What's new

Cào cào ký sự

Một chuyến phượt dài nhiều tập của đoàn cào cào 12 chiếc sẽ xuất phát lúc 14 h hôm nay, thứ Sáu, 16.11.2007, tại chân cầu Hà Đông. Điểm đến đầu tiên là Bản Lát.

Đó cũng là thời điểm bấm máy của một bộ phim truyền hình nhiều tập về dân phượt, sẽ lần lượt tới tất cả các miền, các điểm du lịch trên cả nước, mô tả và lý sự về văn hóa du lịch theo kiểu phượt.

Nhân vật chính của phim sẽ là các tay phượt trên những con ngựa sắt cào cào.

20h tối hôm qua, đoàn làm phim lỉnh kỉnh từ Sài Gòn ra đã tề tựu tại Hà Nội. Các đoàn tiền trạm cũng đã từ các điểm xa xôi trở về đêm qua.

Sáng nay, công việc chuẩn bị đã được rà soát xong xuôi.

Dự kiến tập đầu sẽ lên sóng trước hết trên HTV7 (Sài Gòn) vào tháng 12.

Một nữ MC mới lạ sẽ được trình làng. Hy vọng không phải là kiểu làm đỏm thường thấy, mà là người đồng hành "chịu được" của dân phượt đầy cá tính tinh tướng.
 
Rời Mai Châu, theo đường 15 tới Co Lương rồi từ ngã ba này rẽ xuống đường rừng. Rừng mở ra mênh mông, nhưng lại khép dần con lộ, với những khó khăn trắc trở

117347412bb424ac1.jpg


Đó là con đường trên bản đồ chỉ có một vạch đỏ nhỏ, uốn éo theo sông Mã

117347412bb42622a.jpg


Đoàn cào cào với ô tô cũng thuộc loại cào cào hộ tống, nhưng con cào cào to không vượt nổi cái ghềnh ngay đầu “sông Mã đây rồi Tây tiến ơi”. Cơn bão số 5 quét đi cây cầu xi măng. Một cây “cầu phao” loại tre lá nứa bắc tạm, bập bềnh trên mặt nước sôi reo

117347412bb427999.jpg


Hai quay phim chuyên nghiệp, một chặn đầu, một khóa đuôi, lắt léo lách giữa đoàn

117347412bb429107.jpg



Mỗi phượt gia trong đoàn cào cào đều kiêm nhiếp ảnh và quay phim. Nhưng là chụp quay cho tự sướng theo cảm hứng riêng. Chỉ khổ mấy bác phải kiêm làm xe ôm cho mấy tay quay phim. Còn các cha quay phim đên đích cũng nhễu nhão mặt mày:

117347412bb42b050.jpg
 
Last edited:
thú vị nhỉ, mà bác đui (tại bộ bõ tiếng Việt đấy nhé :p) có track log chuyến đi ko? hoặc biết khi nào bên HTV sẽ chiếu ko?
 
Dudi là a Khôi béo nhưng là anh nào trong ảnh ý chứ? cái anh ngồi bệt cầm cái máy quay phim ảnh cuối trông chả béo tí nào,
đọc bài giới thiệu là Bản lát mà chả biết nó ở đâu, đành đoán tạm là nó ở Hoà bình hay thanh hoá thì phải?
cái ký sự này hơi ít ảnh thì phải, nhưng có vẻ rất vui
 
anh cầm máy quay là anh Cương
nick nổi tiềng bên nghethuatnhiepanh.com" langlenoinay

Cậu có vài tấm nào của ông này không? quẳng lên đây cho tớ bình phát, dạo này ngứa miệng quá.
:)) :)) :))
 
Ai lại bình ảnh ở đây,ảnh em để bên xóm nhiều, bác pvc cứ sang bình cho nó vui. :) Windi còn ảnh cho nốt lên đi, tớ phải quay nên chả biết mọi người chụp những gì. Dudi là bác nào nhỉ, Hùng SG huyền thoại nhà quê à? :D
 
Last edited:
Là a Khôi "béo" đó...:T


Nhầm rùi. Yem tên khác cơ. Bằng chứng là tên em ở bài viết trên báo Hà Nội Mới về chuyến nàỵ Bài đăng trên báo giấy hôm thứ Sáu, 30.11. Trên mạng thì xem ở đây nì: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/23/151961/

Tuy nhiên, bài bị cắt khoảng 500 chữ. May mà các nhà báo nhớn chỉ cắt chứ không viết thêm vào.

