What's new

Hai Bác Già: Nhìn lại những nẻo đường

Lũ trẻ đã vào kỳ nghỉ đông cả rồi, nhà im vắng cộng thêm cái lạnh lẽo của mùa đông khiến mùi thơm của ly cà phê buổi sáng thêm thơm nồng gian nhà nhỏ. Ừ mà mùa đông năm nay thời tiết khắc nghiệt quá: xứ miệt dưới này nhà cửa có bao giờ dự liệu sẽ chịu đựng cái rét âm 5 đâu nên trong nhà mà muốn tiết kiệm điện thì người ngợm cứ như dân Eskimo, bao nhiêu giẻ rách chổi cùn mang ra quấn tất vào người vẫn còn run cầm cập. Ừ thì ra ta đã bước sâu thêm vào tuổi xế chiều rồi!

Trẻ thì hướng đến tương lai, già thì lui về quá khứ. Pha thêm bình trà, hai bác già chìm trở về....
 
Nhà...
Trong và Ngoài - Trên và Dưới


Về nhà nhiều lần nhưng nhớ nhất là năm 2007; nhớ nhất là vì năm đó con gái bỗng dưng đòi đưa cả chồng nó vốn là người chuột túi gốc mì ống (nhưng không nói được tiếng Ý tà lồ, mặc dù nghe hiểu + đọc thông suốt; như con gái nói + nghe + hiểu - đọc tiếng Việt vậy, tuy không thông suốt lắm nhưng cũng không tệ lắm, thí dụ như An Cư thì con gái sẽ đọc ra là Ăn C...u và vênh mặt ra chiều rất hãnh diện: Xem này, con đọc được chữ Việt này!!! chuyện thật nên xin các bạn đừng cười hai bác già hôm nay nói nhảm :) )

D (con rể) đòi theo về nhà, bảo "cho biết quê vợ", C là bạn từ nhỏ của D- cũng chuột túi gốc mì ống như D- cũng xin theo. Ừ thì đi, hai bác già vui mà có dịp giới thiệu quê nhà mình cho 2 thằng dị chủng này biết, và trong tay mình thì mình mới cho chúng nó biết cái hay cái đẹp của xứ sở mình chứ! phần con gái thì không thành vấn đề vì đã về quê mấy lần trước khi lập gia đình rồi, vả con nhà tông không giống lông cũng phải giống cái...bầu diều chứ! từ nhỏ tới giờ A (con gái) ăn mắm quen mùi rồi!!!

Thật, chuyến này bác già gái (người lập chương trình) sắp xếp cho chúng nó ngụ toàn khách sạn và resort cho chúng nó - hai thằng tây - biết rằng chúng mày đừng tưởng quê tao quê mùa nhá! Ăn, thì dẫn chúng nó vào nhà hàng sang trọng, buýp phê buýp phiếc ở Mélia với lại Sheraton - Muốn ăn cà rem? dẫn ngay vào kem Bạch Đằng gọi ngay cho mấy kem trái dừa, làm mấy du khách Mỹ ngồi bàn bên trố mắt nhìn và bảo với cô hầu bàn " We'll have what they have" sau khi D lên mặt giải nghĩa rằng má vợ tao là Việt Nam chính cống nên bả mà gọi món gì là ra món ấy và phải là ngon nhá! (Thật không nghĩ ra D sẽ như thế nào nếu mẹ vợ cho nó ăn mắm, hoặc bố vợ dẫn nó ăn thịt cầy :) ) Và "hai thằng tây", trong suốt chuyến đi mê cà phê sữa đá và sô đa chanh đường hết biết!

Chính vì đóng vai bà chủ nhà tốt (tuy rằng chi phí của chúng nó thì chúng nó tự trả lấy, theo đúng kiểu Mỹ, chỉ free cho khoản chi phí hướng dẫn viên thôi, personal guide tour miễn phí còn muốn thêm gì nữa??? và của hai bác già thì hai bác già trả) mà hai bác già cũng thấy nhiều điều hay. Khách ngoại quốc, muốn cho họ thử món Việt mình thì thận trọng và chắc cú nhất là dẫn vào quán Ngon (tuy rằng theo khẩu vị của hai người Việt già thì không Ngon cho lắm), không gian mang vẻ Việt "cao cấp", bài trí trang nhả và vấn đề vệ sinh thì không phải lo...Chính nơi đây, cậu tiếp viên phục vụ bàn của bọn bác già là 1 chàng trai trẻ độ 15, 16 tuổi. Gương mặt dễ mến mà cách cư xử có vẻ chân thật thêm chút rụt rè của cậu chiếm lòng mến của bác già gái và D. Xong bữa, D để lại món tiền nhỏ cho cậu phục vụ nhưng cậu đang chạy bàn chân không chấm đất- D đi vòng vòng tìm cậu để dúi tận tay cậu! nhìn nét sáng vui hiện lên trong mắt cậu, D cho rằng đó là điều D làm rất phải, rất đúng ( Và bác già gái cũng cho là như thế!)

