What's new

Đêm "thác loạn" trên Đồng Tháp Mười

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có núi non hùng vĩ, chỉ có những con đường buồn tẻ chạy miệt mài cặp bờ sông, giữa đồng lúa hay đồng nước.

Vì vậy, đi chơi ở miền Nam, chủ yếu là xem tình, chứ không phải xem cảnh, chỗ nào vui thì chầu, chả nhát thiết cứ phải đẹp ). Miền sông nước hoang dã dường như tạo ra cái triết lý sống đơn giản, chân chất, khí khái “rất Nguyễn Đình Chiểu”.

Nhiều bác phượt ở miền Bắc, dù được rèn luyện nhiều những trận rượu ngô hay rượu sắn ở miền ngược, cũng thường hay ngại cách nhậu của dân miền Tây phóng khoáng và thiệt tình, nhiều khi dễ tưởng lầm tới mức cố chấp.

Một lần, bọn em đi miền Tây, với cái chốt của chuyền đi là Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, một huyện sông nước sát biên giới CPC. Nó nằm ở bờ bắc sông Tiền, khúc địa giới giữa Đồng Tháp và An Giang.

Chuyện đi đứng chẳng có gì khó khăn. Quốc lộ 1A thẳng xuống phía nam, cách cầu Tân Thuận chừng 4 km có ngã ba quẹo phải vào đường 30, cứ thế thẳng tiến, qua Cao Lãnh, qua tràm chim Tam Nông, là tới Hồng Ngự.

Đó là một thị trấn nhỏ, có hình như bàn tay nắm lại, chỉ chìa ngón cái và ngón trỏ chỉ lên phía bắc.

Các con đường trong thị trấn kẻ thẳng, chéo ngang bàn tay như những đường chỉ tay, chiếu vào khu trung tâm hình chữ nhật dài.

Nhưng các đường chỉ tay này đều dẫn ra sông Tiền, nơi có những bến cảng, bến đò, bến chợ sông nước.

Tại đó, nhờ những người bạn địa phương chuẩn bị trước, bọn em thuê hẳn một con thuyền, quyết chỉ rong chơi “thác loạn” suốt đêm trên sông nước.

Một đống đồ ăn sản vật sông nước (đến giờ em chả còn nhớ được gôm những gì, chỉ nhớ là là những món khó kiếm và rõ là lạ, ngon).

Cái còn nhớ được là các bác ấy khuân xuống thuyền một can rượu thuốc 20 lít nhà tự chế, (lúc đầu em cứ đinh ninh đó là can dầu của bác tài công mang xuống để chạy máy), lại còn cẩn thận mang thêm mấy can loại 5 lít để dự trữ phòng khi thiếu!

Thuyền nhổ neo lúc trời bắt đầu chạng vạng:

