What's new

Đà lạt mơ mộng , Dran bình yên và Phan rang nắng chói ...

Vụ đi Bàu trắng với nhóm chị Hải Anh , Baobao , anh Thiên Bảo ... tạm hoãn vì có nhiều người mắc bận công việc nhà . Tôi về nhà nghe vợ nói nếu ko đi Bàu Trắng nữa thì tối thứ 6 lên Dalat với em lo chuyện nhà cửa của bố vợ ... hihi xin chấp hành mệnh lệnh của lệnh bà .
Tối thứ 6 tôi với bà xã đi xe giường nằm Phương Trang chuyến 10h đêm ... tới Dalat lúc 4h sáng ... trời se se lạnh thật dễ chịu , khác hẳn ở SG mấy bữa rồi nóng hừng hực ....
Buổi sáng lo mấy việc linh tinh của vợ ... chiều xẩm tối xách máy ra bờ hồ Xuân Hương chụp cảnh chiều tà ...
 
Tôi bắt đầu đổ đèo Dran ....
Dran cũng là tên của một thị trấn thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đèo Dran nằm ở độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển, cao hơn thành phố Đà Lạt. Khu vực này được biết đến lâu rồi bởi là nơi đặt chân của bác sĩ Yersin thử nghiệm trồng cây ký ninh trị bệnh sốt rét sau khi đã trồng ở Hòn Bà-Nha Trang. Trước đây, đèo Dran nằm trên tuyến đường chính của Đà Lạt nối ra biển Đông trên đất Phan Rang, qua đèo Ngoạn Mục. Sau đó, có một tuyến đường khác mở ra thay cho con đường này ít hiểm trở hơn. Từ đó Dran trở nên vắng vẻ. Có lẽ yếu tố này đã giúp Dran giữ được nguyên vẹn hình ảnh một thảo nguyên mênh mông và thơ mộng như thuở ban đầu khi có người đặt chân đến đây để trồng trọt, sinh sống...







Từ trên đèo ta có thể thấy toàn bộ thị trấn Dran và xã Lạc nghiệp ...














 
Last edited:
Đèo Dran dài chỉ khoảng 10 cây số, nhưng đủ sức tạo cho khách nhiều cung bậc cảm giác. Những lúc thời tiết trong, ít sương mù, người cầm lái cũng phải căng mắt và tỉnh táo để vượt qua những đoạn hiểm trở, những khúc cua hẹp. Nhưng lộ trình qua đèo giúp du khách có thể chiêm ngưỡng được những cảnh đẹp tuyệt vời luôn biến đổi theo những vị trí nào đó trên đường. Phía sau bạn con đường quanh co ẩn hiện trong bạt ngàn màu xanh rừng thông tạo một cảm giác cực khoái. Vượt chỉ mười cây số thôi nhưng làm khách mất hàng giờ bởi vừa vượt đèo vừa ngắm cảnh, chụp ảnh. Suốt con đường vắng vẻ mà dường như chỉ có ta với thiên nhiên hoang dã, du khách dễ mềm lòng trước phong cảnh hữu tình. Rừng thông chập chùng trên những ngọn đồi thấp, núi cao. Đâu đâu cũng một màu xanh của những hàng cây thẳng đứng.

















 
Từ trên đèo quang cảnh thị trấn Dran chạy dài phía dưới với những mái nhà lô nhô những rừng thông xanh ngát thật đẹp ...













 
Đúng như bác nói. Sau nhiều năm, dù các nơi sinh sau đẻ muộn phát triển như vũ bão thì D'ran vẫn thủy chung giữ giáng vẻ cổ xưa của mình.

Có lẽ D'ran có 3 thời kỳ phát triển:

1/ Là lúc người Pháp làm tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng chạy ngang qua đây. Bằng chứng là những dãy nhà cổ bác chụp được xây dựng trong thời kỳ này. Cũng có ga xe lửa như D'ran nhưng Eo Gió, Trạm hành, Xuân trường lại không phát triển mà chỉ có D'ran khởi sắc. Khi nhà máy điện Suối Vàng đi vào họat động một thời gian thì D'ran cũng có điện - Một thứ cực xa sỉ vào thời đó. Mà điện đi đến đâu thì có thể nói là văn minh đi tới đó. Như vậy có thể nói D'ran đã có chút văn minh rồi, dù điện chỉ kéo từ khu nhà cổ lên khỏi cầu ông Dậu chút xíu ( Chỗ bác Tuấn đi lạc vào chân đập).Cũng trong thời gian này D'ran đã có một bệnh viện hoành tráng.

2/ Khi người Pháp rút đi thì người Nhật qua xây con đập Đanhim. Ngoài nông nghiệp, người D'ran cũng tham gia xây đập. Phố thị phát triển, D'ran trở thành trung tâm văn hóa, chính tri và thương mại của cả vùng Đơn Dương.

3/ Đập xây xong thì người Mỹ đem cả sư đoàn công binh đóng ở chân đập để sửa chữa, xây dựng các con đường theo tiêu chẩn hiện đại phục vụ cho sinh hoạt và chiến tranh. Phục vụ cho lính Mỹ, D'ran lại khởi sắc hơn nữa. Lúc này tuy là thị trấn nhỏ nhưng D'ran có cả rạp chiếu phim hẳn hoi.

Cho đến lúc này, tất cả các xe từ miền ngoài lên Dalat vẫn sử dụng đèo D'ran; vì đi dường này mới có khách. Chứ Thạnh Mỹ, Phi Nôm, Định An... chỉ là khu dân cư thưa thớt của người Thượng. Tại thời điểm này, ngay cả Liên nghĩa cũng nhỏ như D'ran.

Có thể nói thời điểm này là giai đoạn cực thịnh của D'ran.

Từ sau năm 1975 thì D'ran chỉ có đi xuống. Bệnh viện, trung tân huyện lỵ bị chuyển vào Thạnh Mỹ... có thể nói D'ran không còn được đầu tư gì. Các nguồn lực gần như đã khai thác hết.

D'ran phát triển cực thịnh khi chưa có Đạ Tẻh, vậy mà giờ Đạ Tẻh phát triển bằng 10 D'ran, Liên nghĩa bằng 100 lần nó.

Ý thức được điều này nên học sinh D'ran rất chịu học và học giỏi. Cứ 10 đứa đi học thì 9 đứa lập nhiệp ở nơi khác... và có lẽ cũng chính điều này mà D'ran cứ mãi tụt hậu, đi trước về sau.


Chung số phận với D'ran, đèo D'ran cũng chẳng được đầu tư và xuống cấp trầm trọng, có lúc nó chỉ còn dùng cho xe gắn máy của dân Trạm Hành có việc phải đi D'ran! Rồi xe đò cũng rời xa nó mà chọn đường đèo Prenn dù có xa hơn 14km... Cũng chính điều này mà đoạn QL20B này phát triển rất chậm so với phía QL20 bên kia.


Còn ký ninh thì không thấy trồng ở đèo D'ran. Có chăng là ở Xuân Thọ (Giờ vẫn còn) và Phú Sơn (Nam Bang).


Phố thị D'ran sau mưa.


 
Đúng như bác nói. Sau nhiều năm, dù các nơi sinh sau đẻ muộn phát triển như vũ bão thì D'ran vẫn thủy chung giữ giáng vẻ cổ xưa của mình.

Có lẽ D'ran có 3 thời kỳ phát triển:

1/ Là lúc người Pháp làm tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng chạy ngang qua đây. Bằng chứng là những dãy nhà cổ bác chụp được xây dựng trong thời kỳ này. Cũng có ga xe lửa như D'ran nhưng Eo Gió, Trạm hành, Xuân trường lại không phát triển mà chỉ có D'ran khởi sắc. Khi nhà máy điện Suối Vàng đi vào họat động một thời gian thì D'ran cũng có điện - Một thứ cực xa sỉ vào thời đó. Mà điện đi đến đâu thì có thể nói là văn minh đi tới đó. Như vậy có thể nói D'ran đã có chút văn minh rồi, dù điện chỉ kéo từ khu nhà cổ lên khỏi cầu ông Dậu chút xíu ( Chỗ bác Tuấn đi lạc vào chân đập).Cũng trong thời gian này D'ran đã có một bệnh viện hoành tráng.

2/ Khi người Pháp rút đi thì người Nhật qua xây con đập Đanhim. Ngoài nông nghiệp, người D'ran cũng tham gia xây đập. Phố thị phát triển, D'ran trở thành trung tâm văn hóa, chính tri và thương mại của cả vùng Đơn Dương.

3/ Đập xây xong thì người Mỹ đem cả sư đoàn công binh đóng ở chân đập để sửa chữa, xây dựng các con đường theo tiêu chẩn hiện đại phục vụ cho sinh hoạt và chiến tranh. Phục vụ cho lính Mỹ, D'ran lại khởi sắc hơn nữa. Lúc này tuy là thị trấn nhỏ nhưng D'ran có cả rạp chiếu phim hẳn hoi.

Cho đến lúc này, tất cả các xe từ miền ngoài lên Dalat vẫn sử dụng đèo D'ran; vì đi dường này mới có khách. Chứ Thạnh Mỹ, Phi Nôm, Định An... chỉ là khu dân cư thưa thớt của người Thượng. Tại thời điểm này, ngay cả Liên nghĩa cũng nhỏ như D'ran.

Có thể nói thời điểm này là giai đoạn cực thịnh của D'ran.

Từ sau năm 1975 thì D'ran chỉ có đi xuống. Bệnh viện, trung tân huyện lỵ bị chuyển vào Thạnh Mỹ... có thể nói D'ran không còn được đầu tư gì. Các nguồn lực gần như đã khai thác hết.

D'ran phát triển cực thịnh khi chưa có Đạ Tẻh, vậy mà giờ Đạ Tẻh phát triển bằng 10 D'ran, Liên nghĩa bằng 100 lần nó.

Ý thức được điều này nên học sinh D'ran rất chịu học và học giỏi. Cứ 10 đứa đi học thì 9 đứa lập nhiệp ở nơi khác... và có lẽ cũng chính điều này mà D'ran cứ mãi tụt hậu, đi trước về sau.


Chung số phận với D'ran, đèo D'ran cũng chẳng được đầu tư và xuống cấp trầm trọng, có lúc nó chỉ còn dùng cho xe gắn máy của dân Trạm Hành có việc phải đi D'ran! Rồi xe đò cũng rời xa nó mà chọn đường đèo Prenn dù có xa hơn 14km... Cũng chính điều này mà đoạn QL20B này phát triển rất chậm so với phía QL20 bên kia.


Còn ký ninh thì không thấy trồng ở đèo D'ran. Có chăng là ở Xuân Thọ (Giờ vẫn còn) và Phú Sơn (Nam Bang).


Phố thị D'ran sau mưa.



Tôi rất ấn tượng cái góc phố nhỏ này ... chị Hải Anh ah ... màu thời gian còn nhuốm màu lên những ngôi nhà xưa cũ còn sót lại ở cái thị trấn nhỏ bé này ...





 
Nếu may mắn, bác vẫn có những phút giây bồng bềnh tuyệt vời trên con đèo này.












Và Một sáng ở D'ran


Hihi rất tiếc là tôi không có may mắn đó vì buổi sáng hôm tôi đi trời lại nắng chang chang ... nhưng hồi năm 2006 có một lần ngủ lại ở nhà nghỉ Trung Dung ... sáng sớm lên đèo Dran có được ngắm cảnh sương mù mịt ... thật là đẹp , hihi chỉ tiếc hồi đó có mỗi chiếc máy compac lại chưa biết chụp gì cả , nhưng vẫn còn lưu lại cảnh sương khói đó ...










 
Nhìn hình của chú chụp quê con là nhớ nhà quá chú ơi :(


1 vùng quê nghèo nhưng có nét rất riêng & đẹp phải ko ạ :D
ah chú chụp máy & lens gì mà chụp đẹp quá, những tấm hình trên đèo D'ran chụp xuống lại quá rỏ luôn, thấy cả nhà con luôn :D

Cám ơn chú về những bức ảnh tuyệt đẹp, háo hức chờ chú post thêm những tấm hình về Đơn Dương ^^
 
Cám ơn chau , Dran tuy là 1 thị trấn nhỏ và nghèo nhung rẩt riêng biệt nẻt đặc riêng của minh , chú cõ chụp dươc it hinh về Dran sẽ post len cho cháu xem .
Chủ chụp bằng máy nikon D300S len 18-300 mm cháu ah
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,154,050
Members
190,152
Latest member
sportzwarrior
Back
Top