What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Sau đây tôi xin giới thiệu khái quát từng banh:
DI TICH BANH I ( TRẠI PHÚ HẢI)

TrungTâm cải huấn Phú Hải – trại Phú Hải, đây là một trại giam lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo, do Thực Dân Pháp cho xây dựng vào những năm cuối thế kỉ XIX.
Tên gọi đầu tiên là Banh I, sang thời Mỹ -Ngụy gọi là Lao 1- Trại Công Hòa –Trại 2 và tên gọi cuối cùng là Trại Phú Hải ( sử dụng từ 11/1974)
Sau khi hiệp định Paris ký kết, trong âm mưu ém giấu tù chính trị không trao trả, địch cho đổi tên tất cả các trại giam ở Côn đảo, mỗi trại đều được ghép với chữ PHÚ và hệ thống nhà tù Côn Đảo trực thuộc trung Tâm cải Huấn Phú Hải.
Có thể nói trong tất cả các trại giam thì Trại này để lại nhiều về sự kiện lịch sử nhất.
Trước khi xây dựng một nhà ngục kiên cố như thế này ( Phú Hải) đầu tiên là phải nhắc đến một sự kiện đầu tiên.
Ngày 28/11/1861, Thực Dân Pháp chiếm đảo, sau đó 2 tháng Thống đốc Bonard ở Nam Kì ban hành nghị định thành lập khu giam cầm tại Côn Đảo, lập tức ở vị trí đó họ đã cho xây dựng lên một nhà ngục, nhưng tạm thời bằng vách đất mái tranh và 50 tù nhân đầu tiên có mức án từ 1 đến 10 năm tù bị đưa ra Côn Đảo giam tại đây vào đầu tháng 3 năm 1862. Sau đó 3 tháng vào đêm 28/6/1862 năm mươi tù nhân này đã kết hợp với hơn một trăm quan lính triều Nguyễn làm cuộc khởi nghĩa nỗi dậy đốt phá trại giam, đánh đuổi khoảng một chục tên cai ngục Pháp xuống một chiếc thuyền nhỏ về nước. Nhưng sau cuộc khởi nghĩa số nghĩa binh này không tìm được phương tiện về đất liên nênh hai tuần lễ sau Thực dân Pháp đã phái một thông hạm tên Nozazaray đến Côn Đảo tàn sát số nghĩa binh, họ giết chết hơn 100 người và bắt sống 20 tù nhân. Họ buộc 20 tù nhân này phải mang hơn 100 xác chết lên trên một đồi cát chôn chung một mồ sau đó chốn sống luôn 20 tù nhân đó ( nay là Di Tích Bãi Sọ Người)
 

Phú hải

Sau đó TD. Pháp cho xây dựng một nhà ngục kiên cố với tổng diện tích là 12.015m2 có tường dày bao bọc bên ngoài.
Năm 1896 đã hòan tất bao gồm: 2 dãy khám giam được xây đối diện nhau. Thành hai dãy song song, phía cuối sân nối qua giữa hai dãy khám là 20 xà lim.
Ngoài ra cuối dãy bên trái còn có: Phòng Giam tù đặc biệt và Hầm Xay Lúa thời Pháp. Cuối khám dãy khám giam bên phải có Khu Đập Đá và khu nhà bếp.
Sang thời Mỹ ngụy cai trị Nhà Tù Côn Đảo, họ cho xây lên những công trình như : Nhà Nguyện, Nhà Ăn, Giang Đường, Câu Lạc Bộ, Phòng Hớt Tóc,…..những công trình này chỉ đề mỵ dân trá hình, đối phó dư luận mà thôi.


Nhà nguyện – xây dựng 1963

Câu Lạc Bộ - xd 1963


Nhà bếp


Nhà ăn – xd 1963. Nhà ăn được xây dựng 1963, theo lời các Bác cựu tù Chính trị Côn Đảo kể lại rằng “… từ khi xây dựng nhà ăn này, đến ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, chúng tôi chưa một ai được đặt chân ra đây ăn bữa nào cả”
 

Phòng tử hình – Phòng 3 – Sang thời Mỹ Ngụy họ lần lượt nhốt 250 người có mức án tử hình.


