What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi tìm trường học cho con ở Đức

Cháu nhà tôi năm nay vào ĐH. Cháu đang học ở trường ĐH Bách Khoa HN, nhưng dự định từ trước là cháu sẽ đi du học ở Đức. Thật ra việc đi học ở Đức cũng làm cho tôi trăn trở nhiều năm. Nước Đức là nước có nền kinh tế mạnh vào loại hàng đầu của Thế giới. Nước Đức cũng có nền giáo dục đặc biệt tốt. Bằng cấp các trường của nước Đức cấp được đánh giá rất cao. Đặc biệt là ở nước Đức không có nhiều đẳng cấp đào tạo khác nhau giữa các trường mà chỉ theo một chuẩn chung. Do vậy học ở đây là rất khó, rất ít các bạn ra trường được đúng thời hạn, chưa kể rất nhiều cháu đi học chán chê rồi lại ra về tay không.
Nước Đức cũng là một trong số ít nước châu ÂU không tính hoặc tính rất ít tiền học phí Đại học. Chi phí ăn ở cũng không phải là cao lắm so với các nước khác như Pháp, Anh...
Dù sao cân nhắc chán chê, tôi vẫn quyết định cho cháu nó đi học ĐH ở Đức.
Trước khi quyết định, tôi và bà xã làm một chuyến đi thăm dò và khảo sát đã
Như dự tính, F1 nhà tôi sẽ học ngành Kinh tế của trường ĐH Tổng hợp Nurnberg và ở nhà cùng với cô cháu ở Forchheim, cách Nurnberg hơn 40km.

Ngôi nhà F1 nhà tôi ở đây

2012-09-07%252014.13.27.jpg


DSC_0929.JPG


9h sáng cháu đi xe đạp từ nhà đến nhà ga. Ở Đức có quy định đường dành riêng cho xe đạp ( Cái đường có màu đỏ ấy ạ)

2012-09-13%252014.31.11.jpg


Đến gần ga thì có khu nhà để xe đạp, khóa xe để cả ngày ở đây

2012-09-12%252020.35.31.jpg


Chui xuống cái hầm qua đường

2012-09-13%252014.32.21.jpg


Là tới nhà ga Forchheim

2012-09-13%252014.35.04.jpg


Nhà ga này nhỏ thôi ạ và cũng vắng vẻ

2012-09-13%252014.43.33.jpg
 
Cám ơn mọi người, không ngờ topic này laị được tiếp nhận nhiều thông tin như vậy. Tôi thật sự thấy thu lượm được rất nhiều qua thông tin từ các bạn trong việc chuẩn bị cho con đi học ở Đức. Rất mong tiếp tục được các bạn đã có kinh nghiệm học và sống ở nước Đức trao đổi thông tin với mọi người. Đấy mới là mục đích chính của trang Web này đấy ạ
 
Có một bài viết theo cá nhân mình là rất thật của bạn Jules1 ở đây:http://ttvnol.com/gc/p-23583534#post23583534

Ko chỉ ngành kinh tế mà nhìn chung tất cả các ngành đều thế.

Cho nên thực sự rất nghiêm túc cho tương lai của mình thì hãy sang Đức du học, còn đi du học vì: Có người thân bên đó, du học theo phong trào vì bạn bè ai cũng đi, thằng con tôi nó quậy quá tôi phải cho nó đi du học để nó bớt quậy đi....etc thì thật sự nên suy nghĩ lại, chứ đi sang đây mà ko được gì thì vừa mất tiền đã có, mất tuổi trẻ đang có và mất nốt tương lại sẽ có !
Thân ái và chúc các F1 các bác may mắn !
 
