What's new

[Chia sẻ] Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanmar

Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Mình hôm nay sẽ nhảy tắt qua phần cái cửa khẩu kì lạ của Myanmar nhé bà con , đó là cửa khẩu Kawthaung, thuộc phía nam Myanmar.
Cửa khẩu này giáp tỉnh Ranong của Thái , và đây là địa điểm quen thuộc của những ai làm visa run , thông thường khách ở Phuket hay đảo Xa Mũi.À ,để giải thích luôn tại sao mình luôn ghi là đảo Xa Mũi chứ không ghi Koh Samui như bình thường , Koh Samui là cách mà bọn Tây phiên âm từ tiếng Thái sang tiếng Anh, và chúng nó không có cách nào để phiên âm dấu sắc , hỏi ,ngã cho sát với tiếng Thái nên đành ghi Koh Samui , và đọc sai thành “Cô Xa Mui”,tiếng Việt ở miền Nam ta thanh âm tương đương tiếng Thái thì sao phải viết và đọc sai bét như bọn Tây chứ , đọc chính xác là “Cọ Xa Mũi” nhé bà con , và “Cọ” nghĩa là đảo (cồn, cù lao), “Xa Mũi” hình như dịch ra là “dừa”, nghĩa là đảo dừa .
Quay lại cửa khẩu nào , thông thường khách ở đảo Xa Mũi hay Phuket, vùng miền Nam Thái hay chạy ra cửa khẩu này để gia hạn Visa (visa run) nếu muốn ở thêm ở Thái .
Ngăn cách 2 cửa khẩu là con sông và cũng là cửa biển luôn đổ ra biển Andaman , Ấn Độ Dương luôn , nên nhìn bản đồ thấy hấp dẫn , thế là mình mò tới đó . Mục đích là để xem có vào sâu Myanmar từ cửa khẩu này được không và thủ tục , tiền bạc như thế nào . Vì dù Myanmar đã miễn visa 14 ngày cho người VN nhưng tháng trước vẫn có bạn viết bài bảo là tại cửa khẩu Tachilek bọn Myanmar vẫn không cho bạn ấy đi sâu vào nội địa Myanmar và vẫn bắt bạn ấy đóng 500bath lệ phí nhập cảnh như công dân các nước khác , dù bạn ấy đã trình hẳn email của lãnh sự quán Myanmar ra , bọn Myanmar này đúng là trên bảo dưới không nghe và quan liêu ghê gớm .
Vả thực tế tại cửa khẩu này mình đã chứng kiến là như thế nào :
Mình ngủ 1 đêm ở Ranong , hotel sát ngay cửa khẩu nên hôm sau đi bộ ra cửa khẩu, cũng là bến tàu Sapan Pla , ở đây là cảng cá chợ cá luôn buôn bán tấp nập vui mắt , đến hải quan Thái đóng dấu exit, cô nhân viên mắt tròn xoe ngơ ngác kiểu “ Sao lại có 1 thằng VN mò tới cái chỗ heo hút này nhỉ”, vì ở đây toàn là Tây đến làm visa run thôi àh ,Tây đến đây , qua Myanmar đóng mộc rồi quay về Phuket hay Samui ngay , chả mấy ai ở lại Ranong, bọn Tây nó đi hàng tháng trời nên mới gia hạn visa, dân vn mình đi Thái vài ngày là về rồi có ai ở quá 30 ngày đâu, mình thì cũng chưa hết hạn visa nhưng chủ yếu đi là lấy cái mộc Myanmar của cái cửa khẩu này và dòm ngó miền Nam Myanmar xem ntn , chứ Yangoon, Bagan, Inle thì bà con cày nát rồi hihi. Định là qua đó ngủ 1 đêm or ở chơi vài tiếng rồi về thôi .
Em nhân viên hơi bối rối với cái pass của mình, nên kêu mình vào phòng , ui cha , chả lẽ nó nghi ngờ mình gì đây, 1 ông hải quan khác hỏi mình vài câu đơn giản bằng tiếng Anh rồi đóng dấu cho mình đi , không thu tiền gì cả .
Phải công nhận là hải quan Thái tại các cửa khẩu luôn làm mình yêu mến vì họ chưa bao giờ đòi tiền mình khi đóng dấu(đúng như thỏa thuận của các nước Asean ký) và họ luôn tươi cười hoặc không cười thì mặt cũng không đáng ghét như mấy tên hải quan “cái nơi mà ai cũng biết là nơi đó”, thái độ họ rất lịch sự và có học thức .

Ở phía cửa khẩu Thái luôn ghi dòng chữ “ Việc xuất nhập cảnh ra vào Thái Lan là miễn phí , nếu bạn thấy ai có hành vi nhũng nhiễu đòi tiền bạn thì vuui lòng gọi cho chúng tôi biết số dt ……” Mình thích vụ này ghê . Chả bù với bọn hải quan Cam đáng ghét .

Mình cầm pass có dấu exit của Ranong-Thailand, nghĩa là mình đã chính thức không còn tồn tại trên đất Thái hihi, mình ra bến tàu sát đó luôn , tìm tàu qua bên Myanmar thôi ,đó là hành trình vượt sông , vượt biên, vượt cửa biển để sang Myanmar hihi.
Mình tìm hiểu trên mạng rồi nên cứ thấy tàu nào (thật ra là ghe thôi , nó nhỏ nhỏ) có nhiều người rồi thì xuống ngồi, có sẵn người rồi thì không phải chờ lâu , giá là 50bath/người/1 chiều. Đi kiểu này thì toàn là người Myanmar thôi , họ quay lại đóng dấu gia hạn hay sao đó , Myanmar thì nghèo hơn Thái cả ngàn lần nên họ qua Thái làm ăn sinh sống , hết hạn giấy tờ thì đóng dấu mới , cũng như dân Thanh Hóa Nghệ An qua Thái làm ăn ấy mà : hết 30 ngày thì đi gia hạn visa, chạy sang Cam ăn tô bún rồi quay lại Thái và cụng từ đây bao nhiêu phiền toái rắc rối xảy ra cho ai cầm pass VN .
Ghe có áo phao đầy đủ nhá và lần đầu tiên thấy cái áo phao lạ như thế hehe.
Chờ khoảng 20 phút là ghe chạy , trên đường đi qua 2 trạm kiểm tra của Thái và 1 trạm của Myanmar (My), mình thấy 1 số người phải kẹp tiền (20.50.100bath tùy) cho hải quan (Thái lẫn My), đây chỉ là check point chứ không phải chỗ đóng dấu nha . Check xem bà con có đem hàng nguy hiểm hay quá số lượng cho phép hay không nhưng chả thấy tên nào xuống tận ghe check cả , chì nhìn nhìn thôi .
Tại sao họ phải kẹp tiền , vụ này cũng giống cửa khẩu Poipet thôi , vì họ qua Thái làm ăn, cứ đi về lien tục thì hải quan sẽ nghi ngờ họ đi làm không visa nghĩa là làm lậu, và họ phải chi tiền như thế hải quan mới chịu đóng dấu cho họ. Mình thấy nhiều lần vụ này ở hải quan cửa khẩu VN , Cam, hay THái rồi
 
Last edited:
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Không đi tàu với dân My địa phương thì bạn có thể đi tàu share với bọn Tây , giá cao hơn nhiều, mình luôn thích làm như người địa phương hehehe.
30 phút trên tàu , qua 3 chốt kiểm tra trên biển, cứ đến mỗi chốt thì người lái tàu sẽ đi gom passport và tiền (nếu bạn phải hối lộ ), bạn cứ đưa pass cho họ trình cho nhân viên kiểm tra ,cuối cùng cũng đến bờ My, ghe cập lên bến và mọi người lên đất My mà chả qua cái chốt kiểm tra passport gì cả,nó như cái bến tàu ghe bình thường nội địa à, nghĩa là mình leo lên đất My mà chả ai dòm ngó cái pass mình ,không đóng dấu hay đòi tiền già cả, chả có dấu hiệu gì của việc mình đã nhập cảnh My. Hehe , ngộ vậy ta .
Nhưng ai qua My từ cửa khẩu này cũng đều muốn đóng dấu để quay lại Thái mà, nếu quay về Thái mà không có dấu của My thì phía Thái sẽ không đóng dấu cho bạn đâu, đó là quy tắc chung của thế giới rồi .
Thế là mình tự đi bộ mò tìm cái trụ sở Immigration để đóng dấu cho nó hợp pháp chứ , nếu không đóng dấu thì bạn sẽ không về Thái được .
Trụ sở nằm gần bến tàu đi bộ 3 phút là tới thôi à, vào đó , bi kịch mới bắt đầu diễn ra , không vui tí nào ….
Mình bước vào , không có khách nào khác ngoài mình vì còn sớm , bọn Tây mua tour đi visa run đến trễ lắm khoảng 12h trưa mới ào đến, mình đến đó 9am chỉ mỗi mình và 3 nhân viên người My, 3 người này nhìn mình trơ trơ chả chào hỏi hay nói năng gì , có lẽ họ quá bất ngờ khi có 1 đứa châu Á mò vào đây à ?
Không , họ không bất ngờ mà ngược lại rất chảnh, 1 bà thì dí mắt vào máy tính chơi game hay gì đó , 1 bà thì như còn ngáy ngủ , 1 ông thì mặt y như mấy chú hải quan của “cái chỗ ma ai cũng biết là chỗ nào đó”, họ chẳng thèm hỏi mình 1 câu đại loại như “đi đâu, làm gì?”, họ bỏ mặc mình đứng ngu người khoảng 5 phút trong cái phòng máy lạnh dành cho quan chức đó. Xứ Myanmar hiếu khách dễ thương là vậy sao ???
Không đứng im nữa mình mới tự nói :
Mình : tôi muốn đóng dấu nhập cảnh ạ
Ông HQ : 10usd
Mình : Sao ạh ? VN và Myanmar đã miễn visa cho công dân 2 bên mà chú .
HQ : 10usd
Mình : Chú có nói được tiếng Anh không ?
HQ : (cầm họ chiếu mình lên xem) 10usd hoặc 500bath
Mình : chả biết nói gì , quay qua ghế ngồi suy nghĩ .
Mà tờ 10usd phải thật mới , phẳng , không có nếp gấp thì bọn My mới nhận, nếu nhìn k đẹp là chúng k nhận và bắt bạn phải nộp 500bath (dù 10usd chỉ = 300bath thôi) .
