What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Vẻ đẹp hoang sơ !

Với khuôn viên bãi biển có bãi cát dài, rộng bao la; đặc biệt là với dãy cát vàng và mịn, dãy hàng dương thơ mộng, dãy đá chông chênh tạo nên một vẻ hùng vĩ.
Nào mời các bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Đầm Trầu - Côn Đảo
a%20%2823%29.jpg

Đoạn đường vào

H%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh005.jpg

Bãi cát vàng, mịn

H%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh009.jpg

Dạo bước song theo bãi biển

H%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh016.jpg

Một hình ảnh phong phú cho các "phó nháy"

H%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh028.jpg

Tắm mình dưới ánh nắng dìu dịu - tắm biển

H%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh027.jpg

Ăn trưa dã ngoại​

Bãi Đầm Trầu, không gian thơ mộng, nơi cắm trại, nghỉ dưỡng tuyệt vời với không gian của biển, cảnh đẹp hoang sơ, yên bình của vùng đất thiên nhiên kì vĩ Côn Đảo. Mời bạn đến!
 
Last edited by a moderator:
Re: Côn Đảo - Vẻ đẹp hoang sơ Bãi Đầm Trầu

Phong cảnh trữ tình lắm phải không, rất là nên thơ
dam%20trau.jpg


Đoạn phim nói về Bãi Đầm Trầu, mời các bạn xem:
[video=youtube;FsKHSZquWRA]http://www.youtube.com/watch?v=FsKHSZquWRA[/video]​
 
Re: Côn Đảo - Vẻ đẹp hoang sơ Bãi Đầm Trầu

Đầm Trầu rất đẹp, nhưng đường đi vào hơi tệ, trên đường có đi qua đền thờ Hoàng Tử Cải, con bà Hoàng Phi Yến. Tối về sẽ up hình chia sẽ với mọi người.
 
Côn Đảo - xưa và nay

Du khách đến với Côn Đảo, có nhiều chương trình tham quan và địa điểm để cho họ có những hành trình trải nghiệm và tìm hiểu, như: Di tích lịch sử, Sở Rẫy, Bảy Cạnh,... Nhưng họ vẫn nhìn thấy được thiên đường Côn Đảo ở đây tại Bãi Đầm Trầu, bãi tắm hoang sơ, đẹp nhất Côn Đảo. Nơi lý tưởng cho một gia đình, nhóm hay một đoàn và cả những ai yêu thiên nhiên của biển khi đặt chân đến Côn Đảo đều muốn đến Bãi Đầm Trầu tắm biển
ap_20110210121515220.jpg


ap_20110210121535564.jpg

Cạnh bên đường băng sân bay, có thể ngắm nhìn lúc máy bay hạ cánh

ap_20110210121603586.jpg


ap_20110210121515419.jpg


ap_20110210121541414.jpg

Biển xanh, cát vàng hoang sơ nhưng thơ mộng

ap_20110210121617790.jpg


ap_20110210121558774.jpg

Địa điểm dã ngoại tuyệt vời đúng không?​
 
Re: Côn Đảo - Vẻ đẹp hoang sơ Bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu, đoàn mình (22-25/04/2010) có một kỷ niệm khá đặc biệt tại đây: lúc xuống tắm ai cũng thấy ngứa rát, sau đó về nhà nhiều người nổi mẩn ngứa và "đàn" suốt mặc dù không thấy sứa. Nhìn qua kính bơi thì dưới đáy có từng đống cát nhỏ đùn lên như tổ kiến bằng cái tô.
 