IMG_2291.jpg
 
Hiehie, nghe bác Dudi kể chuyện đi làm việc ở miền Tây, làm em ngồi nhớ lại chuyến công tác ở miền Tây của em 2 năm trước đây, em cũng đi 4 tỉnh miền Tây l(An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh), tròn trịa trong thời gian 10 ngày.
An Giang:
Khởi hành từ Sài Gòn lúc 2g PM, xuống đến An Giang là 8g00 tối, các bác ở Sở Xây dựng chỉ cho phép mình 10p vào check in khách sạn và cất đồ, rồi đưa thẳng ra quán nhậu. Híc, vừa hỏi chiện kế hoạch làm việc ngày mai thế nào, các bác gạt ngay rồi nói : Nhậu đã, việc tính sau.
Hiehie, e cũng đã nghe phong phanh giang hồ đồn đại về cách thức làm việc của các bác miền Tây nên cũng không ngạc nhiên lắm. Ừ, nhậu thì nhậu, cũng tự tin vì trình nhậu của mình đã được rèn luyện bấy lâu nay, nên em nhao vào uống lia lịa. Cũng may các bác An Giang hôm đó lại nhậu bia (hehe), toàn bia với đá, nên chả sợ, chỉ phải cái mất công chạy ra chạy vào nhiều thoai, uống kiểu đó dân Hà Nội tụi em toàn uống bia ko đá, đậm đặc quen rồi, ko sợ. Ngày đầu tiên chưa có sự cố gì xảy ra.
Sáng hôm sau, đi lòng vòng thành phố chụp chẹp một lúc rồi quay về Sở làm việc, các bác cung cấp qua quít một vài số liệu bảo cầm về nghiên cứu, rồi... đến giờ rồi, mời bác đi... nhậu.
Lại nhậu à, cũng được. HÌ, vẫn bia, chả sợ. Vừa uống, vừa hát, nhằm nhò gì đâu, chỉ mỗi cái tội là mệt, em cũng định đánh nhanh, rút nhanh, nhưng bia thế thì đầy bụng lắm, chả dại, thôi thì lai rai với các bác. Thú thực là con người miền Tây dễ thương thật sự. Họ uống, họ hát, họ vui hết mình, không như cái bọn thành phố chúng em vừa uống vừa nghe ngóng, chết mệt thật. Thế là sau một hồi đắn đo, em vứt quách cái con người HN của mình, cũng uống, cũng hát, cũng vui như dân miền Tây chính hiệu. Hehe, thú vị thật.
Lần đầu tiên được đến An Giang, lại đúng mùa nước nổi, con người, cảnh vật miền Tây thân thương gần gũi, lại được ngồi nhậu trên thuyền, chạy dọc trên dòng sông Hậu mênh mang với những sản vật đặc trưng vùng sông nước : lẩu cá linh với bông điên điển, bông bụp, với một loạt các loại lá lẩu gì đó mà em chẳng thể nhớ nổi, cứ như là người ta đi qua hàng rào vào nhà tiện tay ngắt vài cái lá, bông hoa về nhắm rượu; với những món gỏi khô sặt, cá lóc nướng than hoa, v.v. làm em chợt hiểu, với không gian này, với nắng gió này, v.v. đã tạo nên một văn hóa sông nước đặc trưng không vùng miền nào có được,nó đã tạo nên một tính cách của con người miền Tây gần gũi, cởi mở, thân thiện. Và tôi cũng chợt nhận thấy rằng, không rõ ràng, nhưng dứt khoát là nó đã tác động khá nhiều đến những suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa con người với con người.


Vài dòng chia sẻ của phượt tử mới tham gia, hihi, ko biét có được gia dình nhà Phượt đón nhận không???
 
Sau này em mới biết trong số các bác ấy có mấy đôi là vợ chồng, nhưng họ chẳng phân biệt và thể hiện gì. Ai cũng như ai, là một thành viên bình đẳng. Họ không muốn quan hệ tư ảnh hưởng tới cuộc nhậu công. Đó cũng là một tính cách chân tình, cởi mở và hoà đồng.

Các bác gái tới hồi vùng lên, làm chủ xị:

IMG_2320.jpg


Đừng hòng ông nào xí xớn qua mắt được. Thoạt đầu các bác gái chỉ rót rượu cho công bằng. Rối uống ngang ngửa, một đổi một. Rồi zai nào chỉ hơi nhăn mặt, các bác gái đỡ luôn. Tiếp đến là chấp một ăn hai.

Zai nào không chịu nổi sẽ được ân huệ, nếu chịu chắp tay xá và xin các chị. Nhưng có thằng đàn ông khí khái nào dám làm chuyện ấy ở đất miền Tây. Đến nước ấy, thà hy sinh tất cả nhưng quyết không lạy đàn bà!

Rồi các bác gái làm chủ hoàn toàn thế trận, bắt nhịp bài ca kết đoàn:

IMG_2306.jpg


Ôi thì đủ thứ, tân cổ giao duyên, vọng cổ 6 sâu mùi mẫn cho tới... nhạc trẻ. Khó có thể ngờ tới cả nhạc trẻ.