Vụ nộp 10usd/500bath này mình đã xem trên mạng và biết vì bọn Tây đứa nào cũng phải nộp hết, nhưng mình vẫn hy vọng là qua việc miễn Visa thì người VN sẽ được free nên cố gắng nói chuyện với HQ nhưng ông này có vẻ cố tình không nghe và không nói lại câu nào tiếng Anh với mình . Vụ nộp tiền này không giấy tờ , không hóa đơn, và mình cũng không biết lệ phí 10usd này là có thật không hay chỉ là trò mèo của bọn hải quan My .
Vài phút sau 1 anh chàng nhìn như cò dẫn 1 ông Tây vô đóng dấu, ông Tây nộp 10usd, đóng cái vèo , in va out cùng 1 ngày .
Anh cò quay qya hỏi mình muốn gì ,mình kể cho anh ta nghe , anh nói bằng tiếng Anh là
Anh cò : mày phải nộp 10usd mới , phẳng như thế này nè, không nộp là không được đóng dấu đâu, tin tao đi .
Mình : Tao người VN cũng không được free hả? Nhà nước 2 bên kí rồi mà
Anh cò : VN cũng đóng mày ơi , kí gì thì kí chứ ở đây tao chưa thấy ai dc free cả, quy định chắc vài chục năm nữa mới có hiệu lực haha .
Mình : ok , nhưng nếu tao nộp 10usd thì tao dc ở lại bao lâu ?
Cò : 13 ngày
Mình : từ đây tao đi bus lên Yangoon hay mấy chỗ khác được không?
Cò : không , mày chỉ được đi máy bay từ đây lên Yangoon thôi, mày không được đi bus đâu, họ cấm người nước ngoài đi bus từ đây.Hoặc mày đi thuyền lên Dawei hay Meyik hình như cũng được đó.
Mình : cám ơn mày nhé
Thông tin người nước ngoài không được đi bus từ Kawthaung đi các nơi khác mình đã biết từ trước . Myanmar chưa mở cửa hoàn toàn và 1 số vùng vẫn cấm người nước ngoài lui tới . Và Vùng phía Nam này vẫn cấm người nước ngoài . Chuyến này mình đến đây là để check những thông tin này .
Người nước ngoài cần vô số những giấy phép (permit) để có thể tham quan vùng này , nó vốn là vùng cấm nên rất hoang sơ và xinh đẹp tuyệt vời . Giấy phép thì phải mua tour của công ty du lịch với giá ít nhất vài ngàn usd/1 người/tour thì họ mới lo cho mình giấy phép, chứ cá nhân không thể nào xin được. Dạng này Chỉ dành cho nhà giàu thôi . Mình đã thử xem 1 số tour của công ty chào bán , giá ngất ngưỡng luôn .
Tóm lại là những gì anh cò nói hoàn toàn đúng .
Cuối cùng mình cắn rang nộp 10usd cho họ đóng mộc, họ sẽ hỏi bạn ở lại qua đêm hay về Thái liền trong ngày :
Nếu bạn nói về trong ngày : họ sẽ đóng dấu ra và vào cùng 1 ngày liền lúc đó, nghĩa là bạn không thể ở thêm 1 ngày nào.
Nếu bạn nói là bạn ở lại Kawthaung chơi vài ngày : Họ sẽ chỉ đóng dấu vào My thôi, và họ sẽ giữ lại passport của bạn, và phát cho bạn 1 giấy nhập cảnh tạm thời có hình (họ chụp hình bạn ngay lúc đó) . Bạn có thể cầm giấy này đi lòng vòng Kawthaung . Giới hạn là không được đi xa quá 38km tính từ bến tàu . Khi nào về Thái thì ra trạm Immigration trả lại cái giấy permit tạm thời đó và họ đóng dấu exit , bạn nhận lại passport và về Thái .
Nghĩa là bạn chỉ được đi loanh quanh Kawthaung bán kính 38km thôi. Không đi được lên các city khác, mình nghĩ nếu đi bus thì trên đường đi sẽ có công an kiểm tra hộ chiếu và bạn sẽ không được đi xa hơn .
Mình đã chọn là sẽ đi về Thái trong ngày, ông HQ đóng cho 2 dấu vào và ra cùng 1 ngày rồi đưa passport cho mình .
Mình đi lòng vòng tìm hiểu vé xe bus và máy bay , máy bay thì người nước ngoài được phép bay từ đây lên Yangoon hay mấy city khác nhưng giá cao .
Còn bus thì cũng có, mấy cô bán vé bus mà có cái bàn như mấy bà bán vé số ở VN á, nhìn nó lạc hậu và đúng là đi Myanmar là quay ngược thời gian mà, mọi thứ nhìn như VN lúc mới giải phóng : thiếu thốn và lạc hậu .
1 cậu xe ôm chào mời mình đi 1 tour quanh Kawthaung giá 600bath 1 giờ , giời ạ ai mà ngu đi giá này . Mình từ chối . Anh xe ôm này là anh cò lúc nãy , nói tiếng Anh tốt.
