Sơ lược về sông Vàm Nao :
Theo Vikipedia:
"Sông Vàm Nao, hay Vàm Lao, Vàm Giao, tên chữ là Hồi Oa, hay Vàm Giao Giang và tên Khmer là pãm pênk Nàv, là một dòng sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Vàm Nao có vai trò quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long về thủy lợi và giao thông vận tải. Vàm Nao còn nổi tiếng vì là nơi xảy ra một trận thủy chiến khốc liệt giữa quân Việt và quân Xiêm, và còn vì các đặc sản như cá hô, cá bông lau.
Sông Vàm Nao dài 6,5 km [5], rộng bình quân 700m, độ sâu trên 17m, một bờ thuộc xã Kiến An (huyện Chợ Mới), một bờ thuộc xã Tân Trung (huyện Phú Tân), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền sông Tiền với sông Hậu. Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hệ thống sông ngòi do trung ương quản lý
Và sở dĩ có tên Hồi Oa (nước xoáy tròn) hay Vàm Nao, với nghĩa "nao núng, nao lòng", là vì hàng năm vào khoảng tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch (cư dân miền Tây Nam Bộ gọi là mùa nước nổi), nước sông đỏ ngầu từ thượng nguồn, theo hai nhánh sông Tiền, sông Hậu cùng cuồn cuộn đổ về, rồi giao nhau nên xoáy tròn như thác lũ... Do đó, người chưa quen cách chèo lái khi qua khúc sông này, thường sợ hãi vì rất dễ đắm thuyển.
Về sau triều đình Huế cho Hán Hóa tên Vàm Nao và muốn cho nó nên thơ và đừng nao nữa, nên ban cho nó cái tên Thuận Giang (hay Thuận Cảng).
Đại Nam Nhất thống chí ghi nơi khúc sông này có đồn Hồi Oa. Vào năm 1787, Nguyễn Phúc Ánh từ nước Thái Lan về, liền hội binh ở đây để chống lại với quân Tây Sơn. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), đốc thần Doãn Uẩn phỏng tra việc cũ, cho dựng bia trên nền xưa, để ghi thắng tích. "
Vàm Nao tải khoảng 30% lưu lượng nước của Mékong từ sông Tiền về sông Hậu , sau khi nhận được lượng nước này sông Hậu từ chổ là một nhánh nhỏ của Mékong tách ra ở Pnong Penh đã trở thành một con sông ngang hàng với sông Tiền (dòng chính của Mékong) đổ ra biển bằng hai cửa Định An và Trần Đề , trong đó cửa Định An là cửa lớn nhất của Mékong