What's new

Du hành 2009

Không phải bất cứ chuyến đi nào dù đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước đều có thể diễn ra suôn sẻ theo như mong đợi. Cuộc sống luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi, nên sự thay đổi và các tình huống xảy ra trên suốt dọc hành trình đều là điều không quá xa lạ với dân du lịch bụi nói nôm na là dân phượt.

Đối với tôi, năm 2009 sẽ là năm có thể có nhiều chuyến du hành cho mình.

Thực thế, khi bước qua thềm 2009 được 2 ngày, điểm đầu tiên lại là vùng đất trong năm 2008 tôi đã đặt chân tới ba lần.

Sẽ không lấy gì làm thú vị, sẽ cảm thấy nhàm chán nếu như việc di chuyển diễn ra y chang như hai lần đầu.
Với việc di chuyển được lựa chọn giống với chuyến đi xuyên rừng hồi cuối tháng 11, chuyến đi này mang lại cho tôi một cảm xúc khác, cảm xúc bây giờ vẫn quấn lấy tôi, vẫy gọi tôi, cuốn tôi đi.
 
Chuyến đi thứ 2

Tháng 11 là tháng giao thời của sự bận rộn chuẩn bị cho công việc một năm mới và sự nhàn tản khi kết thúc một năm cũ. Trong buổi giao thời này, mọi công việc như chậm lại, thảnh thơi hơn. Và vì vậy, tôi - không có lý gì không create cho riêng mình một chuyến du xuân đến vùng đất đã rất đỗi quen thuộc - vùng thắt đáy lưng ong của tổ quốc.
Chuyến đi ngày cận Tết với hành trình qua gần 800 km sẽ là những điểm đến đầy thân thương và ưu tư của tôi, những điểm đến nơi có những người thân luôn ngóng tôi trở về.
Hành trình Quảng trị - Huế - Quảng Nam - Đà nẵng là hành trình trải dài trên chặng 800 cây số trong 4 ngày, là hành trình đi tôi đã dự định cho những ngày đầu tiên của năm mới.
Bao nhiêu năm đã qua, tôi vẫn giữ thói quen trở về vùng đất gắn bó với tôi biết bao kỷ niệm vào những ngày cận Tết.
Đó là thói quen có thể trong mắt người là tốt, song đối với tôi, với thời gian quá bức bối và eo hẹp, có cảm giác sự đi cũng chỉ như lướt tới nơi chốn nhiều yêu thương ngần ấy làm tôi chưa thực sự hài lòng với bản thân mình. Tôi tự trách tôi. Đúng vậy.
Nhưng tôi vẫn quyết định đi vào những ngày như vậy, những ngày khiến tôi có thể thảnh thơi khi công việc của buổi cuối năm vừa mới kết thúc và những việc của năm liền kề đang chớm bắt đầu. Nó không nặng nề và đầy gấp gáp của sự thúc giục. Nó không bức bách tôi, song tôi cũng chỉ có thời gian ngần ấy và cũng không thể lâu hơn ngần ấy cho được.
Việc quyết định đi vào bằng xe open bus và trở ra bằng máy bay là giải pháp tôi lựa chọn cho chuyến đi này. Tôi có thể tiết kiệm được tối đa thời gian và vì vậy níu tôi lâu hơn bên cạnh người thân chăng. Tôi nghĩ thế và quyết xúc tiến chuẩn bị cho việc đi vào những ngày đầu tháng 11.
Cũng phải nói thêm rằng, dường như đôi chân của tôi càng ngày càng có dấu hiệu của sự “không thể ngồi yên”. Lúc nào cũng mong ngóng đi đâu đấy. Lạ thật.
Tôi lọ mọ tìm vé máy bay cho chuyến trở về từ Đà nẵng. Vé xe open bus thì đơn giản hơn rất nhiều. Cận ngày ra mua cũng được.
Vé máy bay cho chuyến trở ra Hà nội cũng không quá khó mua từ hãng hàng không giá rẻ đang cạnh tranh với hãng quốc gia. Sự tiện ích của internet làm cho việc mua trở nên đơn giản. Tôi yên tâm cho chuyến trở về từ Đà nẵng sẽ không phải cố nhét vào tai những bài ca ồn ào từ cái màn hình trên xe open bus cũng như sự vô ý của một số người thèm thuốc cứ thản nhiên rít trong xe kín chật mùi nệm ghế khó chịu.
Giá của sự trở về đã được ấn định. Tôi chỉ còn mang booking ra phòng vé gần nhất để thanh toán và nhận lấy tấm vé chính thức cho mình.
Hừm, giản đơn quá nhỉ. Ơn trời!
Sự háo hức càng được nhân lên gấp bội khi nhận ra rằng trong khi book tôi đã chọn vé về vào ngày trăng tròn lẻ - ngày chủ nhật – sau ngày phố cổ Hội An thắp đèn lồng suốt dọc hai bên phố cổ một ngày - một thói quen đã thành nếp từ lâu của người dân ở đây.
Tôi vui không thể tả xiết vì sự ngẫu nhiên này, vì chuyến đi thăm thân có thể một công đôi ba việc. Lý do tôi có mặt tại Hội An đó là thăm người thân tôi đã từ hơn 400 ngày không gặp. Bên cạnh đó, tôi có thể thăm phố cổ đầy ánh sáng của đèn lồng vào ngày thứ 7 mà không vướng màu ánh sáng của cuộc sống hiện đại, tôi có thể đi Thánh địa Mỹ Sơn và không biết còn vô số sự ngẫu nhiên nào sẽ đồng hành với tôi tại Hội An nhỉ.
Lại khoác ba lô lên vai, lại leo lên xe open bus để bắt đầu một chuyến đi mới. Thời tiết không lạnh lắm, những hạt mưa xuân bay lắc rắc trong không gian mờ mờ sương khói. Tạm biệt Hà nội thân thương. Tạm biệt những con đường đầy chật người xe những buổi tan tầm. Tôi đi nhé.
Chiếc xe lao đi trong màu đêm vừa xuống yên ả.
 