Tưng bừng hoa lá.

Tha hồ hò hét om sòm đến “thác loạn” các loại âm thanh vang cả một vùng sông nước tối om chỉ leo lét mấy cái đèn sạc. Đàn sáo và hò hét như đám trẻ con chưa bao giờ được hét lên vô tư.

Thuyền rung rinh, nước ỳ oạp, cho dù chỉ rung đùi chưa chưa nhẩy nhót.

Đang sướng cơn hò hét, trời đổ gió lạnh rồi mưa.

Mưa làm cho cuộc hò hét lịm lại. Mọi người nhanh chóng thu dọn rút vào khoang lái:

IMG_2348.jpg


Chen chúc nhậu tiếp trong khoang lái. Có vẻ lên cơn hơn vì lúc đó người nọ có thể nghe rõ hơn tiếng của người kia, chứ không chỉ như lúc ngồi ngoài khoang hò hét cho trời, nước nghe.

Đến đây em “ngất lâm sàng”. Chả có ảnh được nữa, chả bit ai làm gì nữa.

Thuyền về bến, lếch thếch kéo nhau lên bờ. Các bác kia hăng hái đội mưa kéo nhau về một nhà trong số họ, lại bày biện, lại nhậu tưng tưng.

Cái khác hơn là có karaoke gia đình, đua nhau tiếng hát át tiếng bia (chuyển rượu bia lẫn lộn luôn).

Chắc đến nửa đêm, quay lại rượu, người nọ gí ly vào người kia, lời mời đã trèo trẹo. Mấy con chuột đồng trên cái đĩa nghẹo hết cả cổ, khô cong cả mình cũng chả thấy ai động đũa.

Kết quả, gần trưa hôm sau mở mắt ra thấy mình trong khách sạn, chả nhớ về hồi nào và về bằng cách gì. Phái đoàn khách khứa dọn đồ về, rẽ qua nhà chào mấy bác gái, cám ơn được một chuyến vui.

Các bác ý còn đang tái nhớt, miệng méo xệch, cố nhấc tay lên vẫy, nhắc đi nhắc lại lần sau nhớ về nhé.

Định về luôn, rốt cuộc lại phải đi đò ngược sang Long Xuyên làm chầu nữa mới được tha.

Hôm ấy, “phái đoàn” đi xe hơi, dọc đường phải dừng liên tục để vài thành viên tương nốt mật xanh lẫn mật vàng.

Với người miền Tây, nhậu mà “chết” mới là thật tình. Nhậu mà chết tại chỗ mới là đáng qúy.

Xét theo tiêu chuẩn ấy, chuyến đi cũng hoàn thành được vài điều gọi là tốt đẹp ở mức hơi qúy qúy.
 
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có núi non hùng vĩ, chỉ có những con đường buồn tẻ chạy miệt mài cặp bờ sông, giữa đồng lúa hay đồng nước.

Vì vậy, đi chơi ở miền Nam, chủ yếu là xem tình, chứ không phải xem cảnh, chỗ nào vui thì chầu, chả nhát thiết cứ phải đẹp ).

Chí lý, chí lý, cám ơn bác. Em trước giờ ngại đi miền tây sông nước chỉ vì nhăm nhăm xem cảnh. Nay mới ngộ ra, cám ơn bác.
 
