What's new
Ngày 22/12 là ngày Hạ chí ở Úc, đã chín rưỡi tối mà mặt trời chưa lặn hẳn, hoàng hôn vẫn còn lấp ló ở cuối chân trời thành phố. Giật mình nhớ ra, đã nửa năm kể từ chuyến đi Nga xem World Cup cũng vào ngày Hạ chí (22/6). Mấy lần vào Phượt hóng hớt xem có ai kể chuyện đi xem World Cup không nhưng đều không thấy, phần em lại quá lười, vả lại cũng sợ hiểu biết còn nông cạn, kể chuyện đi Nga khác nào múa rìu qua mắt các bậc lão làng ở đây nên cứ chần chừ mãi không viết. Thế mà đến mãi hôm nay là Tết mới vội hí hoáy viết vài dòng, tự lưu lại làm kỷ niệm, bởi trí nhớ con người vốn tồi tàn, nếu không viết ra, nhiều chi tiết trong đầu đã dần rơi rụng mất.

Em không lớn lên với văn học Nga, không học tiếng Nga, bố mẹ không ai đi Nga, nhưng giống nhiều người Việt Nam vẫn có một tình cảm gì đấy với nước Nga rộng lớn, vậy nên bài viết này chỉ hoàn toàn là cảm nhận của một khách du lịch đi Nga vào một dịp rất đặc biệt là FIFA World Cup 2018, lại sống ở Tây, nên có lẽ sẽ khách quan và khác với cảm nhận của nhiều bác khác trên Phượt, có điều gì chưa phải, mong các bác vào bổ sung thêm kiến thức cho em với ạ. Nghĩ đi nghĩ lại em quyết định viết theo thứ tự thời gian vì như thế đỡ bỏ sót sự việc, mỗi tội sẽ rất dài dòng!
154803
 
10. Xem hát ở Bolshoi
Trước khi đi Nga nửa năm, em đã lần mò vào trang mạng của Nhà hát Bolshoi để xem xét vì nghe giang hồ đồn là vé ở đây không mua rất sớm thì rất ít khi còn. Ngày dự kiến mua vé có hai vở được diễn: một là opera Carmen (18+) diễn ở khán phòng cổ và một là ballet Onegin (12+) tại khán phòng mới, ghế vẫn còn trống nguyên cả hai rạp, vấn đề là có tiền mua hay không thôi. Ngày dự kiếm xem là ngày Hạ chí, tức ngày dài nhất trong năm, là khoảng thời gian có đêm trắng huyền thoại của nước Nga. Vào một ngày đặc biệt lãng mạn như thế mà xem Carmen nhảy thình thịch, hát ồ ồ tiếng Pháp thì không thích hợp chút nào. Đắn đo mãi cuối cùng chấp nhận xem ở khán phòng mới và nhỏ, một vở ballet đậm chất Nga. Opera thì phần hát là chính nhưng nếu nghe không hiểu thì lựa chọn ballet hợp lý hơn vì có cả vũ đạo mà lại không cần lời nói dể diễn đạt. Vả lại, ballet Bolshoi lâu đời và danh tiếng nhất thế giới thì lý gì không xem (vé rẻ hơn opera!).

Điều đầu tiên đáng chú ý trên trang web rất đẹp của Nhà hát Bolshoi là các nhà tài trợ. Nhà tài trợ chung cho cả nhà hát là Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ, nhà tài trợ chính thức của Đoàn ballet là Nestlé cũng của Thụy Sĩ, lại còn đối tác của nhà hát là Nespresso (thuộc Nestlé). Nếu xem đầy đủ danh sách thì lại có thêm một ông đồng hồ Thụy Sĩ (Audemars Piguet), hai ông Đức (BMW, DHL), hai ông Hà Lan (Shell, KPMG), một ông Pháp (Guerlain), một ông Hàn Quốc (Samsung). Các công ty Nga tài trợ, ngoài Gazprom khổng lồ ra thì chỉ có mấy công ty làng nhàng. Qua đó thấy được rằng ballet và opera ở một nơi danh tiếng như thế vẫn phải sống nhờ các nhà tài trợ, không thể tự bán vé mà đủ sống được, và nhà hát lừng danh nhất nước Nga vẫn duy trì nhờ phần lớn tiền từ Tây Âu.

Khán phòng cổ, lộng lẫy 5 tầng, được trùng tu mấy trăm triệu đô la, hơn 1800 ghế nhưng giá tương đối mặn so với mức thu nhập ở Nga (dĩ nhiên vẫn chấp nhận được so với ở Tây). Ngồi chầu rìa chót vót trên tầng 5 mà vé vẫn 3000 rub (1 triệu 2 vnd), còn ngồi dãy chính diện tầng 1 thì gấp 5 lần là 15000 rub (6 triệu). Nên em đành vui vẻ mua vé 7000 rub để ngồi dãy ngon của Khán phòng mới.


Nga 2-1 Moscow-Bolshoi-Theare-1 - Copy.jpg

Mặt tiền nhà hát Bolshoi trong đêm. Bên phải là Trung tâm mua sắm TsUM. Ảnh: DmitriyGuryanov

Nhà hát To sừng sững như một ngôi đền Hy Lạp giữa quảng trường Nhà hát (Teatralnaya). Mặc dù sử dụng hàng cột ionic nhưng lại bị khối nhà khổng lồ phía sau lấn át hoàn toàn cho nên ta thấy cảm giác đồ sộ nhưng không phải linh thiêng như một công trình tôn giáo. Cộng thêm màu sơn nâu như đất cát pha đặc trưng cho nhà cửa ở đô thị Nga, qua đó thấy rằng kiến trúc Nga cũng có bản sắc từ trước chứ không phải sau này tự nhiên mà mấy ông kiến trúc sư Xô viết nghĩ ra đủ loại trường phái mới như người ta vẫn nói (có người tự hào, có người dè bỉu). Kiến trúc Xô viết vẫn có cái cốt lõi dựa trên nền tảng cha ông họ để lại. Mặc dù “cha ông” họ mà làm nghề kiến trúc thì một số lớn có gốc gác hoặc di cư thẳng từ Ý, Pháp hay Đức sang.

Trước ba cánh cửa lớn bằng gỗ là mấy anh bảo vệ to lớn và (tình cờ) đầu trọc, ngăn rất nhiều người lại vì hóa ra trong tòa nhà này chỉ có Khán phòng cổ, khách đi xem, phần lớn là lần đầu tiên, ai cũng mặc định là phải đi vào tòa nhà này. Khán phòng mới hóa ra nằm ở bên trái, phải đi lên một đoạn mấy chục bậc thang nữa, là một tòa nhà giả cổ trông cũ hơn nhiều.
IMG_4235.JPG

Phòng chờ ở tiền sảnh, nom cứ giống kiểu Khách sạn Nhà nước thế nào

Ở Nga có một khu vực đặc trưng khi vào bảo tàng, rạp hát là chỗ gửi đồ, gọi là phòng treo áo khoác (cloak room). Có lẽ là do mùa đông người ta mặc áo dạ to (overcoat) vả lại áo ấy nhiều khi dính đầy tuyết nên khi vào xem cần phải có chỗ gửi. Đây là một điểm gì đấy rất Âu Mỹ, rất Tây mà bên Úc rất ít khi có. Ngay trong nhà người Nga và khách sạn Nga, ở chỗ cửa ra vào rất hay có cái cây xỏ giày Tây, một thứ công cụ gần như tuyệt chủng ở Việt Nam. Còn đặc trưng Nga ở chỗ gửi đồ là những bác gái nhân viên, luôn luôn mặc đồng phục màu xanh lá cây với áo gi-lê và sơ mi bẻ cổ, váy lửng, đi giày đen, ai cũng to béo như một phụ nữ Nga trung niên điển hình, ngồi sau một cái quầy gỗ mặt ốp đá với hàng dãy móc treo, giá để đồ bằng gỗ phía sau. Những bác này giống nhau ở mọi nơi, mọi thành phố đến mức cảm giác như mọi bảo tàng và rạp hát ở Nga đều do một công ty điều hành vậy (có lẽ công ty ấy tên là Bộ Văn hóa chăng).

IMG_4234.JPG

Quầy gửi đồ ở Nhà hát Bolshoi.
Khán phòng mới có tông màu xanh lục, với tường màu xanh đậm, cột ốp đá hoa vân xanh và sân khấu được che bởi bức màn màu xanh nhạt hơn in những hình quốc huy nhỏ xếp thành hàng dọc theo nếp vải óng ánh vàng như mọi chi tiết trang trí khác trong phòng đều mạ vàng cả. Ghế ngồi bằng gỗ dạng như ghế Nhà hát Lớn Hà Nội nhưng bọc nỉ chứ không bọc da, một tiêu chuẩn theo như em hiểu là sang trọng ở Nga, vì ngay ghế ngồi đợi dưới sảnh nhà hát hay ghế máy bay phổ thông của hãng Búa Liềm Bay đều bọc da cả. Dàn nhạc ngồi khuất bên dưới, phía trước sân khấu. Xem ba-lê thì phần nhạc là rất quan trọng và giá trị, một vé mà vừa được xem múa vừa được nghe nhạc cổ điển. Rất nhiều đoạn nhạc ballet trở thành độc lập và phổ biến hơn nhiều lần vai trò của nó trong vở múa.
IMG_4230.JPG

Đèn chùm trên trần nhà, xung quanh là hình vẽ rất nhiều nữ thần đang nhảy múa.
IMG_4229.JPG

Người xem lục tục vào vị trí, mùa hè nên người ăn mặc rất mát mẻ, trên vé cũng không yêu cầu phải ăn mặc trang trọng.


Nga 2-2.JPG

Phía cửa vào khán phòng
IMG_4232.JPG

Phía dưới sân khấu, đây là bục chỉ huy của nhạc trưởng
IMG_4231.JPG

Dàn nhạc (vào giờ nghỉ giải lao)
 
Last edited:
Với nền nhạc của Tchaikovsky và nội dung là truyện thơ của Pushkin, khó có vở ba-lê nào mang tâm hồn Nga nhiều hơn thế. Tâm hồn Nga là một khái niệm đặc biệt khi nói về thi ca về nghệ thuật ở Nga, đến mức Tổng Thống Mỹ Reagan phải nghiên cứu làm sao để hiểu được tâm hồn Nga nhằm phá hủy Liên Xô, đúng là biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Người phương Tây nói một cách ngắn gọn rằng tâm hồn Nga là tâm hồn con người ngây thơ trong sáng (“ngố”) mà ở châu Âu chỉ còn sót lại ở người Nga (Anh John láu cá, anh Jacque thật thà, Ivan ngốc nghếch).

Yevgeny Onegin* (tiếng Nga: Евгений Онегин) là một truyện thơ rất dài của Pushkin mất 8 năm để viết (1823-1831) nên nhiều người hay ví nó như Truyện Kiều của Việt Nam vậy. Không có hiểu biết sâu rộng về văn học Nga nên em cũng không biết toàn dân Nga có thuộc Onegin và trích dẫn nó khắp nơi như Truyện Kiều không nhưng Pushkin thì thấy có vẻ được ca tụng rất nhiều, đặt tên dựng tượng nhiều như Đức Thánh Trần ở ta vậy!

Vở ba-lê Onegin này hóa ra lại được dàn dựng lần đầu bởi một nhà biên kịch múa nổi tiếng người Anh gốc Nam Phi là John Cranko cho đoàn ba-lê Stuttgart của Đức vào năm 1965. Cranko hợp tác cùng Kurt-Heinz Stolze để lựa chọn các tác phẩm của Tchaikovsky cho vở múa. Thế mới biết tâm hồn Nga được chuyển tải thành công cũng là nhờ bàn tay của người Anh, người Đức nữa. Dĩ nhiên vở diễn tôi xem được người Nga gia giảm mắm muối nhưng nước cốt vẫn là của Cranko.

Vở ba-lê có ba màn, mỗi màn hai cảnh, cảnh 1 là câu chuyện và cảnh 2 là diễn biến tâm lí cao trào của các nhân vật chính. Kỹ thuật của các diễn viên đều điêu luyện và thể hình của các diễn viên múa đều tuyệt đẹp. Các vũ công nữ đều cực kỳ mảnh khảnh, không hiểu sao họ lấy đâu ra nhiều sức lực đến vậy để có thể hoàn thành hai tiếng rưỡi vận động liên tục với cường độ cao. Các màn múa dù lả lướt hay uyển chuyển đều có tốc độ khá cao, các vũ công ba-lê ở Úc khó có thể đạt được tốc độ cao và thay đổi động tác nhanh, mượt đến vậy.
Act 1 Lensky and Olga.jpg

Màn 1: Lensky và Olga. Ảnh của nhà hát Bolshoi.

Có những đoạn dân vũ, nhảy theo kiểu nông dân Nga đặc trưng, giơ đều chân lên cao như mốt hai mốt, ngồi xem còn thấy mệt nhưng mọi người đều diễn với một vẻ rất vui tươi rộn ràng. Chỉ có một điểm trừ là nhân vật cô em Tatyana nom lại già hơn cô chị, có lẽ vì nhân vật này có nhiều màn múa khó hơn với nhiều cảm xúc nội tâm cần diễn đạt hơn nên phải chọn người dày dặn kinh nghiệm hơn. Còn nhìn chung thì cả dàn diễn viên đều rất đẹp và cảnh đồng loạt khiêu vũ ở phủ Gremin thì tuyệt vời, trong phim đã xem nhiều cảnh khiêu vũ quý tộc nhưng xem tận mắt vũ công chuyên nghiệp nhảy mới há hốc mồm.
Act 2 Tattiana and Onegin.jpg

Màn 1, cảnh 2: Tatyana tương tư Onegin. Nhân vật trong gương là một vũ công khác, động tác y hệt. Ảnh của nhà hát Bolshoi
Act 2 The dual.jpg

Màn 2, cảnh 2: Cuộc đấu súng, hai chị em quấn khăn mỏ quạ đen vì một trong hai chị em sẽ phải đưa tang người tình ngay sau đó. Ảnh của nhà hát Bolshoi

Dàn nhạc chơi rất hay. Em có một đĩa nhạc để nghe trên ôtô, luôn mang theo hành lý mỗi khi chuyển nhà, là Đặng Thái Sơn chơi Bốn mùa của Tchaikovsky. Nghe rất nhiều, nhưng lần này đến Nga mới thực sự thấy nó hay thế nào khi nghe trong khung cảnh thiên nhiên Nga, kể cả “thiên nhiên” Nga trên sân khấu và dàn nhạc diễn đạt những bản mùa hè: tháng 5, tháng 6, tháng 7 với tiết tấu nhanh hơn nhiều bản piano cho phù hợp với vũ đạo nhưng không hề làm thay đổi bản chất trữ tình của bản nhạc.

Nói đến sân khấu, phải nói là hậu cảnh được dàn dựng rất công phu và mỹ thuật. Nhiều phông nền với ánh sáng tạo cảm giác như thật, còn những cái rõ là giả thì cũng giả một cách thẩm mỹ chứ không thô thiển như nhiều bối cảnh vẽ nguệch ngoạc trên sân khấu Việt Nam. Chưa kể là họ chuyển cảnh rất khéo vì có nhiều lớp màn, lớp ở giữa buông xuống, bên ngoài vẫn múa còn bên trong người ta thay đổi đạo cụ, khi kéo màn lên đã là bối cảnh khác. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bối cảnh sân khấu dù nó chỉ là phần phụ. Xem show Tống Thành ở Hàng Châu, dù có nhiều đoạn còn phô trương nhưng đúng là bối cảnh sân khấu người Trung Quốc họ làm rất xuất sắc.

Act 3 Damir Yusupov.jpg

Màn 3: Khiêu vũ dạ hội ở phủ Gremin. Ảnh của nhà hát Bolshoi.

Suốt cả buổi diễn, người xem rất trật tự, chỉ có tiếng vỗ tay rào rào sau mỗi cảnh. Duy có đoạn Onegin bất ngờ, “đứng hình” khi nhận ra Tatyana ở Sankt-Peterburg giờ đã là một mệnh phụ thì có một ông nào đấy cười phá lên há há há một cách hả dạ khiến cả rạp cười rúc rích. Khi màn cuối cùng khép lại, cũng chính giọng ông đấy là người hô “Bravo” và “Bis bis” to nhất. Không biết ông này được nhà hát chỉ đạo hay là một khán giả cuồng nhiệt đến từ Mỹ. Khán giả vỗ tay rầm rầm, cả đoàn diễn viên ra chào lần nữa, vừa vào người ta lại hô “bis bis”, thế là lại thấy ra cúi gập người chào khán giả. Người ta vỗ tay, hú hú không ngớt suốt mười phút. Đúng là phong cách châu Âu! Nhưng cũng có cả những người cảm tưởng như chỉ chờ đến cuối để vỗ tay với hú hét để xả năng lượng, hóa ra ở đâu cũng có người bất lịch sự vậy! Cuối cùng toàn bộ màn kéo lên, có một người mới bước ra, tóc chải như chính trị gia, miệng hình chữ V ngược, quần áo đen từ đầu đến chân, cúi người chào khán giả rất nhanh và nghiêm nghị. Lúc đầu em tưởng đấy là biên đạo, về nhà tra cứu mới biết ông là Pavel Sorokin, con nhà nòi, bố mẹ đều làm việc tại Nhà hát Bolshoi, là chỉ đạo âm nhạc cho vở múa.

IMG_4233.JPG

Dàn diễn viên chào lần cuối. Hàng trước, từ trái sang: Gremin, Tatyana, Onegin, (chỉ đạo âm nhạc) Pavel Sorokin, Olga và Lensky.

Trước khi xem, em hình dung rằng ballet Nga sẽ khắc khổ lắm, múa đẹp nhưng cứng vì kiểu rèn luyện khắc nghiệt như kỷ luật nhà binh, sau 30 năm thống trị của Yury Grigorovich (ông đã nhận tất cả các huân huy chương cao quý nhất của Liên Xô) (tên ông này cứ làm em hình dung ra ông Gregorovitch trong Harry Potter). Thế nhưng khi đọc về biên đạo múa, chỉ đạo nghệ thuật, ballet master, phục trang đạo cụ, thiết kế ánh sáng mới thấy toàn những bậc thầy ở Bắc Âu (Đức, Đan Mạch, Thụy Điển) nên thảo nào những trường đoạn diễn tả nội tâm nhân vật rất có tính đương đại.

Khán giả nhanh chóng tuần tự ra về trong im lặng. Không thấy người ta bàn tán xôn xao nhiều, người trẻ, nhất là các bạn nữ trẻ đi xem khá nhiều. Ngoài trời đã dịu hẳn cái nóng của mùa hè.
IMG_4236.JPG

Ra chào khán giả lần nữa


Và bên kia đường, chợt nhìn thấy Cao Tổ hoàng đế như mọc ra từ tảng đá, vẫn đang trầm ngâm nghiên cứu mặt tiền nhà hát dưới ánh sáng xanh kỳ ảo của cả hai vầng nhật nguyệt.

Nga 2-9.JPG

Tượng Karl Marx trước nhà hát Bolshoi với câu khắc trên tảng đá: “Vô sản các nước đoàn kết lại!”.

*Phụ lục: Tóm lược nội dung của Onegin

(Màn 1) Chàng công tử hào hoa Yevgeny Onegin, con độc nhất của một nhà quý tộc quyền uy, chẳng hề tỏ ra mừng rỡ khi biết tin chàng được thừa kế một biệt thự nông thôn từ người bác. Đơn giản là vì khối gia sản khổng lồ mà cha mẹ để lại đủ để chàng sống sung túc vài trăm năm. Chán ngấy cuộc sống nhàn rỗi vô vị, Onegin quyết định về thăm ngôi biệt thự để thay đổi không khí. Tại đây Onegin làm quen với Vladimir Lensky, một nhà thơ nửa mùa.

Một lần, Lensky đưa Onegin tới ăn tối với gia đình vị hôn thê của mình - Olga Larina. Cô em gái Tatyana của Olga, một thiếu nữ mơ mộng chỉ ham đọc sách, phải lòng Onegin ngay từ cái nhìn đầu tiên (Nhà Larina cũng là gia đình quý tộc và giàu có ở nông thôn). Tối hôm ấy, nàng viết thư cho Onegin để bày tỏ nỗi lòng. Khi làm cái việc táo bạo ấy, Tatyana đã noi gương một nhân vật mà nàng rất ngưỡng mộ trong một cuốn tiểu thuyết diễm tình Pháp. Tuy nhiên, Onegin không viết thư trả lời thiếu nữ ngây thơ. Trong lần gặp gỡ tiếp theo, chàng từ chối tình cảm của nàng bằng những lời lẽ khéo léo và khiêm nhường. Trong mắt anh chàng quen ăn chơi phóng túng, Tatyana chỉ là cô gái quê mùa nên không thể sánh được với chàng.

(Màn 2) Chẳng hiểu do vô tình hay cố ý mà Lensky mời Onegin tới dự lễ sinh nhật của Tatyana. Để lấy lòng Olga, Lensky trang hoàng căn phòng rất lộng lẫy song hơi lòe loẹt. Onegin cảm thấy như lạc vào thế giới phồn hoa mà chàng đang lẩn tránh. Tự dưng chàng thấy ghét kiểu phô trương của Lensky. Để xua tan cảm giác ấy, Onegin quyết định chọc tức Lensky bằng cách cười đùa thân mật rồi khiêu vũ với Olga. Vốn là người không tinh tế và hay tự ái, Lensky rời khỏi bàn tiệc trong cơn thịnh nộ (sau khi rút găng tay cho Onegin một vả). Sáng hôm sau, anh thách Onegin đấu súng, bất chấp sự can ngăn của mọi người. Trong buổi quyết đấu Onegin bắn chết Lensky rồi bỏ đi luôn. Tatyana nhận ra Onegin là con người ích kỷ với một tâm hồn trống rỗng.

(Màn 3) Đau khổ trước sự biến mất của Onegin, Tatyana lên đường tới Moskva. Một thời gian sau, nàng bước vào thế giới của tầng lớp thượng lưu. Trong môi trường mới Tatyana thay đổi rất nhanh theo hướng tích cực, từ học vấn, phong cách cho tới nhân sinh quan. Onegin, sau khi chu du rất nhiều nơi, cũng trở nên chín chắn hơn, không còn kiêu căng và phù phiếm như trước. Trở về kinh đô Sankt-Peterburg, Onegin được mời đến dự buổi khiêu vũ tại vương phủ của quận công Gremin. Tatyana trưởng thành nhanh đến nỗi Onegin không hề nhận ra người quen cũ giờ đã là quận chúa, phu nhân của ông tướng về hưu Gremin. Khi nhận ra, chàng ngây ngất trước vẻ đẹp mặn mà và trí tuệ mẫn tiệp của nàng. Onegin tìm cách lôi kéo sự chú ý của Tatyana, bất chấp thực tế là nàng đã lấy chồng.

Chàng công tử viết hàng chục lá thư cho nàng, song nàng chẳng hồi âm. Tỏ ra phớt lờ tình cảm của Onegin, nhưng thực ra Tatyana rất khổ sở vì những mâu thuẫn nội tâm. Nàng vẫn còn yêu Onegin, nhưng cũng không muốn phản bội chồng, dù là trong ý nghĩ. Với kỳ vọng ra đòn quyết định, Onegin xin gặp Tatyana lần cuối.

Onegin gặp Tatyana và đề nghị nàng bỏ chồng trốn đi cùng mình. Nàng hồi tưởng lại những ngày mà lẽ ra họ đã có thể hạnh phúc bên nhau, nhưng thời điểm ấy đã qua rồi. Onegin nhắc lại tình yêu của mình dành cho nàng. Trong một phút giây sung sướng vì những lời có cánh đó, nàng thú nhận là nàng vẫn yêu chàng. Tuy nhiên nàng (vẫn tỉnh lắm) sẽ không để chàng phá hoại cuộc đời nàng lần nữa, nàng tuyên bố thẳng thừng rằng nàng sẽ chung thủy với chồng rồi quay ngoắt (mông) đi, bỏ lại Onegin hối hận về sự lựa chọn cay đắng của mình.
 
11. Chuyện hai cái vali

Hôm nay đã là ngày lên đường đi Kazan, 11h đêm tàu mới khởi hành. Kazan mới thực sự là điểm đến chính trong hành trình này nơi có gia đình cô chú của em và một chi tiết nữa khá đặc biệt, chuyến này bố em cũng đi, mà đi từ Việt Nam, nhằm hiện thực ước mơ của bố từ thời trẻ. Một chuyến đi mà giải quyết được mấy ước ao suốt mấy mươi năm: đi thăm Liên Xô vĩ đại này, đi xem một lần World Cup này, và thăm cô em gái định cư ở Nga đã nửa đời người. Bố sang trước em một tuần nên đã lượn một vòng cả Xanh lẫn Mát, giờ đang nhấp nhổm ở Kazan chờ em xuống cứu viện, bố bị các chú ở đấy quây ác quá, vodka ngày ba bữa, bố khấp khởi hi vọng là có thằng cháu ở Úc sang thì các chú chuyển hướng sang ma mới để xử lý.

Và một vấn đề to chình ình vẫn chưa giải quyết được: hai cái va-li thất lạc vẫn bặt vô âm tín. Khi ở sân bay, người ta đưa cho cái mã tra cứu hành lý thất lạc, dùng mã ấy đăng nhập vào trang theo dõi hành lý quốc tế thì nó hiện lên đầy đủ thông tin của mình và hành lý. Trang này chỉ dành riêng cho những hãng to, có máu mặt thôi như kiểu British Airways, Air France... mấy hãng như Vịt Ngan Airlines không có cửa, nên cũng thấy yên tâm. Sau một ngày thì trạng thái hành lý chuyển thành: “Đã tìm thấy hành lý”, một ngày sau lại chuyển thành “Đang vận chuyển”, sau thì thành "Đã đến sân bay". Khi chuyển chỗ ở sang đây, em có cập nhật địa chỉ trên trang web thì thấy sau đó thông tin địa chỉ mới được update nhanh chóng lại càng thêm phần tin tưởng. Thế rồi mấy ngày vẫn chưa thấy gì, em đứng hiên ngang ngay trước Lăng Lê Nin và Phủ Tổng thống mà gọi cho quầy hành lý thất lạc, gọi theo số họ cho, gọi theo số tìm trên mạng, gọi năm lần bảy lượt đều không ai bắt máy. Cái quầy hành lý thất lạc ở sân bay là chỗ không bao giờ gọi điện có ai bắt máy cả, nước nào cũng thế. Nghĩ bụng bảo hệ thống họ hiện đại thế, khi nào hành lý bắt đầu chuyển tận nhà chắc họ sẽ gọi hoặc cập nhật lên hệ thống. Cuối cùng đến hôm nay đi Kazan rồi vẫn chưa thấy hành lý đâu, em ngủ dậy cái là gọi lần nữa, lần này thì có người bắt máy ngay, thế đ** nào nó đem hành lý của em gửi đến địa chỉ cũ cho cái nhà nghỉ khỉ gió hôm đầu em đặt phòng ạ! Hóa ra bọn đàn anh Nga ngố này cũng giống Việt Nam ta, những cái online chỉ để cho vui thôi chứ cái cứt gì cũng phải trực tiếp làm hết.

IMG_2328.PNG

Giao diện của cái trang web mà em trót đặt lòng tin nó thế này các bác ạ

Bà nghe máy nói tiếng Anh rất tốt, nói là sáng nay nhà nghỉ họ nói mày không ở đấy nữa nên người ta đang trên đường mang lại hành lý về sân bay rồi. Em mới hỏi là thế có cách nào thả hành lý xuống địa chỉ mới của tôi không, tôi cập nhật địa chỉ rồi mà. À, à, ờ, ờ bên vận chuyển hành lý là bộ phận khác, họ không biết có địa chỉ mới, để tao chuyển máy sang bộ phận đấy. Chưa kịp nói gì thì tít..tít..tít.. một bà nhấc máy, xọng toàn tiếng Nga, khi em hỏi câu tủ thần thánh đã học đến thuộc lòng Bы понимаете по английский? (Vưi pa-nhi-mai-i-ti pa Ăng-lít-sờ-ki?) thì bác này phấn khởi nói Niết..niết..niết đến bốn năm lần. Em đành Xin-bà-tí-bơ rồi cúp máy. Gọi ngay cứu viện ở Kazan, may có một bạn người Việt sinh ra ở Nga, có quầy hàng ngay gần cô tôi, là người chuyên gọi điện cho Aeroflot về hành lý thất lạc nên có số riêng gì đấy gọi phát được ngay (thế mới biết hành lý thất lạc của bọn này là chuyện thường ngày ở huyện nên cô chú tôi cứ bảo yên tâm, kiểu gì cũng gửi về nhà. Năm sau chị họ tôi đi Pháp, transit ở Moskva cũng mất hai kiện hành lý, hơn tuần sau nó mới gửi về nhà ở Hà Nội, vậy nên transit ở Nga với Trung Quốc, phần vui thì ít mà phần đau thương thì nhiều, bảo sao người ta vẫn thích transit Trung Đông hoặc Singapore vì họ chuyên nghiệp). Bạn ấy nói có hai phương án:

- Một là tối nay cứ đi Kazan, họ sẽ gửi hành lý đến nhà cô tôi ở Kazan, hai ngày nữa đến

- Hai là lên thẳng sân bay mà lấy

Tôi chốt luôn phương án hai không chần chừ, hủy luôn kế hoạch đi chơi buổi sáng hôm nay, dành toàn lực cho hành lý, nó lại gửi đi Siberia thì có mà ở truồng đến tận lúc về, chưa kể còn quà cho mọi người trong va-li. Thế là mặc vội bộ quần áo còn chưa khô hẳn, bọn em đi xuống nhà tìm chỗ mua đồ ăn sáng. Hàng quán phải 9 giờ mới mở cửa, cô bé Lọ Lem cùng nhà chỉ cho bọn em biết chỗ này bên đường ăn được.
IMG_1827.JPG

Aвтограф (Avtograph) là tên chuỗi cửa hàng còn кулинария (culinariya) thì em đoán là có xào nấu gì đây rồi. Có ba hiệu cạnh nhau: một nhà hàng (không mở ban ngày), một quán cà phê và một cái "siêu thị" culinary này.

Ở Nga được cái là mọi người rất đúng giờ, riêng cái này phải nói họ rất nghiêm túc. Đúng 9h cửa mở, em đang lo mình vào mở hàng nhỡ không mua cái gì họ đánh cho vỡ mồm thì may quá có một ông đầu bù tóc rối vào mở hàng chai vodka. Hóa ra đây là một cái siêu thị tư nhân kiểu như ở Hà Nội gọi là siêu thị tự chọn, nghĩa là ngoài hàng hóa thông thường thì còn bán rất nhiều đồ ăn nấu sẵn. Các cô các bác trong quầy mới bắt đầu bày thức ăn ra, có nhiều món còn nóng trong chảo mới bưng từ bếp ra, có món cũ thì đang thấy quay lò vi sóng. Giá cả khá mềm so với đồ ăn đã nấu chín rồi. Món gì cũng thèm, nhìn cũng muốn gọi vì thấy nó giống đồ ăn nhà nấu, đồ ăn Việt Nam quá sau mấy ngày ăn uống chẳng ra gì. Chắc trông chúng em vừa ngu ngơ vừa nhìn đồ ăn nhỏ nước dãi nên cả cửa hàng xúm lại phục vụ, em có hỏi đây là cái gì, kia là cái gì nhưng họ chịu chết, không ai giải thích được, em đành chọn những món an toàn mà em biết chắc nó là cái gì dù có rất nhiều món trông khá ngon.

IMG_1826.JPG

Đói quá nên ăn gần hết mới nhớ ra chụp ảnh (từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ): bầu nhồi thịt, thịt bọc trứng luộc, khoai tây nhỏ xào thì là, bắp cải cuốn thịt sốt cà chua và món cá gì đó thì phải, lâu em quên mất rồi. Em thề cái món thịt bọc trứng này em xem trên ti vi lúc còn rất bé, người ta quay cảnh bếp công nghiệp của một nhà máy có đầu bếp nấu món này, em đem hỏi mẹ thì mẹ bảo không biết món gì lạ thế, em cứ nhớ như in suốt mấy chục năm đến tận hôm nay em mới được tận mắt thấy.

Khi thanh toán tiền, cô thu ngân hỏi em có lấy túi ni-lông không? Em nói có chứ, không thì xách làm sao được, cô ấy mới chỉ vào tờ giấy ở quầy, hóa ra là 1 túi ni-lông thu 8 rúp. Em ngạc nhiên vì thấy ở đây văn minh quá. Thời điểm ấy ở Úc vẫn cho lấy túi ni-lông miễn phí trong siêu thị. Em về được một thời gian thì ở Úc bắt đầu dừng cấp túi ni-lông mỏng (dùng một lần) trong các siêu thị lớn, phải tự mang làn theo mà đi chợ còn nếu không phải mua túi nhựa dày (dùng nhiều lần). Đấy là hậu quả của việc cả phương Tây phụ thuộc vào việc bán rác cho Trung Quốc, cuối năm 2017, Trung Quốc đột ngột dừng mua rác, thế là bọn Tây lông vỡ mồm vì không hề có các cơ sở xử lý rác thải, rác tái chế, do hai chục năm nay có bao nhiêu rác là bán hết cho Trung Quốc cho nhẹ nợ. Thế là các Ban tuyên giáo của Tây lông ra sức cổ vũ cho bảo vệ môi trường, vận động người dân mang túi và dùng sử dụng túi nhiều lần, thực ra chẳng phải bảo vệ gì mà chẳng qua vì chi phí xử lý rác thải đang tăng nhanh hơn cả lạm phát ở Venezuela. Còn một bí mật nữa mà hàng trăm triệu con người ngây thơ ở các nước phương Tây vẫn ngày ngày cặm cụi phân loại rác, không biết rằng những rác tái chế họ bỏ công phân loại chẳng hề được tái chề, từ xưa đến nay nó chỉ được đóng container chở sang Trung Quốc mà thôi. Giờ Trung Quốc đóng cửa với rác thì hàng vạn tấn nhựa ấy đi đâu? Đông Nam Á chứ còn đâu. Mà thôi đấy lại là một đề tài nhức nhối khác đi xa ngoài chủ đề topic này.

Một bà cô bán hàng tận tình đưa bọn em sang quầy cà phê bánh ngọt để lấy chỗ mà ngồi ăn. Em thấy ngạc nhiên vì người Nga họ tốt quá. Hàng bánh và cà phê nằm bên cạnh, cùng một chủ nhưng đi hai cửa khác nhau, chưa có ai mở hàng nhưng họ sẵn sàng để bọn em ngồi ăn thịt cá ngay trong quán. Em hỏi lại có ok không thì họ nói là ok, có một ông khách vào mua cà phê buổi sáng còn cho em kẹo cao su nữa. Ăn xong họ nhất quyết thu dọn chứ không để em tự dọn. Thực sự thấy rất ấm tình người.

Sau đó em dùng app Rutaxi để gọi xe. Chỗ này là ga xa nhất về phía Bắc của Moscow Metro nên nó cách trung tâm hẳn 18km. Lúc ấy em chưa biết đổi hãng taxi nên cứ theo hãng mặc định của app mà đợi, đợi phải đến 30 phút, mà cũng lạ, tay tài xế ấy cũng đến đón mình bằng được, chắc thấy chuyến ra sân bay là ok. Em đã dự phòng tình huống phải ra sân bay nhận “hàng” nên với cùng giá tiền, em chọn nhà này phía bắc, thế mà ra đến sân bay vẫn còn 22km nữa. Ăn no nên em cũng không vội, cứ ngồi vỉa hè mà ngắm phố phường, cây xanh rì mát ơi là mát, cái vỉa hè như rừng quả là đáng khâm phục nhà quy hoạch. Ở Hà Nội giờ người ta đang tiếc, giá mà ngày xưa, mỗi phố lấy đường rộng dăm ba mét hơn thì giờ tiết kiệm được mấy triệu tỉ đồng, hay giá mà để chỗ trồng cây vỉa hè thì giờ thành phố không nóng bức đến thế... nhưng nếu có quyển sách Giá Mà thì chắc ông nào cũng khuân một bao tải sách ấy về gối đầu giường.

Cuối cùng thì xe cũng đến, xe vios khá lởm, vợ em bảo hay là thôi. Em bảo mất bao nhiêu công đợi thôi thì đi. Và em lại biết thêm một điều rằng người Liên Xô tính cũng không bằng trời tính. Con đường ra sân bay lại tắc, mà lúc ấy là gần 11h trưa. Lượng xe khổng lồ, lượng người khổng lồ hay thế nào đó mà đường lúc nào cũng tắc. Em lẩm bẩm bảo có cái sân bay, lúc đ** nào cũng tắc thì còn làm ăn cái gì. Mãi đến hôm về em mới biết một bí mật khủng khiếp. Chú người quen của cô em chở hai đứa ra sân bay, em đề xuất là nên đi sớm 4 tiếng là ít vì đường tắc lắm, thà ngồi chờ còn hơn bị lỡ máy bay, chú bảo không phải lo, đến khi đi vù vù một lúc là tới, đường vắng tanh, hóa ra là chú đi đường có thu phí. Đường to mà thoáng, vậy mới biết là dân Nga tiết kiệm vô cùng, mà tiết kiệm dốt, xăng với thời gian lại chẳng đắt hơn mấy đồng thu phí, cái đường thu phí để ra sân bay cho nhanh ở bên Úc, vào buổi sáng người ta đi đông nghịt mà không hề tắc.
IMG_4239.JPG

Trên đường đi thấy có mấy cái ống khói này vôi giục bác tài đi nhanh không bác cứ bò bò chết cả lút bây giờ. Sau về tra cứu thì hình như nhà máy phân đạm các bác ạ.
IMG_4240.JPG

Terminal D uốn éo hoành tráng phết. Mỗi tội "Bề ngoài hiện đại tiện nghi, bên trong nội thất chẳng ra cái gì".

Vật vờ hơn một tiếng thì cũng đến Terminal D của sân bay Sheremetyevo. Tên sân bay đã dài, đọc méo cả mỏ, mà vào thời điểm em đang viết đây (2019), sân bay lại đổi tên thành Sân bay quốc tế Sheremetyevo Alexander S. Pushkin. Các bố Nga dự định đổi tên hết một loạt sân bay thành tên các danh nhân Nga không biết để làm gì nữa. Em dị ứng với tất cả các thể loại tên dài, từ cái phong trào đặt tên con bốn từ bây giờ cho đến The Union of Soviet Socialist Republics.

Cái kho hành lý đặt ở cuối nhà ga. Dù thấy biển nhưng phải hỏi đường thêm mới thấy lối đi vào. Lối đi dài và hẹp, sâu hun hút và trắng toát, ngoằn ngoèo dài vô tận, không thể hiểu được việc làm những công trình to và rộng khủng khiếp ở Liên Xô và Nga nhằm mục đích gì khi nó không hề tiện lợi cho người sử dụng. Bạn đi mãi mới hết ga D thì có lối vào kho hành lý xong rồi cái hành lang bên trong củ chuối ấy nó lại dẫn bạn đi ngược lại đúng đoạn đường vừa đi thành một chữ U nằm ngang.

IMG_4237.JPG

Biển chỉ đường như c**, mất công đi thang máy xuống "0 floor" cuối cùng lại phải quay lên "1 floor" vì dưới ấy là chỗ gửi hành lý, còn hành lý thất lạc có mỗi một cái biển khác nấp ở tận cuối sảnh không bóng người
IMG_4238.JPG

Và rồi phải đi qua 5 lần cửa như thế này mới đến được hậu cung các bác ạ



IMG_1923.JPG

Và các phi tần chốn hậu cung thì làm việc cực kỳ đủng đỉnh, điện thoại kêu? Makeno!

IMG_1922.JPG

Nhìn cái hầm này thì thấy bao nhiêu nỗi bất hạnh của nhân loại đều chất chứa trong đây và công việc ở đây cũng chẳng sung sướng gì!


Vậy là cuối cùng em cũng được thấy căn hầm bí mật này là nơi hò hẹn của tất cả những người đen số mà vốn dĩ không ai muốn vào đây xem cả. Mặt ai trông cũng rầu rầu như mất sổ gạo và thở hổn hển vì đi bộ hết 20 phút để vào cái thâm cung này. Bà cô cầm tờ giấy vào sờ lần mãi không thấy, em đành vào hỗ trợ và lôi ngay đống của nả của vợ chồng em ra. Bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết, thế mới biết vợ chồng nông dân nhà em vẫn thật thà, cười như Liên Xô được mùa, tài sản của mình bị bọn quyền thế nó chiếm, đến lúc nó trả lại vẫn sướng như điên, cảm ơn rối rít. Kéo được hai cái vali ra đến ngoài, việc đầu tiên là lột xác, quần ngắn, áo ngắn, giày thể thao, nhảy tưng tưng. Giờ thì kì nghỉ mới thực sự bắt đầu, thoải mái mà tận hưởng mùa hè nước Nga, một cảm giác thật YoMost!
 
12. Lên tàu đi Kazan và chuyện stolovaya

IMG_1924.JPG


Em bonus các bác cái ảnh những hành lý đã sẵn sàng chờ xuất chuồng. Các bác có thể thấy điểm chung của hầu hết những cái va-li này là tối màu, màu tím than, xám hoặc đen. Đây là một kinh nghiệm rất quan trọng mà những người đi ít không biết: nên mua những va-li màu sáng và có những đặc điểm nhận diện đặc trưng. Va-li màu đen rất dễ bị cầm nhầm và khi ra băng chuyền hành lý thì rất khó tìm vì 90% va-li là màu đen cả.

Ngoài ra cần có một cái nhãn (mua hẳn loại xịn bằng da, bằng nhựa dày) ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của mình gắn vào tay cầm. Em thì dùng băng dính dán luôn tờ giấy có đánh máy thông tin lên va-li. Việc này cực kỳ quan trọng và về sau đã đem đến cho nhà em một việc rất bất ngờ. Khi bị mất hành lý, người ta sẽ hỏi chi tiết va-li trông ra làm sao, có những gì ở trong, có đặc điểm gì không v..v.. Va-li của vợ chồng em màu đỏ tiết canh và màu xanh nõn chuối nên người ta tìm thấy rất nhanh. Một kinh nghiệm nữa là nên chụp ảnh lại va-li và chụp lại những gì xếp trong vali trước khi đóng nắp, bấm khóa. Biết có những gì trong va-li, ngoài việc giúp tìm kiếm hành lý còn đề phòng trường hợp mất hẳn, thì có cái để mà đòi tiền khi hãng hàng không họ đền.

Thế là em tung tăng đẩy va-li ra ngoài và đợi xe gọi trên app. Sân bay thì xe khá nhiều, nên lái xe họ còn không tìm thấy mình, họ gọi điện, em nhanh trí đưa ngay cho người nào đứng gần đấy, từ đấy về sau em toàn dùng phương án này vì lái xe không nói được tiếng Anh, nên ngồi trên cũng không chuyện trò gì mấy, khi tính tiền thì họ đưa điện thoại ra có hiện số tiền và trả tiền mặt.

IMG_4242.JPG

Ngang qua sân vận động Dynamo đang sửa chữa

Đen cái là em lại vớ được một anh lái xe chắc mới vào nghề, và có lẽ chưa thạo việc đi vào trong phố. Điểm đến là ga Kazansky. Ga này nằm trên một cái quảng trường khá to gọi là Komsomolskaya, trên quảng trường còn hai ga đường sắt nữa. Đường đi khá ngoắt ngoéo, ông này đã lạc một phát trên đường vành đai rồi, vào đây lại lạc tiếp, cứ thấy đi vào toàn ngõ ngách, em ngồi xe cũng sốt cả ruột mà cứ phải lặng im. Tiền thì họ không thu thêm nữa vì app nó cố định rồi nhưng mà tốn thời gian. Đến lúc xuống ga, thay vì bực thì em cũng thương nên em không lấy tiền trả lại, người Nga họ rất thật thà, tiền trả lại đúng từng xu, ở Úc thì đấy là chuyện đương nhiên nhưng em không hi vọng ở những nước khác cũng thế. Anh lái xe còn ngơ ngác mãi mới hiểu là em boa cho tiền trả lại, lúc này mới vui vẻ lắm, vẫy tay chào mãi.

IMG_4244.JPG

Lái xe đi lạc lung tung nên lại được ngắm một vòng thành phố. Tòa nhà này trông thì có vẻ là chung cư thế mà xây dựng như lâu đài.

Vào ga thì qua cửa an ninh, vẫn phương pháp như mọi chỗ, hành lý cho qua máy quét còn túi xách và những gì trong túi quần túi áo thì lại đặt lên cái bàn, không quét! Đi tàu ở Nga mới thấy cái tiện của hệ thống đường sắt rộng khắp, hành lý kiểm tra đơn giản và luôn đi từ trung tâm thành phố này đến ngay trung tâm thành phố khác. Tàu có giường nằm, lên đánh một giấc là ngày mai tới nơi.

Kazan nằm cách Moskva 800 km về phía đông. Nước chủ nhà FIFA World Cup 2018 hiếu khách hết mực bằng cách chiêu đãi tất cả bạn bè hâm mộ bóng đá năm châu, chỉ cần có một vé xem bất kì trận nào thì sẽ được đi tàu hỏa khứ hồi miễn phí từ Moskva đến thành phố tổ chức trận bóng. Tàu hai tầng, mới và cực kỳ sạch sẽ, là loại tàu xịn nhất trên tuyến này. Đây cũng là một cách khéo léo giới thiệu ngành đường sắt – niềm tự hào của nước Nga.

Kazan cũng như nước Nga nói chung vẫn còn là một điểm đến “mới” với khách du lịch quốc tế. Vì thế Nga đã liên tiếp đăng cai nhiều sự kiện thể thao quốc tế, tổ chức ở khắp các thành phố lớn nhỏ trong đó có Kazan. Qua những dịp này, đất nước và con người Nga được giới thiệu một cách chân thực nhất và lấy được thiện cảm với nhiều khách quốc tế, ở cả phương Đông và phương Tây, vốn chỉ biết Nga qua báo đài tin tức.

IMG_4243.JPG

Vòm mái ga Kazansky. Những chỗ công cộng ở Nga đều xây dựng cầu kỳ. Như nhà ga đường sắt mà có cả tranh tường và các chùm đèn rất đẹp.

Đến được ga Kazansky thì đã 4 giờ chiều. Em muốn gửi hai cái va-li để rảnh tay tranh thủ đi chơi thêm, vì 11h tàu mới chạy. Lại thêm một sự bất tiện nữa trong những thiết kế kiến trúc ở Nga khi mà em phải vật vã, đúng nghĩa đen để đem được hai cái va-li xuống tầng hầm để gửi đồ. Khu gửi đồ đặt ở tầng hầm đã vô lý, lại mãi cuối nhà ga, không hề có thang máy, ngoài một cái cầu thang bộ dốc thẳng đứng với một đường trượt trơn nhẵn ở giữa. Phòng gửi hành lý có mỗi một lỗ hình vuông để nhân viên thò đầu ra nói với khách, em nói tôi chỉ gửi hành lý mấy tiếng thôi, họ bảo vẫn tính tiền cả ngày. Em bảo ok, thế theo bảng giá thì 250 rúp, em có hai cái thì 500. Tay già hơn trong hai tay (tầm 30 tuổi) thò đầu ra bảo: va-li của m loại to nên không tính giá thế được, phải thu 1000 rúp/cái, hai cái là 2000. Em ớ cả người ra, bảo ở đâu có cái quy định ấy, nó bảo va-li của mày to, nhét không vừa cái lỗ này. Em lộn cả tiết, lại hì hục đẩy va-li lên tầng chứ không dại cúng cho chúng nó gần 50 đô. Em quyết định ngồi ở ga mà nghỉ cho khỏe, đi đâu cho mệt xác.