Last edited:
Tôi có trạng thái rất lạ trên xe ô tô. Cứ hít thở cái không khí trong xe một lúc là mắt tôi díu lại. Kể cũng được. Xe đi đêm, cũng không làm cho sự tiếc nuối lấy gì làm nhiều. Vả lại, tôi được tấn vào khoảng giữa xe nên có muốn ngắm cũng thấy cảnh sắc ban đêm cứ thế vùn vụt trôi qua. Thế nên chả tiếc nữa. Trước mặt cái vô tuyến to đùng cứ như chực lao thẳng vào tôi đang chiếu những cảnh chạy đuổi săn lùng, những màn võ thuật đẹp mắt của bộ phim “So close”. Tôi nhìn thấy Thư Kỳ, tôi nhìn thấy Triệu Vi, mắt tôi nhoè đi và díu lại khi nhìn thấy Song Seung Hun - diễn viên nam chính trong phim “Trái tim mùa thu”. Cứ đấm đá tơi bời thế này, cứ xả đạn vèo vèo nhường ấy thì chỉ có nước chùm kín mặt ngủ một giấc cho xong.

Giấc ngủ bồng bềnh. Tôi cũng chẳng có khái niệm sẽ dừng lại ở Ninh Bình để ăn tối như các hành khách khác trên xe. Song, vẫn phải xuống hít hà cái fresh air cho nó bớt mụ mị cái đầu.
Quán ăn đông chật người. Các xe open bus chật cửa vào. Phải nhớ trong cái lúc đầu óc tù mù buồn ngủ là cái biển số xe, là những người khách nào đi cùng mình trong chuyến ấy để còn biết mà lên lại theo.

Nghỉ tại Ninh Bình chừng 35 phút, xe lại tiếp tục hành trình.
Cũng may cho tôi, chừng 1 tiếng sau khi đi tiếp, cái vô tuyến tắt phụt, mất hết tín hiệu. Đỡ ồn ào nhỉ. Giấc ngủ lại lôi tuột tôi đi.
Ánh sáng vàng của đèn điện bên đường rọi vào xe thức tôi dậy. Ở đâu nhỉ? Đồng hồ điểm 12h đêm. Các bảng biển hiệu lướt qua. Đã đến cuối Vinh rồi đấy. Chẳng mường tượng nổi Vinh như thế nào vào ban ngày. Ban đêm, Vinh thật nhẹ nhàng trong ánh vàng huyền ảo. Đường phố vắng lặng, những chùm đèn mầu trang trí trên nóc nhà cơ quan công sở mừng năm mới lấp lánh.
Đã sang những vùng cánh đồng mông quạnh. Chẳng có ánh đèn nào ngoài ánh pha quét trên đường, phải nhỏm lên mới trông thấy được. Màu đêm lại tràn ngập xe dìu tôi vào giấc ngủ chập chờn.
Nghĩ ngợi, chắc chỉ tầm 6 giờ sáng là tới cầu Mỹ Chánh – điểm dừng chân đầu tiên của tôi trong chặng hành trình. Chỉ hai vắt thức ngủ, ngủ thức là đến nơi đấy. Ngủ đi bạn ơi.

“Ai xuống Mỹ Trung thì ra cửa nhé!”- tiếng phụ xe nhắc nhở. Lại nhìn đồng hồ. Đã gần 5 giờ sáng rồi. Bây giờ mới đến địa phận Quảng Bình. Tôi suốt ruột. Thế này thì phải hơn 7 giờ mới đến nơi à.
À mà có sao. Mình đã free rồi, cần gì phải căn với chỉnh thời gian cho nó thật sự chính xác đến từng miligam như ở nhà nhỉ.
Trên xe hành khách đã vắng bớt đi nhiều. Mọi người đã xuống dọc đường từ Hà Tĩnh vào tới Quảng Bình rồi.
Phía gần chỗ tôi ngồi có một ghế trống. Bên cạnh phía trước tôi cũng chẳng có ai ngồi. Tôi chuyển sang chỗ ngồi gần của sổ để ngắm cảnh khi buổi bình minh. Tưởng thế mà bất thành. Những hạt mưa bay kín đặc khiến mặt trời càng kéo mạnh tấm chăn mây tối màu che kín những ánh ban mai của buổi bình minh mà tôi đang mong đợi sẽ mang màu rực rỡ.
Vẫn có thể thấy những cánh đồng đã lốm đốm những màu xanh của mạ non mới cấy. Vẫn có thể thấy những cuộn khói bếp toả ra từ những ngôi nhà ven hai bên đường. Và thấy những người đi lầm lũi trong chiếc áo mưa mỏng mảnh như díu vào nhau vì rét dưới kia. Tôi không thấy lạnh vì tôi ở trong xe. Nhưng tôi có cảm giác lạnh vì thương những người một nắng hai sương vào lúc đông giá này. Cái tết cổ truyền đến sớm hơn mọi năm làm cho ai ai cũng tất bật. Chưa lo hết mối lo năm cũ đã phải gồng mình lên để gánh nỗi lo năm mới. Vẫn phải kiếm kế mưu sinh, cũng vẫn phải mặc cho con cái và người thân những tấm áo thơm mới để đón Tết. Nỗi lo trĩu nặng trên khuôn mặt họ lướt qua mắt tôi.
Tôi không muốn nhuốm buồn nhiều trong chặng đầu của hành trình liền rời khuôn cửa sổ tiến về phía bác tài đang say sưa hát.
“Anh cho em xuống đầu cầu Mỹ Chánh nhé”- Tôi yêu cầu.
“Cứ yên tâm. Khoảng một tiếng nữa mới đến được vì đoạn này bắn tốc độ nên phải đi chậm em ạ.”- Bác tài ngừng hát nhẹ nhàng bảo tôi.
Mưa có vẻ lại nặng hạt hơn trước. Khốn khổ. Mình có những tận 4 thằng đệ tử làm sao để áo mưa mình che hết chúng nó đây. Ông trời ơi, ông bớt mưa đi chút nhé cho con về đến nơi rồi ông muốn mưa sập trời cũng được.

