What's new

Có phiên chợ tên là Thương nhớ...

Và trong cái không khí rộn ràng vui tươi đó. Tôi nghĩ tới những người bạn in ảnh cho bà con.
Họ luôn tay luôn chân, luôn bị vây quanh bởi vô vàn những ánh mắt đợi chờ. Khi mà mọi người đang xem điệu múa khèn, ăn thắng cố và chúc nhau những chén rượu nồng thì họ đã quên đi tất cả, âm thầm làm công việc của mình.

DSC_7523.JPG


Và tôi cũng nhớ tới những thợ ảnh nghiệp dư, trong đó có chi tôi. Chỉ với máy du lịch vẫn tích cực chụp cho mọi người. Và vì máy in quá tải, chị mang ra phố in ảnh rồi cầm về với những nụ cười.

DSC_0534.JPG
 
Đêm tàn !!!

Lại nghe kể... chiều hôm ấy Last đại hiệp và Chết Toi tiền bối đi cả buổi mới vần về được 1 khúc củi to, nhưng e chừng đốt vèo cái hết... Sau 1 hồi điện thoại khắp nơi, Du lão anh hùng dẫn 4 kẻ đi mượn xe cải tiến, vào 1 trong những ngôi nhà cổ bậc nháat ở Đồng Văn, xin được 2 khúc củi to và dăm khúc củi nhỏ, còn nhiều nữa nhưng ko dám xin thêm, ở đây củi to hiếm lắm, quý lắm!!!

Và đêm ấy, cả nhà đã được quây quần bên đống lửa to, tí tách, ấm áp...
Chỉ còn thiếu tiếng đàn Guitar bập bùng và tiếng hát của mọi người nữa là tuyệt, nhưng... Dường như mọi người vẫn còn xa cách nhau quá

Và... sau cái đêm chợ ấy... :shrug:

424067_10150555846746491_704841490_9582319_2056950399_n.jpg


Hãy uống cùng ta chén rượu nồng
Chén tình, chén nghĩa, phủ rêu phong
Trăm năm trong cõi phù sinh ấy...
Đo được làm sao một tấc lòng? (st)
 
Last edited:
Còn tôi..., Tôi ấn tượng với những ánh mắt và cả những nụ cười. Của ACE và cả đồng bào tham dự. Sự tò mò xen lẫn háo hức. Tất cả hòa vào cùng 1 nhịp, trong niềm vui, niềm hân hoan và cả những nụ cười "thơ ngây".
IMG_2942.jpg

IMG_2894.jpg


Dân tộc "rỏm".:D
IMG_2876.jpg


Thích quá nên cũng "hóa trang".:))
IMG_2948.jpg
 
Và ở nơi đó. Sau những mái nhà sàn là những con người tạo nên sự Thân Thương ấy, còn rất nhiều người chưa hiểu, hoặc không hiểu ý nghĩa của trương trình này đang dành cho họ. Những cụ già chỉ biết tựa vào cửa ngóng trông, những cậu bé lủn củn bán nude 50%:D vác cuốc theo mẹ lên Nương.
IMG_3024.jpg

IMG_2822.jpg

IMG_2992.jpg
 
Thôi đừng đi, Đồng Văn đâu có gì???

Đến tận lúc đứng ở bến xe, tâm trạng vẫn ngổn ngang và rụt rè điện thoại cho bạn "Hay thôi, không đi nữa?"

Bạn không quát, nhưng cáu "Bà điên à, còn bao nhiêu việc, không đùa được đâu"

Phải rồi, có ai định đùa đâu. Ở Đồng Văn, chỉ toàn những nụ cười!!!

Cô gái bên song cửa ở Sủng Là. Vừa nhận ra mình trong một tấm ảnh. Người đàn ông trong bức hình bảo "Phải chụp với bạn mình một tấm chứ". Tôi hỏi" Bạn này là bạn thế nào với anh". Hơi ngập ngừng một chút, anh trả lời dõng dạc "Chúng tôi là bạn cùng dân tộc". Phải rồi, chuyện là thế đấy, có gì đâu!!!.

GF4A8202.jpg
 
Cuộc gặp gỡ của thương nhớ

http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=478968&ChannelID=100

TT - Chúng tôi trở lại Đồng Văn sau một tháng hối hả chuẩn bị cho chương trình tri ân miền đất cao nguyên nơi địa đầu cực Bắc: một phiên chợ “thương nhớ” đặc biệt đầu xuân.

ImageView.aspx


Từ sáng sớm đã nghe chiếc xe thông tin lưu động của huyện chạy quanh thị trấn và phát một bản tin ngắn bằng tiếng Mông - ngôn ngữ phổ thông quan trọng nhất sau tiếng Kinh với rất nhiều đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Giáy... trên cao nguyên đá. Có một triển lãm ảnh, một chương trình chụp và tặng ảnh, một bữa tiệc giao lưu ẩm thực dành cho bà con tại chợ Đồng Văn cũ trong hai ngày 18 và 19-2. (Chợ phiên tồn tại gần một thế kỷ này đã được di dời sang địa điểm mới từ tháng 8-2011, xem “Thương nhớ chợ phiên Đồng Văn”, Tuổi Trẻ ngày 27-11-2011).

Lâu lắm rồi chợ Đồng Văn cũ mới lại đông vui đến thế. Người đến xem triển lãm ảnh, người đến chụp ảnh, người đến ăn xôi màu, mèn mén, thắng cố, uống một vài chén rượu ngô và chuyện phiếm. Sắc màu tràn ngập phiên chợ “thương nhớ”. Rất nhiều lữ khách từng đến chợ Đồng Văn xúc động đến ngỡ ngàng. Với những người tổ chức, bao nhiêu lo lắng cho chương trình tri ân mảnh đất mến yêu đang theo dòng Nho Quế chảy đi.

Ở giữa gian nhà ngang, nơi đặt chiếc bàn nhỏ in ảnh trực tiếp tặng bà con, người đứng vòng trong vòng ngoài. Các tình nguyện viên háo hức chụp hình lưu niệm và chiếc máy in chạy hết công suất để in ra những bức ảnh “nóng hổi”. 300 niềm vui là 300 bức ảnh chụp. Người cầm bức hình rưng rưng cảm động, người vội vã khoe với bạn bè, tiếng nói tiếng cười rộn rã.

Tại khu vực treo 200 ảnh triển lãm, những tấm ảnh đã bắt đầu được đánh dấu bằng một sticker in chữ “Kính tặng” của chương trình. Điều đó cho biết bức ảnh đã tìm được chủ nhân. Đội trả ảnh cầm những bản in ảnh trên giấy đi xuống chợ mới và đi quanh khu vực chợ cũ tìm kiếm chủ nhân của những bức ảnh. Nhiều người thốt lên khi nhận ra người quen hay họ hàng. Tin tức về những bức ảnh đang được trao trả lan xa, nhanh đến mức người ở Phố Cáo, Sủng Là cũng lên, người ở Lũng Phìn, Mèo Vạc cũng lại...

Tất cả tình nguyện viên đều cuống quýt, vội vàng. Chúng tôi chạy từ giá ảnh này sang giá ảnh kia, đi từ góc chợ này sang góc chợ khác, nói cười hối hả khi đồng bào nhận ra chủ nhân của những tấm ảnh. Có những người nhận ra mình trong ảnh, có người là vợ con, anh trai, em gái, chồng, mẹ. Họ đã nhận ra chủ nhân và những tấm ảnh được gỡ ra khỏi giá treo và trao tặng.

Đã có quá nhiều những niềm vui khó tả, những câu chuyện không kết thúc. Ấy là khi chiếc giá ảnh cứ vơi dần. Có tấm ảnh được chính tác giả tặng lại cho nhân vật trong tác phẩm. Có tấm ảnh ban tổ chức thay mặt tác giả gửi tặng. Chúng tôi vui một thì đồng bào phải vui gấp đôi, gấp ba. Người chăm chú xem kỹ từng tấm hình, người xin nhận tấm ảnh chỉ vì “nhà em ở phía sau vách đá”.

Một nhóm tình nguyện cầm ảnh xuống tận chợ mới để tìm người vì đang bận bán hàng chưa lên xem triển lãm được. Vui thay, họ đã tìm được chủ nhân của những bức ảnh đó đang khâu giày, bán bánh gạo hay đang đi quanh chợ. Thật khó tin!

Câu chuyện về những bức ảnh tìm lại được chủ nhân khiến người làm chương trình cũng như bà con đều rơi vào một cảm xúc khó tả. Dư âm về món quà mừng xuân mới đầy ý nghĩa văn hóa mang đến cho đồng bào Đồng Văn khiến khắp thị trấn cao nguyên ấy đâu đâu cũng thấy bàn tán về triển lãm và chương trình giao lưu ẩm thực. Một bà cụ rưng rưng nắm tay tôi nói bà đã sống 80 tuổi, chưa có phiên chợ nào bà thấy vui như hôm nay. Cánh đàn ông bên bàn rượu hồ hởi: “Khi nào các chú lại lên?”.

Một phiên chợ đặc biệt của những ân tình mà bao lãng khách muốn gửi gắm lại cho cao nguyên đá, mong chia sẻ được với bà con những niềm vui tinh thần nho nhỏ, mong miền đất ấy sẽ ấm no và gìn giữ được bản sắc của riêng mình. Chúng tôi trở về và tự hỏi bao giờ lại có cuộc gặp gỡ của “thương nhớ Đồng Văn”?

THỦY TRẦN
 
Buổi sáng

Sáng ra chợ khá sớm, vì hôm qua không thức khuya nên ngủ thế là quá ngon và đủ. Đồng thời đi tìm chiếc găng tay đã làm rơi mất đêm qua trong lúc vác củi, nhóm lửa. Đôi găng này của người bạn mua tặng từ tận Tân Cương, rất ấm. May quá thấy chiếc găng nằm dưới cái rãnh bên cạnh thềm chợ.

Giữa sân chợ, những màu sắc váy áo rực rỡ đầu tiên đang quây quần. Thứ khiến những cô gái Mông đến đây tụ tập sớm thế hóa ra chính là đống lửa vẫn còn từ hôm qua. Hai gộc củi đã thành hai hộc than, và họ đang đốt những thanh gỗ cuối cùng trong bó gỗ làm giá ảnh, để ngọn lửa lại bùng lên.

Thấy rất thú vị, và chợt nghĩ: Một đống lửa đã bùng lên rất mạnh tối qua, chắc đã gần như tàn lụi trong đêm, nay lại được thổi lại, lại bốc cháy, lại sưởi ấm, lại là nơi để mọi người quây quần, trò chuyện, lại được như lửa cháy cho những tấm lòng ấm lại.

Phiên chợ Thương nhớ lần này, phải chăng cũng thế?

67166110.jpg
 
Re: Tối hôm trước

Chín giờ tối, lửa nổi lên, những ngọn lửa ấm xua đi giá rét và mưa bay lất phất. Mọi người vây quanh đống lửa, vây quanh lò than nướng đồ ăn đêm, và tất nhiên là không thiếu rượu giao lưu.

Mời các bạn ngoài sân, và các bạn trong ảnh một chén nhé

67166050.jpg


Biết là nói ra có lẽ cũng không nên lắm, nhưng đã là chia sẻ cảm xúc, thì tôi cũng phải nói rằng tối đó, tôi thấy hơi lạc lõng và chạnh lòng với tiếng nhạc xập xình kiểu nhạc sàn bật lên giữa khung cảnh đó. Giá như đó không phải là thứ nhạc chát bùm thì tôi đã thích hơn, đã muốn ngồi lâu hơn để nói chuyện với các bạn, hoặc đơn giản chỉ là ngồi xa ngắm ngọn lửa. Vì vậy, tôi về sớm...
Xin lỗi đã cắt mạch cảm xúc của các bạn.Thật tình chúng tôi đến và cũng chỉ làm hoạt náo viên bất đắc dĩ,thấy không khí quá trầm và có phần rời rạc,giữa các lạnh cắt da chỉ muốn các bạn trẻ được vui và sôi nổi hơn bên đống lửa,mọi người nướng thịt,quạt than dưới màn đêm.Người áy náy nhất lại là bác Du...chỉ đạo để bật đèn xe và thêm ít nhạc cho không khí đỡ trầm.Nhẽ ra nếu bạn không thích,thì với tinh thần vì tập thể có thể yêu cầu đổi nhạc,hoặc nêu lên một sáng kiến gì đấy hay để chúng tôi cùng hòa đồng chứ không nên cảm thấy lạc lõng...rồi về sớm.
 
Thắng cố

Cùng với đống lửa còn lại từ đêm qua, góc chợ đằng kia một lúc sau nhen lên ba lò lửa cháy rực, với ba chảo thắng cố bắt đầu bốc khói. Người ta vẫn thường nói đến thắng cố ngựa, nhưng người nấu thắng cố hôm đó nói thắng cố bò mới ngon, chả biết thế nào mới là phải, hay là cả hai đều ngon?

Những miếng thịt, lòng, sách, tiết được chém nhỏ bỏ vào nhào lộn trong chảo nước. Chốc chốc lại thêm, lại thêm, và chảo cứ đầy dần lên. Chín giờ nhé, sau chín giờ, khai mạc mới múc ra nhé.

Tối hôm trước, Ả thì lo lắng không biết liệu có đủ không. Còn lúc ở chợ, Thị lại bảo "thế này mà bà con không đến thì làm sao mà hết được". Vui vui, cả hai đều lo lắng, nhưng lo lắng theo hai kiểu khác nhau. Thế nào mà chả hết !!!

Chảo khi mới bắt đầu đun

67166111.jpg

Và khi đã có thể chuẩn bị múc ra bát...

67166123.jpg


@nga_jo: Topic này tôi viết về suy nghĩ, không giấu diếm cái gì. Đây là topic cảm xúc, cho nên mọi giải thích hay "khuyên nhau" nên làm thế nào đều không phù hợp mất rồi. Bạn thấy vui thì viết vui, thấy buồn thì viết buồn, đừng biến nơi này thành thảo luận gì nhé.
 
Mỗi người 1 cách nhìn nhận và thể hiện cảm xúc khác nhau. Khi trèo lên cái tháp cổ được xây dựng từ thời Pháp còn đô hộ, tôi mới có được cái cảm giác ấm áp này, mặc dù gió thổi rất mạnh và lạnh buốt, nhưng không thể ngăn cản chúng tối với mong muốn được ôm trọn phố chợ Đồng Văn vào lòng.
IMG_0227.jpg

IMG_2599.jpg

IMG_2744.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,367
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top