So sánh kinh nghiệm chính bản thân: Tôi đã sống và học tai Hà lan @ Đức ...hơn 11 năm sau khi học xong ,tôi hiện đang làm việc tại USA
Trong suốt thời gian ở đây,tôi và những người Nước ngoai là Du hoc sinh ,Dân định cư từ các nước khác tới Đức ,có 1 điều luôn nhớ rằng trước khi đi ra khỏi nhà ,ra đường là phải COI CHỪNG bị Kỳ thị ( có có nghĩa là bị đánh ,nhẹ hơn là nhận sự khinh bỉ bằng ánh mắt của dân Bản xứ...) Không hẳn 100% Dân Đức là kỳ thị nhưng ..!!! Đa số là như vậy ; Trong quá khư Báo chí ,TV ..đã nêu : NGAY CHÍNH BẢN THÂN
tôi bị cũng đã từng bị ...
Tôi cũng không lạ gì với với người chưa từng sinh sống ở nước ngoài ,không như là trong mơ, qua chơi PHƯỢT Phọt vài ngày có thể các Bạn chưa bị "dính ". Tôi chỉ lo cho các Em như F1 sắp qua thôi ....
Nhắn nhủ với các Bác có người nhà sắp qua Đức học ,ngoài giờ học ,mua sắm cần thiết ..thì ở trong nhà ,Hạn chế ra ngoài ..
Học xong thì về VN sống ....
Còn nhiều vấn đề XH , SH ở Âu châu ,nhất là Đức ...có gì Bà con cứ Tham khảo ...biết gì tôi sẻ trình bày thêm ...
Trân trọng
Nhận diện mấy Thằng Đầu Trọc, thấy tụi nó từ xa thì nên quẹo hay tránh hướng khác ...!!!!

Bạn học xong còn ở lại tới 11 năm sau đó thì quá Mỹ sống, vậy mà khuyên người khác học xong về VN sống thì hay nhỉ.

********************************
Sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ dẫn tới sự khó khăn trong cuộc sống là đương nhiên, đã xác định là sang nước người ta học thì phải chấp nhận thôi. Mất an ninh thì có thể 11 năm về trước, nhưng bây giờ nước đức khác nhiều rồi, lác đác mới chỉ có 1 hoặc 2 vụ tấn công người châu á trên toàn nước Đức mà cũng liên quan tới chuyện các bạn trẻ xích mích với nhau trong bar, club, chưa thấy tự nhiên bị tấn công như ở nước khác. Ở VN giờ còn chặt đứt bàn tay để cướp xe cơ mà.

Người phía Nam nước Đức (München, Stuttgart) thì khá lạnh lùng, và người ta không thực sự thân thiện lắm, đặc biệt với những người tới "phá văn hóa" của họ bằng những thói quen hết sức hồn nhiên như khạc nhổ, chen lấn, cười nói quá ồn ào chỗ công cộng, lên xuống tàu không biết nhường người già phụ nữ, ra vào siêu thị, trung tâm mua sắm không giữ cửa cho người đi sau (nó có thể bật vào mặt người đi sau). Rất ít biết nói cảm ơn và xin lỗi. Sinh viên mới sang thì học xong để bàn ghế ngổn ngang, người đức thì xong việc ai cũng dọn dẹp gọn gàng, đẩy ghế vào gầm bàn... Còn vô vàn những thói quen hết sức "bình thường" ở nơi khác nhưng tới Đức thì người ta nhìn bằng ánh mắt coi thường vì nó dưới chuẩn mực văn minh.

