What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Thử tính năng albùm

picture.php
 
Chùa Quỳnh Lâm

Nơi thờ 1 trong tứ đại Thần Khí An Nam: Tượng Phật Quỳnh Lâm

Tượng đức Thích Ca Mâu Ni cao hai trượng, trong đó hai ngài cho yểm 18 viên xá lợi tử của 18 vị bồ tát của Đại Việt và 360 viên đá lấy từ 360 đền thờ các thánh, các thần linh và các anh hùng Đại Việt.

Tuy là tượng Phật nhưng lại thờ những vị bồ tát và anh hùng nước ta nên linh khí các ngài hợp lại rất mạnh. Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đặt tượng Phật đó tại chùa Quỳnh Lâm trên núi Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, Quảng Ninh mặt hướng phía Bắc. Như vậy vừa trấn được phương Bắc vừa trấn được biển Đông.

Khi giặc Minh xâm lước nước Nam năm 1407, chúng phá chùa Quỳnh Lâm đi và chở tượng phật Thích Ca Mâu Ni về Kim Lăng, Trung Hoa.

Tớ không biết bạn Akhin lấy nguồn thông tin này ở đâu, vì tất cả các thông tin tớ đọc được thì đều không nói như vậy

1. An Nam tứ đại khí chứ không có chữ Thần khí. "Đại khí" là những vật cực kì lớn, thuộc về vật chất, còn chữ "thần khí" là dùng cho khái niệm thuộc về tinh thần.

2. Tượng chùa Quỳnh Lâm là tượng phật Di Lặc, vị phật tương lai, chứ không phải phật Thích Ca. Lưu ý rằng quan niệm phật Di Lặc vào thời đó không phải là ông Di Lặc bụng phệ cười toe toét như về sau này đâu.

3. Theo sử ghi lại thì tượng cao 6 trượng (khoảng 15 - 18m, thậm chí 20m) chứ không phải chỉ có 2 trượng (5,5 - 6m)

4. Thông tin về các đồ yểm trong tượng, có vẻ như tưởng tượng ra, vì không thấy tài liệu nào ghi điều đó. Tất cả sách sử Việt về Phật giáo cũng không bao giờ ghi là trong lòng tượng yểm cái gì, vì đó thuộc về bí mật linh thiêng, không thể tiết lộ. Nhất là thời lập tượng, đời Lý, chắc là chưa thể có đến 360 đền thờ các anh hùng, thánh thần... Hơn nữa thời Lý thì Phật giáo tương đối thuần khiết, chưa dung hòa Tam giáo như đời Lê, nên chuyện lấy đá từ các đền đem vào chùa có vẻ là được thêm thắt.

5. Người khởi công đúc tượng Phật lớn là thiền sư Không Lộ, chứ không phải Đạo Hạnh.

6. Vì tượng quá lớn, người Minh không thể "vận chuyển" đi đâu được. Ngay người thợ đúc xưa cũng phải đúc tại chỗ, chứ không thể chuyển từ đâu đến. Do đó không có chuyện tượng bị chuyển về Kim Lăng.

Trong tư liệu sử không thấy nói đến tượng bị phá hủy ra sao. Có thể đoán rằng cùng với việc phá hủy chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, đồng tháp Báo Thiên, thì nhà Minh cũng phá hủy tượng để lấy đồng làm vũ khí.


Theo tôi, tư liệu mà bạn Akhin đưa ra bên trên về chùa Quỳnh Lâm không chính xác, nhiều điểm sai lệch với sử và với thông tin có thể kiểm chứng về chùa Quỳnh Lâm. Đặc biệt là thông tin về 360 viên đá của các thánh, thì hình như thông tin này là từ mấy vị thầy cúng, theo đạo Mẫu, hầu Tứ phủ, chứ nguồn tin từ Phật giáo thì không thấy có chuyện này.
 
Last edited:
Mô Phật. Truyền thuyết, nguyên từ đó đã bao gồm hết ý nghĩa của nó. Bần Tăng tu hành bao lâu nay, dọc ngang chùa chùa chiền cũng rốt cuộc cũng chỉ ngộ được 2 chữ google. Giờ đây thí chủ vặn bần tăng là Phật Adiđà hay Phật Thích Ca hay Phật Di Lặc, chả nhẽ bần tăng lại đằng vân vào cõi internet mà bới câu tìm chữ.

Theo thiển ý bần tăng, ngày xửa ngày xưa đó. Có mấy ông sư tu hành bên Ấn Độ về rồi, Với truyền thống chuộng bằng cấp ngoại cộng với sự quen biết lớn của Thiền sư Đạo Hạnh và Cụ Uẩn nguyên hoàng đế đương triều. Thế là các ngài đại sư đi quyên góp đồng làm nên 4 bảo vật to lớn bằng đồng.
Đó là thời Lý, thời thịnh trị của đạo Phật, lại thêm bệnh thành tích và kỷ lục nên tất lẽ được các quan lại địa phương PR hết mức thành ra nổi tiếng. Lại vốn cái máu thù Tàu từ xa xưa, nên tội gì nhân dân không thêm bớt kiểu tao có tài sang Tàu vác được hết đồng của thằng hàng xóm để xây nhà. Nó tức lắm nhưng k làm gì được.

Rồi năm tháng đổi dời, đến đạo Phật còn có lúc suy vi đâu riêng gì tượng Phật, chẳng biết phải túng kém làm liều mà dân chúng chia năm xẻ bảy tứ khí ra đổi miếng cơm manh áo, hay loạn lạc binh đao chuyển thành súng đạn mà giờ đây tứ khí chỉ còn là truyền thuyết tam sao thất bản.
 
Bạn Akhin à, không biết bạn có đọc các bài trước tôi viết không.

