maximilian
Phượt thủ
Re: Đảo Xa Mũi vs đảo Rong Saloem , thôn nữ vs gái thị thành, thêm biên giới lạ Myanm
Mình hôm nay sẽ nhảy tắt qua phần cái cửa khẩu kì lạ của Myanmar nhé bà con , đó là cửa khẩu Kawthaung, thuộc phía nam Myanmar.
Cửa khẩu này giáp tỉnh Ranong của Thái , và đây là địa điểm quen thuộc của những ai làm visa run , thông thường khách ở Phuket hay đảo Xa Mũi.À ,để giải thích luôn tại sao mình luôn ghi là đảo Xa Mũi chứ không ghi Koh Samui như bình thường , Koh Samui là cách mà bọn Tây phiên âm từ tiếng Thái sang tiếng Anh, và chúng nó không có cách nào để phiên âm dấu sắc , hỏi ,ngã cho sát với tiếng Thái nên đành ghi Koh Samui , và đọc sai thành “Cô Xa Mui”,tiếng Việt ở miền Nam ta thanh âm tương đương tiếng Thái thì sao phải viết và đọc sai bét như bọn Tây chứ , đọc chính xác là “Cọ Xa Mũi” nhé bà con , và “Cọ” nghĩa là đảo (cồn, cù lao), “Xa Mũi” hình như dịch ra là “dừa”, nghĩa là đảo dừa .
Quay lại cửa khẩu nào , thông thường khách ở đảo Xa Mũi hay Phuket, vùng miền Nam Thái hay chạy ra cửa khẩu này để gia hạn Visa (visa run) nếu muốn ở thêm ở Thái .
Ngăn cách 2 cửa khẩu là con sông và cũng là cửa biển luôn đổ ra biển Andaman , Ấn Độ Dương luôn , nên nhìn bản đồ thấy hấp dẫn , thế là mình mò tới đó . Mục đích là để xem có vào sâu Myanmar từ cửa khẩu này được không và thủ tục , tiền bạc như thế nào . Vì dù Myanmar đã miễn visa 14 ngày cho người VN nhưng tháng trước vẫn có bạn viết bài bảo là tại cửa khẩu Tachilek bọn Myanmar vẫn không cho bạn ấy đi sâu vào nội địa Myanmar và vẫn bắt bạn ấy đóng 500bath lệ phí nhập cảnh như công dân các nước khác , dù bạn ấy đã trình hẳn email của lãnh sự quán Myanmar ra , bọn Myanmar này đúng là trên bảo dưới không nghe và quan liêu ghê gớm .
Vả thực tế tại cửa khẩu này mình đã chứng kiến là như thế nào :
Mình ngủ 1 đêm ở Ranong , hotel sát ngay cửa khẩu nên hôm sau đi bộ ra cửa khẩu, cũng là bến tàu Sapan Pla , ở đây là cảng cá chợ cá luôn buôn bán tấp nập vui mắt , đến hải quan Thái đóng dấu exit, cô nhân viên mắt tròn xoe ngơ ngác kiểu “ Sao lại có 1 thằng VN mò tới cái chỗ heo hút này nhỉ”, vì ở đây toàn là Tây đến làm visa run thôi àh ,Tây đến đây , qua Myanmar đóng mộc rồi quay về Phuket hay Samui ngay , chả mấy ai ở lại Ranong, bọn Tây nó đi hàng tháng trời nên mới gia hạn visa, dân vn mình đi Thái vài ngày là về rồi có ai ở quá 30 ngày đâu, mình thì cũng chưa hết hạn visa nhưng chủ yếu đi là lấy cái mộc Myanmar của cái cửa khẩu này và dòm ngó miền Nam Myanmar xem ntn , chứ Yangoon, Bagan, Inle thì bà con cày nát rồi hihi. Định là qua đó ngủ 1 đêm or ở chơi vài tiếng rồi về thôi .
Em nhân viên hơi bối rối với cái pass của mình, nên kêu mình vào phòng , ui cha , chả lẽ nó nghi ngờ mình gì đây, 1 ông hải quan khác hỏi mình vài câu đơn giản bằng tiếng Anh rồi đóng dấu cho mình đi , không thu tiền gì cả .
Phải công nhận là hải quan Thái tại các cửa khẩu luôn làm mình yêu mến vì họ chưa bao giờ đòi tiền mình khi đóng dấu(đúng như thỏa thuận của các nước Asean ký) và họ luôn tươi cười hoặc không cười thì mặt cũng không đáng ghét như mấy tên hải quan “cái nơi mà ai cũng biết là nơi đó”, thái độ họ rất lịch sự và có học thức .
Ở phía cửa khẩu Thái luôn ghi dòng chữ “ Việc xuất nhập cảnh ra vào Thái Lan là miễn phí , nếu bạn thấy ai có hành vi nhũng nhiễu đòi tiền bạn thì vuui lòng gọi cho chúng tôi biết số dt ……” Mình thích vụ này ghê . Chả bù với bọn hải quan Cam đáng ghét .