1 cậu xe ôm khác chào mời mình đi xe nhưng toàn nói tiếng My . miệng cậu ăn trầu móm mém như mấy bà già VN xưa , răng đỏ chét vì trầu . Mình từ chối không đi vì mình nói mình tìm bus đi Yangoon , cậu hiểu vài từ tiếng Anh liền kêu mình leo lên cậu chở qua chỗ bán vé xe bus cho , mình không muốn đi xe nên từ chối , cậu này có vẻ khá nhiệt tình, ra dấu kêu mình đi bộ theo cũng được, cậu chỉ chỗ cho
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Bác chủ cho xin vài tấm hình dc ko, chữ đọc nhiều nên hơi ngán ^^
Cám ơn bác chủ
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Đang hóng vụ đi chơi lòng vòng ở My của bác chủ. Thêm vài cái hình minh họa nữa thì hay quá, :)
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

@bà con : mình không chụp ảnh nên không có cái ảnh nào hết ạh !
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Thế là cậu ta chạy xe đi và mình đi bộ theo sau ,nhưng mình còn ghé vào 1 đại í bán vé máy bay , dòm ngó 1 chút ,hỏi vài thông tin , đa số vé máy bay khá mắc.
Theo cậu kia mình đến 1 cái quya62 bán vé xe bus lien tỉnh , mà nhìn như 1 cái bàn bán vé số ờ Saigon . Họ không biết tiếng Anh, nhưng cuối cùng mình cũng hiểu, họ đưa ra 1 list giá vé đi về các tỉnh và Yangoon, giá vé ghi bằng số Myanmar luôn, độc thật , có lẽ Myanamr là 1 số ít các nước còn xài hệ thống số riêng , hầu hết đã chuyển qua xài số quốc tế (0123…) rồi , Thái Lan cũng có số riêng mà hầu như chỉ còn trong bảo tàng ,rất ít xài ngoài đời sống .
Mình thấy cái máy tính liền chỉ vào từng địa danh ghi bằng tiếng Myanmar và anh xe ôm đọc lên cho mình biết đó là nơi nào, rồi cô bán vé thì bấm vào máy tính số tiền kiểu số quốc tế, nhờ có tìm hiểu trước tên địa danh ở miền Nam Myanmar nên mình hiểu giá vé bao nhiêu đi tới đâu , hehe .
Cô bán vé hỏi mình từ đâu tới , mình nói Saigon, Southern Vietnam . Rồi 2 người họ nói 1 lèo tiếng My với nhau , cuối cùng tạm dịch là mình là người nước ngoài không được đi bus từ đây đi đâu cả, phải bay thôi .
Mình đã biết vụ này rồi, nên cảm ơn họ , cười thật tươi và tạm biệt 2 người tốt bụng này .
Chẳng biết đi đâu giữa cái nắng nóng điên người này , thế là vào khu chợ , tìm mua 1 cái loongi , loại xà rông mà đàn ông , phụ nữ Myanmar hay mặc, những cấm vận kinh tế và việc chậm phá triển đã làm cho người dân ở đây vẫn chưa quốc tế hóa quá nhanh, họ vẫn mặc Longgi hàng ngày như bao đời vẫn vậy . Mình quan sát thấy 90% là mặc, đàn ông và phụ nữ mặc khác nhau , phụ nữ hình như có dây buộc , còn đàn ông thì không , nên các anh các chú lâu lâu lại phải chỉnh lại looggi của mình , họ đeo thêm 1 dây buộc hay lận vào trong để chứa dtdd và bóp tiền nho nhỏ , có nhiều cái mình thấy bất tiện hơn quần nhưng họ vẫn mặc longgi , và họ có vẻ rất thoải mái với trang phục này , một số các cậu bé teen thì mặc quần âu nhưng đại đa số vẫn là longgi thôi .
Vào khu chợ , mình đi dọc cac gian hàng , vừa vào là thấy các cửa hàng bán quần áo, bày bán đủ đồ âu và longgi, mình ghé hỏi 1 hàng và họ bảo giá 250bath cho longgi nam loai tốt, loại thường 120bath , trả giá hoài thì còn 100 và 200bath, đắn đo mãi mình mua 1 cái 200bath . Mỡ bịch ran gay và mình bắt cái anh chàng bán hàng chỉ mình cách mặc, anh làm pro quá mà mình làm hoài không được , vì thao tác phải thật nhanh, không là nó tuột , có 2 cách mặc , mình chỉ làm được cách 2 , và đàn ông Myanmar mặc longgi thì áo phủ vào bên trong ,longgi sẽ trùm ra ngoài, chứ không như bên Indo là áo bên ngoài , nên đó là cách dễ nhận ra sự khác biệt nhất , bằng chứng là sau này mình đi Indo , mình mặc longgi này để vào các đền chùa , thì người Indo biết ngay mình không phải người Indo, 1 số người biết đó là xà rông Myanmar, vì hoa văn và cách quấn , hoa văn Indo nhìn hoa hòe hơn, Myanmar thì đơn giản là sọc ca rô thôi , và khác nhau nhất là áo phủ bên trong hay ngoài .
Và ở Indo có 1 kiểu xà rông là miếng vải to như khăn , chưa may lại thành vòng tròn , còn ở Myanmar là may lại thành vòng tròn hết .
Mà may lại thành vòng tròn cũng tiện lắm nhé, khi đi tắm biển ở Bali thì mình lấy ra trùm quanh người thay đồ , quá chuẩn, các bạn nữ cũng mượn longgi của mình để thay đó nhé.