Có chứ, đón chứ, nhận chứ (c) rồi lúc nào tiện cũng phải nhậu chứ ;)[/QUOTE]

Dạ, thế em xin dón dén tiếp tục câu chuyện ạ ;)

Kiên Giang thì không có gì đặc sắc lắm, có thể em chỉ loanh quanh ở Rạch Giá nên không có ấn tượng gì nhiều.
Nhưng với Đồng Tháp thì thực sự là "cổ tích" (tiếc là em chưa đủ thâm niên để post ảnh, hoặc là e chưa biết cách post ảnh để minh họa để các bác thẩm ảnh).
Thành phố trẻ Cao Lãnh với các đường phố thênh thang đang trên đà phát triển.
Còn thị xã cổ Sa Đéc dễ thương với các vườn cây kiểng nên thơ, đã tạo bản sắc riêng cho mình. Sa Đéc là nơi cung cấp chính cây cảnh cho Sài Gòn vào mỗi dịp Tết.
Chả là em hay có thói quen, đi đến đâu, vùng miền mới nào, điều đầu tiên mà em quan tâm và tìm hiểu là về ẩm thực ạ, hiehie, tính em háu ăn, háu ngọt. Từ bé đến nhớn, cứ nhìn thấy chuột là dúm dó cả lại, gào thét thất thanh, ấy vậy mà món "Chuột quay lu" ở đây lại dễ thưong dến thế. Món chuột quay lu này, bên ngoài thì da vàng rộm, bên trong thì miếng thịt trắng phau, đưa vào miệng thì ngọt đến tận chân răng, chẹp, đến giờ mà em vẫn còn ứa cả nước miếng (ngãm lại cũng thấy con người dã man thật, trên trời thì trừ máy bay, dưới đất thì trừ oto, dưới biển thì trừ tàu ngầm, còn lại ăn tuốt tuồn tuột).
Và đó mới chỉ là sự mở đầu cho 1 đêm cổ tích Đồng Tháp.
Buổi chiều, tụi em được đưa đến khu du lịch Gáo Giồng – được coi là 1 trong những sân chim khá đặc sắc ở Đồng Tháp. Đặc điểm nổi bật của các tỉnh miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thông chủ yếu ở đây bằng kênh rạch, các con kênh nối nhau thẳng tắp, kéo dài bất tận, phương tiện đi lại chủ yếu là ghe, xuồng, những chiếc xuồng ba lá được cột dưới những gốc cây dừa bên bến sông, thật yên ả, thanh bình.
Bơi xuồng len lỏi giữa rừng tràm bát ngát, bất chợt tất cả đoàn không hẹn mà cùng cất tiếng hát “Dù đi đâu và xa cách bao lâu/ dù gió mây kia đổi hướng thay màu/ dù trái tim em không trao anh nữa/ một thoáng hương tràm cho ta bên nhau…"
Tại sao lại gọi là “cổ tích Đồng Tháp”, bởi, từ nhỏ đã được đọc “Đất rừng phươnng Nam”, và ngỡ rằng đó có thể chỉ là trong tiểu thuyết, vả chăng, nếu là thật, thì chắc là chuyện của 20 năm về trước. Ây vậy mà, buổi chiều tối ngày hôm đó, tôi đã được sống trong thế giới của “Đất rừng phương Nam” đúng như nhà văn đã miêu tả.
Len lỏi bơi thuyền giữa rừng tràm mênh mang với những câu vọng cổ của các cô gái chèo xuồng mặc áo bà ba, thỉnh thoảng lại bắt gặp những chú rắn vắt mình trên cành cây, chú rùa con bơi mải miết dưới nước, tiếng chim xao xác về tổ dưới bóng hoàng hôn đang buông xuống, chậc, chợt nghĩ “đời người biết thế nào là sướng khổ đây”.
Bữa ăn vùng sông nước Đồng Tháp mới là tuyệt đỉnh, nó được kết hợp giữa văn hóa ẩm thực và phong trào văn nghệ. Món ăn thì dân dã, thô mộc: cơm gói lá sen, rắn luộc cắt khúc như khúc sắn dây, chim nướng đen thui, v.v. lâu quá rồi em không nhớ là còn nhiều món gì nữa, hoàn toàn dân dã, mộc mạc như con người họ vậy. Người miền Tây rất thích ca (hát), họ ca trong lúc chèo xuồng, ca trong lúc làm việc, ca trong lúc bắt chuột (hihi, đoán thế), và đương nhiên nhậu là phải ca. Ai ăn cứ ăn, người thích ca cứ ca, không có micro thì cầm cái đũa, cắm quả quýt vào làm micro… ca. “Ta đốt lửa cho đồi hoang ấm mãi/ hẹn người lên tìm lại dấu chân xưa/ thủa quân đi rừng núi chiến công còn vang/ lòng vẫn nghe bao lời tình đất gọi…”.
Nửa đêm nằm trên nóc ghe chạy trên dòng kênh xanh thắm, lộng gió với trạng thái lâng lâng do men rượu và lời bài “Khúc hát người đi khai hoang”, ngửa mặt lên trời thấy dòng sông sao đang trôi vun vút, cứ ngỡ là mình đang trong mơ.