Mình cầm pass có dấu exit của Ranong-Thailand, nghĩa là mình đã chính thức không còn tồn tại trên đất Thái hihi, mình ra bến tàu sát đó luôn , tìm tàu qua bên Myanmar thôi ,đó là hành trình vượt sông , vượt biên, vượt cửa biển để sang Myanmar hihi.
Mình tìm hiểu trên mạng rồi nên cứ thấy tàu nào (thật ra là ghe thôi , nó nhỏ nhỏ) có nhiều người rồi thì xuống ngồi, có sẵn người rồi thì không phải chờ lâu , giá là 50bath/người/1 chiều. Đi kiểu này thì toàn là người Myanmar thôi , họ quay lại đóng dấu gia hạn hay sao đó , Myanmar thì nghèo hơn Thái cả ngàn lần nên họ qua Thái làm ăn sinh sống , hết hạn giấy tờ thì đóng dấu mới , cũng như dân Thanh Hóa Nghệ An qua Thái làm ăn ấy mà : hết 30 ngày thì đi gia hạn visa, chạy sang Cam ăn tô bún rồi quay lại Thái và cụng từ đây bao nhiêu phiền toái rắc rối xảy ra cho ai cầm pass VN .
Ghe có áo phao đầy đủ nhá và lần đầu tiên thấy cái áo phao lạ như thế hehe.
Chờ khoảng 20 phút là ghe chạy , trên đường đi qua 2 trạm kiểm tra của Thái và 1 trạm của Myanmar (My), mình thấy 1 số người phải kẹp tiền (20.50.100bath tùy) cho hải quan (Thái lẫn My), đây chỉ là check point chứ không phải chỗ đóng dấu nha . Check xem bà con có đem hàng nguy hiểm hay quá số lượng cho phép hay không nhưng chả thấy tên nào xuống tận ghe check cả , chì nhìn nhìn thôi .
Tại sao họ phải kẹp tiền , vụ này cũng giống cửa khẩu Poipet thôi , vì họ qua Thái làm ăn, cứ đi về lien tục thì hải quan sẽ nghi ngờ họ đi làm không visa nghĩa là làm lậu, và họ phải chi tiền như thế hải quan mới chịu đóng dấu cho họ. Mình thấy nhiều lần vụ này ở hải quan cửa khẩu VN , Cam, hay THái rồi
Mình hôm nay sẽ nhảy tắt qua phần cái cửa khẩu kì lạ của Myanmar nhé bà con , đó là cửa khẩu Kawthaung, thuộc phía nam Myanmar.
Cửa khẩu này giáp tỉnh Ranong của Thái , và đây là địa điểm quen thuộc của những ai làm visa run , thông thường khách ở Phuket hay đảo Xa Mũi.À ,để giải thích luôn tại sao mình luôn ghi là đảo Xa Mũi chứ không ghi Koh Samui như bình thường , Koh Samui là cách mà bọn Tây phiên âm từ tiếng Thái sang tiếng Anh, và chúng nó không có cách nào để phiên âm dấu sắc , hỏi ,ngã cho sát với tiếng Thái nên đành ghi Koh Samui , và đọc sai thành “Cô Xa Mui”,tiếng Việt ở miền Nam ta thanh âm tương đương tiếng Thái thì sao phải viết và đọc sai bét như bọn Tây chứ , đọc chính xác là “Cọ Xa Mũi” nhé bà con , và “Cọ” nghĩa là đảo (cồn, cù lao), “Xa Mũi” hình như dịch ra là “dừa”, nghĩa là đảo dừa .
Quay lại cửa khẩu nào , thông thường khách ở đảo Xa Mũi hay Phuket, vùng miền Nam Thái hay chạy ra cửa khẩu này để gia hạn Visa (visa run) nếu muốn ở thêm ở Thái .
Ngăn cách 2 cửa khẩu là con sông và cũng là cửa biển luôn đổ ra biển Andaman , Ấn Độ Dương luôn , nên nhìn bản đồ thấy hấp dẫn , thế là mình mò tới đó . Mục đích là để xem có vào sâu Myanmar từ cửa khẩu này được không và thủ tục , tiền bạc như thế nào . Vì dù Myanmar đã miễn visa 14 ngày cho người VN nhưng tháng trước vẫn có bạn viết bài bảo là tại cửa khẩu Tachilek bọn Myanmar vẫn không cho bạn ấy đi sâu vào nội địa Myanmar và vẫn bắt bạn ấy đóng 500bath lệ phí nhập cảnh như công dân các nước khác , dù bạn ấy đã trình hẳn email của lãnh sự quán Myanmar ra , bọn Myanmar này đúng là trên bảo dưới không nghe và quan liêu ghê gớm .