Phòng giam đặc biệt – Thời Pháp giam người có án tử hình. Và những người có mức án nặng để đi lao dịch khổ sai trong hầm Xay Lúa như: Bác Tôn, Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương,…..


Khu đập đá- Phạt những người Pháp cho là nguy hiểm không giám để cho đi lao dịch khổ sai sẽ phạt vào đây.
Và tại nơi đây 1908 Cụ Phan chu trinh sang tác bài thơ “Đập Đá côn Lôn”
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày càng trải thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con”
 
Tóm lại, cảm ơn anh toàn tập.
Nhờ bài viết của anh mà em hiểu hơn rất nhiều về Côn Đảo, hi vọng có ngày sẽ được ra đây!

(Ak, cái hình chú thích máy bay ATR-72, theo em đây là một loại máy bay khác nào đấy chứ không phải ATR-72)
 
Chưa hết bài đâu mấy bác, dự kiến ít nhất phải viết ít nhất 3 tháng mới hoàn thành xong " Côn Đảo Toàn tập" hehehe, thì mấy bác cứ bình luận vô tư mà. Sẵn đây posh thêm vài tấm ảnh của một bác mới đi Côn đảo về sáng nay (02/02/2010)( Anh Hoàng- Hà Nội) cho các bác xem tí, mai mốt bác ấy viết hồi ức sau,... vì posh toàn nhà tù sẽ nặng đầu lắm!



Thị trấn với những hàng Bàng


Biển chiều

Bãi Đầm Trầu


Cây Bàng lá đỏ


Đường Lê Duẩn
 
Last edited:
Nhà tù Côn đảo có rất nhiều xà lim (hầm đá), riêng trại Phú Hải này tới 20 xà lim nằm cuối sân, những thành phần tù mà địch cho là nguy hiểm, hoặc vượt ngục bị bắt lại sẽ cấm cố vào đây, mức nhẹ nhất là 2 tháng , có thể là 3 tháng, 6 tháng, hoặc từ năm này sang năm khác,…nếu bị giam lâu ngày tù nhân sẽ bị teo cơ, chổ da thịt cọ với thanh còng luôn bị rướm máu, lâu ngày sẽ bị chay.
Dù gian lao khổ cực và đau đớn nhưng những người tù vẫn lạc quan, yêu đời và hướng về quê hương tổ quốc.
Hiện nay, Khu xà lim này còn rất nhiều dấu tích ngày xưa, một trong những bài thơ còn sót lại của người tù tên Huỳnh Văn Chuẩn bị đưa vào hầm đá ngày 14/12/1958 là:

Người cách mạng chịu nhiều gian khổ
Dẫu gian lao nhưng vẫn coi thường
Bền chí giữ vững lập trường
Vượt qua gian khó trên đường vinh quang”



Khu xà lim – phạt tù nhân

Phòng 6: Còn gọi là Phòng Chết Điển Hình. Từ năm 1957 trở đi địch đã đàn áp những người tù rất nhiều, tù nhân được đưa vào phòng này phần lớn là cốt cán, và địch cho là “ chống đối”, do vậy tra tấn tù nhân và những người tù hy sinh phòng này rất nhiều, chính vì vậy gọi là “Phòng chết điển hình”
Mỗi phòng giam tập thể như thế lúc cao điểm co thể giam giữ trên 200 người, người tù chen chúc lẫn nhau khi bị gong cùm. Khi đi vệ sinh phải đi vào 1 thùng gỗ, chuyền tay nhau thùng gỗ, những căn bệnh dịch tả và kiết lỵ luôn hoành hành thì người tù không thể nào chợp mắt, chuyền không kịp thùng gỗ phân bê bết ra ngoài,….


Phòng 6 – Phòng chết điển hình


Phòng 6, giam tập thể


Tương thân tương ái




Phú hải
Có thể nói trại Phú hải là trại giam gắn liền trong suốt 113 " địa Ngục trần gian", khi thành lập nhà tù cho đến ngày giải phóng.
 
Để mình thêm một số hình ảnh về trại Phú Hải cho xong, sau đó tiếp sang trại Thứ 2- Phú Sơn.

Chòi canh Phú Hải


Một giải phòng giam


Hoa Bằng Lăng trong trại


Phú Hải hôm nay - Chụp qua cửa Sắt


Những mãnh chay trên vách tường- phục chế
 
Banh II: Trại Phú Sơn
Sau khi chỉnh trang Banh I kiên cố 1896, thì 20 năm sau đó 1916 Banh II ra đời. Trại giam này nhìn trông đồ sộ hơn Banh I, Sở Tràng Tiền – một sở xây dựng nỗi tiếng lúc bấy giờ ra thiết kế.
Sang thời Mỹ- Ngụy đổi tên Trại Nhân Vị, Trại III. Sau khi hiệp định Paris kí kết gọi là Trại Phú Sơn ( sang thời Mỹ Ngụy họ đổi tên rất nhiều nhằm xáo trộn tất cả các trại giam, nhằm cho người tù khó liên lạc thông tin với nhau).
Năm 1928-1945, Banh II là nơi tù nhân mang án chính trị( cấm cố, phát lưu,..)thuộc các tổ chức CM như: Việt Nam Thanh niên Cách Mạng Đồng chí Hội, Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Cộng Sản, và một số người yêu nước dưới ảnh hưởng nhà yêu nước Nguyền An Ninh....bị giam trại này.
Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là đấu tranh đòi thực hiện chế độ tù chính trị, bảo vệ sinh mạng tù nhân và đặc biệt là rèn luyện cho cán bộ văn hóa lý luận chính trị, các đồng chí được đào tạo rèn luyện ở banh II như : Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Lương Khánh Thiện, Hà Huy Giáp,…



Trại phú Sơn

 

Dãy xà lim ( 14 xà lim) trọng trại này nằm ẩn giữa hai bức tường nếu không để ý khó có thể phát hiện ra, tại đây như những phòng giam khác luôn có những câu chuyện cảm động trong tù, tôi xin kể một câu chuyện cảm động mà tôi từng gặp người thật việc thật.

Nhiều người từng biết bác Lê Quang Vịnh ( nguyên là Trưởng ban Tôn giáo của Chính Phủ) là học sinh xuất sắc, từng đỗ đầu kỳ thi chuyên lý toàn miền Nam năm 1954, thủ khoa cử nhân Toán Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960. Bác đã từ chối suất du học Mỹ của Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng câu chuyện tình lãng mạn và đầy chất thơ của người chiến sĩ trung kiên ấy thì ít người biết đến. Bác hoạt động cách mạng rất sớm và bị địch bắt giam ở Côn Đảo. Phòng giam của bác cạnh với phòng bác Trần Trọng Tân (nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương).

Chứng kiến Vịnh dũng cảm phản đối chào cờ, hát quốc ca ngụy, bác Tân rất quý cậu thanh niên này. Anh càng khâm phục hơn khi biết đó chính là người tử tù đã nói một câu nổi tiếng khi Tòa án Quân sự đặc biệt Sài Gòn kết tội mình: "Chúng tôi rất tiếc là chưa trừng trị được tên xâm lược Mỹ đầu sỏ ở Sài Gòn". Hai người đã trở thành bạn thân của nhau. Một lần cao hứng, bác Tân bảo Vịnh: “Mày khá lắm, nếu còn sống được đến ngày giải phóng có chịu làm em tao không? Tao có cô em gái tên Khánh xinh lắm”. Lúc ấy, ai cũng nghĩ đó chỉ là chuyện đùa.
Cuối năm 1970 đễ xoa dịu làn sóng đấu tranh khi phát hiện Chuồng Cọp Pháp đã bị phát hiện và dư luận lên án vào trung tuần tháng 7/1970. Chính quyền Mỹ -Ngụy đã cho mẹ của Người tử Tù Lê Quang Vịnh ra tận Côn đảo thăm người con của mình. Và món quà bà mang theo là một bộ đồ bà ba màu đen có thêu hai chữ " của Mạ"

Lúc bấy giờ Lê Quang Vịnh và Trần Trọng Tân ( Phan Huy Vân ) bị nhốt vào cùng một dãy xalim tối của Trại III ( trại Phú Sơn). Khu này bao gồm 14 xalim, Bác Vịnh bị nhốt xà lim cuối cùng số 14. Bác Tân bị còng xalim số 12, nhưng hai người hoàn toàn không biết về điều đó.

Đêm đến xalim tỏa hơi đá ra lạnh thấu xương người, những chiếc áo mộc mạc không thể nào xua tan cái lạnh buốt. Nằm trong xalim toi, với cánh cửa sát đe òm, lạnh lẽo. Bác Vịnh nghe phòng đâu đó kề bên có tiếng ho sặt sụa về ban đêm, nhưng không biết đó là ai ( Tôi cũng xin giải thích thêm bị nhốt trong xalim la những người tù có mức án nặng, không được ra ngoài, không cho đổ thùng vệ sinh, không tắm giặc , chân bị còng tháng này qua tháng khác, năm này qua năm nọ,...)

Bác Vịnh nhờ một anh gác ngục có thiện cảm với người tù và nói rằng " Nhờ anh chuyển dùm bộ đồ bà ba này sang phòng bên kia, phòng có người tù nào cứ mỗi tối đấn là ho, có lẽ anh ta bị lạnh ". Người gác ngục tốt bụng đã giúp bác điều đó,...

Còn về phần bác Tân nhận được bộ đồ mà cũng không biết người tù nào đã tặng mình. Một buổi sáng của ngày hôm sau, ngoài trời những chiếc lá Bàng xanh mướt đun đưa theo gió và một làn gió mạnh đi qua, có một chiếc lá Bàng khe khẻ lướt nhẹ vào xà lim bác Tân, nhặt chiếc lá Bàng xanh lên tay, và bác tân đã khắc vào đó 4 câu thơ :

" Áo lọt xà lim áo tới đây
Ôm hôn áo mới nhớ câu này
Thương nhau cởi áo trao nhau mặc
Mẹ hỏi qua cầu áo gió bay"


Bác Tân cũng nhờ anh gác ngục tốt bụng hôm trước chuyển chiếc lá Bàng có khắc 4 câu thơ vào đó như một lời cảm ơn cho người đả tặng áo cho mình.

Cầm đọc những câu thơ bác vịnh xúc động vô cùng, bác nhớ về người mẹ, người chị, về quê hương của mình.

Ngày giải phòng cũng đã đến 1.5.1975. Tại nhà tù Đôn Đảo đã chấm dứt 113 năm " Địa Ngục Trần Gian", 7.448 người tù đã được trở về đất liền đoàn tụ với gia đình, với quê hương thân yêu.

Tháng 9/1975 Bác Vịnh đại diện cho đồng bào miền Nam ra thủ đô Hà Nội dự lễ quốc khánh. Và trong cuộc hội đàm đấy có một người đã đặt cho Bác Tân một câu hỏi :" Trong khi ở nhà tù Côn đảo anh có những kĩ niệm gì sâu sắc đáng nhớ, anh có thể kể lại cho mọi người cùng biết,..."

Bác Tân trả lời :" Kĩ niệm đối với tôi rất nhiều, nhưng tôi không thể nào quên khi tôi bị nhốt trong xalim trại III, có một người tù nào đó đã tặng tôi một bộ đồ bà ba, và tôi cũng đã hồi âm lai bằng 4 câu thơ trên chiếc lá Bàng. Đến bây giờ tôi cũng không biết đó là ai, không biết người tặng áo cho tôi có ở trong hội trường này không?" Cả hôi trường im phăng phắt, và có một người đã đứng bật dậy và bước lên,.. Bác Tân và bác Vịnh hai người đã ôm chầm lấy nhau, tay bắt mặt mừng và khóc, những giọt nước mắt thật hạnh phúc.

Bác Tân nói " Bây giờ đến lúc tao phải thực hiện lời hứa trước kia với mày, mày có chịu làm em rễ tao không, bác vịnh đã gật đầu,.."
Kết quả tình yêu đó cho đến ngày hôm nay. Bác Vịnh đã có hai người con, một nam, một nữ sống êm đềm và hạnh phúc.Người con trai bác tên Lê Quang Tự Do và người con gái tên Lê Quang Hạnh Phúc!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top