What's new

[Chia sẻ] Cửa Ba Lạt - Nơi con sông Hồng chảy về với Biển

Từ bao đời nay sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt. Theo dòng sông mà giao thương buôn bán mọi miền gặp nhau, vùng cao mang về gỗ quý, miền biển mang lên muối trắng đổi lấy thứ gạo trắng thơm của đồng bằng ven sông.

Cửa Ba Lạt, không chỉ là nơi kết thúc của một hành trình...

picture.php

Từ bến phà Xa Cao, xuôi theo sông Hồng khoảng 30km bạn sẽ ra tới biển. Bên kia là đất Thái Bình, còn tớ đang đi trên đê Hữu thuộc đất Nam Định.


3159387331_0de14a9205.jpg

Mùa đông, cả cánh đồng chỉ có 1 màu nâu của đất mới cày, thứ đất nâu mịn màu mỡ,


3159387303_b0914df6b8.jpg

còn ngoài kia, nước sông Hồng vẫn đang cuộn chảy, mùa khô dòng nước còn lớn thế này thì mùa mưa chúng hẳn là rộng mênh mông.

picture.php

Con đê lổn nhổn đá sỏi tớ mất nguyên 2h đồng hồ cho 30km này, thấp thoáng sau những rặng cây làng xóm yên bình và vượt lên hẳn là những tháp chuông nhà thờ, tớ đang đi trên đất Đạo.

picture.php

Cảm nhận lớn nhất chính là sự bình yên của xóm làng, với những rặng tre ngả bóng, đôi khi, sự cô độc cũng khiến con đường trở nên đặc biệt.

3159387295_5b4b23f2ce.jpg

Càng tiến ra biển con sông càng mở rộng... chiếc thuyền đột nhiên trở thành bé xíu và mong manh giữa dòng nước...

picture.php
 
Last edited:
Ven sông Hồng hướng về phía biển không thể không nhắc tới nhà thờ, tớ nhất định phải đi vào thứ 4 chính vì lý do này, tớ muốn được đón Noel giữa xứ đạo

Tớ nhớ khoảng 7, 8 năm về trước có về nhà 1 người bạn bên Hải Hậu, cả nhà bạn theo đạo ai cũng hiền hiền khép nép, sáng sớm chủ nhật con gái mặc áo dài trắng quần đen đi lễ, gặp khách cúi đầu chào e thẹn.

3160453854_fec1f2a94b.jpg


Ngày lễ lớn nhất trong năm ở nơi đây chính là ngày lễ Noel, khắp nơi chăng cờ hoa, làm những hang động giả ven đường, dân nghỉ đi biển ở nhà mừng ngày sinh của Chúa.

3159678593_577c09d6f7.jpg


Hầu như họ nào cũng có nhà thờ riêng, nhỏ là nhà thờ họ, lớn chút là nhà thờ chi gọi là Trùm và to hơn nữa là nhà thờ Xứ. Từ ban ngày trước cửa nhà thờ họ đã được chăng đèn hoa, quét dọn sạch sẽ và kê bàn ghế để đêm đón Chúa.

3159693217_3ef09809f7.jpg



Nhà thờ họ Dân đạo tín, họ không tín theo kiểu dân theo đạo Phật là đốt vàng mã sắm sanh lễ vật. Nhà của họ có thể nghèo, rất nghèo, lụp xụp... nhưng họ không tiếc tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ, xóm nào cũng có nhà thờ, ở xã Giao Thiện nơi cửa Ba Lạt có 3 nhà thờ lớn trong đó nhà thờ lớn nhất vẫn đang trong quá trình xây dựng hai nhà thờ còn lại là Hoành Đông và Phú Thọ.

Nhà thờ Hoành Đông
3160453882_3819a03ce3.jpg


Nhà thờ Phú Thọ
3160453912_edb479f7d3.jpg


Mỗi nhà thờ này được xây dựng trị giá hàng chục tỷ đồng. Tớ đi trong vòng chu vi 3-4km gặp 4 nhà thờ lớn và ko kể nhà thờ họ.
3160453920_558414499b.jpg
 
Tối dân ăn mặc đẹp nô nức kéo nhau tới nhà thờ, bắt đầu bằng chương trình ca nhạc và sau đó mới đến giờ làm lễ. Dàn đồng ca nhà thờ mặc áo dài đứng bên cánh gà hát những bài thánh ca dài và ngân vang, đội kèn đứng bên trái.

3159737519_2010fbd95c.jpg


3159737529_93cc483bc2.jpg


Tớ không hiểu lễ nhưng những người dân thì chăm chú say sưa theo những lời răn của đức Cha trên sân khấu.

3159737549_d3d87ddf0b.jpg


Tớ thích nghe những bài thánh ca, thích nhìn chị gái mặc áo dài xoã tóc say sưa hát...
 
Dân xứ này cũng sành điệu em Cỏ nhể , sống dưới quê mà treo khẩu hiệu tiếng tây tiếng tầu đàng hoàng , không hiểu để cho ai đọc ?
 
Mình cũng đi cung này nhưng có ghé qua Xương Điền, nơi có nhà thờ đổ do bị biển xâm thực. Nghe giáo dân ở đây kể chuyện, những nhà thờ này cách đây hơn 60 năm trước vẫn ở sâu trong đất liền hơn 10km và rất hoành tráng... vậy mà giờ đây hoang tàn đổ nát !!!

DSC_4131.jpg

DSC_4112.jpg

DSC_0936.jpg

Sự đông vui nhộn nhịp của bà con giáo dân trong một buổi đại lễ
DSC_0891.jpg


Ghé qua cánh đồng nghao "Nghe sóng biển Đồng Châu vui mê mải hát bốn mùa..." và thưởng thức món nộm sứa, mực tươi vừa đánh lưới lên.

DSC_0748.jpg

DSC_1027.jpg


"Anh yêu em Diêm Điền rừng phi lao gió hát" nơi có những rất nhiều những cánh đồng muối ...

DSC_0695.jpg
 
Last edited:
Nhà thờ họ Dân đạo tín, họ không tín theo kiểu dân theo đạo Phật là đốt vàng mã sắm sanh lễ vật. Nhà của họ có thể nghèo, rất nghèo, lụp xụp... nhưng họ không tiếc tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ, xóm nào cũng có nhà thờ, ở xã Giao Thiện nơi cửa Ba Lạt có 3 nhà thờ lớn trong đó nhà thờ lớn nhất vẫn đang trong quá trình xây dựng hai nhà thờ còn lại là Hoành Đông và Phú Thọ.

Góp ý với em Cỏ chút. Mặc dù anh không theo một Tôn giáo nào nhưng
- Nên cẩn thận khi viết về Tôn giáo. Em viết là kiểu nọ, kiểu kia là đụng chạm đấy. Mỗi một tôn giáo có một cách thể hiện tín ngưỡng khác nhau vì Đấng Tối cao của họ khác nhau
- Về nguyên tắc lễ vật là một phần không thể thiếu được trong các lễ tôn giáo và tùy theo tôn giáo và văn hóa vùng miền, lễ vật cũng khác nhau
- Đốt vàng mã không phải là phong tục của Đạo Phật mà là của đạo Lão. Phật không tiêu vàng tiền, không xe máy, nhà lầu. Lễ vật lễ Phật đơn giản là hương hoa, trái cây. Ở một số dòng tu khất thực, các sư sãi có thể nhận đồ ăn nhưng chỉ là đồ chay, không nhận tiền. Các vị đi ngoài đường nhận cả tiền tớ đảm bảo là sư giả. Ngay cả đối với các dòng khất thực người ta cũng chỉ đi ngoài đường, ai cho gì thì máng tới tận nơi và các vị sư này cũng không đi tới các nơi đông đúc như chợ hay bến tàu xe.
- Việc cống hiến tiền của để xây dựng những nơi thờ tự là có ở hầu hết các Tôn giáo (Nhà thờ đạo thiên chúa, Nhà thờ đạo Hồi, Chùa đạo Phật, Đền thờ đạo Hindu ..)

Nhân tiện mình nói thêm một chút về tôn giáo liên quan đến Phật giáo, đặc biệt là ở miền Bắc (có gì không chính xác các bạn bỏ qua và góp ý nhé). Đạo Phật vào Việt Nam tương đối muộn so với đạo Khổng và đạo Lão:
- Đạo Khổng thờ Khổng tử liên quan đến Triết học Đông Phương: âm dương, ngũ hành .. .triết lý của đạo Khổng đề cao các quy tắc sống trong cộng đồng, các lễ nghi truyền thống trong cuộc sống đời thường: ma chay hiêu hỉ. Trung tâm của đạo Khổng là các Đình làng
- Đạo Lão: cha đẻ là Lão tử với triết lý đề cao vai trò các cá nhân: hư câu cũng có và có thật cũng có. Các nhân vật được đạo Lão thờ được tin rằng sẽ mang lại may mắn, lộc lạc cho mọi người nên mọi người thường đi cầu lộc ở những nơi thờ tự đạo Lão (đền và miếu). ở Việt nam đạo Lão thờ thường có những nhánh chính sau:
+ Tứ bất tử: Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Chúa Liễu Hạnh
+ Tứ Phủ: Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng Bơ, Đức Trần Triều
+ Các Anh hùng dân tộc: Trần Hưng Đạo, các miếu thành hoàng
+ Thờ Mẫu: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh ..
- Đạo Phật: thờ Phật ở các chùa. Triết lý của đạo Phật là kêu gọi mọi người tu nhân tích đức, từ bi hỉ xả ..

Ở Việt nam, đặc biệt ở miền Bắc có sự giao thoa giữa ba đạo này vì vậy trong các chùa gắn liền với anh hùng nào đấy cũng có ban thờ thần, trong các đình làng, các đền thờ cũng có ban thờ Phật. Sự giao thoa này cũng gây ra nhầm lẫn của một số người. Ví dụ vào đền thờ đạo Lão vẫn cứ " A di đà Phật" và vào ban Phật vẫn khấn xin tài lộc. Phật chỉ cho sự bình yên thôi còn Thánh mới cho ăn lộc.

Tớ viết hơi lan man một chút. Có gì không chính xác các bác đính chính giùm
 
Em cũng xin đóng góp 1 chút về hiểu biết của mình , Vì em là người đi theo đạo Mẫu . Đạo Mẫu bao gồm cả tứ phủ : Tam tòa Thánh Mẫu , các vị Quan lớn , Bà Chúa , Chầu , Cô , Cậu ....
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,729
Bài viết
1,155,216
Members
190,162
Latest member
rosymehta
Back
Top