Người Đức hơi lạnh lùng, nhưng khi đã qua giai đoạn xã giao và người ta chấp nhận làm bạn với mình thì vô cùng trân trọng thân thiết, hoàn toàn không có chuyện vụ lợi, so đo toan tính và người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Ở trên có cô chú hỏi về việc học tiếng anh. Khi cô chú chọn trường cho con em mình (nên để chúng nó tự chọn thì hơn :D càng nâng niu, bảo bọc thì sang bên này càng không sống được. Trẻ bên này tí ti đã nằm cũi, phòng riêng rồi, đi học là được cả cô giáo và bố mẹ giáo dục cho cách tự lập, tự chăm lo). Trang web DAAD của chính phủ đức có gần như 100% thông tin về các trường, trong đó có khác khóa học. Thường nếu khóa học nói rõ là học bằng tiếng Anh thì bằng IELTS hoặc TOEFL là bắt buộc để có thể xin được học. Khóa nào dạy bằng cả hai thứ tiếng thì hiển nhiên là yêu cầu chứng chỉ cho cả 2 thứ tiếng. Nên học bằng tiếng Đức hơn tiếng Anh cô chú ah, tất nhiên nếu không đủ thời gian để học, thi tiếng Đức thì đành phải chấp nhận học bằng tiếng anh (coi như đường cùng ah). Người đức họ coi trọng văn hóa lắm, nên nếu không phải khách du lịch mà nói tiếng anh hàng ngày thì gần như "xúc phạm" họ, nhiều người họ biết nhưng họ từ chối giao tiếp bằng tiếng anh đó ạ.
Về loại trường. Như có bạn ở trên đã nói sơ qua về hệ thống Uni và FH. Cháu xin nói thêm chút là ngay cả học sinh Đức cũng đã phân loại từ nhỏ rồi, khi vào "cấp 3" thì cơ bản có mấy loại, chỉ có ai học Gymnasium thì mới đủ điều kiện (chưa chắc được nhận) vào Uni. Còn những nhánh khác thì vào FH hoặc đi học nghề rồi sau đó mới tiếp vào Uni (sau FH) nếu muốn. Như vậy cũng đủ để thấy là sự khác biết giữa Uni và FH. Nếu học để về VN thì chắc okie. Vì khi dịch sang tiếng anh, cả hai trường này đều dịch ra là University nên không vấn đề gì. Nếu học xong mà tính đi làm ở đức thì cô chú cứ hiểu nôm na (không chính xác) Uni = đại học, FH = cao đẳng. Ở Đức người ta cũng trọng bằng cấp lắm (vì học thật thi thật) Bạn gì ở trên nói FH dễ xin việc không sai nhưng ko có nghĩa là Uni khó xin. Bằng Uni là bằng giá trị, danh giá hơn và được đánh giá cao. Do kinh tế Đức bùng nổ, các nhà máy cần nhiều người làm, nên các trường FH đào tạo nhanh, nghiêng về thực hành nhiều. Để đơn giản thì có thể hiểu không chính xác là FH thua Uni một bậc về học thuật.

Đức có nhiều sự lựa chọn. TU München không phải là số một, Thành phố München tuy là giàu có hàng đầu nhưng chưa chắc đã phải là lựa chọn tốt nhất. Vì chất lượng giáo dục thì những trường như Heidelberg, TU Dresden... còn được cả thế giới biết tới. Cuộc sống ở Müchen có thể nói cũng đắt đỏ bậc nhất, nhà cửa còn không đáp ứng hết nhu cầu. Giả sử là một phòng giống hệt nhau ở Müchen có thể tới 400eu nhưng ở những thành phố khác có khi chỉ 300 hoặc 250eu. Đó là chưa kể các chi phí sinh hoạt khác cũng cao hơn nhiều so với những nơi khác.

Đức bùng nổ kinh tế, nhưng dân số lại già đi, tỉ lệ tăng tự nhiên âm, khoảng 20 năm nữa họ sẽ có quá nhiều người trong độ tuổi người nghỉ hưu, không đủ người lao động, CP không có đủ tiền để trả lương cho người nghỉ hưu. Nên họ bắt đầu khuyến khích người nhập cư (có trình độ) Và đặc biệt họ đang kêu gọi người bản xứ cởi mở với người nhập cư hơn vì tương lai chính những người này sẽ "làm ra tiền" nuôi họ.
 
Bạn học xong còn ở lại tới 11 năm sau đó thì quá Mỹ sống, vậy mà khuyên người khác học xong về VN sống thì hay nhỉ.

********************************
Sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ dẫn tới sự khó khăn trong cuộc sống là đương nhiên, đã xác định là sang nước người ta học thì phải chấp nhận thôi. Mất an ninh thì có thể 11 năm về trước, nhưng bây giờ nước đức khác nhiều rồi, lác đác mới chỉ có 1 hoặc 2 vụ tấn công người châu á trên toàn nước Đức mà cũng liên quan tới chuyện các bạn trẻ xích mích với nhau trong bar, club, chưa thấy tự nhiên bị tấn công như ở nước khác. Ở VN giờ còn chặt đứt bàn tay để cướp xe cơ mà.

Người phía Nam nước Đức (München, Stuttgart) thì khá lạnh lùng, và người ta không thực sự thân thiện lắm, đặc biệt với những người tới "phá văn hóa" của họ bằng những thói quen hết sức hồn nhiên như khạc nhổ, chen lấn, cười nói quá ồn ào chỗ công cộng, lên xuống tàu không biết nhường người già phụ nữ, ra vào siêu thị, trung tâm mua sắm không giữ cửa cho người đi sau (nó có thể bật vào mặt người đi sau). Rất ít biết nói cảm ơn và xin lỗi. Sinh viên mới sang thì học xong để bàn ghế ngổn ngang, người đức thì xong việc ai cũng dọn dẹp gọn gàng, đẩy ghế vào gầm bàn... Còn vô vàn những thói quen hết sức "bình thường" ở nơi khác nhưng tới Đức thì người ta nhìn bằng ánh mắt coi thường vì nó dưới chuẩn mực văn minh.

Người Đức hơi lạnh lùng, nhưng khi đã qua giai đoạn xã giao và người ta chấp nhận làm bạn với mình thì vô cùng trân trọng thân thiết, hoàn toàn không có chuyện vụ lợi, so đo toan tính và người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Ở trên có cô chú hỏi về việc học tiếng anh. Khi cô chú chọn trường cho con em mình (nên để chúng nó tự chọn thì hơn :D càng nâng niu, bảo bọc thì sang bên này càng không sống được. Trẻ bên này tí ti đã nằm cũi, phòng riêng rồi, đi học là được cả cô giáo và bố mẹ giáo dục cho cách tự lập, tự chăm lo). Trang web DAAD của chính phủ đức có gần như 100% thông tin về các trường, trong đó có khác khóa học. Thường nếu khóa học nói rõ là học bằng tiếng Anh thì bằng IELTS hoặc TOEFL là bắt buộc để có thể xin được học. Khóa nào dạy bằng cả hai thứ tiếng thì hiển nhiên là yêu cầu chứng chỉ cho cả 2 thứ tiếng. Nên học bằng tiếng Đức hơn tiếng Anh cô chú ah, tất nhiên nếu không đủ thời gian để học, thi tiếng Đức thì đành phải chấp nhận học bằng tiếng anh (coi như đường cùng ah). Người đức họ coi trọng văn hóa lắm, nên nếu không phải khách du lịch mà nói tiếng anh hàng ngày thì gần như "xúc phạm" họ, nhiều người họ biết nhưng họ từ chối giao tiếp bằng tiếng anh đó ạ.
Về loại trường. Như có bạn ở trên đã nói sơ qua về hệ thống Uni và FH. Cháu xin nói thêm chút là ngay cả học sinh Đức cũng đã phân loại từ nhỏ rồi, khi vào "cấp 3" thì cơ bản có mấy loại, chỉ có ai học Gymnasium thì mới đủ điều kiện (chưa chắc được nhận) vào Uni. Còn những nhánh khác thì vào FH hoặc đi học nghề rồi sau đó mới tiếp vào Uni (sau FH) nếu muốn. Như vậy cũng đủ để thấy là sự khác biết giữa Uni và FH. Nếu học để về VN thì chắc okie. Vì khi dịch sang tiếng anh, cả hai trường này đều dịch ra là University nên không vấn đề gì. Nếu học xong mà tính đi làm ở đức thì cô chú cứ hiểu nôm na (không chính xác) Uni = đại học, FH = cao đẳng. Ở Đức người ta cũng trọng bằng cấp lắm (vì học thật thi thật) Bạn gì ở trên nói FH dễ xin việc không sai nhưng ko có nghĩa là Uni khó xin. Bằng Uni là bằng giá trị, danh giá hơn và được đánh giá cao. Do kinh tế Đức bùng nổ, các nhà máy cần nhiều người làm, nên các trường FH đào tạo nhanh, nghiêng về thực hành nhiều. Để đơn giản thì có thể hiểu không chính xác là FH thua Uni một bậc về học thuật.