“Ai vừa nói xuống Mỹ Chánh thì chuẩn bị đi.”- Tiếng phụ xe nhắc nhở.
Tôi cấp tập rời khỏi xe. Trời đã không còn mưa đúng như tôi nguyện cầu. Cỏ ven dệ đường ướt lép nhép. Vác 4 tên đệ của tôi đặt xuống mép đường nhựa và chuẩn bị cuộc bộ hành 3km đi vào làng.
 
Đường vào làng tôi thật dài trong những ngày mưa. Những cái ổ voi to đùng cứ nối tiếp nhau giữa chặng vào. Cũng chẳng thấy bóng dáng của học trò trên đường tới trường buổi sáng sớm hôm nay. Chẳng thấy mạ non lên xanh như những cánh đồng đã lướt qua tôi trên chặng đường đi phía trước. Chẳng thấy bóng dáng trâu cùng thợ cày trên các thửa ruộng. Ruộng nước đã bừa mượt, tôi đoán thế vì thấy những mảng bùn non mỏng mịn như lụa đang trải ra trước mắt. Khung cảnh vắng lặng, màu nâu nhạt của đất với màu ảm đạm của bầu trời chực mưa giục tôi bước nhanh. Đã thấy có bóng dáng người đi ngược lại phía tôi. Hai tên đệ tử dưới tay tôi càng ngày càng ỳ thì lỳ, ghét thế. Chân tôi vẫn bước mà người như trĩu xuống.
Vì không mưa nên có thể cho phép nghỉ ngơi một chút, để đào thoát một lúc khỏi hai cái khối đang nặng trịch kia. Đã có nhiều xe máy đi hơn về phía hướng ra quốc lộ. Tôi đang vui vì thoát khỏi hai tê đệ nặng chịch thì một chiếc xe máy đỗ sịch trước mặt.
“Cô về thì cũng báo với anh một tiếng chứ.”-Tiếng đàn ông sau lần mũ bảo hiểm bịt bùng với khẩu trang và kính cất lên.
“A, anh. Em cứ sợ anh đang ở Đà nẵng nên cũng ngại không dám phiền chị. Đang thử cố xem đi thêm được đến cầu đầu làng mình không đấy ạ”
“Với ngần ấy đồ đạc lỉnh kình nhường kia mà cô đòi đi tận 3 km. Cô bướng nhỉ.”- Anh tôi dằn giọng. “Thôi, lên xe anh trở về nhà. Nhanh lên không thì rét mướt tái hết mặt mũi rồi kìa.”
May mắn thế không biết. Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Bravo anh!
Mở cánh cổng sắt kêu cút kít vì gỉ sét, bao nhiêu kỷ niệm chợt ùa về vây lấy tôi. Rêu phong sân nhà lôi chân tôi trơn tuột.
“Cẩn thận đấy”- Anh tôi nhắc.
“Thôi cất đồ đi rồi chuẩn bị ăn sáng kẻo muộn rồi. À mà có cà phê không đấy?”
“Về đây mà lại không uống cà phê, anh hỏi hay nhỉ”- tôi bướng bỉnh.
“À thì cứ hỏi thế, lỡ lại vui quá chẳng buồn uống thì sao.”
“Đã cấy chưa anh, cận Tết rồi mà.”-Tôi hỏi thăm dò
“Làng mình dạo này chỉ gieo thôi, không cấy em ạ, nên cũng nhàn. Có máy gieo rồi”
354222965.jpg

