What's new

Đồng Tháp Mười - mùa nước nổi

Vài thông tin về Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Vikipedia)

Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành húy Kính, tộc danh là Lễ (1650 – 1700), là một danh tướng thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt.

Nguyễn Hữu Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi, là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Thiện.
 
Buổi trưa cả đoàn ăn cơm muộn ở Chợ Mới lúc 13h00 .

picture.php


rồi tiếp tục đi về bến đò Chợ Thủ để về Gáo Giồng chuẩn bị cho một buổi khám phá vùng sông nước .

picture.php
 
Bến phà Thanh Bình - Chợ Thủ, mùa nước nổi dòng sông đỏ nặng phù sa:

picture.php


Sau Tết nước sông trong xanh như thế này:

picture.php


Trườc bến phà là đình Chợ Thủ :

Theo Lê Công Lý - Thông tin Mỹ thuật Trường Đại học Mỹ thuật:

Cù lao Ông Chưởng (thuộc huyện Chợ Mới ngày nay) giữ một thế chiến lược có một không hai: được án ngữ bởi ba mặt sông (sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao) như một chiếc đầu tàu vượt sóng Mêkông để lao về phía trước. Chính vì thế, khi vừa làm chủ được vùng đất này, chúa Nguyễn liền cho xây dựng ngay chốt phòng thủ chiến lược mang tên Thủ Chiến Sai, mà danh xưng còn lưu lại cho đến ngày nay: Chợ Thủ.

Do những điều kiện trên, vùng cù lao Ông Chưởng là vùng đất phù sa màu mỡ cùng với nguồn lợi sông nước nên từ rất lâu đã sớm trở thành khu dân cư sầm uất. Đất lành chim đậu, lưu dân người Việt chọn nơi này làm nơi dừng chân sinh sống và lập nghiệp. Đặc biệt làng Long Điền - Chợ Thủ (mà xưa thuộc thôn Kiến Long – phủ Tuy Biên; nay là xã Long Điền A) do điều kiện thuận lợi nên sớm hình thành các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là nghề mộc chạm khắc gỗ.

Theo ông Lê Văn Nẩm - ông từ thứ 14 của đình Chợ Thủ - thì đình này được khởi lập từ năm 1786. Đến nay, đình Chợ Thủ vẫn còn tồn tại vững vàng như một nhân chứng cho bề dày lịch sử của vùng đất này.

picture.php


picture.php


picture.php


Cửa “chỉnh y” có nghĩa là chỉnh trang y phục trước khi vào đình để tỏ lòng tôn trọng các bậc tiền hiền, hậu hiền đang được phụng thờ, hương khói.

picture.php
 
Last edited:
Cầu thì bên trên nên là "Thượng", sông chảy bên dưới cầu thì "Hạ" thôi ...=))=))

Sự thật tên sông là Sở Hạ đó em.

Dạ. Em cám ơn anh đã sớm giải thích, nhưng em lại tìm thấy cái này trên wikimapia anh ạ: "Sông Sở Hạ, chạy từ Tân Thành (huyện Tân Hồng) dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia qua các xã Tân Hộ Cơ,Bình Phú,Bình Thạnh và đổ ra sông Sở Thượng tại Tân Hội,sông tương đối nhỏ,uốn lượn ngoằn ngèo,đoạn chảy qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà mới xây cầu bắc qua.". Như vậy theo em nghĩ đoạn chảy qua trung tâm thị xã Hồng ngự trước khi đổ vào sông Tiền là sông Sở Thượng chứ anh.
 
Đoạn này, nước sông chảy xiết nên bờ sông bị sạt lở, phải làm kè để ngăn chặn:

picture.php

cái này làm em nhớ mấy chục năm về trước quá đi.
hai bên nhà cửa san sát nhau, rất đông vui. nếu từ bến đò sang Long Khánh đi xuống nữa sẽ có một cây cầu đơn và 2 cây cầu đôi hướng ra sông. buổi chiều nước ròng, cát sẽ nổi lên như bờ biển. các cô, các bác, anh chị em, lớn có, nhỏ có đều ra đây tắm giặt và chơi đùa. trường học của tụi em gần đó. thỉnh thoảng cúp tiết cũng kéo ra đây chơi và học bơi (nhưng em dở cái khoản này, đến giờ vẫn chỉ biết nổi thôi :D ). nhìn mọi người hoan hỉ cười đùa thích lắm.
rồi năm một nghìn chín trăm chín mươi mấy í, nước lũ tràn về. nước chảy rất xiết làm sạt lở những ngôi nhà bên sông, đất sụp xuống và có cả hố voi gì đó ở cây cầu đơn rất nguy hiểm, thường cuốn xoáy người tắm sông, chỉ có nước là chết. 3 cây cầu cũng dần dần mất tiêu luôn. nên người ta làm bờ kè chắn lại để bảo vệ. vậy là con đường nhựa không còn, nhà cửa xơ xác, đất lồi lõm xấu xí, ít người qua lại. những cây cầu cũng không còn, bà con mất chỗ xả xì-trét nữa rồi... em cũng mất luôn chổ học bơi lý tưởng :(
"quê tôi ai cũng có, một dòng sông bên nhà. con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi..."
 
Ngoan cố

picture.php


khúc này em và xế đi đầu qua êm ru như con cá thu. hí hí... (c)

xế em rút kinh nghiệm khi bánh xe của anh phuongnh lọt xuống sình, nên chạy luôn lên cây cỏ sát lề ngay vạt đường chỗ anh Keng đứng cứ chạy tới luôn, và thế là a lê hấp, vượt qua dễ dàng, chẳng vương vấn sình bùn. cứ tưởng các anh chị đi sau nhìn thấy xe em rút kinh nghiệm, ai dè xế em qua lẹ quá nên mới ra nông nổi...
 
Đường đi KDL Gáo Giồng đẹp tuyệt

P1040038.jpg


P1040040.jpg


Các cô gái của khu du lịch rất xinh, đặc biệt là giọng nói ngọt ngào, luôn nhẹ nhàng trả lời du khách những câu hỏi đôi khi rất vu vơ

P1040042.jpg


Còn gì tuyệt vời hơn khi đắm mình trong khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên

P1040061.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,430
Bài viết
1,147,140
Members
193,495
Latest member
ad8live
Back
Top