Nguyên văn bài này là như vầy, em bốt để các bác coi chơi:



Trăm năm trên xứ Lào Cai

Người ta bảo một vạn năm trước con người đã xuất hiện tại Lào Cai. Chuyện ấy, người thường còn dửng dưng. Nhưng chẵn 100 năm trước, miền đất có tên gọi theo tiếng địa phương là Lão Nhai này, được lập thành một tỉnh hành chính dân sự, có dấu má theo cách gọi của người Pháp là Lao Kay.

Ấn tượng đầu tiên khi trăm năm sau tới Lào Cai, là con đường cao tốc dẫn vào thành phố biên cương này. Thẳng rộng thênh thang công nghiệp hóa. Cố tưởng tượng thời phát vãng ngày xưa cũng khó thấy. Một bà bán cơm trên con đường dẫn ra cửa khẩu, kể: hơn 50 năm trước khi nhà bà tới đây sinh sống, khu vực này còn ồn tiếng cọp beo. Một nhà máy điện được người Pháp dựng lên khu vực này, nay không còn tung tích. Nhưng cầy cầu Cốc Lếu còn đó, một kiến trúc sắt kiểu cầu Long Biên. Cầu ấy, ngày xưa dân chúng gọi là cầu Trời ơi. Vì nhiều người bị giặc bắt, cho vào bao tải, đem ra giữa cầu đâm rồi đẩy xuống sông, chỉ kịp kêu lên một tiếng Trời ơi!

Một ông già tuổi bát tuần, bố của chủ một khách sạn cao bên đồi Cốc Lếu khoát tay cả vùng giới thiệu theo cách dân dã: Lào Cai như hình hai cánh bướm, một bên Bát Xát, bên kia Mường Khương, nối với nhau bằng cây cầu Cốc Lếu.

Lào Cai bây giờ khác lắm rồi- ông già kể- và khác rất nhanh. Hỏi khác thế nào, ông ấy hơi lúng túng, vì không quen “làm tuyên truyền”. Rồi ông ấy chỉ xuống cây cầu biên giới, nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, nói: Đấy, các cậu xem, bên mình xây dựng đâu có kém bên kia? Đời sống dân cũng khá hơn nhiều.

Khá hơn như thế nào, ông già này lại lúng túng. Nhưng cái khách sạn của ông mới xây vài năm nay, sừng sững, to đẹp chẳng khác gì ở Hà Nội hay Sài Gòn. Và ông kể: khách cũng được lắm, cả nhiều đoàn từ Sài Gòn, nhiều tỉnh xa ra đây cũng đến ở. Chuyện làm ăn, phát triển của riêng nhà ông phần nào cũng nói được cái chung. Ra chợ, vào cửa hàng, loanh quanh hỏi, mới thấy nhiều người ở các vùng khác tới làm ăn. Đất lành, chim đậu.

Chả cần dẫn ra những con số nặng nề để chứng minh cái sự phát triển. Cánh bướm cổ bên Bát Xát, vẫn in trên nền trời nhà thờ xưa, với những con phố yên lặng rợp bóng mát, đang trở thành khu buôn bán. Cánh bướm bên Mường Khương đang nhanh hiện đại hóa, phố xá tấp nập kẻ ô, đường thênh thang nối từ cửa khẩu về xuôi.

Đi xe máy trên quốc lộ 70 bây giờ đâm ra ngại. Vẫn những khúc quanh co, đèo dốc, nhưng cái mới là xe nườm nượp, xe tải kìn kịt nối đuôi thành một huyết mạch kinh tế quan trọng.

Tìm hiểu Lào Cai vào lúc tuổi tròn trăm năm, cũng có cái hay riêng. Một đoàn làm phim từ Tp.HCM đến khám phá Lào Cai theo một cách riêng: bằng xe máy, leo rừng lội suối đến với các bản làng, để kể về một miền biên cương với những con người chân thật và thú vị. Gần ba chục người trên 12 chiếc xe máy phân khối lớn, phần lớn là loại Yamaha, với sự tháp tùng của hai chiếc Uat, rong ruổi dọc theo bờ sông Hồng, ngược lên đầu nguồn.

Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, là một trong các chóp nhọn trên bản đồ. Đến để đón những con nước đầu tiên, để nghe tiếng nước reo, “tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây” trên hai bờ “chung một dòng sông, chung tình hữu nghị lớn như biển Đông”…

Càng đi càng thêm yêu Tổ quốc. Đoàn xe máy làm một vòng Bát Xát, qua Amusung, Lũng Pô, Y Tý, Mường Hum, băng những con đèo cheo leo sang Sa Pa, ngược lên Tả Van sát tới nóc nhà Đông Dương Phanxipang. Cuốn phim đang được gấp rút chuẩn bị để chiếu trên HTV 7 truyền hình Tp.HCM, giới thiệu với bà con miền Nam một vùng cao biên cương phía bắc trập trùng và đặc sắc. Kênh HTV 7 từng làm các phim Ký sự hỏa xa về du lịch bằng tầu hỏa qua nhiều nước, phim Mê Kông ký sự dọc sông Mê Kông qua nhiều nước láng giềng. Lần này, là du lịch bằng loại xe máy cào cào Yamaha vòng quanh đất Việt.

Chợ Mường Hum như một lễ hội đa sắc mầu của các sắc tộc. Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì… lộng lẫy trong các bộ quần áo và trang sức truyền thống. Phần hội lớn hơn phần chợ. Mua bán ít thôi, gặp gỡ vui chơi là chính. Chợ vì thế đầy tiếng cười, tiếng loẻnh xoẻnh của các loại trang sức trên những gương mặt gặp nhau rạng rỡ.

Sa Pa ẩn hiện trong sương mù, ngày càng thu hút khách du lịch. Người ta đến Sa Pa vì mát, vì núi, vì cảnh đẹp người xinh, vì những cung đường chênh vênh mở ra những cảnh hùng vĩ. Sa Pa nay hút khách còn vì những tour mạo hiểm, hoang dã và cả những tour đi bộ vào bản, ăn ở ngủ nghỉ với dân địa phương. Đó là cách tìm hiểu, giao lưu gần gũi, thân mật và trực tiếp nhất. Chả thế, hàng đoàn khách nước ngoài, ba lô túi dết lầm lũi đi trên những con đường đất quanh co tỏa vào các bản.

Món thắng cố nổi tiếng nay đã được “xã hội hóa” một cách rộng rãi. Đặc sệt như cách làm truyền thống thì cũng hãi, vì nó là một nồi lẩu kiểu hầm bà làng sán cấu đủ thứ lôi thôi, nguyên xi từ xương đến lòng của con vật ăn cỏ. Chảo thắng cố xưa lều bều, đầy bọt, lục bục đủ thứ, khiến người lạ ham lắm cũng ngại.

Thắng cố bây giờ xuống núi, tràn phố phường. Nó được cải tiến và sáng tạo ra rất nhiều kiểu, nêm với những hương vị phổ biến, thậm chí làm như sốt vang rồi thêm tý lòng, gia giảm tý mùi, cũng gọi là thắng cố. Cái món này thời nay như một biểu tượng của sự “xích lại gần nhau” giữa du khách và chủ nhà trong thời thúc đẩy hội nhập.

Đoàn xe máy thử gọi món thắng cố trong một quán cơm phở ở Sa Pa. Có ngay. Đó là món súp thịt ngựa nấu sền sệt lõng bõng cả da, xương, bao tử, thịt, nhiều loại gia vị, hành tây và cả những gì không biết nữa. Chủ nhà thì cười bảo cứ mạnh dạn ăn và tự khám phá, chỉ bảo đảm điều duy nhất là an toàn vệ sinh. Tây ăn được thì ta cũng ăn được, thế thôi.

Sa Pa bí ẩn với những bãi đá cổ. Người ta bảo đó là di tích của những bộ tộc người cổ sống ở đó hơn 900 năm trước. Đó là thung lũng Mường Hoa, nơi có những tảng đá lớn có hình vạch tròn, hình nam nữ giao phối, những vạch kẻ song song...

Dấu ấn người xưa còn đó, bản sắc văn hóa vẫn được truyền đời. Trăm năm trên xứ Lào Cai, con người ngày nay vẫn đang tiếp nối ghi dấu ấn thời đại mới, đẩy nhanh vòng những bánh xe lịch sử.

Du Di – Trần Ngọc Quang
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,457
Bài viết
1,152,987
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top