Đức có nhiều sự lựa chọn. TU München không phải là số một, Thành phố München tuy là giàu có hàng đầu nhưng chưa chắc đã phải là lựa chọn tốt nhất. Vì chất lượng giáo dục thì những trường như Heidelberg, TU Dresden... còn được cả thế giới biết tới. Cuộc sống ở Müchen có thể nói cũng đắt đỏ bậc nhất, nhà cửa còn không đáp ứng hết nhu cầu. Giả sử là một phòng giống hệt nhau ở Müchen có thể tới 400eu nhưng ở những thành phố khác có khi chỉ 300 hoặc 250eu. Đó là chưa kể các chi phí sinh hoạt khác cũng cao hơn nhiều so với những nơi khác.

Đức bùng nổ kinh tế, nhưng dân số lại già đi, tỉ lệ tăng tự nhiên âm, khoảng 20 năm nữa họ sẽ có quá nhiều người trong độ tuổi người nghỉ hưu, không đủ người lao động, CP không có đủ tiền để trả lương cho người nghỉ hưu. Nên họ bắt đầu khuyến khích người nhập cư (có trình độ) Và đặc biệt họ đang kêu gọi người bản xứ cởi mở với người nhập cư hơn vì tương lai chính những người này sẽ "làm ra tiền" nuôi họ.

Nói rất hay và chính xác! Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ mấy ai bây giờ còn chịu khó nhớ! Muốn biết người đó như thế nào, đọc những gì người đó đã viết ra ắt hiểu được phần nào bản tính/chất!
 
Đúng là người từng trải nghiệm sống và làm việc ở Đức không hiếm trên này, chỉ có điều họ ít xuất hiện thội. Các ý ở trên các bác đã phân tích rõ rồi. Em bổ sung thêm hai ý của bác đang ở Taipei đã nói thôi:

- Đúng là chuyện đầu trọc là chuyện của thập kỷ trước rồi, vài năm gần đây em cũng không gặp trường hợp nào (cá nhân cũng như thông tin) nữa. Cái Đảng của hội này thập kỷ trước phát triển nhanh lắm, muốn đòi lại vị thế của người Đức và nước Đức 'tinh hoa' phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa, nhưng vấn đề này đã bị kiềm chế và dần dần tự rút lui rồi. Người Đức bây giờ ôn hòa hơn và cởi mở hơn. Mới đây, CP Đức có đạo luật mới về chính sách nhập cư, thoáng hơn cho người nước ngoài muốn làm việc ở Đức và tạo điều kiện định cư lâu dài đóng góp cho nước Đức.

- Về thành phố nào học tốt nhất thì khó nói lắm vì còn phụ thuộc vào ngành học nữa. Uni của Đức khá giống với ĐH Quốc Gia, hay Bách Khoa của VN. Tức là đại học đa ngành. Chỉ có vài khoa mũi nhọn thôi, còn lại bình thường. Với lại sự xếp hạng cũng có xếp hạng chuyên về tưng yếu tố: giáo sư, hài lòng, môi trường quốc tế, tp... So sánh chỉ là tương đối, quan trọng là tìm được trường hợp với khả năng thôi. Muốn so sánh, có CHE Ranking Universities được xem là tài liệu tham khảo chính thức, được Zeit và DAAD công bố để các bác xem xét. http://www.zeit.de/studium/rankings/indexhttp://www.daad.de/deutschland/studienangebote/ranking/en/
 
Em chưa làm phụ huynh nên chưa hiểu cảm giác khi có con đi du học, nhưng em từng là du học sinh nên em hiểu tâm trạng du học sinh như thế nào, mà cụ thể là ở Đức, nên em chia sẻ với tư cách là cựu du học sinh về những điều mà chắn chắn các bác chưa nghĩ tới tại thời điểm này, nhưng chắc chắn sẽ diễn ra nếu các bác để F1 ra khỏi tầm tay (ra khỏi gia đình).

Các trường hợp đi Đức học, đa số là có anh em họ hàng bên đó mới cho sang Đức và đều định hướng là gần họ hàng, nhưng rồi chẳng ai ở với họ hàng hết. Và khi ra ngoài, thế hệ F1 sẽ phải tự lo cho bản thân, thỉnh thoảng mới về họ hàng chơi, hoặc các bác bắt về thăm, F1 mới về thôi. :D

Thực tế dự tính mỗi tháng 600euro, nhưng thực tế có người tiêu nhiều hơn, có người tiêu ít hơn. Con số này chỉ tương đối và năm đầu tiên không dùng đến nhiều vậy đâu. Chỉ từ khi con bác quen với môi trường mới, các chi phí ngoài học hành mới phát sinh thêm nhiều thôi. Tuy nhiên, hầu hết du học sinh, mà cụ thể ở Đức đều tự vận động làm thêm tự nuôi mình (bắt đầu từ năm thứ hai đặt chân đến Đức), thậm chí có bạn còn gửi tiền về cho gia đình. Tất nhiên có trường hợp này, trường hợp nọ, nhưng đại đa số là vậy. Cái đấy là từ trong suy nghĩ của F1 các bác khi sống ở Đức, các bác có ngăn cản cũng khó lắm.

Môi trường xung quanh nó thế, buộc F1 các bác nó phải suy nghĩ, không thể cứ lấy tiền bố mẹ mãi trong khi bạn bè như mình có thể tự nuôi mình. Ở nhà, F1 các bác có thể được chăm sóc, nhưng sang đó, chuyện con bác đi làm quần quật dưới cái lạnh âm chục độ (ngoài trời) hay nóng nừng nực (trong bếp) kiếm từng đồng để kiếm tiền nuôi thân là bình thường. Đó là những điều đã đang và sẽ diễn ra với những ai đi học ở Đức, không phải chỉ có màu hồng trường đại học trong lâu đài, bên thảm cỏ cạnh con sông đâu. Ngoài giờ, con các bác vẫn quần quật như chị lao công bình thường ấy ạ.:)

Các bác chưa biết chứ khi sang bên kia, F1 các bác sẽ được cấp resident permit, trong đó có quy định nói rõ sv được phép làm việc thêm 90 ngày trong năm, gần đúng với số ngày nghỉ trong năm: hè (2 tháng), Noel (2 tuần) và Phục sinh (trên dưới 1 tuần tùy bang). Đó là chưa kể các ngày cuối tuần. Thời gian đó, không đi làm thêm, F1 các bác ngồi nhà chơi có mà tự kỷ hết, khi đó còn đáng lo hơn ấy ạ. Với lại, F1 luôn có tư tưởng làm kiếm tiền để đi phượt quanh châu Âu khi được nghỉ nên sẽ hăng say kiếm lắm ạ. Tất nhiên, khi đi học, xác định học là chính kiếm tiền là phụ, nhưng có một số bạn quá đà vào kiếm tiền (vì thấy dễ quá:D) nên sao lãng học hành. Việc của các bác là hãm phanh những trường hợp này lại thôi. Động viên con cân đối thời gian, còn để ngăn cấm hoàn toàn, em e hơi khó, nhất là khi các bác ở xa F1 nửa vòng trái đất. :D