Bên cạnh việc dùng Google thì cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định, để khi viết về những vấn đề có liên quan đến lịch sử văn hóa, nhất là lịch sử văn hóa của chính dân tộc mình thế này.

Tôi nghĩ bạn không nên dùng cách xưng hô trên - dù chỉ là vui đùa - khi mà bạn không buồn quan tâm phân biệt Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, không buồn biết rằng Từ Đạo Hạnh không sống vào thời Lý Thái Tổ, không biết rằng Tứ đại khí không được làm vào cùng thời (từ cái đầu tiên đến cái cuối cùng cách nhau hơn 100 năm).

Có thể bạn đi nhiều chùa chiền nhưng có vẻ bạn lại không coi trọng chính lịch sử dân tộc mình.

Nếu chỉ đơn thuần là post ảnh các chùa như kiểu bạn nói "ngang dọc chùa chiền", thì tôi cũng không lập ra topic này làm gì, vì đó không phải mục tiêu của topic.

Nếu bạn có ý thích tham gia, thì mong bạn cũng có phong cách cầu thị khi mà người khác muốn tìm hiểu sự chính xác của các thông tin bạn đưa. Đừng nói "truyền thuyết chỉ là truyền thuyết", vì điều tôi nhận định là Chính sử đó.
 
Thánh hiền

Đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền.

Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát.

Xét về tổng quan, tượng này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan (hoặc Át Nan - tùy phiên âm).

Hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả. Nhiều chùa thì hai thị giả này có hình dáng dữ tợn, một bên mặt đen sì hoặc xanh lè gọi là Tiêu Diện Đại sỹ, một bên trắng hơn là Quỷ vương. Tượng Tiêu Diện đại sĩ tượng trưng cho Bồ tát hóa thân xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh nơi đó, nhưng để phù hợp với cõi địa ngục nên mặt mũi cũng hung dữ, dù có tâm Phật. Do đi khắp các cõi ngục, nên lửa địa ngục thiêu cháy mặt Bồ tát, mặt trở thành đen hoặc xanh. Quỷ vương sau khi nghe được Phật pháp từ Tiêu Diện cũng phát nguyện hộ pháp cõi địa ngục. Do đó hai tượng này bày ngang với nhau.


Tượng Thánh hiền chùa Bà Đá.

picture.php
 
Trên đây là những bộ tượng phổ biến ở chính điện các chùa miền Bắc. Một số bộ tượng phổ biến cho tất cả các chùa Đại thừa, như bộ Di Đà tam tôn, Hoa Nghiêm tam thánh.

Ngoài ra, tùy thuộc vào truyền thống của chùa, có thể có các bộ tượng nữa trong chính điện hoặc hai bên hành lang chùa:
- Tượng thập bát La hán
- Tượng Thánh Tổ
- Tượng Pháp
- Tượng thần
- Tượng Giám trai
- Tượng người có công với chùa

Và hệ thống tượng Mẫu được đưa vào chùa từ đời Lê, khi đạo Mẫu phát triển.
 
Last edited:
A la hán

Trong nhiều chùa cả nam bắc, tượng Thập bát La hán được đặt ở hành lang hai bên, mỗi bên 9 vị. Ở hầu hết các chùa, các tượng La hán này đều có dáng vẻ chung chung về khuôn mặt, hình thể, chỉ có tư thế là khác nhau. Những nghệ nhân dân gian tạo tác các vị giống như những vị sư nằm ngồi thảnh thơi, hoặc đang làm một việc gì đó như đọc sách, thậm chí đánh cờ.

Ở chùa miền bắc, các tượng La hán này thường là tượng thổ, tức là làm bằng đất sét trộn giấy bản giã, mật mía, trứng... là làm rất kĩ, vài trăm năm vẫn không hỏng. Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa thực sự cụ thể. Các vị A la hán đại diện cho những người đã chứng quả ở bậc A la hán, nhưng vẫn chưa đến bậc Bồ tát (theo quan điểm Đại thừa).

Với chùa Nội công ngoại quốc, thì chỗ bày tượng A la hán là hai dãy hành lang bao vòng quanh.


Tượng La hán chùa Kim Sơn - Cổ Loa.

picture.php
 
Mô Phật, dạo này em bận quá, hôm nay mới có thời gian trả lời. Bác em văn hay chữ tốt kiến thức sâu xa, thật đáng khâm phục . Em gú gồ nên có cái đúng, cái sai. Cái đúng thì bác vote phát cho em mừng, sai thì bác gú lại rồi chỉ ra cho em biết để học hỏi .
-----------------------

Chùa Trầm. ( Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây )
tram.jpg


tram21.jpg


hangtra.jpg

Hang Trầm
IMG_5549.jpg

Văn tự ghi trên thân rùa ở cửa hang.
r.jpg

Chùa Trầm địa thế rất đẹp, sau lưng dựa núi, trước mặt là đầm, cây cao bóng cả che rợp khoảng trời . Trưa hè nóng bức các anh thanh niên í ới rủ chị thiếu nữ dạo mát uống nước trè xanh ở sân chùa. Ngồi cửa hang Trầm mát hơn điều hòa, hội chắn, phỏm tưng bừng, lại có thân rùa làm ghế. Thật cảnh thái bình thịnh trị đời nay.

Cách chùa Trầm 500m là chùa Vô Vi, trên một đỉnh núi thấp như đồi.

vv1.jpg


vv.jpg

”Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Nếu muốn biết đúng như thật thì ông nên tác bạch với chư tăng và chư vị thiện tri thức vấn đề này, để các ngài ấy chỉ dạy cho rồi nói lại cho ta biết với.” - Copyright by Mr Gia 5.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,413
Members
189,946
Latest member
Ngvanvuong
Back
Top