Hihi, vài cảm nhận của mem mới, mong các bác cùng chia xẻ, đón nhận để em lấy thêm can đảm viết nốt phần còn lại : Câu chuyện Trà Vinh:).
 
Vơ lấy cái chén, em rót đầy và tu một phát hết luôn (căng, nhưng nói là phải nhắm mắt làm). Uống kiểu giang hồ Lương Sơn Bạc, tu ừng ực, kệ cho nó vãi lung tung.

Rót chén khác mời người tiếp theo và không cho ngưng, không cho lấy bất cứ cớ gì để rời chiếu nhậu.

Kết quả nhanh hơn dự kiến. Tất cả đều cho tró ăn chè. Em được giấc ngủ ngon, ly bì.

Sáng, mở mắt ra thấy mình nằm trên đống thóc, chung quanh tan nát chim muông.

Khi đến nơi làm việc, em bỗng trở thành “người hùng” trong mắt đồng nghiệp. Mọi người nhìn với con mắt khác hẳn, sự hồ hởi, chan hoà ở đâu dồn dập đến, khác hẳn với kiểu lạnh lùng hôm trước.

Sếp Sở leng keng a nhố a nhồ đi những đâu đó, rồi thông báo:

- Chiều nay nhậu nữa nhé. Tớ vừa gọi điện xuống mấy huyện, gọi mấy chiến hữu lên nhậu với cậu cho nó “có tay”... rồi có gì ta làm việc luôn.

Uống rượu có nhiều chiêu thật

Chiêu uống rượu bằng chén (bát) của bác em cũng hay áp dụng lắm.(NT)

Lí do là vì đằng nào cũng say, mình uống cấp tập thì mới mong có người say cùng mình. Chứ dân miền Tây mà lai rai thì ko biết đến khi nào mới say, để về:shrug:

Ngoài ra còn có các chiêu Nhất Dương chỉ, Lục mạch thần kiếm cũng có thể được áp dụng. :D
 
Ngoài ra còn có các chiêu Nhất Dương chỉ, Lục mạch thần kiếm cũng có thể được áp dụng. :D

Ối, ối, bác chia sẻ cho em (và bà con) chiêu này với.

Rất cần đới! Nhiều tình huống mình phải "chiển chiêu" cho nó phong phú và khỏi lộ :D
 
Ối, ối, bác chia sẻ cho em (và bà con) chiêu này với.

Rất cần đới! Nhiều tình huống mình phải "chiển chiêu" cho nó phong phú và khỏi lộ :D

Úi úi, em theo dõi bác trên các topic rồi, thấy bác uống dữ quá, mà theo phong cách Kiều Phong bang chủ(beer), chắc ko cần mấy chiêu tiểu xảo, dành cho mấy bác như bác Đoàn Dự chân yếu tay mềm thôi

Cái tên nó hào nhoáng nào là Nhất Dương Chỉ, Lục Mạch thần kiếm, thường dùng để ép rượu ra ngoài: =))

Nhất Dương Chỉ: móc họng 1 lần:help
Lục Mạch Thần kiếm: móc họng 6 lần:help

Để làm được từ 2 lần trở lên, có một lưu ý nho nhỏ là sau khi sử dụng 1 lần, khi vào bác phải chơi 1 ly đầy để "tẩy trần" mới tránh được mùi vị khó chịu.