(Ảnh sưu tầm)
Chỉ một đoạn đường ngắn mà có những hai quán cà phê. Cà phê ở quê tôi có thể sánh ngang với cà phê pha phin thượng hạng của những thương hiệu nổi tiếng. Chắc cũng tại dân ở đây ghiền quá nên mới có sự riêng biệt và khác biệt này. Cũng có thể cho là tôi mới chỉ biết đến cà phê ở mức độ hạn hẹp. Song, tôi cứ cho ý kiến của tôi giờ đây là đúng nhất.
Ngồi trong quán đã nghe tiếng lào xào kẻ mua người bán của chợ nơi thôn quê vẳng về. Tôi rảo bước về phía đó, phía bên kia cái đình làng đứng ngạo nghễ như cười nhạo thời gian.
Người đi chợ tấp nập. Này là hàng hoa trái với những xanh mướt của cam, vàng ửng của quit, xanh thẫm của dưa hấu, nhạt nâu nhãn Huế, đỏ ối của những trái táo to thơm nức. Cạnh bên là những gói mứt gừng vàng chanh ngào chiếc áo đường trắng muốt, những gói bánh thuẫn vàng suộm hương thơm ngào ngạt. Bên kia là hàng rau, với cải xanh non mởn, cải thảo như những đôi tay trắng ngà chụm khum lại trên mặt quầy, với đỏ ối của cà chua xen lẫn với cà tím, với những mớ rau lang non mịn như mời gọi các bà nội trợ. Phía ngoài gần bờ sông là hàng thực phẩm với những tảng thịt bò thịt lợn tươi nẩy, với những cá sông quẫy tung trong chậu, với những xảo cá nục cá chích mang còn đỏ thắm. Phía cuối chợ là tiệm hàng tạp hóa ngày tết rực rỡ màu sắc. Không khí Tết đã ào về rồi đấy.
Tay xách túi hoa quả, vai đeo túi , tôi ghé qua thăm gian nhà thờ họ mới xây xong hồi trong năm. Kiểu cách trang trí rất tỷ mỷ, đẹp đẽ và gần gũi với kiểu kiến trúc truyền thống nơi thôn quê.
354222540.jpg


354222550.jpg


Cũng không có chìa khóa vào nên tôi chỉ dừng lại đây một lúc. Tôi còn đi thăm vài người thân trước khi lên đường trở vào Huế.
Trời không mưa, ơn trời. Tôi cho đó là may mắn của tôi.
Dọn dẹp và thắp hương xong, tôi chất tất cả các gói quà lên giỏ xe đạp đi lòng vòng thăm nhà người thân trong làng. Cái xe đạp chệu chạo như con đường gập ghềnh ngoài kia. Nhảy lên xe, tôi lảo đảo suýt ngã. Cái xe đạp mỏng mảnh nên không thể đằm và đứng vững như cái xe máy cho được. Nào bình tĩnh nào. Chẳng nhẽ mình lại thua ông tướng này. Loạng choạng chừng 3 giây, tôi dần quen với cái sự chệu chạo của cái xe. May mà mọi thứ trừ phanh còn trung bình tốt. Cái phanh thì tệ hại. Cứ khi cần dừng, nắm chặt tay phanh là nó giật khựng xe lên, lại còn kêu roác roác, sốt hết cả ruột. Ngượng ghê, xe ạ. May mà vắng người. Xe thế này mà cũng đi được. Lạ.
Ý định phải đi đò qua phía bên kia sông thôi thúc tôi. Về cất xe, tôi hùng dũng tiến về phía bến đò. Con sông làng tôi đã phía trước mặt. Lòng sông mở rộng, nước màu đục, chẳng thấy đâu màu xanh trong ngát ngọc quyến rũ nữa.
Cut-1.jpg

