jasminhanoi
Phượt tử
Tin vui dành cho các pac phượt nè!
Triển khai dự án đường biển chở khách Bắc-Nam
15:51' 16/07/2007 (GMT+7)
Để thực hiện dự án này Vinashin sẽ đóng 3 cặp tàu (6 chiếc) theo công nghệ chế tạo thế hệ tàu khách hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, có thể hoạt động cả trong điều kiện thời tiết xấu, biển động mạnh, gió cấp 7. Các tàu này mỗi ngày có thể chở 3.000 hành khách, 1.000 ôtô con, 500 xe côngtennơ hoặc xe buýt. Khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng một tuyến đường cao tốc.
Vốn đầu tư cho dự án, theo Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) khoảng 1,5 tỷ USD. Ngoài việc chuẩn bị đóng tàu cao tốc, Vinashin đã chọn 3 địa điểm xây dựng cảng trên tuyến đường thủy chở khách ở 3 miền gồm: Miền Bắc là cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) rất thuận tiện vì nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại gần với Trung Quốc; Miền Trung là cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế nối với hành lang kinh tế Đông Tây và khu vực Đông Bắc Thái Lan; ở miền Nam là cảng Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Ông Bình cho biết nhằm huy động vốn cho dự án, Vinashin vừa phát hành thành công đợt trái phiếu lên tới 3.000 tỷ đồng, trong đó 95% trái phiếu đã được mua bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Khoản tiền 3.000 tỷ đồng nói trên sẽ được phân bổ cho 4 dự án lớn của Vinashin đã đăng ký với Chính phủ, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường thủy chở khách Bắc - Nam nói trên.
Triển khai dự án đường biển chở khách Bắc-Nam
15:51' 16/07/2007 (GMT+7)
Để thực hiện dự án này Vinashin sẽ đóng 3 cặp tàu (6 chiếc) theo công nghệ chế tạo thế hệ tàu khách hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, có thể hoạt động cả trong điều kiện thời tiết xấu, biển động mạnh, gió cấp 7. Các tàu này mỗi ngày có thể chở 3.000 hành khách, 1.000 ôtô con, 500 xe côngtennơ hoặc xe buýt. Khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng một tuyến đường cao tốc.
Vốn đầu tư cho dự án, theo Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) khoảng 1,5 tỷ USD. Ngoài việc chuẩn bị đóng tàu cao tốc, Vinashin đã chọn 3 địa điểm xây dựng cảng trên tuyến đường thủy chở khách ở 3 miền gồm: Miền Bắc là cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) rất thuận tiện vì nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại gần với Trung Quốc; Miền Trung là cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế nối với hành lang kinh tế Đông Tây và khu vực Đông Bắc Thái Lan; ở miền Nam là cảng Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Ông Bình cho biết nhằm huy động vốn cho dự án, Vinashin vừa phát hành thành công đợt trái phiếu lên tới 3.000 tỷ đồng, trong đó 95% trái phiếu đã được mua bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Khoản tiền 3.000 tỷ đồng nói trên sẽ được phân bổ cho 4 dự án lớn của Vinashin đã đăng ký với Chính phủ, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường thủy chở khách Bắc - Nam nói trên.