What's new

Campuchia những trải nghiệm thật thú vị.

Mỗi lần vào đọc các topic trong phần hồi tưởng lại chuyến đi nó luôn gợi cho tôi nhớ đến những chuyến đi của chính mình. Khi ấy lại muốn ghi lại 1 chút gì đấy để chia sẻ với mọi người và cũng để nhớ lại những trải nghiệm thú vị trong cuộc hành trình của mình. Kí ức về Campuchia tôi cũng không còn nhớ cho lắm chỉ nhớ là lúc nhỏ khoảng giữa những năm 80 tôi cũng được đi Cam bằng đường bộ vài lần. Đọng lại trong tôi về Cam là những cung đường lầy lội, khi đi tôi phải có người cõng, những đêm ngủ trên thuyền sóng đánh từ mạn thuyền bên này bị trượt thẳng qua mạn thuyền bên kia. Đôi khi giữa đường còn bị tàn dư của Pôn Pốt chặn xin đểu. Vài năm gần đây du lịch Cam đã rất phát triển thế là nhân dịp tết âm lịch năm 2008 tôi và vợ sắp cưới làm 1 chuyến phượt sang Cam. Thông tin cho chuyến đi tôi chỉ tìm trên mạng khi ấy không biết đến diễn đàn phượt để có thể tìm bạn đồng hành. Thế nhưng cũng thật là trùng hợp khi đi mua vé xe Mai Linh chúng tôi gặp được 2 người bạn Anh - Anh cũng đi Cam vào dịp đấy thế là cùng hẹn nhau ngày lên đường. Vé xe Mai Linh khi ấy là 19 usd cho 2 chặng HCM-Phnom Penh & Phnom Penh-Siem Reap cộng thêm 1 bữa sáng sau khi vừa qua cửa khẩu. Ngày xuất phát trên xe Mai Linh đi thẳng ra cửa khẩu Mộc Bài 4 người chúng tôi lại làm quen và bắt chuyện với 2 bạn Long & Tiến nữa cũng đi Cam thế là không hẹn mà gặp chúng tôi họp thành nhóm cùng hỗ trợ nhau trong cuộc hành trình này. Trò chuyện 1 hồi mới biết Long đã có thời gian làm nhân viên phòng vé máy bay tại Cam 2 năm, tình cờ nhóm đã có thổ địa cho chuyến đi thú vị này.
(Trong bài viết có sử dụng hình ảnh của bạn đồng hành.)

Khoảng 9 h sáng mùng 3 tết chúng tôi đã đến cửa Khẩu Mộc Bài, nhân viên Mai Linh gom passport của chúng tôi lại để xin Visa (hiện tại không còn nữa). Nếu tự mình trước khi đi lên Đại Sứ Quán xin thì chỉ mất 20 USD còn muốn cho tiện thì để nhân viên Mai Linh làm luôn khi này là 25 USD/ 1 người. Thủ tục xong xuôi thế là nhóm chúng tôi đã có mặt trên đất bạn, mọi người cùng ăn sáng, uống cà phê sau đó tiếp tục đi Phnôm Pênh.


Kiểm tra hành lý tại cửa khẩu.

picture.php



Casino hoành tráng bên cửa khẩu.

