What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Thung Lũng Cỏ Ống:
Thung lũng thứ hai này nằm về hướng Bắc, từ thời Nguyễn Ánh có sự quần tụ dân cư thành là Cỏ Ống
Ngoài ra nơi đây còn có Sân Bay Cỏ Ống ( nay là sân bay Côn Sơn)
Nối tiếp ý đồ Thực dân Pháp, Mỹ - Ngụy đã cho xấy dựng nơi đấy một sân bay, khởi công tháng 7/1961 đến cuối 1963 thì hoàn thành, chủ yếu là đáp trực thăng.
Mục đích của họ khi cho xây dựng sân bay là chủ động được phương tiện giao thông nhanh chóng và thuận tiện hơn so với đường biển, khi cần thiết họ có thể hỗ trợ cho bộ máy quản trị cấp thời, thay đổi thủ đoạn kìm kẹp các chiến sỹ, đồng bào yêu nước Việt Nam bị tù đày tại Côn Đảo.
Năm 2002, sân bay được nâng cấp, nay ATR-72 có thể đáp tại sân bay này.


Cảng Hàng không Côn Sơn


ATR 72.


Bãi Đầm Trầu- khu vực gần sân bay Côn Sơn


Mũi Lò Vôi- chiều tà
 
VỀ NHÂN VĂN:
Những di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện cho thấy:
Vào giai đoạn hậu kì đồ đá mới ( cách nay 4000-4500 năm) đã có lớp cư dân đầu tiền sinh sống tại Côn Đảo.
Do vị trí năm giữa biển Đông, trên tuyến đường giao thông Âu – Ă, Côn đảo được người phương Tây biết đến rất sớm.
- Từ thế kỷ thứ IX đã có thương thuyền của người Ả Rập ghé lại.
-Cuối thế kỷ XIII (1924), đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Macrco Polo, gồm 14 chiếc từ Trung Hoa trở về nước, giữa đường bị một cơn bão ác liệt nhấn chìm 8 chiếc, số còn lại trôi dạt vào trú ẩn trên Côn đảo.
- Vào thế kỷ XV-XVI, có rất nhiều đoàn du hành Châu Âu qua lại trên đại dương ghé vào viếng Côn Đảo.
- Trong thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha sau khi chiếm trị xong quần đảo Philippin có đến cư trú một thời gian tại Côn Đảo.
- Thế kỷ XVIII, vào năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, công ty Đông Ấn thuộc Anh ngang nhiên đỗ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài. Sau 3 năm có cuộc nỗi dậy của người Ma- Cat- Xa ( lính đánh thuê) do chính nhà Nguyễn chủ trương tổ chức và chỉ huy nhằm bào vệ toàn vẹn lãnh thổ xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.
Năm 1760, các chúa Nguyễn đang quyền cai trị đồng bằng sông Cữu Long có cho di dân và cử người ra cai quản Côn Đảo.
- Năm 1783, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, thua trận phải vượt biển ra trú ẩn tại Côn Đảo, khi đi Ông có mang thao một số bầy tôi thân tính là khoảng 100 gia đình thuộc hạ, sau đó kết hợp với số dân cư có sẵn trên Côn Đảo, chính thức lập nên 3 làng : Cỏ Ống – An Hải – An Hội.
- Thế kỷ XIX, ngày 28/11/1861 vào lúc 10 giờ sáng, đại diện chính thức thực dân Pháp là hải quân trung quý Lèspes đã hòan tất việc đánh và chiếm Côn Đảo với một văn bản mang tính xâm lượt.
- Kể từ khi đó lịch sử Côn Đảo sang trang, thực dân Pháp đã biến Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành một hệ thống lao tù đài ải, đẫm máu, khốc liệt mang tên “Địa Ngục Trần Gian”


Núi non - biển trời


Địa ngục trần gian
 
PHẦN II- LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG:
Kể từ khi thực dân Pháp thành lập nhà tù Côn Đảo (1/2/1862) đến khi Côn đảo hòan toàn giải phóng 1/5/1975). Trải qua 113 năm đen tối và đau thương Côn đảo như một bảng cáo trạng sống kết án chính sách xâm lượt của Thực Dân và Đế Quốc. Họ đã sữ dụng hệ thống nhà tù để giam cầm, truy bức, khủng bố, nhằm hủy diệt lý tưởng và ý chí đấu tranh của tù nhân bằng những nhục hình mang tính man rợ thời trung cổ kết hớp với tính tàn ác tinh vi của nền văn minh hiện đại.
Nhà tù Côn Đảo gắn liền lịch sử Côn Đảo trong 113 năm
- 92 năm (1862-1954) thời Thực Dân Pháp
- 21 năm (1954-1975) thời Đế Quốc Mỹ


Không lời


Không lời


Không lời
 
A- GIAI ĐOẠN 1862-1954:

Côn Đảo trong thời kì thực dân Pháp và bối cảnh lịch sử dẫn tới sự thành lập nhà tù Côn đảo
Vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tư bản Anh, Pháp bắt đầu dòm ngó các nước Phương Đông. Nhiều lần công ty Đông Ấn thuộc Anh và công ty Đông Ấn thuộc Pháp nhiều lần cử người sang Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với mưu đồ xâm lượt.
Nhưng lúc bấy giờ thực dân Pháp có ưu thế hơn Anh tại Việt Nam, do đã cử nhà truyền giáo Pigneau De Behaine ( Bá- Đa -Lộc) sang phụ giúp Nguyễn Ánh. Được sự tin cậy của Nguyễn Ánh, Bá -Đa -Lộc đại diện triếu đình Việt Nam sang Pháp kí hiệp ước Versailes ngày 28/11/1787, dưới triều vua Louis thứ XVI. Đó là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho pháp cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn, nhưng nội tình nước Pháp lúc bấy giờ đang khủng hoảng rất nghiêm trọng, nên Hiệp ước Versailes tạm thời gác sang một bên.
Đến ngày 28/11/1861, lúc 10g sáng, bằng hành động đánh và chiếm Côn Đảo với một văn bản “ Tuyên Cáo Xâm Lượt” Côn đảo mất vào tay thực dân Pháp
Tiếp đến 1/2/1862, Thống đốc Bô – Na ở Nam Kì kí nghị định thiết lập khu giam cầm tại Côn đảo. Trong khi đó 05/6/1862, thực dân Pháp mới chính thức đặt nền thông trị tại Côn Đảo ( tức ngày mùng 9 tháng 5, năm Nhâm Tuất), triều đình Tự Đức nhà Nguyễn kí hòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp chủ quyền 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ: Biên Hòa – Gia Định – Định Tường và kể cả quần đảo Côn Lôn. Họ biến Côn Đảo làm nơi giam cầm đày ải tù chính trị và những người mà họ cho rằng là gây rối trật tự, an nình vì các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Côn đảo là một hòn đảo hoàng vắng nằm giữa biền khơi, ở đây tù nhân khó có phương tiện giao thông để vượt thoát, hơn nữa sự đấu tranh của người tù không gây được tiếng vang trước công luận, không tạo nên ảnh hưởng chính trị sâu rộng. bên cạnh đó bộ máy quản trị của nhà tù được toàn quyền đàn áp, hành hạ giết hại tù nhân mà không ai hay biết.
+ Người tù Côn Đảo bị cách ly hoàn toàn với gia đình, phòng trào đoàn thể mất hẳn mọi liên lạc với đất liền ( Nên họ nghĩ rằng hoạt động của người tù sẽ bị vô hiệu hóa ở đây)

Trong thời gian này (1863-1954) hệ thống nhà tù xây dựng gờm 4 Bagne ( Banh = trại giam) : Banh I, Banh II, Banh III, Banh III Phụ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,535
Bài viết
1,153,527
Members
190,107
Latest member
Nguyenphuhai
Back
Top