Mình cực kì yêu thích trang phục của các nơi mình đi qua , nhất là ở 1 nơi mà họ ăn mặc quá khác với VN mình, thì nhất định phải mua 1 bộ thôi , mình rất rất thích ngắm nhìn người Myanmar trong loại trang phục này , lần trước ghé Abu Dhabi +Qatar mình cũng đã săm soi 1 bộ khăn choàng Á Rập và áo chùng máu trắng toát của các anh Hồi Giáo nhưng do transit không ra ngoài được mà giá trong sân bay quá cao mình đành tiếc mà không mua được, hic hic ,lần sau nhất định phải mua .
Sẵn tiện tám luôn là trong 2 sân bay Abu Dhabi và Qatar , nhìn các anh Trung Đông râu hơi nhiều nhưng đã cạo , chỉ còn lại phần gốc chân lông trên mặt thì quá đẹp , mũi cao + chiều cao anh nào cũng 1m75 là ít nhất , đẹp tàn nhẫn , đẹp té ghế luôn, đầu quấn khăn ca rô , áo choàng trắng dài , mém xỉu mấy lần .
Trai Ả Rập Trung Đông và Bắc Phi là đẹp nhất hành tinh này , tính luôn cả Ấn nữa .
Ở Myanmar cũng có nhiều người gốc Ấn nên người dân cũng khá đẹp kiểu Ấn . Anh bán longgi cho mình đẹp như 1 diễn viên Ấn Độ hay coi trên tivi , vô tình mà lại mua đúng ngay hàng của anh đẹp trai này .
Quay lại vụ khu chợ , sau khi mua xong và quấn xong cái longgi lên người , mình bắt đầu lang thang cái chợ này , chợ khá to và buôn bán như 1 khu chợ VN mình , nhưng nhìn cũ kĩ hơn , và xa xưa hơn , gợi nhớ VN của 15 năm trước . Bán trầu rất rất nhiều , 10m là 1 bàn bán trầu , ăn trầu còn rất rất phổ biến nơi đây , như ở VN uống cà phê vậy .
Mình rời khu chợ và đi ra 1 ngọn đồi , nhìn toàn cảnh Kawthaung , phóng tầm mắt sang bờ bên kia là Ranong của Thái , 1 con sông ,1 cửa biển chia cắt 2 đất nước , mà bên kia đất Thái phát triển hơn bên này nhiều . Nhiều lần mình thầm nghĩ , có lẽ vùng Issan giáp với Lào được sáp nhập vào Thái là 1 sự kiện tốt cho người dân , nếu cứ nằm dưới sự kiểm soát của Lào và Khơ me thì sẽ nghèo lắm lắm . Và nghĩ sang Kawthaung và Ranong , 2 số phận , 2 ngã rẻ cuộc đời , 1 biến cố gì đó , rồi giờ đây người dân Kawthaung cứ phải lặn lội sang Thái ở bờ bên kia lao động miệt mài , và mang theo cả 1 nỗi buồn của người dận nghèo ,lòng tự trọng dân tộc đi tha hương đất khách , rồi chạnh lòng nghĩ về Saigon của ngày nào . Buồn .
Ngồi ngẩn ngơ nhìn biển và hát mấy bài hát mà ở VN hát lên có thể bị đi tù , thì giờ đây ngồi đây ta tha hồ mà hát điên cuồng , trước gió biển lồng lộng và những chuyến tàu bé nhỏ chở theo những thân phận con người qua biên giới .
Quay lại khu chợ và đi đến khu Hải quan , mình đến căn phòng đáng ghét đó và thấy 1 đống bọn Tây đang làm visa run , vào và đưa giấy temporary Entrance Permit , rồi lấy nhanh chóng cái passport bị giữ nãy giờ lại , mình bước ra khu chợ và đi tìm gì đó ăn trước khi lên tàu quay lại Thái , đi ngang lại chị bán vé bus khi nãy và cả a xe ôm miệng nhai trầu đỏ chét kia , họ nhìn mình trong cái longgi cười cười hiền hậu , cái loongi này mình mặc mà sao k thấy giống người địa phương lắm, mình cứ phải chỉnh đi chỉnh lại mà chưa ưng ý , mà mặc không khéo là nó tuột xuống hết đó nhé, quấn thì ok mà bước đi chút là tuột , nên mình quay về cách 2 quấn dễ hơn , thử cách 1 hoài k chặt gì hết .
Ghé vào ăn đại 1 loại mì bò viên như bên Thái hay ăn , sau khi nhìn ngó 1 loạt các quán cơm mà không ưng .1 tô mì và 1 ly coca ,nhìn cách chú bán hàng lấy nước đá , cho vào ly nhựa , rồi lấy chai Coca 1,5l ra rót vào 1 tí vừa 1 ly , làm mình nhớ lại cảnh ngày xưa còn nhỏ cũng hay đi mua nước ngọt như vậy uống . Giờ thì ở VN đâu còn cái cảnh bán nước ngọt như vậy nữa , kêu à bưng ra cho 1 lon hay 1 chai 300ml liền . Đi Myanamr là để quay ngược thời gian , ôn lại kỉ niệm cũ hay học thêm những giá trị ngày nào ông bà mình đã bước qua mà mình chưa kịp thấy , đúng là kiểu du lịch hoài cổ .