Bác già gái, trong những lần về nhà đã có kinh nghiệm và thường thủ sẳn những viên kẹo chocolate trong túi - Lần này cũng không ngoại lệ, gần khách sạn bọn bác già ngụ có gia đình bán thuốc lá trên lề đường. Gia đình này gồm 2 vợ chồng và hai đứa con nhò, mỗi lần ngang khách sạn hai đứa bé thường nhìn D và C trân trối và khoanh tay chào rất lễ phép khi bác già gái xoa đầu chúng nó. Vài lần sau, bác già gái lấy kẹo cho chúng nó và ngồi xổm xuống đường đùa với hai đứa bé và xem chúng ăn kẹo! hai đứa bé và bác già gái, không biết lúc ấy ai vui hơn ai!
 
Last edited:
Đi Nha Trang, bác già gái chọn cho chúng nó đi bằng tàu "Five Star train", tàu 5 sao (nhưng không phải 5 sao :) )

newpicsfromVN217.jpg


Ngang qua vùng Phan Rang, Phan Thiết; "hai thằng tây" và cả hai bác già lần đầu nhìn thấy cây thanh long với những vườn thanh long ngút mắt:

newpicsfromVN219.jpg


Vào tới khu lobby check in của Vin Pearl, D và C choáng mắt với cách đón tiếp niềm nở và dáng cách nhẹ nhàng của các cô gái duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. D thầm thì với bà nhạc: Má à, như vầy mới là cách phục vụ của ngành du lịch và đặc biệt Á Đông đó Má! Má vợ cười tít mắt lên vì thích... Tàu đưa nhóm khách qua khu resort chính ngoài đảo, trên bến đã sẳn sàng những chiếc xe golf cart đưa quý sách vào hotel:

newpicsfromVN005.jpg


Dọc hai bên đường là những thân dừa tạo bóng mát và vẻ đẹp cho khu resort:

newpicsfromVN006.jpg


Những nhóm công nhân từ đất liền ra đây làm việc trong khu resort này thì không được ngồi trên xe mát như thế, họ phải đi bộ từ khu cầu tàu (dùng tàu thường chứ không được xử dụng chung tàu cao tốc với khách) vào khu hotel chính. Nhận phòng, cảm giác êm mát và tấm màn tuyn mỏng chắn cái nắng biển miền Trung lại bên ngoài, trong và ngoài là hai khoảng cách biệt!!!

newpicsfromVN008.jpg
 
Một trong những món quà mua tại Nhật, là hơn trăm đôi đũa Nhật rất đẹp và kiểu dáng khác nhau. Năm 2005 hai bác già gả con gái , đũa này được làm quà tặng khách tham dự tiệc tiệc cưới với ý nghĩa đũa có đôi, và hôn nhân cũng như đôi đũa: sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu đi nửa kia

AllholidayMalaysiaKhiemphotos116.jpg

Bác cho cháu "chôm" ý tưởng tặng quà cho khách dự cưới là đôi đũa nhé! (mặc dù là chưa biết khi nào được cưới :D). (và đương nhiên là có dịp sang Nhật trước khi cưới).
Cháu đồng ý với Bác về vụ gói quà. Cháu thật sự thích thú với văn hóa bán hàng của người Nhật: đi đến đâu, từ khu du lịch đến cửa hàng miễn thuế sân bay, cháu đều thấy món hàng cháu đã mua là cùng 1 giá bán, lạ thật! Và mỗi món hàng, họ gói thật tỉ mỉ, mang về làm quà người thật cũng thấy thật trang trọng, dù giá trị nó chẳng bao nhiêu :).
 