Côn Đảo - xưa và nay

Với một bề dày của lịch sử với cái tên gọi "113 năm địa ngục trần gian" và những di tích để lại đã chứng tỏ rằng sự khắc nghiệt của những Người tù chính trị Côn Đảo lúc bấy giờ đã trải qua biết bao nhiêu những đau thương nhưng vẫn bất khuất trước những dao động lớn của Nhà tù Côn Đảo.

nguoi-tu.jpg


Tuy nhiên, mãnh đất Côn Đảo này đã được tìm đến vào những năm thế kỷ 12 của những đoàn tàu thương buôn của Châu Âu, mà những người Mã Lai gọi nơi đây với tên gọi Poulo Condore. Đến khoảng thế kỷ 14 thì những người Việt Nam chúng ta viễn xứ đi tìm những vùng đất mới để khai hoang sinh sống, đặc biệt Hòn Cau là nơi mà họ đi đến đầu tiên trong 16 hòn đảo của quần đảo Côn Đảo, còn tồn tại lại những di tích về những sự kiện đó là "Xóm Bà Thiết" tại Hòn Cau hay xung quanh quần đảo này từ thời Pháp đến nay chúng ta vẫn thường tìm gặp những cổ vật thời đó qua những lần lao đọng khổ sai của tù chính trị, những nhà khảo cổ đã tìm thấy những di vật, cổ vật của các niên đại của Châu Âu hay đồ gốm, sành sứ của những thập niên trước...

images


Đến khoảng năm 1783, sau nhiều lần thua trận quân Tây Sơn Chúa Nguyễn ánh đã có những hành trình bôn đào khắp đảo Vịnh Thái Lan (Cổ Cốt, Cổ Long, Phú Quốc,...) và từ Phú Quốc đã đến Côn Đảo; kết hợp tùy tùng của ông cùng với lượng dân cư đã có sẵn tại đây ông đã thành lập 03 Làng: Cỏ Ống, An Hải, An Hội; từ thời điểm đó đã bắt đầu có những truyền thuyết về Bà Cậu Côn Lôn, Đất Thắm, Bãi Bàn,... và những di vật tiếp theo của quá trình khảo cổ (ngày 25/11/1896. Trong vòng thành trại I, phạm nhân Đặng Văn Tám đang đào một cống thoát nước đã bắt gặp ư cái lu to, một cái đựng đồng tiền, một cái đựng đò nữ trang bằng vàng. Người ta đoán rằng, đây là một phần tài sản của Vua Gia long và tùy tùng chôn giấu. Năm 1930, một phạm nhân làm khổ sai ở Bến Đầm đã bắt gặp một cái hũ đựng một dây đai bằng vàng. Vào khoảng 1930 – 1940, người ta đào được ở An Hải một cái lu đựng chén đĩa sứ cùng những đồ văn phòng tứ bảo, ấn triện).