Nhìn sang kế bên 1 cụ bà bán nước , có cả nước dừa , đúng món mình mê, kêu ngay 1 ly, rồi lại thêm 1 ly nữa , all giá đều rẻ , mình không nhớ giá bao nhiêu .
Trước đó mình có vào 1 ngân hàng sát bên dò hỏi xem tì giá Bath và Kyat , các em nhân viên thấy mình mặc longgi nên xổ 1 tràng tiếng My, rồi các cô cười tươi khi mình nói lại rằng mình đến từ Saigon xa xôi, hehe . Ở đây chỉ đồi từ tiền USD sang tiền My, chứ tiền Thái qua tiền My thì họ k đổi , kêu ra ngoài đổi, các bàn bán vé bus luôn sẵn sang đổi cho bạn .
Ăn uống no nê, bước xuống thuyền củng với mấy người dân nghèo Myanmar , sang sông quay lại Thái với lời hứa là sẽ quay lại Myanamar ở lại thiệt lâu đi hết mọi nơi cho đã mới được .
Nhưng dạo này thấy giá hotel ở My tăng kinh khủng , quá quá mắc cho dân bụi 1 mình như mình . không có dorm . Vé bus liên tỉnh cũng tăng quá cao và có giá cho người địa phương và giá cho người nước ngoài nữa , rồi thêm các loại phí vào các city , thấy buồn quá, họ thay đổi nhanh quá chăng ?
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Qua đến Thái , làm thủ tục nhập cảnh trở lại , rồi mình ra đi xe Song thẻo là dạng xe city bus ở các thành phố thị xã nhỏ ra đến bến xe Ranong , mua 1 vé xe đi ngay lúc 5.30pm đi về Bangkok, xe này là xe loại rẻ nhất , hình như là 300bath , nhưng cũng có máy lạnh tốt , nhưng xe dừng đón khách dọc đường nhiều , và nữa đêm mở mắt ra thấy bà con phải đứng ở giữa lối đi như city bus, má ơi , đoạn đường Ranong-bkk cũng hơn 500km chứ đâu ít . Có lẽ họ đi đoạn ngắn thôi . 4am mình tới bến xe miền Nam của Bangkok (Sai Mai Tai) , mình đi xe bus 507 về lại Silom . Xong !
Giờ mình quay lại cái đoạn vừa nhập cảnh Thái ở cửa khẩu Hat Lek-Cham Yeam (Thái-Cam) nhé.
Hải quan Thái vẫn luôn lịch sự và làm việc chuẩn mực như lần trước (ít nhất là với mình) .
Sau khi nhập cảnh vào Thái mình ăn 1 tô mì hải sản như lần trước 35bath , ngon quá , ở ngay cạnh check point . Rồi mua vé minibus về bến xe trung tâm của tỉnh Trat , giá 110bath giống lần trước . Sau đó mua vé minibus từ bến xe Trat về Bangkok ,mà giờ giá là 270bath rồi , tang 20bath . Chạy từ 5pm đến khoãng 10pm mới tới bến xe Ekamai (bến xe miền Đông của bkk) . Rồi từ đó mình đi BTS về Silom .
Còn giờ mình quay lại cái đảo Xa Mủi nhé (koh Samui, KSM) .
Từ Bkk mình bay chuyến sáng sớm 6.20am của Nok Air đến Surat Thani, nên đêm trước đó mình ngủ sân bay Don Muang cho tiết kiệm tiền hotel .
Đáp xuống sbay Surat Thani, là có ngay quầy bán vé xe bus+phà qua KSM ngay , giá bus là 150bath+phà là 200bath , total 350bath (bạn có thể chỉ mua vé bus thôi, vé phà mua sau khi đến nhưng cũng k rẻ hơn) . Cứ có chuyến bay đáp hay tàu hỏa tới là có ngay bus của hãng xe Phaptip chờ sẵn hốt bạn đi ngay , dạng door to door .
Xe chạy khoảng 90 phút từ sân bay tới bến phà Don Sak đi KSM ,phà rất to chở xe tải xe hơi mà , trên phà có máy lạnh, có căn tin bán đổ ăn, có luôn massage chân , cứ 1 tiếng là có 1 chuyến phà từ 7-19h.
Có nhiều hãng phà,tàu cao tốc nhưng Phantip kết hợp với hãng phà Seatrans .
Phà chạy khoảng 90phut là tới bến phà Nathon của KSM , các bạn chú ý là KSM có nhiều bến phà nhé .
Lúc phà cập vào bến họ có hệ thống rất hiện đại , có 1 ống lồng điều chỉnh độ cao cho khớp với phà , và hành khách đi ra từ cái ống lồng này , nhìn rất hiện đại và chuyên nghiệp, cả bậc thang hay đường lài xuống cho người mang va li to tiện kéo đẩy di chuyển,rất pro,cứ như ống lồng sân bay . Nhưng chuyến phà lúc về thì không có như vậy .
Bải biển dọc bến phà hiện ra khá bình thường chả có gì đặc biệt .
Xuống phà , đến cầu tàu có xe Song Thẻo chờ ra đầu đường nhựa free, rồi từ đó bạn đi Song Theo về hotel hay Minivan gì đó tùy bạn .
Mình do không có kinh nghiệm và khá mệt sau 1 đêm ngoài sân bay nên tóm ngay 1 anh tài xế đang đón khách ngay tại cầu tàu hỏi thăm xem về đến resort của mình là bao nhiêu tiền , him nói 100bath , mình chửi thầm trong bụng sao mắc thế trời , vài km thôi mà, còn mắc hơn taxi ,nhưng đâu ngờ rằng giá cả ở KSM này là như thế , đó chỉ là bắt đầu chuỗi ngày đắt đỏ dã man trên đảo này. Quá mệt , thôi ok đi luôn, . Chỉ có những xe minivan mới được vào tận cầu tàu bắt khách ,xe Song Theo thì phải chờ khách trong đường lớn cách cầu tàu khoảng 700m ,do đó ai đi lần đầu sẽ không biết cách và sẽ leo lên Minivan ngay thôi .
Đường về Resort của mình khá xa chứ không phải gần như mình nghĩ, nhìn cột cây số thì là 14km từ bến tàu . Hóa ra em KSM này to hơn mình nghĩ , và sau 5 ngày ở đây thì nghiệm ra là em nó to thật á.
KSM có nhiều bãi biển và bãi biển gần bến tàu Nathon là ít resort nhất ,chủ yếu dân local sống thôi vì nó không sạch đẹp lắm . Nhưng giá rẻ hehe .
À ,cái đứa đi bụi tiết kiệm từng đồng như mình sao lần này lại dám ở resort ,là do lần này mình ở ké cậu bạn người Thụy Sĩ thôi , hehe , nó sẽ bay qua tới sân bay KSM chiều tối nay (sân bay nằm trên đảo với những chuyến bay giá trên mây của Bangkok Air và Thái Air ) , mình nhà nghèo nên bay tới Surat Thani thôi .
Tài xế thả mình xuống đầu đường và mình phải đi bộ vào ,xa thấy tía luôn,đi bộ khoảng 30 phút mà còn phải len đồi xuống dốc, sau này mình tìm ra đường đi tắt không phải leo núi nữa hehe.Resort mình ở là Samui Escape Resort, giá book trước khoảng 2 tháng khá ok , khoảng 12k bath cho 4 đêm vì đây là phòng mắc nhất của resort , là phòng beach front Bungalow có ban công riêng , nằm sát biển , chứ không phải trên lầu .
Nhận xét resort này thế nào ta : nhỏ nhò xinh xinh, từ trên núi (là đoạn đường dốc thẳng đứng hằng ngày mình phải đi ngang để từ resort ra đường chính) nhìn xuống nó như 1 xóm nhà lá hehe . Không gian cây cỏ khá nhỏ, nhiều phòng gần nhau , nhưng mình ở Beach front Bungalow nên khá riêng tư thoải mái hơn chút .Biển ở đây không thực sự là biển mà lá sát với mép nước luôn, không có bãi cát đâu , giống như ở Phan Thiết khu phía gần Hòn Rơm á , nên từ ban công (người miền Nam gọi là hàng ba) phòng mình là có thể nhảy òm xuống biển luôn, đúng nghĩa là beach front bungalow, biển ngay sát mặt hehe, 1 kiểu beach front khá lạ. Mà biển này không có sóng gì , không có 1 tí sóng luôn, như tắm sông à, mà cát thì rất to , không mịn như bên Koh Rong Salem bên Cam .
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Mình thuê xe máy gần resort giá 200bath 1 ngày (sau khi kì kèo ,ban đầu cô chủ nói 250bath) . Họ giữ passport của mình, chỗ cho thuê này là bà khách ở chung resort chỉ cho mình thuê, bả nói chỗ này tốt, k có trò mèo gì, trả xe là trả lại passport cho mình . Thực ra đối với passport của những nước giàu như EU hay USA, Japan , v.v.v thì hay có nạn mất passport , khi bạn đi thuê xe máy hay gì đó cần thế chấp passport. Cuối cùng họ bảo làm mất passport của bạn rồi, có thể bồi thường 1 tí tiền nhưng chính xác là họ cố tình bán passport của bạn cho những tổ chức "đen", cho việc buôn người hay giả dạng là người trong passport để nhập cư trái phép or khủng bố này kia , và có rất nhiều khách phàn nàn họ bị mất passport khi thuê xe máy ở Thái vụ này thì mình không lo vì cái passport vn này ai mà thèm lấy . Hihihi .
Suốt 5 ngày chạy vòng quanh Koh Samui mình thấy là :
- Giá cả ở đây mắc gấp 2-3 lần ở bkk về mọi mặt : xăng ở bkk là khoảng 30bath thì ở đây 40bath, ăn uống lề đường ở bkk 30bath 1 tô thì ở đây tệ lắm là 50bath . Mọi thứ đều mắc hết.
- Đảo này đã phát triển du lịch đến mức kinh hoàng , đảo rất to và có đủ thứ từ siêu thị đến nhà hát, khu trung tâm là Chawaeng thì ôi thôi tan nát cả rồi, đó là khu party của đảo , cũng là khu của dân bụi (backpacker), biển ở đây nước biển cũng ok đó nhưng khu này luôn ồn ào party thâu đêm, biển ok nhưng không có gì đặc biệt , không hơn gì Nha Trang của ta .À mà ai thích tiệc tùng này kia thì sẽ thích nơi này , nhìn mấy anh Tây cô đầm lượn qua lại , bikini toàn tập, nhìn cũng thích , không khí khá là Tây nhé , có nhiều hotel tổ chức pool party cũng vui lắm , nhảy đã thì ra biển , biển chán thì lên pool mà feel . Buôn bán này kia tấp nập cả ngày luôn, đây là khu của những người trẻ và sôi động .