Last edited by a moderator:
Một chuyến giới thiệu đất nước Việt không thể thiếu chuyến đi vịnh Hạ Long. Nhớ lại lần đầu đi Hạ Long khoảng năm 2002, hai bác già đi 1 tour rẻ tiền cũng có nhiều khách ngoại quốc. Trong suốt chuyến đi, lão Bọ trò chuyện với cậu hướng dẫn viên trẻ tuổi, câu chuyện thoạt đầu còn hời hợi xã giao dè dặt, nhưng sự đồng và tương cảm kéo 2 người Việt một già một trẻ gần nhau hơn, câu chuyện trao đổi giữa hai người Việt càng lúc càng sôi nổi và thú vị đến đổi cậu hướng dẫn bị khách ngoại phàn nàn là bỏ rơi họ chỉ để nói chuyện với người đồng chủng :) không trách họ đươc, vì họ có hiểu lão Bọ và cậu hướng dẫn nói những gì đâu!

Lần này như đã nói, bà Bọ đặt tour đặt tàu loại khá hơn cho "hai thằng tây" đi Hạ Long. May phước chuyến đi êm thắm, tuy người hướng dẫn lần này không cùng điệu với lão Bọ nhưng suốt chuyến đi cũng không có gì xãy ra để hai bác già mất mặt với "hai thằng tây" này.

Tàu thì lên bến riêng, không phải chen chúc như trên bến chính lần trước:

newpicsfromVN065.jpg


Phòng ốc thì tuy nhỏ nhưng gọn xinh:

newpicsfromVN069.jpg


Ăn uống thì ăn món buổi tối, buffet buổi trưa và đồ nguội buổi điểm tâm, đầy đủ:

newpicsfromVN143.jpg


newpicsfromVN120.jpg


Sau khi chèo kayak về:

newpicsfromVN110.jpg


Cả nhóm ngắm hoàng hôn trên vịnh Hạ Long, mặt trời đỏ ối rớt từ những hòn đảo nhấp nhô xuống mặt biển làm khung cảnh như mờ ảo. "Hai thằng tây" cứ luôn miệng xuýt xoa "It's so surreal.."

newpicsfromVN116.jpg
 
Last edited:
Nói thật, dẫn "hai thằng tây" đi thăm xứ Kinh, hai bác già tiêu pha hơi quá tay so với những lần đi trước chỉ có hai vợ chồng già, nhưng việc gì cần tiêu thì phải tiêu, "lấy đồng tiền mua thể diện" là chuyện thường xưa nay hay thấy! Vẫn biết chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng bạn hãy thật với lòng mình đi: lần đều nhìn thấy một người lúi xúi bạn có cảm tỉnh không? hay lại nhìn họ bẳng cặp mắt khinh miệt cho dẫu họ thật sự là những nhà hiền triết??? Ấy vậy chính là cái áo cũng làm nên vua đấy chứ???

Đối với hai bác già, chuyến này đi vừa tiêu tốn nhiều vừa không toại ý! Ở bên xứ miệt dưới lâu rồi, có thèm là thèm cà pháo mắm tôm - A, nói ra ngoài lề là bà Bọ thèm chết người cái món cà muối xổi chấm mắm chua chưng mà chưa được ăn đấy), thèm rau cần nấu ám, bát canh cua đồng chứ ai mà thèm ba cái món thịt mỡ chỉ tổ nạp thêm chất béo dư thừa vào cơ thể? nhưng mà "hai thằng tây" này chúng nó nào cảm được cái ẩm thực xem ra quê mùa dân dã này mà lại ngầm chứa lợi ích về y học cao siêu của dân mình, vả cái lưỡi chúng nó nếm bột mì từ bé, bây giờ trong vòng mười mấy ngày bắt chúng nó nhai cơm - dẫu là cơm nấu bẳng gạo tám - thì cũng khó lắm và cũng tội chúng nó lắm.

Thế cho nên, trong khi bà Bọ bắt taxi đưa chúng nó đi ăn buýp phê thì lão Bọ tìm cách thối thoát ở lại khách sạn, và nhờ người lễ tân của khách sạn ra Nhật Tân mà mua về giùm 1 gói thịt cầy mấy món :) Ôi chao là nó đã thèm!!! Cái sự thích chí trong ăn uống của lão Bọ, nào phải mâm cao cỗ đầy những thịt cùng mỡ, mà nó nằm trong dĩa chả rươi, trong đọt rau bí xào tỏi kia...Mmmmm.....

