, cờ bạc.. con đi xin",
Người Kam có cái nhìn về người Việt biển Hồ như thế đấy

IMG_1473.JPG


IMG_1472.JPG


IMG_1471.JPG


Có những bài báo Việt viết rất hay về ngôi trường này...nhưng cũng có những tin đồn rì rầm về cách vận hành tài chánh của nó...nghe hai tai vậy

IMG_1492.JPG




GIỮA HAI LÀN RANH

...........Nghèo, nghèo, nghèo…
Làng nổi của người Việt ở biển hồ là thế đấy. Đời ba mẹ với chiếc tàu che nắng che mưa, đời con cháu nheo nhút học hành không tới nơi tới chốn. Ngay cả cái mảnh chứng minh thư nhiều người cũng chưa chắc có thì nói gì tới cái gọi là quyền công dân. Mà quan tâm gì đến quyền công dân khi cái ăn vẫn là cái trực chờ…

Chúng tôi lên một ngôi trường nổi giánh cho người Việt. Trường chỉ dạy tới khoảng lớp 5. Khi bọn trẻ ca lên bài ca Bốn phương trời, vài người trong nhóm đi thuyền chúng tôi chợt rơm rớm nước mắt!

Campuchia cách xa Việt Nam là mấy mà con đường về xứ sở thật sự mịt mù.
 
Mình cũng đã xúc động khi đến Biển Hồ. Trên đường đi anh hdv người Cam (gốc Việt) kể lại rằng "hằng năm có các nhóm người Việt vào các ngày Lễ tết thường ghé qua nơi này để tặng quà cho cộng động người Việt nơi đây! một nghĩa cử rất cao đẹp.

Mình cũng chạnh lòng khi xe dừng lại chờ Phà, người Việt mình buôn bán quanh khu vực này cũng nhiều. Ăn gỏi cuốn mắm nêm và hỏi thăm họ "chị có về thăm gia đình ở Việt Nam?". "Có, nhưng mấy năm mới về 1 lần". Không biết mấy năm là bao nhiêu? nhưng biết rằng chị đã may mắn hơn nhiều người khác rồi!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,742
Bài viết
1,155,303
Members
190,170
Latest member
kkz129
Back
Top