Nước tràn vào quá bờ sông cũ 20m. Những ngôi nhà ven sông ngâm chân trong nước ngập. Bên cạnh cửa vào, nhà nào nhà nấy buộc sẵn sàng một chiếc thuyền để tiện đi lại. Bây giờ đã là tháng chạp, quá một tháng của mùa mưa lũ ở khu vực miền trung này. Ba tôi nói mùa mưa ở miền trung và nhất là ở Huế thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Vậy mà đã qua tháng 12, sao vậy trời?
Chuyến đò rời bờ bên kia tiến lại gần phía tôi. Tôi đứng cách xa bờ sông cũ chừng 25m, tôi đoán thế. Tôi đứng cách mép nước một đoạn đủ để sóng dạt không vào đống đồ của tôi. Đột nhiên, đò dừng khựng lại, cách chỗ tôi đứng một khoảng nước rộng.
“Tháo giày ra rồi lội lên thuyền đi em”- chị lái đò nhắc. “Bụng thuyền trợt nhẹ vào đất rồi, chị không vào thêm nữa được đâu.”
Tôi tháo giày, lễ mễ khuân cái đống đồ của tôi lên thuyền, quay lại đẩy thuyền thoát khỏi chỗ cũ ra chỗ nước sâu hơn rồi trèo lên. Chỉ có 2 người khách nên thuyền đi cũng nhanh. Loáng cái đã sang bờ bên kia. Chẳng còn nhìn thấy bậc thang dẫn xuống bến đò. Con đường như cúi sát xuống cạnh mặt sông. Kiểu này phải đi rất cẩn thận, không lại trượt chân ngã oạch.
Trời vẫn không mưa nên tôi có thể thong thả. Đường ra nghĩa trang của làng tôi ướt nhèm nhẹp. Tôi định đi ra đó thắp vài nén nhang thơm ngày cận Tết cho người thân tôi đỡ tủi. Con đường dốc dẫn ra nghĩa trang chẳng khá khẩm gì hơn đường làng. Trái lại, từng đoạn nước ngập nếu quyết đi là phải lội bì bõm. Tôi vẫn quyết đi.
“Nào, đi đâu đây? Ra nghĩa trang khi trời sắp mưa thế này à?”- Giọng một người đàn bà phía sau tôi.- “Trời nắng ráo đi còn gập ghà gập ghềnh chả ăn ai, lại muốn đi trời mưa để ra mà lội nước ngập đến tận trên đầu gối hả”.
Tôi chả quan tâm, tôi đang bướng bỉnh.
“Cô là con cái nhà ai thế? Bảo không đi được thì đừng có cố mà đi. Mộ chí ở đâu thì đứng đây bái vọng đến để họ chứng. Thế là được rồi.” Người đàn bà làu bàu.
“Không đi xa được hả bác?”- tôi bừng tỉnh, khẽ khàng hỏi.
“Chứ còn sao nữa cô ơi. Cô không biết đấy thôi, cứ trời mưa là dù đúng tiết Thanh Minh chúng tôi cũng phải chờ cho tạnh ráo mới tảo mộ được”. “Cô nghe tôi, đừng đi nữa”
“Thật không đi được hả bác?”- Tôi ngoan cố
“Không cô ạ. Nếu tạnh thì tôi cản cô làm gì cô nhỉ. Về thôi, về thôi. Trời đang gần sập xuống rồi kìa.”
Mải đi tôi cũng không để ý phía đằng đông một làn mây đen lại đang lừ lừ kéo đến. “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy”. Về, phải về thật rồi.
Lại hí hoáy cởi giày lội xuống thuyền. Thuyền đã đông khách hơn. Có thêm 2 người khách đang nói chuyện. Toàn chuyện kêu ca thời tiết chi lạ, mưa hoài mưa mãi chả làm ăn gì được. Rồi thì chả năm nào như năm nay, đến Tết vẫn còn cúi mặt chạy xuôi chạy ngược. Khổ nạn.
Người lái đò ngán ngẩm nhìn đến bữa trưa đặt nơi đầu mũi thuyền đã nguội ngắt tự khi nào. Lái đò làm việc đổi công. Một tháng bao nhiêu công thì quy đổi thành thóc bấy nhiêu công. Kể cũng vất vả và khá nhiều trách nhiệm càng làm nhíu đôi mày trong cái độ tai nạn sông nước chốc lại xảy ra nhát lại xảy ra nhường này.
Tạm biệt con sông quê nhé. Tạm biệt bến sông mùa nước đổi.
Trở về nhà, xếp dọn đồ đạc, chào từ biệt người thân, tôi lại khoác ba lô lên đường trở ra phía cầu Mỹ Chánh bắt xe vào Huế.
Xe khách đi Huế vẫn còn. Chỉ đứng chừng 5 phút, tôi bắt một cái xe nhỏ 12 chỗ ngồi đang hừng hực lao tới. Hừm, may quá, trời đang mưa lùn phùn, lên xe rồi đỡ ướt lướt thướt.
Trên xe chỉ 2 người khách đang gà gật. Xe chạy đoạn nhanh đoạn chậm chắc để tránh cảnh sát. Cậu phụ xe còn trẻ kể lể cả ngày hôm qua đi làm mướt mặt đến chiều tối đốt vèo một nhát vào ca táp các đồng chí công an. Mưu sinh khốn khổ. Trời mưa mỗi lúc một dày. Chẳng thấy có thêm hành khách nào đứng ven đường đợi xe như tôi ban nãy. Đi tới đầu Phong Điền mới thêm một cô đi bán mè xửng dạo ngồi nhờ xe về đầu cầu Bạch Hổ.
Xe sẽ vào bến xe phía bắc Huế. Tôi muốn xuống đầu cầu Bạch Hổ. Xe dừng lại, các bác xe ôm lao tới, tay chỉ người nọ tay chỏ người kia. Tôi bắt một chiếc để trở về nhà.
 
Chiều xuống nhanh. Gió lạnh hơn làm cho những hạt mưa dường như ngưng lại không rơi. Xe đi qua cầu Bạch Hổ.
354452650.jpg

Cầu Bạch Hổ là con đường tắt hay được chọn để đi từ hướng bờ nam sang bờ bắc sông Hương và ngược lại. Cầu có hai làn đường, mỗi làn chỉ đủ cho một chiếc xe đi. Phải rất cẩn thận nếu không muốn bị va vào lan can sắt của cầu.
Những miếng sắt lát trên mặt cầu có đoạn đã hơi võng xuống làm tôi có cảm giác như đang kẽo kẹt trên một chiếc xe lốp non vậy. Trời tối nhàn nhạt, hai bên cầu những hộp đèn vàng đã thắp lên làm cho Bạch Hổ thêm lung linh huyền ảo. Phía bên kia là Phú Xuân sừng sững bề thế và thẳm trong chiều muộn bóng Tràng Tiền uốn lượn mờ xa.
354452649.jpg

Lòng sông xanh sẫm mặt, thoáng những chiếc thuyền đang cập bến kết thúc ngày bộn bề công việc sông nước.
Huế chưa có không khí của ngày sắp sang xuân. Dòng người chiều lạnh đã thưa bớt. Qua ga Huế vắng lặng, tôi trở về ngôi nhà thân thương của mình.
Được quây quần bên người thân là thấy như lòng mình ấm lại. Một năm qua, biết bao thăng trầm in dấu trên khuôn mặt ba tôi, biết bao những vui tươi không ngưng trên nét mặt trẻ thơ hồn nhiên lớn. Tôi yêu những phút giây này, thật vậy.
Mưa lại ào ào trên mái. Gió hút lạnh từ phía ô cửa sổ nhỏ. Ánh sáng ấm áp vẫn tràn ngập. Hai đứa trẻ con vẫn chơi đùa biết đâu gió mưa ngoài kia.
Đêm. Vẫn mưa, mưa nhiều hơn. Tôi ngủ thiếp đi trong tiếng mưa âm ỉ ngoài trời.
Tiếng của cổng sắt gỉ sét làm tôi tỉnh giấc. Trời đã mờ sáng. Hôm nay là ngày hành trình của những hành trình, là ngày của chạy sô nhỉ.
Song, trước tiên phải làm một miếng gì cho ấm cái đã. Đồ ăn sáng ở Huế rất nhiều lựa chọn. Tôi chọn cháo. Cháo nấu ở Huế khác biệt hoàn toàn với cách nấu của Hà Nội. Nếu như cháo ở Hà nội được coi là ngon khi hạt gạo nhừ bung và quánh lại thì cảm quan khi nhìn bát cháo ở Huế như một bát cơm nở bung chan nước canh vậy. Đó là cách nấu đặc trưng vùng miền. Tôi cho rằng, do thời tiết quá nóng nên cư dân ở đây rất ngán thưởng thức một món nào đó mà cứ bứ bứ, nhuyễn nhuyễn, tức tức. Cháo gạo tẻ được ninh cho bung nở hạt rồi vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh. Phần nước cháo vừa ninh xong được nấu cùng với xương hầm trên lửa nhỏ. Sau cùng khi nước cháo hầm xương đã ngọt, đã quyện, các bà bếp mới cho những hạt gạo đã nở bung ngâm nước lạnh kia vào cùng nước cháo xương.
Ăn một miếng, vì vậy, thấy có sự khác biệt rất riêng, không ngán, cho dù không quen mấy khẩu vị này.
Đã đến giờ lên đường. Lại giúi đồ vào ba lô, bắt một chiếc xe ôm đi vòng quanh thành phố.
Điểm đầu tiên là bệnh viện thành phố. Khác hẳn với không khí Tết chưa đến bên ngoài, bên trong bệnh viện người đi lại tấp nập. Trẻ con khóc oáng oàng, bác sỹ y tá chạy đi chạy lại vội vã. Tết cũng chẳng cần đâu nếu như mặt mũi vẫn cứ buồn so vì không khoẻ. Vả lại, mệt thì có cố vui cũng làm mặt mũi trở nên gượng gạo nhỉ.
Chỉ gặp được chị tôi một lát. Chị đang bận thăm khám cho mấy đứa nhỏ bệnh nhi trong kia. Cái ôm chặt của những người thân đã xa lâu ngày làm tôi thấy chị tôi dường như đang run bắn lên. Chị khóc. Mắt đỏ hoe. Tôi thương chị, vội ngoảnh đi giấu cảm xúc của mình. Em phải đi, em phải đi. Thế nhé.
Gió ngoài trời giá lạnh làm tôi bừng tỉnh hẳn. Tôi nên thoát ra khỏi sự xúc động này thì hơn.
Đường xa heo hút gió. Mặc dầu vậy tôi cũng quyết đi xuống phía tây nam thành phố thăm cô tôi. Đường 49 khấp kha khấp khểnh, ổ gà ổ voi đầy nước vì vừa mới mưa hôm qua. Đường huyện lỵ thì càng kinh khủng, nhồi lên thụt xuống như thể đang trên một con đưòng hình sin vậy. Rét cũng được những tôi muốn không mưa lúc này. Vẫn có một vài hạt mưa nhẹ. Qua cầu Lai Thế, qua những ngôi mộ phần ngày trước vẽ rồng tô phượng hoành tráng giờ đã bạc phếch màu theo thời gian, là đã đến đầu cổng làng của cô tôi.
Không khí trong nhà nóng sực vì than sưởi và lò sưởi điện. Cả nhà đang quay quần bên mâm cơm thơm ngát hương vị đồng quê. Cồn cào rồi đây. Tôi thích ăn những bữa cơm ở nhà cô tôi vì nó thực sự đơn giản mà rất vào. Canh rau tập tàng nấu với tôm tươi bóc nõn, vài lát cá ong hương kho chắc nịch, đĩa dưa món ngọt mặn giòn tan, bát cơm gạo hương chợ đào thơm nức. Đó là đặc sản của cô tôi thết tôi. Bao nhiêu năm rồi vẫn vậy. Nhà cô tôi ở gần khu đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản nhưng chẳng mấy khi tôi thấy thiết những tôm, cua, ghẹ, mực ở đó. Chỉ mong ước trở về ăn những món thường nhật. Thế thôi, là đủ.
Những câu chuyện râm ran bên mâm cơm thơm ấm. Những lo toan, ưu tư lại thêm dấu trên gương mặt cô tôi. Con cái đều phương trưởng cả nhưng sự ưu tư sao vẫn không nguôi. Người già là vậy, chẳng còn gì phải lo nghĩ song vẫn không ngừng lo nghĩ.
Chỉ ở lại thăm cô tôi được vài tiếng đồng hồ, tôi lại trở lên bến xe An Cựu đón chuyến xe chiều vào Đà nẵng.
 
Last edited:
Tôi có dự định vào Đà nẵng ngay buổi chiều để sáng hôm sau có thể đi thăm thánh địa Mỹ Sơn.
Trước khi trở ra bến ô tô nam thành Huế, tôi ghé qua văn phòng Sinh café book trước một hành trình ở Hội An cho mình. Tôi sẽ đến Đà nẵng sớm và bắt chuyến xe buýt cuối cùng về Hội An. Dự định thế.
Xe Huế đi Đà nẵng nhiều vô thời kể. Tôi bắt ngay được một chiếc xe County đã đầy chật, chỉ còn chờ người hành khách cuối cùng là chuyển bánh. Nhìn đồng hồ, mình dềnh dàng thế nào mà tới tận 4h chiều thế này.
Tôi xuống cuối xe ngồi. Đây là lần đầu tiên tôi đi xe khách qua đèo Hải Vân. Những lần trước tôi di chuyển bằng tàu hoặc xe open bus, mỗi người một ghế nên chả nếm cái vụ nhồi nhét như nêm thế này bao giờ. Chẳng thể cựa quậy, cái dựa của ghế thấp cứ dúi vào lưng tôi mỗi khi xe qua những chặng đường xóc. Hừm, đi để cho biết nhỉ. Cuối xe toàn các tráng niên nói chuyện ồn ĩ.
Xe qua Lăng Cô khi chiều đang nhàn nhạt. Những hàng quán vắng tanh hai bên đường đã sáng điện như mời gọi. Ánh sáng trời còn rớt lại mờ ảo và ảm đạm. Chiếc xe lao đi trong đêm ngày càng tối thẫm chỉ còn ánh pha quét sáng trên đường.
“Đến Hải Vân rồi”- tiếng phụ xe hối hả.
Tôi bừng tỉnh. Chỉ còn cách một con đèo là đã sang địa phận Đà Nẵng. Kể cũng nhanh đấy chứ. Hầm đường bộ sáng rực trong màu đèn vàng. Hơi có làn sương khói kỳ ảo. Chắc là khói xe đấy thôi. Ra khỏi đường hầm màn đêm lại nuốt chửng lấy chúng tôi. Nơi mờ xa kia tưởng như có những vì sao muôn màu rơi trên mặt đất. Đêm huyền ảo lung linh. Màu đêm làm dịu mắt nhìn.
Buổi tối nên chẳng thể nhận ra không khí Tết của đã đến đâu ở Đà nẵng. Đà nẵng rực rỡ trong ánh sáng của các loại đèn trang trí đủ kiểu. Các cửa hàng , cửa hiệu sáng choang. Một thành phố trẻ trung và hiện đại. Trục đường xe tôi qua là trục không thể nhận thấy hết sự quy củ về quy hoạch. Những ngôi nhà ven đường khoác lên mình tấm áo của thiết kế hiện đại, song riêng lẻ, chẳng có một mẫu riêng, quy định riêng cho từng dãy phố.
Người đi không đông lắm. Rải rác đã có người xuống xe. Tôi sẽ về bến và bắt một chiếc xe ôm để đến điểm dừng của xe buýt đi Hội An.
6h15. Hy vọng còn chuyến xe buýt cuối cùng cho tôi.
Xe dừng hẳn, các bác xe ôm lại lao tới, lại chỉ chỉ trỏ trỏ. Cứ thành lệ, hễ có xe là các bác xe ôm lại lao tới.
“Cô về đâu để tôi chở về”- Một bác xe ôm với gương mặt hiền lành trước mặt tôi khẽ hỏi.
“Bác đưa cháu đến bến xe buýt đi Hội An ạ”- tôi yêu cầu.
“Giờ này không có còn xe buýt đâu cô. Chuyến cuối cùng chạy lúc 5h30 chiều rồi mà.”- Bác xe ôm cười vang vì sự lơ ngơ của tôi.
“Hay mình đi xe taxi nhỉ?”- tôi tự hỏi và phác luôn một kế hoạch trong đầu.
“Thế này bác nhé, bác cứ đưa cháu đến bến xe buýt đi ạ.”
Dự định của tôi là đi đến bến xe buýt rồi sẽ đi taxi về Hội An, vừa an toàn vừa đỡ sợ mưa lạnh. Tính toán kiểu tay bo như thế này kể ra cũng nuốt chửng một khoản khủng so với tiền di chuyển trên toàn chặng của tôi, song đó là cái giá phải trả cho sự ngốn nhiều thời gian của tôi ở Huế. Không đi như vậy sẽ mất cả tiền book tour Mỹ Sơn ấy chứ chả chơi. Quyết định vậy.
Mưa bay nhẹ. Chỉ chừng 6km nữa là tới bến xe buýt đi Hội An rồi. Từ đây, có thể bắt taxi về cho đỡ bớt một chặng đường và một khoản tiền nhỉ.
Thực ra tôi cũng đã chuẩn bị tình huống nếu không còn phương tiện công cộng hoạt động thì làm thế nào. Đã có đủ các số taxi ở Đà Nẵng trong tay chẳng có lý gì phải lo lắng cả.
Nếu chọn đi taxi, tôi sẽ phải trả một khoản tiền lớn nếu không muốn đi xe ôm tới bến xe buýt để chiết giảm bớt số phải trả.
“Bác có đi về Hội An không hả bác?”- Tôi hỏi dò.
“Cô định đi à? Tôi có đi cô ạ.”
“Thế bác lấy bao nhiêu ạ?” – Tôi tiếp tục.
“120 ngàn cô ạ” – Bác xe ôm trả lời. “Trời tối rồi, nên cũng chẳng còn ai đi từ Hội An về nữa. Cô cũng thông cảm nhé”.
Tôi mừng húm. Chỉ tính đoạn đường từ bến xe buýt đến Hội An giá tiền taxi đã hơn chừng ấy rồi. Có thể quyết định nhưng tôi vẫn lấn bấn.
“100 ngàn được không bác?”- Tôi hỏi.
“Kể ra nếu đi ban ngày thì cũng chẳng đến giá đó đâu cô. Tôi có thể đón khách từ Hội An về lại. Đằng này, trời lại tối quá mất rồi, và lại mưa nữa chứ”
Tôi có cần phải ngần ngừ gì nữa không cho cái vụ mặc cả của mình.
“Vâng, thôi bác đi đi ạ”
“Cô mặc luôn áo mưa vào đi cho đỡ lạnh.”- Bác xe ôm nhắc khẽ.
Đường về Hội An tối và sâu thăm thẳm. Thình thoảng mới có một quãng đèn đường mờ nhạt. Đường cũ gập ghà gập ghềnh nên ổ gà ổ voi liên tục. Cũng chỉ 25km thôi mà tôi thấy dài kỳ lạ. Tôi chưa đi theo kiểu lo lắng như thế này bao giờ mặc dù miệng không ngớt luyên thuyên với bác xe ôm. Chẳng thấy có mấy người đi ngược lại và hình như lúc này người ta đang chuẩn bị cơm tối hơn là lọ mọ ra đường lúc đêm đông mưa lạnh khiến tôi càng nhớn nhác.
Tôi cố trấn tĩnh. Cố gợi chuyện, hết chuyện nọ đến chuyện kia. Chỉ có nghe và trả lời thôi cũng đủ mệt đầu rồi. Quanh quanh quẩn quẩn chỉ mấy chuyện sắm Tết ra sao, làm ăn thế nào, văn hóa vùng miền nơi nào khác nơi nào cũng tiêu được 2/3 chặng đường.
Đã thấy biểu tượng Di sản văn hóa thế giới, tôi vững tâm. Thực ra bác xe ôm cũng là người hiền lành. Nghe giọng bác nói, nghe cách bác kể không hoa mỹ thì hiểu. Nhưng vẫn đáng lo. Biết người, biết mặt, không biết lòng. Tôi vẫn cần phải cảnh giác.
Xe đỗ xịch trước cửa nhà chị tôi. Đã đến nơi rồi. Tôi thở phào.
“Cảm ơn cô nhé. Bây giờ đường về chẳng biết có khách nào đi không để nói chuyện cho vui.”
“Cháu cảm ơn bác ạ. May quá, có bác đưa cháu về Hội An lúc tối muộn này.”
Bóng bác xe ôm xa khuất phía cuối đường.

