What's new

Du hành 2009

Không phải bất cứ chuyến đi nào dù đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước đều có thể diễn ra suôn sẻ theo như mong đợi. Cuộc sống luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi, nên sự thay đổi và các tình huống xảy ra trên suốt dọc hành trình đều là điều không quá xa lạ với dân du lịch bụi nói nôm na là dân phượt.

Đối với tôi, năm 2009 sẽ là năm có thể có nhiều chuyến du hành cho mình.

Thực thế, khi bước qua thềm 2009 được 2 ngày, điểm đầu tiên lại là vùng đất trong năm 2008 tôi đã đặt chân tới ba lần.

Sẽ không lấy gì làm thú vị, sẽ cảm thấy nhàm chán nếu như việc di chuyển diễn ra y chang như hai lần đầu.
Với việc di chuyển được lựa chọn giống với chuyến đi xuyên rừng hồi cuối tháng 11, chuyến đi này mang lại cho tôi một cảm xúc khác, cảm xúc bây giờ vẫn quấn lấy tôi, vẫy gọi tôi, cuốn tôi đi.
 
DMZ Quảng trị

Địa đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh)
Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.

Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.

Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong

đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1978.

Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây. Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh, họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ đứng vững và được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc.

Chẳng biết có nơi nào trên Tổ quốc này, trên trái đất này mà trung bình mỗi mét vuông đất lại hứng chịu đến 9,6 tấn đạn bom, mỗi người dân phải hứng ít nhất 3,2 tấn, lúc nhiều nhất là 10,2 tấn bom đạn các loại.
(nguồn: Skydoor.net)

1/Vịnh Mốc đây rồi
355442881.jpg


2/Những căn chòi nhỏ nép dưới rặng tre, che lỗ thông hơi của toàn khu địa đạo
355442913.jpg


3/ Lỗ thông hơi chẳng thấy đâu đáy.
355442941.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top