images


Và Lịch sử của Côn Đảo đã bắt đầu từ năm 1861, Thực dân Pháp chính thức chiếm Côn Đảo trước ý định của thực dân Anh. Trong vòng 1 năm thôn tính, đến 1862 Pháp đã di cư tất cả người dân có ở Côn Đảo từ trước về đất liền và gấp rút xây dựng hệ thống nhà tù và Côn Đảo đã biến từ 01 hòn đảo yên bình trở thành chốn "Địa ngục trần gian" bởi tại đây chỉ có 02 loại người sinh sống là người tù và người cai trị tù cùng với tất tần tật là các nhà tù
Ngay từ khi thành lập nhà tù chúng đã đày ra Côn Đảo 50 phạm nhân (3/1862), rối tiếp sau là hàng ngàn người. Đó là những nông dân và sĩ phu yêu nước trong các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế Trung Kỳ, nổi dậy ở Nam Kỳ. Trong đó có các cụ Lã Xuân Oai, Nguyễn Thiện Kế, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Dương Đình Thách, Trương Bá Huy, Ngô Đức Kế, Phạm Cao Chẩm, Trần Trọng Cung, Trần Cao Vân...
Tiếp theo những năm sau có hàng vạn cán bộ, đảng viên đảng công sản như các đồng chí: Nguyễn Hới, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Tôn Đức Thắng, Lê Hông Phong, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Duy Trinh...
Tháng 9/1945, hơn 2.000 tù chính trị đã nổi dậy dành quyền làm chủ và được đón về đất liền tham gia kháng chiến.
Ngày 18/4/1946, thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo, lập lại nhà tù. Cao uỷ Pháp tại Đông Dương đã quyết định chuyển đến Côn Đảo một số lượng tù nhân để giảm bớt mật độ và tình hình ở khám lớn Sài Gòn.
Cuối tháng 7/1954, nổ ra cuộc tổng đình công bãi thực đòi trao trả theo hiệp định Genève 1954, thực dân Pháp đã phải trao trả cho Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 4 đợt tổng số 593 tù binh và 1.150 tù án. Côn Đảo còn lại 603 tù nhân án tư pháp (thường phạm) trong đó có vài chục người vốn là kháng chiến bị chúng kết án tư pháp nên không được trao trả.
Tháng 3/1955, thực dân Pháp bàn giao lại nhà tù Côn Đảo cho nguỵ quyền Sài Gòn.
Năm 1957, Mỹ-Diệm mở rộng hệ thống nhà tù. Riêng trong năm 1957 chúng liên tiếp lưu đày ra Côn Đảo 10 chuyến tổng số 3.080 người.
Từ khi Mỹ-nguỵ leo thang, đẩy mạnh chiến tranh số lượng tù nhân bị giam giữ tăng dần có lúc lên đến con số 10.000 người (1967-1969). Trong số đó phụ nữ, sinh viên, học sinh và một số cháu bé từ 1 đến 8 tháng tuổi (theo mẹ).
Sau hiệp định Paris (1/1973) nhiều đợt phân loại chuyển tù. Số lượng tù nhân Côn Đảo được bổ sung và biến động ở mức 8.000 người cho đến ngày giải phóng.
Theo sổ tay ghi chép của đồng chí Tịnh Văn Lâu, bí thư Đảng uỷ lâm thời ngày Côn Đảo giải phóng (1-5-1975) có 7.448 tù nhân, trong đó có 4.243 tù chính trị (494 phụ nữ).


Nhưng "Đại ngục trần gian Côn Đảo" cũng đến hồi kết thúc, ngày 01 tháng 05 năm 1975 Côn Đảo đã được giải phóng cùng với sự kiện giải phóng Miền Nam đến ngày 03/05/1975 đã giải phóng hoàn toàn các trại giam tại đây. Ngày 04/05/1975 Tàu của chúng ta đã ra đến Côn Đảo để vận chuyển các tù chính trị trở lại đất liền, có một số cụ tù đã tình nguyện ở lại xây dựng đảo, tuy nhiên trong số đó cũng có những binh lính gác ngục và tù thường phạm lúc bấy giờ họ cũng muốn ở lại để cùng xây dựng hòn đảo của đất nước ta (con số cụ thể chưa cập nhật được). Đặc biệt vào khoảng năm 1980 đến 1988 thì các đoàn Thanh niên xung phong các tỉnh đã ra Côn Đảo để phát triển hòn đảo của nước nhà. Qua các giai đoạn sau giải phóng Côn Đảo đã có những tên gọi của địa danh:
Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo.
Tháng 1-1977, huyện Côn Đảo - Tỉnh Hậu Giang.
Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Tháng 10-1991 đến nay: Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT.

Đó là một bước đường dài của lịch sử hình thành Côn Đảo ngày nay

Trong khoảng thời gian xây dựng đảo, Côn Đảo đã có những bước phát triển:
- Năm 1995 xây dựng Cảng Tàu tổng hợp nay là Cảng Bến Đầm, nơi neo thuyền của tàu ngư dân và tàu vận chuyển hành khách đi từ đất liền ra Đảo; hiện có 02 tàu Côn Đảo 09 và Côn Đảo 10 đi từ Cảng Cát Lỡ Vũng Tàu ra Cảng Bến Đầm với thời gian tàu chạy khoảng 13 tiếng của đoạn đường khoảng 97 hải lý; cũng như đó cũng có các tàu trở hàng hóa từ Hậu Giang (47 hải lý), TPHCM (239km),...
images

- Năm 1997, xây dựng mở rộng trục đường chính của Côn Đảo từ Sân Bay Côn Đảo về khu vực trung tâm và ra Cảng Bến Đầm, đến năm 2000 hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những đoạn đường này đã được khai thác bắt đầu từ thời Pháp đến Mỹ nhưng đó bắt đầu chỉ là những con đường mòn nhỏ, dần mới mở rộng đến ngày hôm nay.
a%20%2815%29.jpg

- Năm 2005, du lịch Côn Đảo bắt đầu phát triển, Sân bay Côn Đảo đã có chuyến bay của hãng Vassco với máy bay ATR đi từ TPHCM chứa khoảng 60 người; đến năm 2010 hãng hàng không AirMekong khai thác đường bay đến Côn Đảo với máy bay Bambodier chứa khoảng 90 người. Hiện Côn Đảo có từ 3 đến 05 chuyến bay trong ngày tùy theo từng thời điểm khách và thời tiết. (Trước đó Pháp đã có ý định xây dựng đường bay này và đăng kí tên gọi Sân Bay Côn Sơn nhưng chưa chính thức làm và chỉ đáp máy bay trực thăng tại khu vực Hòn Cau. Đến thời Mỹ mới tận dụng và mở rộng đó, nhưng chỉ là máy bay trực thăng. Và đến sau giải phóng chúng ta cũng chỉ sử dụng máy bay trực thăng trước năm 2005)
images

Cùng đi đôi với đó là những khu Resort và những ngành có liên quan đã phát triển thêm để phục vụ du lịch Côn Đảo đến ngày nay, cũng không dậm chân tại chỗ, Côn Đảo không ngừng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, Côn Đảo không đa dạng như các điểm du lịch khác mà tự hào với loại hình du lịch Tham quan & Nghỉ dưỡng, vẫn giữ nguyên cái đẹp của Lịch sử, cái hoang sơ của thiên nhiên kỳ vĩ Côn Đảo, đó là tất yếu mà du khách thưởng thức đến Côn Đảo, lựa chọn một địa điểm Du Lịch nghỉ dưỡng và hành trình trải nghiệm của họ.....
images

.....................
Còn tiếp nữa, mong topic này sẽ là nơi giới thiệu về cái đẹp của Côn Đảo đến với các bạn!
 
Re: Côn Đảo - Vẻ đẹp hoang sơ Bãi Đầm Trầu

Uhm, trong thời điểm đó có thể trong mùa nắng lên tạo thành những trứng nước (tên gọi mình cũng ko rõ), nên khách đến đó tắm cũng bị ngứa, nhưng mình thấy chỉ tuy theo khu vực nào thôi, chứ một số khách tắm ở các khu vực khác tại đó cũng ko bị gì. Nhưng nói chung đó là hiện tượng hạn chế ở đây mình đang cố gắng tìm hiểu!
 
Mấy bác cho hỏi là ngay tại cảng Bến Đầm, có dịch vụ cho thuê xe gắn máy ko ạ?

Em dự tính đi tàu cánh ngầm ra Vũng Tàu, rồi lên tàu ra Côn Đảo luôn, ra đó thuê xe gắn máy chạy lòng vòng. Không biết kế hoạch như thế có ổn ko ạ?
 
Bạn ơi, mình rất muốn ra Côn Đảo 1 lần cho biết, mình thấy nó còn rất thiên nhiên, không biết bạn có sẵn lòng giúp mình không nữa
 
Mấy bác cho hỏi là ngay tại cảng Bến Đầm, có dịch vụ cho thuê xe gắn máy ko ạ?

Em dự tính đi tàu cánh ngầm ra Vũng Tàu, rồi lên tàu ra Côn Đảo luôn, ra đó thuê xe gắn máy chạy lòng vòng. Không biết kế hoạch như thế có ổn ko ạ?

Không gì là ko thể.!
Ở đây thuê xe 100k/ngày. Nhưng bạn phải về đến trung tâm cơ, mới có chỗ cho thuê.
Ra đảo mà trantin ko tư vấn thông tin thì ko còn là trantin nữa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,491
Bài viết
1,153,206
Members
190,104
Latest member
tranvouu12
Back
Top