Ngoài ra chắc các bác biết thừa mấy chiêu kiểu như : đổ bê tông bằng cháo, ăn phô mai bò cười,...

Những chiêu này, thường em chỉ dùng khi phải thi đấu, còn với anh em thì uống say thì thôi
 
Dạ em xin nốt phần còn lại rồi không lảm nhảm gì nữa ợ.

Câu chuyện Trà Vinh

Tại sao lại phải gọi là “câu chuyện”, bởi nó có mở đầu và có kết thúc ạ (hiehie, chiện tình hẳn hoi đấy ợ).
Trà Vinh là một tỉnh tận cùng của miền Tây Nam Bộ, nhỏ và nghèo, không có gì nổi bật, nhưng đặc biệt so với các tỉnh miền Tây khác Trà Vinh lại có biển, con người thì hiền lành đến tội nghiệp (đoạn sau sẽ rõ). Nếu có thể nói Trà Vinh để lại ấn tượng gì trong tôi, thì có lẽ chỉ là 3 thứ : cây xanh – chùa Miên và rượu Xuân Thạnh.
Cây xanh : Thật lạ, ở đây đến cái cây cũng có thân phận riêng của mình. Mỗi cây đều được đánh số, treo biển, ghi đầy đủ thông tin về bản thân nó (thân cây gì, thuộc họ gì, bao nhiêu tuổi, mã số bao nhiêu v.v.) y như thời Pháp thuộc người ta cũng hay đánh số, treo biển cho cây như thế ở Hà Nội. Khu trung tâm thị xã trồng rất nhiều cây xanh, chạy thẳng tắp 2 bên đường, phố xá nhỏ nhắn, nhà cửa náu mình dưới những hàng cây, nhịp sống ở đây vô cùng chậm rãi, chậm rãi đến buồn tẻ, không có sông nước mênh mang, không có kênh rạch chằng chịt, Trà Vinh mang dáng dấp của một đô thị đồng bằng Bắc bộ.
Có lẽ Trà Vinh là tỉnh có nhiều chùa Miên nhất vùng ĐBSCL, nhiều hơn cả Sóc Trăng. Cả tỉnh có 143 chùa, mới xây có, cũ có, nhiều chùa có giá trị lịch sử cao như chùa Ông Mẹt, chùa Hang. Thanh niên Khmer có lệ là cứ đến khoảng 15-17 tuổi là phải vào chùa ở để rèn luyện (như kiểu thanh niên miền Bắc 18 tuổi thì phải đi nghĩa vụ quân sự ý), làm “Lục” trong chùa khoảng 3 năm là được coi như người đã trưởng thành. Người dân Khmer coi việc cúng tiến vào chùa như một nghĩa vụ và bổn phận của mình, họ làm được bao nhiêu tiền, cúng hết vào chùa, vì thế chùa nào trông cũng cũng bề thế, hoàng tráng, còn bản thân nhà ở của họ thì xập xệ, tạm bợ.
Thực ra trong câu chuyện này, điều mà tôi ấn tượng nhất là loại đặc sản của địa phương : Rượu Xuân Thạnh.
Chu choa, trên đời này tôi chưa bao giờ thấy có một loại rượu nào ngon đến thế, duyên dáng đến thế. Rượu tây thử rồi (dỏm có, thật có), rượu ta thử rồi (nguyên chất có, ngâm các loại có) chậc chậc, vẫn thua xa hết loại rượu này. Rượu Xuân Thạnh có nồng độ khoảng 50o (bằng rượu Bàu Đá) được cất bởi đồng bào Khmer ở thôn Xuân Thạnh (hay bà con còn gọi là Sóc Xuân Thạnh). Hic, chỉ vì loại rượu này mà em đã gây một tội ác nghiêm trọng (đoạn sau sẽ kể), đến giờ thỉnh thoảng vẫn còn vặt đầu vặt tai, nam mô adidaphật để sám hối (đúng là các cụ nói chết vì rượu không sai, tác hại của rượu gây hậu quả thật nghiêm trọng, híc, các bác từ giờ đừng uống rượu nữa nhé). Quay lại chủ đề rượu. Thật khó có lời nào để miêu tả hết được cái ngon của loại rượu này, chắc các bác nhiều người đã biết đến rượu Bàu Đá ở Bình Định, em chỉ có thể ví von như này: rượu Bàu Đá thô mộc, mạnh mẽ gai góc như một người đàn ông (em cảm nhận rượu Bàu Đá thế ợ) thì Xuân Thạnh có thể được ví như một cô gái (như kiểu Banmaitoahuong ý ợ) vừa đến độ tuổi chín, xinh xắn, mềm mại, duyên dáng, nếu mới uống ngụm đầu tiên, có thể sẽ hơi sốc (50o mừ) nhưng càng uống càng mềm môi, càng thấm, vị dịu đi, chẹp, tuyệt cú mèo.
Kết thúc đợt công tác, tụi em làm cái can 20 lít rắp tâm mang ra Hà Nội để dùng dần, lạ cái là dân Sài Gòn, đi hỏi, chả ai biết là có cái lại rượu này tồn tại trên đời (kỳ cục thiệt), 20l mang lên đến Sài Gòn, mời bạn bè mỗi người 1 ít, mọi người xuýt xoa, chèm chẹp uống khen ngon, thế là lại phải biếu ngoại giao mất 10 lít. Còn lại 10 lít mang ra Hà Nội, xách đến cơ quan, mùi rượu thơm lừng bay từ tầng 1 lên tầng 3, mọi người nháo nhác chạy lên chạy xuống hỏi thăm, uống thử, v.v. vèo cái trong 3 ngày hết mất, híc.
Từ hồi được nếm Xuân Thạnh, em chả thiết tha đến cái loại nào khác nữa, mất 2 đêm trời vắt tay lên trán nằm nghĩ lung lắm, không bít làm thế nào để có được rượu Xuân Thạnh nữa đây, hihi, nghĩ mãi rồi cũng ra riệu kế, em tính yêu phắt lấy một anh ở Trà Vinh, hehe, thể nào cũng có rượu uống. Nghĩ nào làm thế, giở trò cưa cẩm cuối cùng cũng cua được 1 anh, hihi , trung tá hẳn hoi nhá (như em nói ở phần sám hối trên, dân miền Tây hiền lành, thật thà, chất phác không biết rằng là đã trúng mưu kế của em), từ đấy thỉnh thoảng em lại nhận được can 10 lít để rồi lại náo loạn cơ quan.
Trò đời, tình yêu lợi dụng rốt cuộc cũng không bao giờ tồn tại được lâu (híc, ý ở đây là em tự nhận thấy mình dã man con ngan quá) người miền Tây hiền lành, cả tin mà em lại lợi dụng người ta như thế, thật chẳng đàng hoàng chút nào, vậy là lại sau 2 đêm suy nghĩ lung tung, em quyết định chả thèm Xuân Thạnh nữa (híc, thực ra là vẫn thèm đấy), chia tay với anh trung tá làm anh ý vẫn sốc đến tận bi giờ.
Bài học rút ra từ câu chiện này : Rượu có hại cho sức khỏe và tình cảm, các bạn nên bỏ rượu.


P/S : Rượu là có thật, còn nhân vật là hư cấu.

Em nói lăng nhăng một chút, các bác “chữ đỏ” thông cảm, em kết thúc tại đây rồi, không nói năng gì nữa đâu ạ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top