- Đảo còn nhiều bãi khác , mình có ghé qua bãi Lamai , cũng ok lắm, nhưng vẫn không có gì đặc biệt, thực ra với 1 đứa đi "cũng khá nhiều" như mình thì phải có gì đó đặc biệt lắm và hơn VN ta thì mình mới gọi là đẹp , chắc có lẽ cỡ Maldives mới làm mình wow mà ca tụng được .
- Đường xá này kia ở đảo xây dựng tốt , trải nhựa chạy rất đã. Điều này Phú Quốc không bằng được, chính vì quá phát triển nên Koh Samui đã đánh mất đi hoàn toàn vẻ đẹp của nó 15-20 năm về trước, nhiều người đi đảo này ngày xưa , giờ quay lại cũng thất vọng và nói không đi nữa đâu.
- Có 1 cách ăn đuôc nhiều thứ mà giá rất rẻ là : ăn buffet kiểu Thái , là BBQ buffet , cái này có khắp nơi ở Thái , không chỉ riêng KSM . Mình đã ăn kiểu này ở Bangkok và Chiangmai rồi , Giá 169bath/người , chưa tính nước , gọi nước luôn cũng chỉ khoảng 200bath/ người thôi mà được ăn thỏa thích các loại thịt nướng và những món làm sẵn, đi Thái mình hay ăn thế này , nhất là 1 nơi đắt đỏ như Koh Samui , ở Lào cũng có tương tự như thế này .
- Ở Koh Samui mình có mua 1 tour đi khu bảo tồn biển quốc gia Ang Thong marine park, giá tour là khoảng 1800bath/người , bao gồm đưa đón tận hotel ra bến tàu và ngược lại, đi bằng speedboat, có ăn trưa buffet đơn giản , nhưng phải trả thêm 200bath/người tại bến tàu nếu bạn là người nước ngoài, người Thái thì 40bath thôi, đó là phí môi trường . Tour sẽ chở đi snorkeling , sau đó đi qua hòn đảo thuộc khu bảo tồn, leo lên 1 ngọn núi thì bạn sẽ thấy 1 cái ao nước màu xanh lục, tiếng Anh là Green Lagoon, nào giờ hay nghe Blue Lagoon, nay thấy thêm Green Lagoon nữa , cũng khá đẹp. Sau đó thì tàu chở bạn đến 1 cái đảo để ăn trưa , đảo nhìn hoang vắng lắm, ở đây người dân nhìn giống như người dân tộc , da rất đen,họ làm nghề đánh cá, tàu ghé vào 1 nhà hàng nhìn cũng được , ăn trưa có vài món đơn giản muốn ăn bao nhiêu thì cứ lấy thêm, được free 1 chai nước suối đầu tiên, chỉ phải trả tiên nước uống nếu muốn uống thêm. Mình mua 1 lon Coke giá chỉ là 30bath, tính ra là rẻ so với sự xa xôi cách trờ từ đảo vào đất liền cho việc chuyên chở . Sau bữa trưa thì tàu speedboat chở đi đến 1 bãi tắm trên 1 đảo khác rất đẹp, có kayak free, ai muốn thì chèo chơi , mình cũng hăm hở chèo với bạn mình la Boris , Boris nhìn dáng vẻ là không thích món kayak này tí nào nhưng cũng ráng đi cùng mình, được 10 phút là mình chán vì mệt quá , chèo kayak dưới trời nắng nóng 38 độ này chả vui tí nào , hehe .
Mà từ đảo Koh Samui đi đến quần đảo AngThong này xa lắm nhé, đi hơn 1,5 tiếng mới tới , tàu speedboat nhìn mới và hiện đại lắm , nhưng sóng to , mấy cô phụ nữ có người chịu không nổi lun , ói lun , cái tàu này nhìn đẹp nhưng đi thì lắc kinh lắm, nhưng mình thì không bị vấn đề gì cả.
Sau khi tắm biển và Kayak thì tàu quay về Koh samui . Resort của mình sát biển+ thuận đường nên tàu chở mình đến ngay cửa resort luôn , hehe , tàu chạy sát vào , bọn mình nhảy xuống nước bơi vào bờ , đám khách đang nằm ờ hồ bơi nhìn ngơ ngác chả hiểu chuyện gì xảy ra khi có 2 thằng nhảy từ tàu rồi lên resort bằng đường này .
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

Bạn book tour đi Angthong của hãng nào vậy :) Mình đang định đi nhưng nhà lại có người lớn (45 tuổi) nên đang băn khoăn không biết có nên đi Angthong không
 
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm

@veozet : mình không nhớ mua tour nơi nào nữa. đi khảo sát giá thì cũng ngang ngang nhau , tour đi bằng tàu chậm xem ra lại êm hơn , ít bị sóng nhồi như đi speedboat mà giá rẻ hơn . speedboat chỉ được cái nhanh thôi chứ nó nhỏ xíu ah. chở được 20 người là max và cực kì nhồi sóng, ai phải khỏe lắm mới trụ nổi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,421
Bài viết
1,147,035
Members
193,481
Latest member
hot51apkme04
Back
Top