So sánh kinh nghiệm chính bản thân: chuẩn bị đi Anh hết tầm 2-3 tháng, nhưng để đi được Đức cũng ngót ghét không dưới 6 tháng đâu. Nên chị cần nắm rõ những mốc cơ bản và chuẩn bị trước để đến ngày là thực thi luôn chứ không có thời gian tìm hiểu nên thế này, nên thế kia nữa đâu, không lỡ là lỡ luôn cả kỳ, cả năm đấy ạ.
Chuẩn đấy ạ @ bản thân cháu đi cũng thế chú Hanoi 06 ạ ! Khi mới sang ba lan .bố mẹ muốn ở cùng Cô ( em họ bố ) cho cả nhà yên tâm . cô rất tôt , chú cũng vậy nhưng có nhiều bất tiện lắm , được 1 năm thì chuyển ra ngoài . BIết bố mẹ ở nhà lo lắng nhưng cháu vẫn chuyển ( thời đấy tuổi trẻ mà hjhj )
thuê nhà thì có nhiều cách để giảm chi phí chú ạ . ví dụ chia phòng hoặc thuê xa 1 chút miễn sao gần mtr hoặc bus.
Năm đâu tiên rất ngoan ngoãn học vì tiếng chưa pro , đường xá còn mù tịt ,,,, đến năm thứ 2 ! a` thực ra la 8 tháng sau thì trong đầu đã có ý đi làm thêm để đi phượt châu âu rồi chú ạ , mua cái này cái nọ rùi ( cháu là con gái ham shopping hơn)
ở nhà thú thật cơm cháu ko biết nấu thế mà sang đấy làm order cho 1 nhà hàng , rồi làm nail ( cái này nhiều bạn vn chọn vì ngừoi việt mình khéo tay .... khổ lắm hjc ...nhưng sướng vì mình là chính mình . và năm thứ 3 ko cần ba mẹ gửi xiền sang nữa :D
Tóm lại theo cháu . có chú quan tâm đường đi nước bước thật may măn và cẩn thận những sang đây có nhiều cái khác lắm mà tình hình chung của lưu học sinh nó thế hjhj . cô chú ko phải qua lo lắng đâu . động viên em là được rui .
 
@ beoxinhdep: cám ơn cháu. Thế có nghĩa là những sự sắp đặt của Bố mẹ cho đứa con mới bước vào đời thành ra vô nghĩa hết cháu nhỉ. Thật ra bố mẹ nào cũng lo ngại về những cạm bẫy giương ra sẵn sàng sập xuống những đứa trẻ non nớt. Chắc chắn điều đó cũng xảy ra nhiều chứ?
 
@ beoxinhdep: cám ơn cháu. Thế có nghĩa là những sự sắp đặt của Bố mẹ cho đứa con mới bước vào đời thành ra vô nghĩa hết cháu nhỉ. Thật ra bố mẹ nào cũng lo ngại về những cạm bẫy giương ra sẵn sàng sập xuống những đứa trẻ non nớt. Chắc chắn điều đó cũng xảy ra nhiều chứ?
:D Đúng là tâm lý của các bậc phụ huynh như bác và tôi ! nhưng cũng phải báo cáo với bác hanoi06 để anh em ta có thể yên tâm rằng cơ quan tôi đa phần dân học ở Đức về, chúng nó tâm sự rằng lúc non nớt chả cô cậu nào ra đường để bị sập, đến khi già đời rồi , chúng nó lại toàn tự đi tìm cạm bẫy để chui vào - thế mới chết lũ phụ huynh già đời chúng ta chứ ông ạ ! Mà nói cho cùng , cạm bẫy ở đó không đến nỗi báo động đỏ như ở nhà đâu , vậy là theo tôi, yên tâm đi bác ạ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,133
Latest member
ga179blue
Back
Top