Vả thực tế tại cửa khẩu này mình đã chứng kiến là như thế nào :
Mình ngủ 1 đêm ở Ranong , hotel sát ngay cửa khẩu nên hôm sau đi bộ ra cửa khẩu, cũng là bến tàu Sapan Pla , ở đây là cảng cá chợ cá luôn buôn bán tấp nập vui mắt , đến hải quan Thái đóng dấu exit, cô nhân viên mắt tròn xoe ngơ ngác kiểu “ Sao lại có 1 thằng VN mò tới cái chỗ heo hút này nhỉ”, vì ở đây toàn là Tây đến làm visa run thôi àh ,Tây đến đây , qua Myanmar đóng mộc rồi quay về Phuket hay Samui ngay , chả mấy ai ở lại Ranong, bọn Tây nó đi hàng tháng trời nên mới gia hạn visa, dân vn mình đi Thái vài ngày là về rồi có ai ở quá 30 ngày đâu, mình thì cũng chưa hết hạn visa nhưng chủ yếu đi là lấy cái mộc Myanmar của cái cửa khẩu này và dòm ngó miền Nam Myanmar xem ntn , chứ Yangoon, Bagan, Inle thì bà con cày nát rồi hihi. Định là qua đó ngủ 1 đêm or ở chơi vài tiếng rồi về thôi .
Em nhân viên hơi bối rối với cái pass của mình, nên kêu mình vào phòng , ui cha , chả lẽ nó nghi ngờ mình gì đây, 1 ông hải quan khác hỏi mình vài câu đơn giản bằng tiếng Anh rồi đóng dấu cho mình đi , không thu tiền gì cả .
Phải công nhận là hải quan Thái tại các cửa khẩu luôn làm mình yêu mến vì họ chưa bao giờ đòi tiền mình khi đóng dấu(đúng như thỏa thuận của các nước Asean ký) và họ luôn tươi cười hoặc không cười thì mặt cũng không đáng ghét như mấy tên hải quan “cái nơi mà ai cũng biết là nơi đó”, thái độ họ rất lịch sự và có học thức .
Ở phía cửa khẩu Thái luôn ghi dòng chữ “ Việc xuất nhập cảnh ra vào Thái Lan là miễn phí , nếu bạn thấy ai có hành vi nhũng nhiễu đòi tiền bạn thì vuui lòng gọi cho chúng tôi biết số dt ……” Mình thích vụ này ghê . Chả bù với bọn hải quan Cam đáng ghét .
Mình cầm pass có dấu exit của Ranong-Thailand, nghĩa là mình đã chính thức không còn tồn tại trên đất Thái hihi, mình ra bến tàu sát đó luôn , tìm tàu qua bên Myanmar thôi ,đó là hành trình vượt sông , vượt biên, vượt cửa biển để sang Myanmar hihi.
Mình tìm hiểu trên mạng rồi nên cứ thấy tàu nào (thật ra là ghe thôi , nó nhỏ nhỏ) có nhiều người rồi thì xuống ngồi, có sẵn người rồi thì không phải chờ lâu , giá là 50bath/người/1 chiều. Đi kiểu này thì toàn là người Myanmar thôi , họ quay lại đóng dấu gia hạn hay sao đó , Myanmar thì nghèo hơn Thái cả ngàn lần nên họ qua Thái làm ăn sinh sống , hết hạn giấy tờ thì đóng dấu mới , cũng như dân Thanh Hóa Nghệ An qua Thái làm ăn ấy mà : hết 30 ngày thì đi gia hạn visa, chạy sang Cam ăn tô bún rồi quay lại Thái và cụng từ đây bao nhiêu phiền toái rắc rối xảy ra cho ai cầm pass VN .
Ghe có áo phao đầy đủ nhá và lần đầu tiên thấy cái áo phao lạ như thế hehe.
Chờ khoảng 20 phút là ghe chạy , trên đường đi qua 2 trạm kiểm tra của Thái và 1 trạm của Myanmar (My), mình thấy 1 số người phải kẹp tiền (20.50.100bath tùy) cho hải quan (Thái lẫn My), đây chỉ là check point chứ không phải chỗ đóng dấu nha . Check xem bà con có đem hàng nguy hiểm hay quá số lượng cho phép hay không nhưng chả thấy tên nào xuống tận ghe check cả , chì nhìn nhìn thôi .
Tại sao họ phải kẹp tiền , vụ này cũng giống cửa khẩu Poipet thôi , vì họ qua Thái làm ăn, cứ đi về lien tục thì hải quan sẽ nghi ngờ họ đi làm không visa nghĩa là làm lậu, và họ phải chi tiền như thế hải quan mới chịu đóng dấu cho họ. Mình thấy nhiều lần vụ này ở hải quan cửa khẩu VN , Cam, hay THái rồi
Last edited: