What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Hôm nay xe phải chạy quanh vòng xoay giao lộ Pyay-Kabar Aye Pagoda, phía trước khách sạn Yangon để qua nhà hàng Golden Duck.


attachment.php



attachment.php



Tôi xin nhắc lại, ngày 02-11, trước khi rời Yangon lên Kalaw, 2 chúng tôi đã đến viếng Mahapasana Cave, là Đại Sima(Great Sima), do chính phủ Miến Điện xây dựng để tổ chức kỳ Kết tập kinh Tạng lần thứ 6(diễn ra từ 1954 đến 1956); tuy nhiên lần đó chúng tôi không vào được bên trong, do hết giờ. Tưởng đâu không còn duyên gặp lại.


attachment.php

Ảnh nhắc lại.

Do đoàn của Sư Thái Lan qua sau, đi thẳng lên Kalaw để dự lễ Dâng Y hôm 02-11, chưa ghé thăm Great Sima nên hôm nay, sau bửa ăn trưa, chúng tôi được đưa ngay tới chùa Kabar Aye, để mọi người được viếng thăm chùa và Động Mahapasana trọng đại này. Đó thật là điều bất ngờ với chúng tôi, là duyên lành đến vào giờ phút chót, trước lúc giã từ Myanmar, trở về quê cũ. Nếu nhớ lại rằng kể từ lần kết tập thứ I, thực hiện sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn không lâu, đến gần 2500 năm sau(chính xác là năm 2498 Phật lịch, 1954 Tây lịch) tại nơi đây, lần Kết tập thứ 6 được thực hiện, ta mới thấy cái sự kiện này trọng đại biết chừng nào! Được vào thăm nơi tổ chức sự kiện đó thật là điều hiếm có với nhiều người.



attachment.php



Mahapasana có nghĩa là “Great cave of stone”, là một “giảng đường” có kích thước 67 x 43m, là bản sao của hang động Satta Panni, nơi tôn giã Ca Diếp tổ chức Tập kết kinh Tạng lần thứ I hồi hơn 2.500 năm trước.
Giảng đường nằm trong lòng 1 núi đá nhân tạo kích thước 138 x 114 x 36 mét, có 6 cửa ra vào, bên trong được chống đở bởi 6 cây cột khổng lồ, tượng trưng cho Kỳ Kết tập Kinh Tạng lần thứ VI.
Nhân đây, tôi xin phép tóm tắt chút ít về “Kết tập kinh Tạng” theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, để bổ sung cho những hình ảnh ghi được.(Thú thật, hôm đầu tiên đến đây khi nghe Sư Th. nói kết tập kinh Tạng, tôi chẳng hiểu đó là gì).
Hồi 2559 năm trước, ngài Ca Diếp, trên đường trở về Kushinagar, khi hay tin Đức Thế Tôn nhập tịch, đã chứng kiến các Tỳ Kheo buồn thảm khóc than, nghe vài vị khác tỏ ra vui sướng vì không còn bị Đức Phật “trói buộc” vào các điều luật, giới pháp, nên e rằng nếu không kịp thời can thiệp để chấn chỉnh thì có thể bị những kẻ ngoại đạo quấy phá. Và Ngài đã tập hợp 500 Đại Tỳ Kheo để cùng nhau hợp sức kết tập lại giới luật nhằm bảo vệ chánh pháp, góp phần kế tục sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh theo tôn chỉ mà Đức Thế Tôn khuyên dạy. Đó là lần Kết tập kinh Tạng đầu tiên, được tổ chức chỉ vài tháng sau khi Phật Nhập Niết Bàn. Kế tiếp là 3 lần được tổ chức trước khi có Tây lịch.
Sự kiện này tiếp tục được tái lập cho đến lần thứ thứ V cách lần IV 2015 năm, thời Vua Mindon(1871), rồi lần VI(1954), được Thủ Tướng U Nu và chính phủ Miến Điện bảo trợ. Cách thức cũng y như lần đầu thực hiện hồi 2498 năm trước nghĩa là phương pháp hỏi và đáp, rồi đúc kết ý kiến của các Tỳ Kheo tham dự. Ngài Mahasi Sayadaw được đại hội bầu là vị vấn những vấn đề Tam tạng chú giải, còn Ngài Bhadanta Vicittasàra Bhivamsa sẽ đáp những câu hỏi của Ngài Mahasi. Trong lúc hỏi đáp Tam tạng chú giải như vậy thì Ngài chủ tọa và 2500 vị Tỳ kheo lắng nghe, nếu không đồng ý thì lên tiếng. Đặc biệt Ngài chủ tọa là vị làu thông Tam tạng. Ngôn ngữ sử dụng trong đại hội gồm có 3 thứ tiếng: Pàli, Miến Ðiện, và Anh ngữ, vì lần này ngoài các nhà Sư Miến Điện còn có sự tham gia của nhiều Sư người nước khác.
Tôi có người bạn gốc Khmer, nói ở quê anh, vùng 7 Núi, những gia đình khá giả, khi có lễ lạc, thường mời các Sư đến dự Trai tăng, cầu nguyện. Tối các Sư thường tổ chức “cãi lộn”đến khuya, tuy gốc Khmer, nhưng là Khờ Me 1 nửa, lại sinh ra và lớn lên ở chợ, không biết tiếng, nên nghe các Sư hỏi đáp, anh ta nói 1 cách chân quê là cãi lộn! Có lẽ đó cũng là phương pháp mà các Sư thực hiện ở các kỳ kết tập Tạng kinh?

Hôm nay, được đặt chân đến nơi các cao tăng thế giới làm Phật sự quan trọng trong lịch sử tôn giáo, đặc chân đến Sima có lẽ là lớn nhất hoàn cầu chúng tôi thật sự cảm thấy rất may mắn. Dù vẫn là quốc gia còn chậm tiến, chưa thoát khỏi nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế hôm nay; nhưng Miến Điện vẫn cho thấy họ có nhiều thứ làm du khách thán phục, ấy là những công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng từ cổ chí kim. Người ta có thể cho đây là phí phạm trong khi nhiều người dân vẫn còn đói khổ; nhưng xét cho cùng, các phí phạm này cũng chỉ nhằm mục đích bày tỏ sự tôn kính với đấng chí tôn, với tôn giáo dạy con người lòng nhân hậu khiến xã hội trở nên an bình, tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên, đâu đó trên đất nước này vẫn còn những xung đột đau thương, những mặt trái đen tối của xã hội loài người…một thực tế không thể nào tránh được vì đó là …cỏi hồng trần đầy …cát bụi!


attachment.php

Lần này …cửa Thiền rộng mở.


attachment.php

6 cửa ra vào Mahapasana.


attachment.php

Và 6 chiếc cột khổng lồ, được ốp đá cẩm thạch, tượng trưng cho kỳ Kết tập Kinh Tạng lần thứ VI.


attachment.php



Hôm nay, khi chúng tôi vào thăm Mahapasana, cũng có 1 đoàn Phật tử Việt Nam đến từ Sài gòn, được 2 vị Sư người Việt đang du học tại Yangon hướng dẫn.


attachment.php



attachment.php



Sau khi thăm Mahapasana, chúng tôi về khách sạn 7 Mile nhận phòng nghĩ ngơi.
 
16h40’, đoàn Sư Thái tiếp tục thăm viếng điểm cuối cùng, để không mang tiếng là chưa …tới Miến Điện, đó là Chùa Shwedagon.
Anh A. Sóc Trăng thì theo 2 Sư H, Sư Th. để hoàn thành nốt những công việc cần làm trên đất Miến, trước ngày trở về Sóc Trăng.
Ayunpa L. cùng 2 kẻ lang thang lại …lang thang dọc theo đường Shwedagon, nằm ngay cổng phía Nam của Chùa Vàng, để thưởng thức cái không khí vĩa hè bình dị của thành phố lớn nhất Myanmar, Yangon.


attachment.php



attachment.php



Phía Nam Chùa Shwedagon là đường U Taung Bo, đường này là “chận trên” của đường Shwedagon bắt đầu từ ngay cổng chùa đâm thẳng xuống trung tâm Yangon, cách đó vài km.
Một CS đang điều khiển giao thông ngay cổng Nam, trước mặt, phía tay trái chúng tôi, bên kia đường là 1 ngôi chùa khác, chùa Maha Wizaya.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

He he, xin hẹn lại lần sau sẽ…ngồi xuống thưởng thức!


Bất ngờ, chúng tôi đi ngang qua lăng và khu lưu niệm của Ngài U Thant, vị Tổng thư ký thứ 3 của Liên Hiệp Quốc, kế nhiệm Ông Dag Hammarskjold bị tử nạm máy bay, ông cũng là người Châu Á đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này.
Tên Ông là Thant , U trong tiếng Miến tương đương với Ngài, sinh ra tại thành phố Pantanaw, vùng Hạ Myanmar, nên cũng được gọi là Pantanaw U Thant. Ông là bạn của Thủ tướng U Nu, thuở nhỏ học Trường Phổ thông quốc gia ở Pantanaw, tốt nghiệp Khoa Lịch sử tại University College, Yangon.
Trước khi được bầu vào chức vụ Tổng Thư Ký LHQ, ông là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại cơ quan này. Sau nhiệm kỳ đầu, ông được đề cử tiếp nhiệm kỳ 2 đến năm 1971. Đặc biệt, lúc đó, trong số những người Miến Điện làm việc bên cạnh ông tại LHQ, còn có 1 cô gái xinh đẹp mà sau này rất nổi tiếng trong chính trường đất nước Myanmar, Bà Aung San Suu Kyi.


attachment.php



Các bạn thân mến, có lẽ đây cũng là may mắn ngoài mong đợi, vì từ trước, tôi chưa hề nghĩ đến điều này, bởi cái tên U Thant, dù rất quen thuộc với tôi khi còn nhỏ; nhưng hơn nửa thế kỷ qua, làm sao tôi nhớ đến được. Tên U Thant đã quên rồi trong tiềm thức, bổng chiều nay chợt đến bên đường, dẫu chỉ là một gặp gỡ thoảng qua, nhưng ít nhiều cũng đã dấy lên niềm “tự hào Châu Á”, thôi thì cứ “thấy người sang bắt quàng là họ”, xin cho tôi 1…chút xíu …tự hào!
Chiều Yangon chấm dứt với niềm vui nhỏ đó, ngày cuối cùng cũng chấm dứt hành trình đến với Myanmar.
 
B.28. Ngày thứ 28, 13-11-2013: Yangon-Bangkok.

Hôm nay, mọi người có thể nói lời tạm biệt trong buổi sáng, khi thuận tiện. Tất cả sẽ chia tay và nhiều người chưa chắc còn gặp lại.
Tôi tản bộ trên con đường Kone MyintYeiktha, phía trước khách sạn 7 Mile, trở lại thăm Highland Lodge Hotel lần cuối, trước giờ ra phi trường. Dẫu sao, với tôi Highland Lodge là chỗ “dung thân” đầu tiên khi mệt nhoài đến với Yangon lúc nửa đêm về sáng, lúc mọi sức lực gần như cạn kiệt sau 1 hành trình dài qua 2 quốc gia suốt 30 giờ không lúc nào ngon giấc. Rồi kế tiếp là những ngày thú vị, êm đềm trôi qua cùng những vòng bánh xe lăn trên con đường nhựa vắng nơi góc nhỏ của Yangon, khiến giờ đây, trước khi lên đường trở về quê cũ, tôi cảm thấy có chút gì lưu luyến! Việc ghi thêm vài hình ảnh nơi đây, như cái siết tay từ giã!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Những người bay về Bangkok hôm nay gồm 2 vợ chồng tôi và nhóm Sư Thái. Xe bus sẽ trở về Kalaw vào buổi trưa nên tất cả sẽ được đưa vào phi trường Yangon lúc 10 giờ.
Sư H. và Ayunpa L. có 1 số việc cần làm tại Yangon trước khi trở về Kalaw nên tôi không gặp được để chào từ giã.

Sư Th. và anh A. Sóc Trăng sẽ về Sài gòn vào ngày mai, chúng tôi tới chào và hẹn sẽ thăm Sư khi có dịp xuống huyện Trần Đề.


attachment.php

Sư Th. gặp lại bạn.

10h30’ chúng tôi cùng đoàn khách của Sư Thái ra tới phi trường, nhóm này sẽ bay về Bangkok trong 2 chuyến bay vào 12h30’ và 14h30’, còn chúng tôi sẽ rời Myanmar lúc 18h trên chuyến bay Y5-237 của hảng hàng không GMA (Golden Myanmar Airlines).
Phi trường quốc tế Yangon nhỏ hơn rất nhiều so với Tân Sơn Nhất, ấy cũng bởi đất nước này vừa mới mở cửa không lâu.
Và thế là một cuộc chờ đợi dài dằn dặc làm cho buổi “chia tay” Myanmar thêm phần…thê thảm!


attachment.php

3 cô Thái Lan này bay về Bangkok trước trên chuyến 12h30’, đang lạy chào Sư Thái.

Trong văn chương và âm nhạc, người ta hay lấy bối cảnh sân ga, bến tàu…để diễn tả những phút chia ly và đoàn tụ, vì dễ tạo nên các xúc động cần thiết bởi yếu tố chờ đợi kéo dài trong 1 khoảng thời gian nào đó. Đôi khi, còn có những cuộc chia tay đẫm nước mắt, những cuộc trùng phùng nhiều cảm động, diễn ra chung quanh, góp phần làm cho cuộc tiễn đưa hay chờ đón thêm phần hấp dẫn.
Còn 2 kẻ lang thang này, phải chờ đợi trong 1 thời gian dài 8 tiếng thì chẳng thú vị gì, dù thật sự, 2 con người “quê mùa đồng bằng Nam bộ” cũng rất cần cái thời gian dài “thườn thượt” …480 phút đó, để học cách tự mình làm thủ tục lên tàu. Lâu nay, chúng tôi “bay” đều có người hướng dẫn, cứ theo chân họ mà đi. Lần này, 1 mình …tự biên tự diễn, nên vào sớm, để lặng lẽ nhìn thiên hạ làm thủ tục check out mà bắt chước làm theo. Bởi nếu vì “dốt” mà sơ sẩy điều gì đó, lở chuyến bay thì …rối việc!
Chẳng hạn như ướm thử xem hành lý của mình có vượt định mức về trọng lượng, về kích thước không? Có hảng hàng không còn đặt hẳn 1 cái “cở” nơi đầu đường dẫn vào bàn check out…Nói chung nhờ thời gian chờ đợi kéo dài, tôi sẽ kịp thời hỏi thăm và chuẩn bị mọi việc cho …xuôi chèo mát mái!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



13h30’ phân nửa đoàn Sư Thái còn lại làm xong thủ tục check out, ngồi “xe lăn” (người cao tuổi)để đến thang máy lên phòng chờ lên tàu, bay chuyến 14h30’.


attachment.php



Nhưng, bài học thì đơn giản, sân bay thì nhỏ bé lại chẳng có gì hấp dẫn nên chúng tôi đành phải tiếp tục ngồi chờ đợi thêm 4 giờ còn lại với nỗi cô đơn của kẻ lỡ đường!
Các bạn thân mến, hơn 10 ngày theo đoàn đi thăm các điểm quan trọng nhất của Miến Điện thật là lý thú, mọi thứ đều đã có người lo, hoàn toàn không phải bận tâm gì. Và đúng là một hành trình tuyệt vời!
Nhưng với chúng tôi, vẫn còn thấy thiếu cái gì đó, mà đến bây giờ, sau khi những người “thân” nhất(đoàn Sư Thái) vừa khuất sau cánh cửa thang máy, tôi lại chợt nhận ra: đó là nỗi cô đơn của những kẻ giang hồ nơi đất khách!


attachment.php
 
Vâng, không phải tôi nói lên điều này để làm tăng phần lãng mạn cho câu chuyện, mà bởi sự thật, với tôi nỗi cô đơn trên bước đường lang bạt thường chen vào những trãi nghiệm tuyệt vời nơi xứ lạ quê người. Thông thường, đi chơi chung trong 1 đoàn đông người thì vừa an toàn, vừa vui vẻ, tôi đồng ý điều đó. Nhưng sau những chuyến “độc hành 2 đứa”, nhất là cuộc rong chơi xuyên Đông Dương bằng Daehan 100 phân khối hồi năm 2012, tôi thấy đi “một mình”thú vị hơn nhiều. Tự mình khám phá những cung đường chưa biết, tự mình lang thang qua những chốn hoang sơ mà lần đầu mới gặp…chúng tôi thật sự thấy được cái giá trị tuyệt vời của những chuyến lãng du. Ấy là những trãi nghiệm không thể nào nói hết bằng lời, vì mình chỉ có được vào đúng giờ phút đó, tại một chốn xa xôi thăm thẳm cách quê nhà. Lúc ấy, nỗi cô đơn lạc lỏng mới âm thầm len lỏi trong tim, khi nhìn lại chỉ còn người bạn đồng hành thân thiết và các phương tiện đã cùng mình rong ruỗi dặm trường!
Buổi trưa Paksong đụt mưa nơi quán vắng, buổi chiều Hạ Lào lênh đênh vượt giòng Mekong mênh mông nước…,nhìn trước, ngó sau chỉ có tôi và người bạn đời đồng hành không mệt mõi giữa bao quanh đất lạ người dưng, là những phút giây tôi không thể nào quên được vì một nỗi cô đơn xúc động tuyệt vời!


attachment.php

Đụt mưa trong quán nước bỏ hoang tại Paksong, 2012.


attachment.php

Vượt sông Mekong ở vùng Siphandon, Hạ Lào.


Bây giờ, mọi người quen biết đã rời khỏi nơi đây, nhìn đống hành lý nặng đầy trên xe đẩy, đôi giày mọi đã mòn lẳng đế tuy vẫn nằm cạnh đôi dép nhựa mềm bền bĩ bước phong sương, tôi chợt thấy nỗi cô đơn tuyệt vời vừa trở lại, như hôm nào trên chuyến xe đêm rời Bangkok, nghĩ dọc đường chờ sáng lúc trời đêm.
Vâng, đó cũng là những ngày rong chơi “một mình” đáng nhớ.


attachment.php



attachment.php



16h quầy chuyến bay Y5 237 bắt đầu làm việc, tôi nhanh chóng làm thủ tục check out, có một rắc rối nhỏ buộc tôi phải mở các túi đựng 2 con bike: mở valve xả hết hơi trong bánh xe ra theo yêu cầu của nhân viên kiểm soát.
Sau đó chúng tôi theo cầu thang bộ lên tầng trên ngồi chờ đợi chuyến bay.


attachment.php

Cầu thang bộ dẫn lên khu chờ lên tàu.


attachment.php



attachment.php



Và bây giờ, cái thú vị trong những ngày phiêu bạt vừa bắt đầu quay lại, đó là nỗi nhớ nhà đang dậy lên trong lòng tôi khi chiều dần rơi xuống phi trường.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Phi cơ đáp xuống Bangkok lúc 19h30, chúng tôi ngồi taxi về tới hẽm Trokkaichae gần 10h tối.
 
Vâng, đây chính là cảm xúc Bác ah. Không phải là viết để tăng phần lãng mạn. Cháu rất hâm mộ Bác, không phải vì những kỳ tích lang thang. Điều đó Cháu cũng làm được, vì cháu cũng rong ruỗi khá nhiều. Thế nhưng, có nhiều cách để lưu giữ ký ức & hơn thế nữa là chia sẻ với mọi người. Cũng như Chiito, Backpackervn, motdoidirong....Bác Đoigiaymoi & nhiều bạn nữa trên diễn đàn này, thật tuyệt vời...
Chiều nay Anh ra phố về. Thấy đời mình là những chuyến xe.....

Rất mong được tiếp tục dõi theo 2 Bác trên những hành trình mới, như Bác nói, chỉ có Bác & người bạn đời đồng hành

Chúc 2 Bác thật nhiều sức khỏe!
 
Chào cháu maysaytoc,
Những ngày cận Tết nhiều bận rộn, đọc comment của cháu thấy vui trong lòng lắm. Vui vì nghĩ mình đã giúp cho nhiều người thích thú, những thích thú dù nhỏ nhoi nhưng chắc cũng góp chút phần làm cuộc đời bớt muộn phiền. Xin cảm ơn cháu và tất cả các bạn đã chịu khó theo dõi bài viết ...quá xá dài này. Bác cũng không ngờ mình đã đủ kiên nhẩn và ...sức để ...rong chơi tới hôm nay. Ha ha, 1 năm rồi. Chúc Mừng Năm Mới cho cháu, cho mọi người và cho Diễn Đàn phuot.vn.
Thân ái,
Doigiaymoi.
 
B.29. Ngày thứ 29, Khaosan Road, 14-11-2013.

Hôm qua là 1 ngày khá vất vả cho 2 kẻ lang thang lớn tuổi này. Tới phi trường Suvarnabhumi lúc 19h30’ cùng đống hành lý, một mình tự tìm đường ra khỏi cái sân bay khổng lồ đó quả thật không hề đơn giản, nhưng rồi cũng xong. Ngồi taxi vào đến hẻm Trokkaichae thì đã 10 giờ đêm, Apple II không còn chỗ, đành phải tấp vào 1 nhà trọ gần đó, không máy lạnh, vì giờ này chẳng còn lựa chọn nào khác, mệt lắm rồi!


attachment.php



attachment.php



Chính bởi cái cảm giác mệt mõi ấy đã khiến chúng tôi dự định nghĩ lại đây thêm 1 hôm cho khỏe rồi ngày sau đi xe bus thẳng về Phnompenh. Thú thật lúc này do nôn nóng trở về quê nên chúng tôi nghĩ rằng đi trực tiếp như vậy thì nhanh và tiện hơn, sau này mới thấy đó là quyết định sai.
Buổi sáng bà xã còn mệt, nghĩ lại phòng, còn tôi sau khi bơm lại bánh xe, rảo 1 vòng vừa để dạo lại khu Khaosan Road, vừa đi hỏi thăm xe bus. Giá vé Bangkok-PhnomPenh là 800 Baht 1 người, tổng cộng là 1600 Baht, vậy là phải đổi thêm 100$ US vì chúng tôi không còn tiền đô mệnh giá thấp hơn, việc này chiều sẽ tính.


attachment.php



attachment.php



Thật sự, giải pháp hợp lý hơn là cứ ngủ cho đến 9h, để lấy lại sức, rồi mua vé xe đi ngay về quận lỵAranya Prathet,tỉnh Sakaeo. Khoảng đường chỉ dài khoảng 250km, buổi trưa thì tới nơi, vào khách sạn nghĩ (thay vì tốn 1 ngày nhà trọ ở đây), chiều tối tha hồ đi chơi tại thị trấn biên giới này hoặc thăm chợ trời Khlong Kloea, tìm lại café de vélo uống 1 ly espresso , cho đã! Lúc đó ta lại ở sát cửa khẩu Poi Pet, ngày mai chỉ cần chất hành lý lên 2 con bike, dẫn bộ qua biên giới, mua vé xe về Phnom Penh, vừa sớm hơn, vừa thăm thêm chỗ mới và có khi còn tốn ít tiền hơn!
Vì cái quyết định thiếu hợp lý ấy mà chúng tôi phải lòng vòng Khaosan Road thêm 1 ngày nữa. So với lần đầu tiên tới Bangkok vào ngày 21-10-2013, thì cảm giác bây giờ không thích thú lắm, nhưng thôi,chắc cũng có thứ gì đó hay ho?





Tôi tiếp tục lang thang qua các con đường quen thuộc: Phra Sumen, Chakrangbongse, Krassi, Rambuttri, Khaosan Road…Bây giờ nhìn lại hình ảnh 2 thành phố lớn của 2 quốc gia cách nhau 1 …đêm, tôi thấy có nhiều khác biệt; nhưng cái khác biệt lớn nhất, rõ rệt nhất là các…đôi chân dài không thấy được ở Yangon hôm qua, thì là điều bình thường gặp được ở Bangkok sáng nay! Hi hi, cả 2 khác biệt này đều đẹp, theo phong cách của mỗi nơi.


attachment.php



Một đoàn truyền hình Thái đang thực hiện phóng sự về thức ăn đường phố Bangkok trên vĩa hè đường Chakrabongse, làm tôi chú ý đến những món bánh hấp dẫn trước mắt. Hình ảnh này chẳng khác mấy với Sài gòn, đồ ăn bán đầy đường, rất nhiều thứ món! Tôi rảo qua 1 vòng, nhưng chẳng thử món nào.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Cô đơn!
 
Tôi tiếp tục tới phố Khaosan, lúc đó cũng hơn 9 giờ sáng, người Thái bắt đầu ngày mới, các cửa hàng và cơ sở dịch vụ rục rịch mở cửa, khách Tây cũng đã đầy đường.


Phố Khaosan Road.

attachment.php



attachment.php




attachment.php



attachment.php



Như lần trước, sau một hồi lang thang khu Khaosan Road, tôi ngược đường Chakrabongse, rẻ trái quay lại ngỏ Rambuttri, len lỏi qua con hẻm nhỏ để trổ ra pháo đài Phra Sumen, rồi về nhà trọ.


attachment.php

Đầu ngỏ Rambuttri, bên trái là chùa Chana Songkhram.


attachment.php



attachment.php

Đường hẻm trổ qua pháo đài Phra Sumen.


attachment.php

Đường Phra Sumen, đoạn ngang pháo đài.


Hôm nay là ngày 14-11, Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara viên tịch đã 20 ngày, thời gian chịu tang của người Thái vẫn còn 10 hôm nữa, nên dọc theo phố, tôi thấy nhiều nhà gắn tràng hoa hay bày bàn hương án trước cửa để chịu tang và cầu siêu, thật trang trọng.


attachment.php



attachment.php
 
Buổi chiều, tôi cùng bà xã trở ra Khaosan Road, đổi tiền, mua vé xe, rồi cùng nhau rong chơi tiếp cho hết phần ngày còn lại.


attachment.php

Đây là “Chú chàng” bán vé xe cho Yu Tour & Travel, he he giống dân “2 thì” quá!

Nghe tôi nói hồi sáng có đoàn phóng viên truyền hình tác nghiệp về thức ăn đường phố Bangkok, bà xã nhất quyết đòi ăn thử…


attachment.php



attachment.php



Đồ ăn Thái rất phong phú, bán đầy các vĩa hè, hẻm nhỏ, bụng dạ ngon lành thì cứ …vô tư! Cùng lắm thì vô nhà thuốc Tây mua thêm mấy viên đường ruột!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Xin chào các bạn,
Sau hơn mười mấy ngày bận rộn chuẩn bị và ăn Tết, hôm nay xin phép được tiếp tục viết tiếp cuộc hành trình để "sớm" kết thúc chuyến rong chơi 31 ngày trong vòng tháng Giêng này. Xin chúc mọi người bắt đầu 1 năm mới liên tục vui vẻ!
Doigiaymoi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,594
Bài viết
1,153,926
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top