“Mẹ cháu chẳng thấy dì nên đi đâu rồi ấy ạ.” – cháu tôi nhỏ nhẻ.
Chưa dứt lời đã thấy tiếng chị tôi ngoài cổng.
“Thấy đến 6h30, tao bảo với cả nhà là mày lại cho chúng tao leo cây rồi”- Chị cười khanh khách.
“Lần này thì không leo cây rồi nhé”- Tôi ngấm nguýt.
Không phải tự nhiên lại có vụ trách cứ này.
Cách đây mấy năm, ngày Cá tháng tư, chẳng hiểu sao tôi lại nảy ra ý định làm một việc gì đó cho đáng nhớ. Địa điểm tôi chọn là Hội An. Tôi gọi điện thoại báo tôi sẽ đứng ở bến xe buýt. Vì không biết nhà nên nhờ chị ra đón. Trời gần trưa, phải chuẩn bị ăn uống nên anh xã chị xung phong đón giùm. Chị hồ hởi nhắc con đi mua thêm đồ ăn để thết tôi.
Chờ mãi, lặn ngụp mãi nơi bến xe mà chả thấy bóng dáng con em đâu, anh rể tôi về ăn quáng quàng còn lo đi dạy học. Mấy đứa cháu thì tiu nghỉu vì chả thấy dì. Chị thì lo lo lắng lắng không biết con em mình lại lội đi đâu mất tiêu rồi.
Chị điện thoại tùm lum khắp nơi miễn biết tôi đang ở đâu. Tôi đang ở Hà nội, tất nhiên rồi. Và hôm nay là ngày Cá tháng tư. Ráo hoảnh nhỉ.
Chị tôi chắc tím mặt vì chiêu thức đại tội này nhưng vẫn cười xoà. Chỉ than mỗi câu “chồng tao thì phơi nắng, con tao thì bị ghi vào sổ cờ đỏ vì mày.”
“Mày cũng đến đây khối lần rồi nên lần này thì cứ tự đến nhé, tao chả đi đón. Thế là xong”- Chị cười vang.
Dọn dẹp ăn uống và chuẩn bị lên đường vào sáng mai. Ngủ ngon nhé.
 
"Dậy đi em, chuẩn bị mà đi kẻo muộn"- chị tôi lay khẽ.
Bừng tỉnh, 6h30 rồi đấy.
Chuẩn bị đi Mỹ Sơn thôi.
Ăn sáng cái đã nào:
Cao lầu Hội an
354649798.jpg

Đường đi Mỹ Sơn - mạ non lên xanh thắm

354631422.jpg


Đường vào Mỹ Sơn
354631767.jpg


Xe chở khách vào khu thánh địa
354631837.jpg


Sơ đồ Mỹ Sơn
354631159.jpg


Thầy giáo hướng dẫn viên – trông giống giám thị vì cứ chắp tay sau lưng ý
354631907.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,974
Members
190,148
Latest member
thuocphathai
Back
Top