picture.php
 
Last edited:
Theo Internet thì Oudong là kinh đô của Campuchia từ 1618 đến 1866. Hoàng cung này nằm cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 30-40 km về phía Tây Bắc, nằm phía trên bến đò Kompong Luong. Năm 1866 vua Norodom chuyển hoàng cung về Phnôm Pênh, Oudong trở thành cố đô. Ngày nay cố đô này trở thành một huyện của tỉnh Kampong Speu, giáp ranh với huyện Ponhea Leu của tỉnh Kandal ở phía Đông Nam, với tỉnh Kampong Chhnang ở phía Bắc. Hoàng cung Oudong nằm ở tọa độ khoảng 11°49'21"-11°49'38" vĩ bắc và 104°44'36"-104°46'20" kinh đông, phía trên của Phnom Udong (11°47'42" vĩ bắc và 104°46'07" kinh đông) là ngọn núi có đền tháp (lăng mộ hoàng gia) ở huyện Ponhea Leu tỉnh Kandal. Trung tâm của Oudong ngày nay là Phsar Oudong, cách Phnom Penh 34 km theo đường chim bay về phía Tây Bắc, gần quốc lộ số 5 của Campuchia. Trong Chiến tranh Việt Nam, hoàng cung bị tàn phá nặng bởi bom Mỹ, và tới năm 1977 thì tiếp tục bị Khmer Đỏ phá hủy.
Nằm khép mình trước Phnom Penh, Oudong sớm chìm vào quên lãng và bị rừng già bao phủ, kiến trúc không có gì là đặc sắc lắm và không được xây dựng bề thế và quy mô so với các cố đô khác.
Bản đồ đi thế này
picture.php
 
Trời như chiều lòng người, buổi sáng mát rượi với nắng hanh hao vàng. Tuyệt vời cho một chuyến dã ngoại!
Quốc lộ số 5 uốn mình theo một nhánh sông Tonle Sap. Trong tôi tràn ngập một cảm giác thư thới hạnh phúc khi được trên đường. Nhẩn nha ngắm cảnh, hít thở thật sâu những hương đồng nội. Không khí thật trong lành và thơm ngát suốt đường đi. Lúc thì mùi của lá bạch đàn, lúc lại thơm mùi rơm từ các gốc rạ, thỉnh thoảng lại ngọt đậm cánh sen....
Dọc đường đi còn dấu ấn trải dài của một cộng đồng Chăm hồi giáo với những thánh đường lộng lẫy và trang phục truyền thống đặc thù.

Và đây là đặc sản địa phương
picture.php


Hoa này lạ quá, tôi chưa nhìn thấy bao giờ

picture.php


Cả cây thì nhìn thế này

picture.php
 
Last edited:
Hi hi...các bạn thông cảm. Dugiang cũng đang "tập bắn, tập sốp". Vốn cũng già cả lại lười nên ảnh màu chẳng giống ai.

Đi phượt bằng xe máy trên đất bạn quả thật thích thú. Thậm chí tôi không lần nào phải dừng lại giở bản đồ mang theo vì các bảng chỉ dẫn trên đường rất rõ ràng bằng cả hai thứ tiếng. Cứ đi một đoạn là có chỉ dẫn các loại. Ví dụ: hướng về các tỉnh, bảng khoảng cách từ đây đến các địa danh, sơ đồ nút giao thông...

Ở trên có nhắc đến bến đò (phà)và đây demo một bảng hướng dẫn giao thông
picture.php


Tuy nhiên sẽ chẳng còn bến phà nữa vì hai cây cầu đã hợp long trên khúc sông này
picture.php


Dừng lại chụp ảnh cây cầu này, thật sự trong lòng tôi bỗng có gì nghèn nghẹn.
Đường quốc lộ tuy dẫn thẳng tới cửa khẩu Poipet biên giới Thái Lan nhưng giao thông thưa thớt. Chả bù cho những xe tải sầm sập như con thoi trên quốc lộ của mình... Vậy mà bạn xây những hai cây cầu chỉ các nhau vài km.
Giá như một cây cầu được xây ở bến phà Neak Luong kia thì rút ngắn được hơn một tiếng đồng hồ cho tôi về thăm nhà có phải hơn không? Chỉ riêng lượng xe khách vận chuyển qua lại như con thoi giữa PP - SG đã mỗi ngày đã hơn trăm chuyến. Chưa tính lũ xe container đi qua thì đầy ắp, đi về lại trống chơn phải mở một cánh cửa cho các bạn cảnh sát giao thông giảm chi phí "mãi lộ".
Nhớ lại những lần về nhà dịp lễ, xe khách kẹt phà suốt nửa ngày trời khiến quãng đường chỉ hơn 300 cây số ngốn mất của tôi gần 12 tiếng đồng hồ. Tự nhiên thấy cổ họng se đắng lại.
 
Nỗi buồn cũng thoáng qua nhanh bởi cảm giác sung sướng vì-được-trên-đường lại lấn át hết mọi sự.
Dòng sông Tonle Sap với các sinh hoạt đánh bắt êm đềm vẫn uốn mình kiên nhẫn đồng hành cùng tôi bên tay phải, gió mát rượi thổi lồng lộng trên đường.
Các cô gái Chăm hồi giáo trùm khăn với đôi mắt đẹp mê hồn, sống mũi cao và màu da ngăm... ngồi bán ở rất nhiều quán nhỏ ven đường. Họ khéo léo xếp những đài sen xanh ngăn ngắt thành từng bó nhỏ, rồi các bó nhỏ lại tỏa ra như đóa hoa lớn nở xòe. Bên cạnh đài sen là những rổ vú sữa da láng mướt, trái tím xen lẫn trái xanh. Chỉ nhìn thôi là cũng đủ thích thú lắm rồi.
Rất tiếc tôi đã không chiến thắng nổi cái ngại ngùng và cảm giác lấn cấn với hai chữ hồi giáo nên không dừng lại chụp được tấm ảnh nào miêu tả được chỗ này.
Trên đường có một điểm được nhắc đến trong các sách hướng dẫn du lịch như một sự khác biệt. Giữa một rừng các ngôi chùa mới được xây dựng dày đặc hai bên đường theo kiến trúc truyền thống, xuất hiện một bạn chùa xi măng xám xịt nhưng mang kiến trúc nửa-Ăngkor

Chùa truyền thống
picture.php


Còn đây là chùa nửa - Ăngkor
picture.php


Cận cảnh
picture.php


hu hu...tôi chưa nghiên cứu tới được đoạn PS xóa cái dây điện vô duyên kia.
 
Đã tới Udong.
Những gì còn lại của cố đô xưa, một kinh thành mang tên Chiến thắng và chứng kiến sự đăng quang của các vị vua nổi tiếng như Ang Duong, Norodom, Sisowat...chỉ còn là dấu hiệu này thôi
picture.php

Bia đá kể về sự tích dời thủ đô về Udong, ca ngợi công đức của vua Ang Duong là người sáng lập ra cố đô này.

Và đây là vua Ang Duong
picture.php


Cái nghiêng đầu tinh nghịch của chú ngựa làm tôi thích thú đến nỗi phải ngắm nghía thêm chú một chút
picture.php


Vua Ang Duong là ông cố của hoàng thân Norodom Shihanuok hiện tại nên chân dung của ông được dùng làm mẫu cho pho tượng. Do vậy, tôi nhận thấy khuôn mặt đức vua rất quen thuộc với ký ức của mình.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đích đến.
Điểm dừng chân sẽ là ba ngọn đồi liền nhau đột nhiên nổi sừng sững giữa đồng bằng mênh mông rải rác vô số cây thốt nốt.
Phnom Udong chứa đựng trong mình những truyền thuyết bí ẩn. Đó cũng là lý do lớp thương nhân giàu có của CPC ngày nay vẫn tiếp tục đổ tiền bạc vào xây dựng và tôn tạo các di tích nơi đây.
 
Hôm nay mới có thời gian để tiếp tục kể cho các bạn nghe về UDong
Đã thấy thấp thoáng bóng những ngọn núi của Phnom UDong từ xa xa
picture.php

Để đến UDONG, cách tốt nhất là thảnh thơi trên xe máy giống tôi.
Tuy nhiên với khoảng cách gần 40 km thì cũng có thêm các lựa chọn khác.
Xe bus của Sorya khởi hành từ chợ trung tâm (Psar Thmei) ngày có hai chuyến đến Udong vào lúc 7g sáng và 8g30 sáng. Giá vé là 15.000 riels và mất khoảng 1g cho chuyến đi
Có thể đi xe bus Kongpom Chnang và xuống tại km 37 rồi bắt motodup (xe ôm) vào chân núi với giá khoảng 2 đô.
Cũng có thể thuê một chiếc taxi với giá là 30 đô cho cả đi lẫn về.
Phnom Udong hôm tôi đi người dân tới cúng viếng dập dìu.
Khách du lịch người nước ngoài bị chặn lại thu vé 1 đô nhưng với vẻ ngoài mặn mà của tôi thì cứ điềm nhiên mà vào tỉnh bơ như người bản xứ.
Nếu không nhìn thấy cái cổng này, tôi đã bỏ qua lối rẽ vào chân núi vì nghe tên gì lạ hoắc.
picture.php
 
Tôi chưa lên núi ngay mà còn hăm hở lượn một vòng theo con đường mòn vòng qua chân các ngọn núi. Đẹp và yên bình quá. Văng vẳng đâu đây tiếng dàn nhạc ngũ âm đang gõ những giai điệu truyền thống.
Thỉnh thoảng lại ngước nhìn ngắm nghía các ngọn tháp trên cao và cố đoán xem nó là cái gì.Tôi chỉ biết Udong là kinh đô cổ, Phnom Udong là ngôi chùa có nơi yên nghỉ của các Vua.
picture.php


Và cũng vì đi loanh quanh như thế mà điểm đầu tiên dừng chân lại làm tâm trạng tôi không được vui. Một ám ảnh lành lạnh cứ bám theo tôi suốt khoảng thời gian thăm thú còn lại.
Ngay bên sườn núi là một đài tưởng niệm những nạn nhân của Khmer Đỏ chứa xương cốt, dụng cụ tra tấn khai quật từ hơn 100 ngôi mộ tập thể. Những bức đồ họa tranh trí mô tả cảnh tàn bạo của quân Pol Pot khiến tôi phải rùng mình bàng hoàng. Những ai đã từng đến Toung Sleng hoặc Killing Field thì chắc không xa lạ gì với những cảnh tượng ghê rợn này mấy.
Tôi không chụp lại tấm ảnh nào ở đây, nhưng có cảnh này thấy là lạ, ruột bị đổ ra trên bụng à?
picture.php
 
Phnom Udong - Ngôi chùa mới tinh và bảo tháp chứa cốt Phật

Ngôi chùa mới xây nằm trên ngọn núi cao nhất được dẫn lên bằng 509 bậc thang. Người ăn xin và lũ trẻ bám theo du khách xin được dẫn đường rất nhiều.
Và theo tinh thần nhà phượt tôi chọn lối mòn len lỏi trên sườn núi chứ nhất định không thèm leo theo bậc thang

Đường lên núi
picture.php


Đường Dugiang đi :shrug:
picture.php


Đã tới chùa. Rất nhiều đoàn khách hành hương ăn mặc thật đẹp cầm hoa sen trắng đi vòng quanh tháp, vừa đi vừa đọc kinh cầu nguyện. Có đoàn khác lại quỳ trước mặt chính của tháp khấn vái. Khó khăn lắm mới chộp được tấm không có người thế này
picture.php


Khoảng khắc choáng ngợp khi đứng trên cao ngắm đồng bằng bao la bên dưới. Ôi! Tôi không có ống kính wide để chụp panorama :((

picture.php
 
Phnom Phreah Rech Trap - Truyền thuyết về kho báu hoàng gia

Phải đến tận nơi mới biết thực tế toàn bộ khu di tích này được gọi chung là Ngọn núi chứa kho báu Hoàng gia chứ không phải là núi Udong.
Và cũng bởi cái truyền thuyết của nó mà khu vực này bị tàn phá nặng nề bởi người Thái, bom thời Lon Nol và gần như bị thổi tung bởi Khmer Đỏ.
Trong trận chiến vào thế kỷ thứ 16 với người Thái. Vua Campuchia được cho rằng đã cất dấu một kho báu ngân khố Hoàng gia trong hang động ngầm rất lớn bên dưới nền của ngôi đền Arthaross.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,556
Bài viết
1,153,649
Members
190,121
Latest member
thetkevanphong
Back
Top