Thấy hơi đoi đói mới mò vào khu ăn uống ở ngay chỗ cửa vào. Cũng có khá nhiều quầy bán đồ ăn, nhưng em không cảnh giác với thể loại cơm hàng cháo chợ bến tàu bến xe, nên ăn vừa không ra gì vừa đắt, món gì người ta cũng quay lò vi sóng. Có mỗi món bánh blini em thích ăn nhất thì họ rán nóng, nhưng khốn nỗi lại muốn ăn thử nhân trứng cá muối caviar, họ cho cái trứng cá hồi muối rẻ tiền màu cam to đùng, tanh và mặn kinh khủng, em vốn rất dễ ăn mà cũng cố mãi mới ăn hết.

IMG_1926.JPG

Pelmeni với smetana và blini với trứng cá hồi muối

Ngồi nói hết chuyện, bụng sôi òng ọc, vợ em đi mò mẫm một lúc thì quay lại bảo: “Có đồ ăn anh ơi, ở trên tầng hai toàn đồ ăn Nga!”. Thế là phấn khởi đi lên, có cả một khu đồ ăn Nga, Uzbek thịt nướng các kiểu trên tầng mà không biết. Mình đi một lượt để xem mà tất cả các bà bán hàng ở các hàng cơm vẫy lấy vẫy để: “Vào đây ăn em ơi, nhà chị cơm ngon mà rẻ này” (đại loại em đoán thế). Em chọn một nhà có chị bán hàng tươi nhất, nhiệt tình nhất, đi qua 3 lần vẫn vẫy. Một suất ăn có 150 rúp các bác ạ. Tổ sư bọn gửi hành lý nó thu người ta một cái túi xách cũng 250!

IMG_1938.JPG

Bữa ăn thanh đạm mà rất ngon ở một Stolovaya mini trên tầng 2 ga Kazansky

Từ đây em mới được khai sáng về một “hệ thống” hàng ăn gọi là Stolovaya và quyết định trung thành ngày hai bữa ở đây. Stolovaya giống như các hàng cơm bình dân ở ta, dịch nghĩa là căng-tin hoặc quán ăn tự phục vụ, mở cửa từ sáng sớm đến tối muộn thậm chí đến nửa đêm. Loại hình ăn uống này mới xuất hiện và phổ biến thời Liên Xô nên thực chất phải gọi là bếp ăn tập thể. Nó xuất phát từ ý tưởng của Lê Tiên Hoàng nhằm giải phóng sức lao động cho phụ nữ, thúc đẩy nam nữ bình quyền, tại sao phụ nữ cũng phải lao động mà về nhà lại còn phải nấu ăn?

Ban đầu stolovaya có mặt ở các thành phố nhằm phục vụ tầng lớp lao động chân tay, công nhân nên ưu thế là rất rẻ, sau nhiều lần gọi món, em rút ra kinh nghiệm rằng nếu biết tính toán, tiết kiệm có thể chỉ mất 100 rúp (40.000VND) mà vẫn được ăn một bữa đủ cơm canh rau thịt. Bây giờ thì các stolovaya không còn của Nhà nước nữa mà hầu như của tư nhân mở nhưng tên thì vẫn giữ theo kiểu Stolovaya số 1, số 47... Vì vậy stolovaya không chỉ giúp bạn có những bữa ăn vừa miệng giá hợp lý mà còn là một trải nghiệm đặc trưng Nga. Giống như bảo tàng và nhà hát, các stolovaya này cũng “đồng bộ” trên cả nước với cùng một cách bài trí, phục vụ cho đến những cô bán hàng mập mạp mặc đồng phục (có đội mũ vải) sau tủ kính. Có rất nhiều stolovaya ở các thành phố lớn và tất cả các ga tàu hỏa liên tỉnh, tra mạng là tìm ra ngay, đi trên phố cũng có thể bắt gặp, chỉ cần các bác thuộc mặt chữ столовая viết bằng tiếng Nga.

Stolovaya.jpg

Hình ảnh đặc trưng ở một stolovaya
Trong hầu hết các quán em vào, không hề bắt gặp khách nước ngoài hay người châu Á, có lẽ thông tin không phổ biến nên nhiều người chưa biết tới. Cách thức lấy đồ ăn như sau: mỗi người lấy một cái khay nhựa, đặt lên cái giá bằng inox và người đi đến đâu chọn món thì trượt cái khay theo, kết thúc ở chỗ thanh toán tiền, tất cả các món đều có bảng tên và giá tiền, tất cả nhân viên đều mặc đồng phục sạch sẽ, đeo tạp dề.

Đầu tiên là tủ kính salad và súp nguội, bạn có thể mở kính ra để lấy luôn. Rồi đến các tủ kính lớn đựng thức ăn đang được giữ nóng, các món ăn hoàn toàn thuần Nga và cực kỳ đa dạng, thịt viên Nga, gà nướng, thịt xiên nướng shashlik, bò hầm, gan xào và về sau ở ga Leningradsky em còn ăn thử cả cá kho rất ngon, màu đường thắng giống món Việt nhưng dĩ nhiên là không có nước mắm! Các món rau thì ít hơn, rất nhiều loại rau muối chua như dưa chuột và cả nấm, nhưng đặc biệt là có rau củ luộc và chỉ rắc ít muối, là một món ăn người Việt nghĩ rằng không thể đơn giản hơn nhưng lại khó tìm hơn lên trời ở Tây và ở Trung Quốc (vì người ta không thích ăn !?). Rồi đến tủ tinh bột: cơm, mì, kiều mạch, khoai tây bảy món... và cuối cùng là tủ đồ ngọt với đủ loại bánh cực kì bắt mắt, mỗi miếng bánh chia sẵn trên một đĩa và các loại nước uống đã rót sẵn ra từng cốc, khó mà có thể bỏ qua cốc kampot nước trái cây khô ngọt dịu hay nước lúa mạch lên men kvas thơm nồng.

Moscow Kazanky station.jpg

11h đêm mà sân ga vẫn tấp nập đông vui. Khách đi tàu chủ yếu là người xem bóng đá. Đợt này ngành đường sắt Nga cung cấp số tàu kỷ lục là 45 con tàu, chạy tổng cộng 734 chuyến, chuyên chở 400,000 khách FIFA miễn phí.

Ăn xong từ 8h ngồi vất vưởng mãi thì cũng đến gần 11h. Trước khi lên tàu thấy có chỗ người ta xếp hàng rồng rắn cũng mò vào xem thì hóa ra là KFC. Đúng là:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ gà KF, nhớ kem một đồng


Ở Úc thì năm họa mười thì mới ăn McDonald’s hay KFC, thế mà đứng đây ngửi mùi gà thơm phức thì cũng thèm. Còn 15 phút nữa tàu chạy, thôi cũng chiều người yêu vào làm một hộp gà phòng thân vì sáng mai gần 11 giờ trưa tàu mới đến, mà trên tàu thì có Phật Chúa thánh thần mới biết là bán những của nợ gì. Đi nhiều mới biết một điều rằng gà KFC không hề giống nhau ở các nước khác nhau. Thứ nhất là phụ thuộc vào gà, thứ hai là còn phụ thuộc vào nguyên liệu pha bột chiên. Gà KFC ở Nga khá ngon (do gà Nga ngon hay là do đói thì ăn gì cũng thấy ngon). Thấy có ông anh (người Việt) bảo gà KFC ở Ấn Độ mới là ngon nhất, em đồ rằng ông này đếch ăn được cà ri, sống sót nhờ KFC nên mới thấy ngon. Nhưng ông ấy ăn KFC 10 ngày liền thì chắc gà ở đấy cũng phải ăn được. Bê được hộp gà ra thì còn 5 phút tàu chạy. Vẫn còn đủng đỉnh đi lại vì thấy quả tàu ngay trước mặt rồi, ai ngờ đệch mợ, em ở toa số 9 các bác ạ, mỗi toa nó lại dài vãi lúa, hai cửa hai đầu toa, chạy xịt cả rắm. Khổ, nhà quê có đi tàu bao giờ đâu mà biết nó dài thế, đây mới là lần thứ hai trong đời em đi tàu, lần đầu là Bắc Kinh - Thượng Hải. Lúc mua vé người ta ghi rõ là phải mang vé tàu, FAN ID và hộ chiếu thì mới được lên tàu nhưng đến khi lên tàu thì họ chỉ xem mỗi hộ chiếu có trùng tên trong danh sách in sẵn không là được.

IMG_4246.JPG

Uống cho nhiều nước kampot vào, lên tàu phải "lái" phát đã các bác ạ. Toa-lét sạch bóng. Em đi đâu cũng phải "check-in" cái nhà xí trước. Toa-lét sạch thì nhà hàng mới ngon cơm được!
 
IMG_4245.JPG

Đây là buồng trên tàu, có hai giường tầng, gối phải tự lồng vỏ, ga tự ghép, khá nhiều tay vịn bằng inox để leo trèo. Em nhớ đến bài học đau thương của bác @TungNguyenMD nên dù cái giường này khá thấp em cũng nằm dưới cho chắc, chân cẳng loằng ngoằng, trèo lên trèo xuống mắc vào đâu rồi ngã lộn cổ thì lại hết ăn chơi đú đởn, chưa kể nằm dưới thì tiện ban đêm còn đốt đèn đi đãi đỗ đen.

IMG_4247.JPG

Tàu chạy xình xịch khá êm, chai nước trên bàn không hề đổ, nhiều phòng khác thấy mua trà Nga để uống, đựng trong cái cốc podstakannik đặc trưng của Nga có in biểu tượng của RZD (Đường sắt Nga). Ban đêm chỉ có một số lúc tàu ngược chiều đi qua thì em thấy hơi động và mấy ông người Đức phòng bên hát khe khẽ thì em hơi tỉnh. Quá nửa tàu là dân Đức, có lẽ từ Thế chiến thứ hai đến giờ mới có nhiều người Đức vào Nga cùng một lúc đến vậy. Nhưng mấy ông này hát rất nhỏ tiếng, đi nhẹ nói khẽ, chứ phải một tàu toàn dân Việt Nam đi cổ vũ bóng đá chắc có khi cháy cmn tàu vì pháo sáng.


IMG_4248.JPG

Bình mình ló rạng là em bắt đầu tỉnh dậy. Hai giường bên kia là một cặp người Nga. Chồng trên vợ dưới. Lần đầu tiên em qua đêm trong cùng phòng với một người con gái nằm đối diện mà trời sáng rồi vẫn chả làm ăn gì ?

IMG_2386.JPG

Nàng ngủ dậy là vội cầm điện thoại, có lẽ nàng muốn tránh phải nhìn vào đôi mắt quyến rũ của tôi chăng? :LOL:

IMG_4276.JPG

Tàu đi qua một cây cầu đường sắt khá dài.

IMG_4277.JPG

Và thế là em đã được nhìn thấy người lái đò... à nhầm lái tàu trên sông Volga vĩ đại ạ. Đây Volga, đây Dương Tử, đây Sông Lô! Em quay lại hỏi nàng xem có đúng là sông Volga không, nàng chỉ khẽ nhắm đôi mắt xanh trong như nước sông Vôn và gật đầu, do nàng e thẹn hay nàng đếch nói được tiếng Anh.

IMG_4275.JPG

Trời sáng, những cánh đồng mênh mông bát ngát cò bay gãy cánh hiện ra với màu xanh mịn màng của mùa hạ. Ông nội em trước khi đi thoát ly có dăm sào ruộng ở quê mà nhìn thấy thế này chắc choáng lắm, nhưng bọn em ở bên Úc là nước to gần bằng nửa nước Nga nên cũng thấy bình thường.

IMG_4278.JPG

Các làng mạc nhỏ hiện ra hai bên đường tàu nghèo xơ xác, tiêu điều vì vắng bóng thanh niên. Một trời một vực so với nông thôn Úc dù bên Úc cũng rất thiếu người ở nông thôn. Người nông dân Nga chắc còn nghèo lắm, dĩ nhiên là thấy hạ tầng điện nước khá đầy đủ.
IMG_2380.PNG

Trên màn hình điện thoại hiện lên thông báo chuyển vùng nên cước điện thoại tính khác. Đúng là tư duy quản lý kiểu hộ khẩu ở Nga vẫn còn rất nặng nề. Số Beeline này của em gọi miễn phí nên không vấn đề gì
 
Last edited:
13. Đến Kazan

IMG_4251.JPG

Tàu chầm chậm tiến vào ga Kazan. Nhà ga cổ khá đẹp mà em không có hình vì lúc ấy cô chú ra đón và chụp ảnh. Kazan lúc này đang 30 độ. Càng vào sâu trong lục địa thì mùa hè càng nóng mà mùa đông càng lạnh

Kazan là thủ đô của nước Cộng hòa tự trị Tartastan. Đây là một trong 22 nước Cộng hòa thuộc Liên Bang Nga. Tất cả các nước có diện tích lớn trên thế giới (trừ Trung Quốc) đều phân chia hành chính theo thể chế Liên bang. Một nước Cộng hòa ở Nga cũng có vị trí tương tự như một Bang* ở nhiều nước khác, có nhiều quyền tự chủ trừ quyền ngoại giao và quân sự là của Liên Bang. Cộng hòa Tartastan là một trong những nước Cộng hòa tranh thủ Liên Xô tan rã mà giành lấy nhiều quyền tự trị nhất, họ có hiến pháp, Tổng thống và nghị viện riêng. Liên Bang Nga phải ký một thỏa thuận về chia sẻ quyền lực chính trị trong việc điều hành Nhà nước Tatarstan. Tuy nhiên chính quyền Putin không thích điều này và ngày càng chặt bớt vây cánh của Tatarstan , dần áp dụng mô hình Khu tự trị của Trung Quốc nơi người ta chỉ tự trị trên giấy tờ.

Cái tên Tatarstan đã nói lên rằng đây là vùng đất của người Tatar. Người Tatar đã sinh sống trên lưu vực sông Volga từ cả ngàn năm trước, nhưng chỉ đến khi Sa hoàng đầu tiên - Ivan Bạo chúa – khuất phục Kazan vào năm 1552 thì Kazan mới chính thức trở thành một phần không thể tách rời của nước Nga. Sau gần 500 năm hòa nhập với nước Nga, Kazan không những không mất đi bản sắc của mình mà còn vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng, được mệnh danh là Thủ đô thứ ba của Liên bang Nga. Thành phố Kazan kỉ niệm nghìn năm tuổi vào năm 2005 nhưng rất hiện đại và mang đậm chất Nga. Trong tiếng Việt thì chúng ta gọi "Tác-ta" là những người ghê gớm, dữ dằn, phụ nữ thì chua ngoa, tác quái là do chúng ta dựa trên những đặc điểm của giặc Mông Cổ vì Vương quốc Tatar cũng đã từng bị quân Mông Cổ đô hộ và người Tatar đi lính cho đế chế Mông Cổ, nhưng người Tatar bản gốc em gặp thì cực kì hiền lành và thân thiện.

* Lưu ý rằng “Bang” (tiếng Anh: State) mới là thuật ngữ chính xác, chứ không tồn tại khái niệm “tiểu bang” như người Việt ở hải ngoại hay dùng. Tập hợp của các Bang tạo thành Liên bang. Tập hợp của các "tiểu bang" thì phải là "liên tiểu bang" hoặc "đại bang".

IMG_4252.JPG

Về đến nhà cô chú là được giải quyết nhanh gọn hai bát phở bắp bò nấu siêu tốc. Úi chao là ngon. Ngon nhất là món tỏi ớt ngâm dấm. Các hàng phở bên Úc chủ yếu là phở Nam nên không bao giờ có món này. Hiếm hoi lắm mới có một nhà người Bắc, vẫn nấu phở Nam nhưng có tỏi ngâm. Nhà em trung thành với quán đấy đến khi họ thay tỏi ngâm bằng hành tây ngâm thì tạm biệt. Các hàng phở ở Nga đều có một lọ tỏi ngâm trên bàn và trong menu ghi là ZAM TOI.

IMG_4253.JPG

Ăn xong thì đi cạo lông phát và phì cười với quả vòi hai trong một của các ông kỹ sư Liên Xô. Nhà trên Mát em ở cũng có cái vòi xoay này.

IMG_2590.JPG

Trên tường nhà tắm ở Nga cứ có một đoạn ống nước nóng này cố ý lắp thò ra ngoài tường mà em chịu không tra cứu được trên mạng là tại sao, hỏi thì không ai giải thích được. Cô em thì toàn treo tất với quần áo lót cho khô. Em thì thấy nguy hiểm chết được, lúc nước nóng chạy qua lâu nó nóng như cái bàn là ấy, theo phỏng đoán của em thì là để mùa đông nó làm ấm nhà tắm chăng? Nhưng cũng không thuyết phục lắm, bác nào có cao kiến giải đáp thì em đội ơn ạ!
IMG_4254.JPG

Chung cư khá cũ nhưng những mảng xanh và sân chơi trẻ em thì tuyệt vời. Bọn trẻ con ở Nga rất là sướng, luôn được quan tâm. Nhiều cây xanh nên đường phố rất mát


IMG_4255.JPG

Phía xa là rất nhiều nhà dân kiểu truyền thống. Các chung cư đều kiểu cũ, không có sân đỗ xe mà cũng không có hầm để xe, có lẽ xây từ lúc chưa nhiều ôtô cá nhân

IMG_4256.JPG

Vừa ngủ trưa dậy mắt nhắm mắt mở đã có lệnh triệu tập đi ăn cỗ. Có cả chả mực, cá thu một nắng, chả rươi, bánh cuốn

Người Việt ở Kazan không quá đông, các cô chú hầu như sang khoảng giữa những năm 80 theo diện Hợp tác lao động. Cô của em đi đợt đầu, khi sang các chị em còn ôm nhau khóc tu tu vì nhớ nhà và quyết rằng hết hạn hợp đồng 4 năm thì sẽ về. Nhưng mà bụp một cái bong bóng Liên Xô bị vỡ. Cả một thời đại loạn. Giờ thì mọi người đều đã ổn định, thế hệ thứ hai đã bắt đầu vào đại học. Cộng đồng nhỏ nên mọi người rất đoàn kết và các gia đình đều biết nhau hết cả. Đội du học sinh sang sau này các cô chú cũng đều biết hết và các bạn này kiếm được việc làm thêm là dạy Toán và tiếng Việt cho các em.
 
14. Kazan Kremlin và Phố đi bộ bên sông Kazanka

Kazan nằm ở nơi hợp lưu của sông Volga và sông Kazanka. Với nhiều ngành công nghiệp hóa dầu và chế tạo, Kazan là một thành phố giàu có và phát triển từng ngày. Kazan đẹp và xanh. Trái với hình dung về một trung tâm kinh tế với những nhà chọc trời chi chít, trung tâm của Kazan nằm bên bờ sông Kazanka rộng mênh mông với sự đan xen tuyệt vời của những mảng xanh, hồ nước, đài phun nước dưới lòng hồ, kiến trúc cổ xưa và hiện đại. Trái tim của khu Trung tâm là Kremlin. Hóa ra không chỉ Moskva mới có Điện Kremlin như người ta vẫn thường gọi mà khá nhiều thành phố khác cũng có Kremlin. Nói một cách đơn giản, Kremlin là khu “hoàng thành” với các cơ quan đầu não chính trị và tôn giáo ở một thành phố Nga cổ. Kremlin Kazan có tường thành và các tháp canh màu trắng, vốn là màu sơn truyền thống của các kremlin cổ. Bên trong Kremlin là một loạt những công trình nguy nga tráng lệ cả cổ lẫn kim. Nếu nhìn từ bên kia sông Kazanka sang, bức tường thành chỉ còn là một vật trang trí, không hề che khuất các tòa nhà bên trong như thành châu Á.

kazan_35.jpg

Di sản văn hóa thế giới: Kremlin Kazan và quần thể công trình kiến trúc bên bờ sông Kazanka.

IMG_4258.JPG

Trăng đã lên mà trời vẫn còn sáng, bắt đầu chập choạng tối


IMG_4257.JPG

Một đoạn tường thành với lỗ châu mai. Các tòa nhà trong thành bắt đầu lên đèn
IMG_4259.JPG

Một cổng thành phụ


IMG_4264.JPG

Đường đi bộ cứ thế men theo tường thành, đi đến cổng chính cũng mệt nghỉ


IMG_4265.JPG

Thánh đường hồi giáo Kul Sharif hoành tráng mới xây năm 2005


IMG_4263.JPG

Em vòng xuống phố đi bộ - phố ẩm thực ven bờ sông rộng như đường cao tốc, bên kia còn một làn và một dải phân cách đều rộng thế này.

Kremlin em phải đi mất hai ngày, ngày đầu đi bộ vòng ngoài tường thành trước, sau đó ra bờ sông hóng gió. Trên những con phố đi bộ dài rộng thênh thang, người ta tản bộ tấp nập, dường như không mệt mỏi từ sáng đến tối muộn. Không chỉ cây cối đua nhau trổ lá xanh rì, tích lũy thật nhiều năng lượng trong những ngày hè ngắn ngủi mà con người cũng tranh thủ ánh mặt trời chói chang hết sức có thể. Hoàng hôn bên bờ sông Kazanka có những cô gái Nga và Tatar thả tóc bay trong gió đẹp mê hồn, số ít những cô gái kín đáo hơn, quấn tóc trong khăn vẫn lộ ra những khuôn mặt thật thanh tú. Ai cũng vui vẻ, thanh thoát và tràn đầy sức sống.

IMG_4262.JPG

Có luôn cả kiểu ghế này cho ai thích nằm ườn ra. Ghế này mà đem về đặt ở mấy công viên tối mò mò ở Hà Nội thì đông khách phải biết.

IMG_4261.JPG

Hoàng hôn trên sông Kazanka, bên kia là khu đô thị mới - "phố Đông" của Kazan


Còn về phần em, ma mới nên bị các anh các chú quây cho một trận, hôm nay thì mới dừng lại ở bia. Nhưng mà đen thế nào em uống bia lạnh mãi chả sao, hôm nay uống xong, ra bờ sông một buổi tối, gió thổi tốc váy, thế là về bị viêm họng. Bình thường thì em kệ đấy cho nó tự khỏi nhưng mà giờ thì phải giã thuốc vào ngay cho tịt.
 
Ngày hôm sau em mới vào trong xem Kremlin nhưng thôi tiện đây đăng luôn cho liền mạch.
IMG_2501.JPG

Tháp nghiêng Söyembikä và Phủ Tổng thống nước cộng hòa Tatarstan.

Tháp là công trình cao nhất trong Kremlin và là biểu tượng kiến trúc của Kazan xây vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Những năm 90 người ta đã gia cố và sửa lại nên tháp đã hết nghiêng. Lúc nguyên thủy trên đỉnh tháp là hình trăng lưỡi liềm của đạo Hồi, người Nga tháo trăng mà gắn lên địa bàng hai đầu, người Liên Xô tháo đại bàng mà lắp sao đỏ, giờ người Kazan lại lắp lại mặt trăng như cũ. Người ta tương truyền rằng khi Ivan Bạo chúa vây thành Kazan, thấy tình thế không xoay chuyển được nữa nên Hoàng hậu Söyembikä của Hãn quốc Kazan (Khanate of Kazan) đã nhảy xuống từ tầng cao nhất để thủ tiết nên tháp mới tên như vậy. Nhưng thực tế bà bị bắt và đưa đi đày ở Kasimov vì Tự tử là một điều cấm kị trong đạo Hồi.

Tòa nhà Phủ Tổng thống thì mới hơn, xây năm từ năm 1843 đến 1853 (lúc ấy gọi là phủ Toàn Quyền) do kiến trúc sư gốc Đức Konstantin Thon thiết kế. Tòa nhà này tương truyền là xây trên nền cung điện của Đại Hãn trước đây.

Bên cạnh Phủ Tổng Thống Tatarstan nổi bật là Nhà thờ Truyền tin hoàn thành năm 1562 và Đền thờ Hồi giáo hoàn thành năm... 2005. Đền thờ Hồi giáo Kul Sharif lúc hoàn thành là nơi thờ tự đạo Hồi lớn nhất châu Âu* với sức chứa 6000 tín đồ. Hai tôn giáo song song tồn tại một cách hòa hợp là một điều rất đáng trân trọng ở đây. Đạo Hồi được người Tarta tiếp nhận vào khoảng năm 922 và qua bao thăng trầm, ngày nay vẫn là tôn giáo lớn nhất ở đây. Người Tác-ta họ hiền khô như cục đất, mà lại không e dè, giữ khoảng cách như nhiều người đến từ các nước Hồi giáo khác. Hiếm thấy ở đâu mà thịt lợn (thịt heo) một loại thức ăn mà người Hồi giáo không dùng, vẫn được bày bán cùng một khu vực với thịt bò, thịt cừu (dĩ nhiên là trên các quầy khác nhau). Sự cởi mở của người Tatar đã khiến họ chung sống hòa thuận với người Nga suốt nhiều thế kỷ, nhưng đồng thời niềm tin tôn giáo lại tạo cho họ lợi thế lớn để làm ăn, hợp tác với các quốc gia Hồi giáo tách ra từ Liên Xô và với các nước Trung Đông giàu có ngày nay. Giống như các nước Trung Đông, người Tatar bám chặt vào niềm tin đạo Hồi để lấy làm bản sắc văn hóa của mình khi mà gốc rễ văn hóa bản địa còn lại mờ nhạt và chưa được nâng tầm đúng mức, đây là một sai lầm khá đáng tiếc ở tất cả các nước Hồi giáo. Có một điều khá thú vị là rất nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ lớn đều theo đạo Hồi (xin các bác đừng nhầm những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất đều theo đạo Hồi nhé dù cũng khá đúng, Venezuela với Canada mới là hai thằng nhiều dầu mỏ nhất), nên khi giàu nhanh mà trình độ văn hóa chưa cao thì thường xây đền tháp nguy nga, dát vàng dát bạc chứ không thể hiện gì thực sự đặc sắc về văn hóa cả.

* không tính nửa châu Âu của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

IMG_2508.JPG

Tháp Spasskaya nghĩa là Đấng Cứu thế đặt tên theo Tu viện ở bên cạnh. Dưới Tháp là cổng chính vào thành từ phía Nam. Rất nhiều công trình tôn giáo trong Kremlin đã bị phá hủy trong thời kì Stalin.

IMG_1247.JPG

Đền thờ Kul Sharif với những tháp cao vút trong đêm trắng

IMG_4282.JPG

Kết thúc buổi tối bằng việc đi metro về nhà. Ga đầu của metro là ga Kremlyovskaya nghĩa là Kremlin. Metro Kazan mới có một tuyến thẳng tưng, khánh thành năm 2005 nhân dịp Nghìn năm Kazan. Trên tàu luôn có hai thứ tiếng là tiếng Nga và tiếng Tác, loa đọc thì có cả tiếng Anh nữa. Mỗi tội chả hiểu sao các bác bật điều hòa lạnh vãi tè. Ngồi dưới ga đợi tàu mà như vào phòng lạnh giữ thức ăn của nhà hàng vậy. Ga trang trí theo kiểu nửa Hồi nửa Nga vì đạo Hồi thì không cho thờ cúng thánh thần bằng hỉnh ảnh, chỉ có hoa văn và chữ Ả rập giun dế nhưng ở đây lại ốp gạch khảm hình những ô cửa sổ thánh đường Hồi giáo với hình các danh nhân, thánh thần theo kiểu nhà thờ Nga. Thôi thì ở xa Trung tâm của đạo Hồi nên cũng biến tấu đi ít nhiều.

IMG_4287.JPG

Thời tiết khá dễ chịu. Buổi tối rất mát, không bị nóng hầm hập cả ngày như miền Bắc Việt Nam hay như mùa hè bên Úc, buổi tối có khi vẫn 28-30 độ.

Các bác có thể thấy mặt trời mọc lúc 3h sáng trong lịch. Em đi ngủ phải đeo cái bịt mắt. Nga đã bỏ giờ mùa hè từ năm 2010, nên mùa hè không còn chỉnh đồng hồ nữa. Các bác người Tác đạo Hồi ở đây thì khổ nhất là tháng Ramadan, nó thường rơi vào đầu hè, phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Khổ cái mùa hè nó mọc rất sớm mà lặn thì muộn. Có ông người Tác kêu đói, mấy ông Việt Nam thì bố láo, bảo: "Mày chui tạm vào chỗ tối mà ăn, đ' ai biết đâu", thế là tí nữa đánh nhau dù mấy ông người Tác ngày thường rất hiền. Nên người Tác ở đây họ nghĩ ra phương án đối phó là ăn theo giờ ở Mecca: "Lạy các cụ đại xá cho chúng con sống ở xứ mặt trời (gần như) không bao giờ lặn (mùa hè) nên phải ăn mai còn đi làm, bọn Nga trắng nó có nghỉ Ramadan đếch đâu".
 
Last edited:
15. Đi chợ và Halal

Chương trình buổi sáng hôm nay là đi chợ để bố em mua quà. Ở nước ta chuyện quà cáp vẫn còn nặng nề lắm ạ, với nhiều người ở nước ngoài, chuyện quà cáp thực sự là một gánh nặng khi về nước nên nhiều người khi được nghe hỏi: "Tết này có về không?" "Bao giờ lại về chơi?" là chỉ biết cười trừ. Một chú người Việt được tổ chức phân công cho việc chở ba bố con em đi chợ.

IMG_4288.JPG

Đài phun nước trên hồ Kaban. Hồ ở giữa khu trung tâm rất đẹp, thấy giang hồ đồn là mùa đông ở đây dùng làm sân trượt băng + câu cá miễn phí

IMG_4309.JPG

Đại học Năng lượng (энергетический университет). Nom tòa nhà rất giống kiểu các tòa nhà đại học ở ta.


Ngày trước em cứ nghĩ sao mà ở Nga có cả Bộ Năng lượng riêng, giờ mới hiểu rằng năng lượng ở Nga là một bộ phận sống còn của nền kinh tế và đời sống sinh hoạt, nhất là trong mùa đông. Tatarstan là một vùng khai thác dầu mỏ rất lớn nhưng đáng ngạc nhiên là sản lượng công nghiệp chiếm tới 45% GDP chứ không phải chỉ phụ thuộc vào dầu mỏ. Khi Đức đánh chiếm phía tây Liên Xô trong Thế chiến, các nhà máy và công xưởng được di dời hàng loạt về phía đông ở Kazan và Tatarstan. Thế là Kazan trở thành trung tâm công nghiệp quốc phòng, sản xuất các vũ khí hạng nặng và đặc biệt là ngành chế tạo máy với các nhà máy sản xuất máy bay và xe tăng. Tatarstan chính là nơi đặt trụ sở và nhà máy của hãng KamAZ, hãng xe huyền thoại của Nga là loại xe duy nhất đã chạy trên tất cả các lục địa của thế giới. Kazan Helicopters có nhà máy sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới, trực thăng ở Việt Nam đều từ lò này mà ra cả. Em nói cô cho thằng em họ học kỹ thuật máy bay mà cô chú chả hiểu thế nào lại nói cho nó học công nghệ thực phẩm, nó thì muốn học IT, đúng là chịu!

Ở Kazan có đại học danh giá nhất là Đại học Quốc gia Kazan, to như cái đình giữa trung tâm, nổi tiếng nhất vì là nơi Đức Thái Tổ thuở còn hàn vi theo học. Đây cũng là mục tiêu của các gia đình Việt Nam cho con em thi vào, dĩ nhiên người Việt Nam học giỏi nên cũng nhiều em thi được vào đây.

IMG_4290.JPG

Trên đường phố, dù không có rác nhưng vỉa hè cỏ cây mọc có vẻ um tùm, vạch kẻ đường cho người đi bộ thì mờ, đối lập với nhà thờ dát vàng dát bạc kia.


IMG_4286.JPG

Ngoài cổng chợ có con La-già (Лáда) off-road 4x4 hẳn hoi, không biết dân chơi nào đi chợ

IMG_4284.JPG

Trong chợ rất sạch, cũng bán thịt trên quầy như Việt Nam, không có tủ lạnh gì hết nhưng không hề bẩn và hôi. Có lẽ giết mổ theo cách Halal của đạo Hồi thì không có nhiều tiết trên thịt nên trông rất sạch. Bố em làm cả chục cân sườn cừu.


IMG_4283.JPG

Hàng thịt bò bán ngay cạnh hàng thịt lợn. Phải mấy đứa Nam Á hay Tây Á chắc chúng nó giãy giời làng nước lên. Dân châu Á nói chung là kiêng khem thờ cúng rất là kĩ nhưng thường sa đà vào thủ tục, nghi lễ dần dà thành mê tín, nghĩa là ở hình thức chứ không ở giáo lý hay ở trong tâm.


Có lần ba đứa Ả rập Saudi vào quán ăn em làm thêm, hỏi là ở đây có dùng thịt Halal không, em bảo là ở đây mua thịt bò từ hàng Halal của người Thổ, nó lại hỏi có chứng chỉ Halal không, em bảo không có, làm ăn tin nhau là chính chứ chứng chỉ giải quyết được gì, thế là ba thằng đấy bỏ đi, em lại chả đốt vía ấy chứ sáng ra đã hãm. Em quay ra hỏi thằng Afghanistan (theo đạo Hồi) làm cùng: "Mày đã ăn thịt không Halal bao giờ chưa?". Nó cười bảo: "Mấy thằng đấy, đời chúng nó đ' bao giờ biết đói là thế nào". Theo kinh Koran, người Hồi giáo chỉ được ăn những thực phẩm Halal (Halal nghĩa là "được phép") gồm rau nói chung và các loại thịt giết mổ theo kiểu Hồi giáo, không có thịt lợn (thịt heo), không đồ uống có cồn. Nhiều thằng Pakistan hãm nó cấm được mang thịt lợn vào nhà, chứ đừng nói là bỏ cùng tủ lạnh.

Thế là một số nước Hồi giáo ở Trung Đông đầu têu ra cái chứng chỉ Halal. Nghĩa là thức ăn phải được một chuyên gia đạo Hồi xác nhận là nguyên liệu và quy trình sản xuất phù hợp với quy định Halal của Hồi giáo, nơi bán thức ăn sẽ được cấp chứng chỉ và trên bao bì sản phẩm sẽ có cái tem Halal (Màu đen có chữ Ả rập "Halal" ở giữa), các bác xem các gói bánh, nhất là hàng nhập khẩu sẽ thấy. Cái chứng chỉ này thường được cấp bởi các Tổ chức Halal ở chính nước sản xuất. Nếu nó chỉ dành cho người Hồi giáo thì không có gì để nói nhưng thực tế là ngày càng nhiều người Hồi giáo nhập cư vào các nước phương Tây có nhu cầu ăn đồ Halal và thực phẩm ở các nước phương Tây cũng muốn xuất khẩu sang các nước Hồi giáo nên nước nào giờ cũng phải xin chứng chỉ Halal cho thực phẩm. Rau củ vốn là thứ Halal tự nhiên giờ phải đóng con tem Halal mới ăn được, và người Hồi giáo ở phương Tây vẫn ăn rau củ cả mấy chục năm nay, bỗng dưng phải có tem Halal mới dám ăn. Điều đáng nói ở đây là những người không có nhu cầu ăn Halal như Tây trắng và người Đông Á hằng ngày phải chịu thêm chí phí gia tăng cho phần kiểm định Halal này. Các nhà kinh doanh thực phẩm ở Úc từng phản đối cái chứng chỉ Halal này từ 40 năm trước giờ cũng phải quy phục và người tiêu dùng thì không biết rằng mỗi mớ rau, con cá mình mua đều bị đắt thêm chục cent vì nhu cầu riêng của người Hồi giáo (nhưng họ vẫn không thực sự tin các siêu thị lớn và vẫn mua ở các cửa hàng nhỏ của người đạo Hồi).

Chính vì rất nhiều quy định, văn hóa và kiêng cữ dị biệt của người Hồi giáo mà khiến cho họ hay bị anti ở các nước phương Tây, dù người ta ra sức vận động rằng đừng bài xích người đạo Hồi nhưng thực sự khó có thể bắt một người nhận thức bình thường hay một đứa trẻ đối xử bình thường với người Hồi giáo khi họ không hòa nhập được với số đông và bản thân nhiều người Hồi giáo cũng có quan điểm khinh thường các tôn giáo khác và coi người ăn thịt lợn là kinh tởm. Dĩ nhiên là có những cao thủ đục nước béo cò như Malaysia và Indonesia là hai nước Hồi giáo đã nhanh chóng đón đầu xu hướng, gia nhập chuỗi cung ứng thực phẩm chế biến và bánh kẹo cho thế giới Hồi giáo, kiếm được kha khá. Bây giờ thì không chỉ Tây mà ngay cả Việt Nam ta cũng đã bắt kịp xu hướng để lấy chứng chỉ Halal nhằm phục vụ xuất khẩu. Tương tự với Halal thì có Kosher của người Do Thái, cũng là một chuyện vẽ rắn thêm chân nhằm mục đích kinh doanh là chính.

Vậy nên em thấy rất thoải mái khi ở Kazan, việc không ăn thịt lợn là của người theo đạo còn người khác thì không thể cấm người ta ăn được. Dĩ nhiên đây cũng là một phần nhờ Liên Xô triệt tiêu các tôn giáo và đạo Hồi đã suy yếu trong 70 năm dưới Xô triều. Em từng ở cùng nhà với thằng người Azerbaijan (A-déc-bai-gian), đây là một nước hồi giáo nhiều dầu mỏ, vốn cũng thuộc Liên Xô, nó còn ăn cả thịt lợn quay với uống bia làm em trợn tròn cả mắt. Nó bảo thì cũng phiên phiến thôi, tại người Nga ở Azerbaijan cũng nhiều, nên thịt lợn vẫn bán, mua về ăn cũng thấy ngon mà không chết nên thỉnh thoảng vẫn ăn.

IMG_4285.JPG

Những hàng gia vị và hoa quả khô trang trí với những đĩa gốm men lam hoa văn đặc trưng Hồi giáo

IMG_1974.JPG

Chốt lại là làm một rổ cherry. Cherry Nga không to và ngọt như của Úc nhưng vì đang vào mùa nên vẫn mua mang về.

IMG_1972.JPG

Sữa ong chúa và vài lọ mật ong. Mật ong Nga có mùi rất thơm và vị không quá ngọt rất ngon, ăn phát biết là mật thật. Tiết lộ cho các bác biết một bí mật là 99% mật ong ở phương Tây là pha đường, ong thì ít mà người hút hít thì nhiều nên mật toàn pha đường và hương liệu uống chán lắm, mở lọ một thời gian là đường nó lắng đầy dưới đáy.


IMG_1984.JPG

Bố em uớc lượng còn cân thế là lại mua thêm ít yến mạch về ăn chữa bệnh tiểu đường, ai ngờ đến lúc đóng hành lý thì 2 kiện 23kg đã đủ cân cả. Cô chú tranh cãi kịch liệt về việc có nên đóng quá cân hay không, ra sân bay nhỡ nó bắt tháo ra bỏ lại, cuối cùng quyết định cho em vác về Úc, đúng là chở củi về rừng, bên Úc thì hạt này thiếu gì, về sau mấy cái hộp này em mang về còn buồn cười nữa.

 
16. Đi coi World Cup xem nó ra răng

IMG_4291.JPG

Công việc đầu tiên của buổi sáng là tiễn bố em ra sân bay đi Mát transit rồi bay về Việt Nam. Lại thêm một sân bay nữa gia nhập hội anh em với sân bay Nội Bài (T1), mấy cái giàn giáo trên trần, tấm ốp trần nhà và gạch lát nền sao giống nhau đến "thân thương". Trên xe đẩy hành lý của sân bay có vẽ các tuyến bay từ Kazan, hầu hết các tuyến quốc tế là đi các nước Hồi giáo, riêng có một tuyến vẽ màu đỏ nổi bật là đi Nha Trang vì chỉ có theo mùa. Đi Nga và Trung Quốc mới biết sân bay Cam Ranh có nhiều tuyến bay thẳng quốc tế ghê gớm.

IMG_4292.JPG

Có vé xem bóng đá thì được miễn phí đi tất cả phương tiện giao thông công cộng trong ngày có trận đấu. Vé bình thường cũng rẻ lắm có 25 rúp thôi nhưng có tiêu chuẩn thì cứ xài phải không ạ? Cứ theo hiến pháp và pháp luật mà làm. Điểm đón xe này trên biển lại xuất hiện một chữ tiếng Anh "School" mới sốc chứ ạ. Trên cột điện cũng thấy dán quảng cáo chằng chịt, chắc cũng lại Khoan cắt bê tông, bể phốt hầm cầu. Ở điểm này có hai tuyến là xe buýt thường và xe buýt lốp cao su nhưng lại chạy bằng điện, đặc trưng của các nước Đông Âu ngày xưa thiếu xăng thừa điện, giờ lại là mốt bảo vệ môi trường.

5 giờ chiều là thổi còi phát bóng nhưng sân vận động mở cửa từ 2 giờ. Hôm nay có thêm thằng em mới bắt tàu từ Mát xuống hôm qua. Thằng em được một ông anh cho cái vé lúc chiều thế là đêm xách đít đi luôn, hôm qua còn đi chơi quanh khu Kremlin đến mãi đêm mới về, chả biết có làm được tí thịt gà Tác nào không mà hôm nay ngủ đến trưa không phải đập mới dậy. 2 giờ 30 là nhà em xuất phát để còn thong thả chụp ảnh và còn dành thời gian đứng ngoài sân hò hét cho khí thế. Dù sao cũng đi cả vạn dặm đến đây để dành cho ngày hôm nay.

Xe chỉ dừng từ xa vì phố xá đã bị chặn lại hết quanh sân vận động, phải đi bộ cả nửa tiếng mới vào đến sân. Tay khủng bố nào bê được quả bom vào đến sân chắc cũng hết cmn hơi hoặc lao xe vào đến nơi cũng hết cmn xăng. Nhìn chung là tương đối an ninh vì không thấy cảnh sát, quân đội đi lại, cũng không thấy hàng rào barrier gì. Chỉ toàn là các em tình nguyện viên xinh đẹp đứng chỉ lối trên con đường độc đạo thôi ạ.

IMG_1995.JPG

Đây là một em gái Nga rất vui vẻ làm tình_nguyện viên, biết tổ chức các trò _chơi tập thể đây các bác ạ.

IMG_4293.JPG

Cuối cùng thì sân Kazan Arena trị giá nửa tỉ đô la cũng hiện ra trước măt. Sân bay Nội Bài thì có họ với Sân bay Kazan chứ Mỹ Đình thì chớ thấy người sang bắt quàng làm họ nhé.


Sân bóng này có cái màn hình LED lớn nhất thế giới đấy ạ. Màn hình chạy một vòng bao quanh sân luôn, tốn điện phết. Sân được hoàn thành năm 2013 và đã tổ chức khá nhiều sự kiện thể thao lớn như Đại hội thể thao sinh viên thế giới 2013, Giải vô địch bơi lội thế giới 2015, Cúp Liên đoàn 2017. Các bác có thắc mắc là sao giải bơi lại tổ chức ở sân bóng không ạ, các bác Nga xây luôn cả hai cái bể bơi trên sân để phục giải bơi xong lại tháo đi ạ. Ánh Viên nhà ta cũng đi thi giải này được các cô chú ở Kazan chăm sóc tận tình nhưng rất tiếc là đoàn Việt Nam không có huy chương nào.

Phục vụ cho FIFA World Cup 2018 thì sân Kazan có 42,873 ghế và hầu như chả bao giờ còn vé ạ. Dĩ nhiên là cò vé thì ở đâu cũng có, các bác này vẫn lang thang mời mua vé ở quanh sân. Mỗi vé xem World Cup đều có ghi tên họ đầy đủ của người mua nhưng khi vào đến Nga rồi thì thủ tục đổi tên trên vé rất đơn giản, chui vào bất kỳ lều nào của FIFA để làm việc với các em tình nguyện viên là ra khỏi lều có thể tự tin vào sân. Nhờ mấy đồng chí cò vé này mà bố với chú em đi xem được mấy trận. Lúc sau thấy có một ông cò vé bị hai anh công an to khỏe cắp nách lôi đi xềnh xệch, trên tay vẫn còn cả nắm vé.

IMG_4296.JPG

Không khí rất là náo nhiệt, cổ động viên Đức đông như quân... Đức. Có cả mấy ông vẽ cờ Đức lên mặt free cho mọi người. Nhà em cũng hí hửng làm phát ba màu vàng đỏ đen ủng hộ Đương kim vô địch. Em cũng mũi tẹt da vàng đây nhưng em chả thích các bạn Hàn Quốc, một bên xúc xích Đức 14.5 phân với một bên là bánh tteokbokki 9.6 phân thì chị em ủng hộ bên nào ạ? Đang đi thì phát hiện ra mấy đồng chí này.

IMG_4294.JPG

Cổ động viên Hàn Quốc rất ít nhưng đều máu lửa cả. Đạo cụ hóa trang chuẩn bị kì công ra phết. Thế giới thật khó có thể nói trước điều gì, 60 năm trước hàng vạn người Hàn Quốc ùn ùn xếp hàng để đi xuất khẩu lao động sang Tây Đức làm thợ mỏ và hộ lý bệnh viện với nhà xác, một nước nghèo nhất thế giới và một trong những nước giàu nhất thế giới. Ngày nay họ đã đứng ngang hàng với nước Đức để mà thi đấu bóng đá.
IMG_4295.JPG

Đứng từ trên sân nhìn ra sông Kazanka. Bên kia sông là biệt thự của một trong những đại gia giàu nhất Kazan, ông này hứa sẽ thưởng cho ai chữa khỏi bệnh cho ông ấy một xe tải Kamaz đầy vàng và như các bạn đã biết, ông đem theo xe tải vàng của mình về thế giới bên kia.


IMG_4297.JPG

Vào đến trong sân là không khí náo nhiệt lắm rồi. Khán đài A kín đặc người Đức. Trận này có 41.835/ 42.873 khán giả. Em mua vé khán đài C vì biết là mình không muốn ngồi lẫn với đám đông cổ động viên cuồng nhiệt, cuối cùng lại hay vì nhìn rất rõ sân mà không bị nắng như mấy bác khán đài A mua vé đắt gấp đôi gấp ba.

IMG_4298.JPG

Quốc kỳ hai nước được căng ra và quốc thiều cử lên. Quốc ca của Đức không hay lắm dù cổ động viên hát rất sung (của Đông Đức thì rất hay nhé) còn của Hàn Quốc thì chán hẳn.

IMG_4299.JPG

Chiến thôi! Đội Đức khá là èo uột, không gây được tình huống khó khăn nào cho Hàn Quốc. Các cầu thủ Hàn Quốc gần như cao bằng người Đức, chỉ thấp hơn một tí không đáng kể, các pha va chạm húc kịch liệt. Dân giàu, nước mạnh, con cháu cao to là thế đấy các bác ạ, do ăn uống hết, không phải gen giống gì cả. Có cả biển quảng cáo của Hyundai trên sân, chả thấy Mẹc với Bê-em-vê hay Volkswagen quảng cáo gì cả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,193
Bài viết
1,150,466
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top