Những ngày ở Sài Gòn, buổi sáng sớm hai vợ chồng già thức sớm, không thích ăn sáng ở khách sạn nên lang thang ra ngoài góc Trương Định ngang chùa Bà Ấn Độ, có quán bán hủ tiếu và hoành thánh đông nghịt người ăn. Chuyện cũng thường, là hay có những người bán vé số mời khách mua...Hai bác già thường từ chối vì nghĩ phần trúng là của thần tài Việt cho dân Việt đang sống trên đất Việt, làm gì mà mình lại lăm le dành phần :), nhưng ngoại lệ là 1 em gái, hai chân cụt đến trên gối phải ngồi trên 1 tấm gỗ có 4 bánh xe thô sơ (chứ không được là xe lăn đâu!). Bà Bọ hỏi thăm em từ đâu, em cho biết nhà em ở vùng ngoại thành, đi buýt đi xe mấy chặng, có khi cứ đẩy tấm gỗ đó lăn về nếu không bán được nhiều trong ngày! Thật là, tô hủ tiếu hôm nay tiệm này nấu sao quá dỡ, vô vị lạt lẽo thế này??? bà Bọ hỏi em thích gì, em cho biết là mong bán được vé số, bà Bọ mua một số vé không nhớ là bao nhiêu tờ và hỏi em có vui không? em cười và bảo con vui lắm. Nhưng vui hơn là khi bà Bọ tặng lại em số vé vừa mua và giải thích trong sự ngạc nhiên của em: là nếu em muốn bán lại số vé đó, hoặc giả em muốn giữ lại để nhử thần tài thì tùy em, và chúc em nhiều may mắn...

Trong những chuyến về quê của hai bác già, có những chuyện - nhiều chuyện vừa đau lòng vừa kỳ diệu về con người như thế. Nhớ lần đầu dẫn con gái về quê, trong 1 lần đi ăn bột chiên trong ngõ Võ văn Tần, có cụ già móm mém đứng nhìn con bé ăn nhưng không xòe tay xin tiền. A (con gái) nghẹn miệng và cho cụ ít tiền, nhưng nó rớt nước mắt khi thấy cụ không ăn bột mà mua ổ bánh mì lạt giá rất rẻ, A cũng biết nhận xét là Mẹ ơi như vậy ông mới no được vài bữa chứ nếu ăn chơi thì ông chỉ thích miệng 1 lần thôi! Và con bé sùi sụt nhắc đi nhắc lại là Ông không xin Mẹ à! Ông không xin...mặc dù Ông đói! Ôi con gái tôi, lần đầu biết thế nào là nỗi đau khi chia sẻ được với đồng bào mình!!! Nói thêm là A rời quê hương khi mới lên 3, không biết nhiều gì về quê nhà!
 
Last edited:
Cũng như thế, trong chuyến đi này theo mắt hai bác già là hai cuộc sống hai cảnh đời! Trong khi bọn khách du lịch du ngoạn trên tàu lịch sự xem phong cảnh thoải mái, thì này đây nhìn quanh là những đời sống khác biệt xãy ra quanh mình, một khung cảnh hai khác biệt: trên cao là những khách du lịch phây phây cười nói, dưới thấp là mẹ khó nhọc nuôi con trên chiếc ghe nhỏ mỏng manh mà con vẫn siêng năng học tập mong tương lai sáng lạn sẽ đến:

newpicsfromVN098.jpg


Và đời sống vẫn trôi, dù trôi trên chiếc ghe mà đôi vợ chồng già đang sống, cùng nhau sống đã bao lâu rồi?

newpicsfromVN089.jpg


Bà Bọ có đưa mấy đứa đi thăm 1 nhà nuôi trẻ mồ côi. Chuyện kể, có em bị bỏ ngay ngoài cửa khi vừa sinh ra, có em bệnh liệt nằm bất động trên giường sống đời thực vật... nhưng cũng có em may mắn được cha mẹ người ngoại quốc nhận nuôi, mừng cho các em! Nơi đây, nhìn những giọt nước mắt rớt ra từ mắt D và C là những người chưa hề biết đói khổ và hoạn nạn là như thế nào, bà Bọ tự hài lòng là mình không chỉ dẫn chúng nó đi ngụ khách sạn sang trọng ăn uống sung sướng trên đất Kinh, mà mình đã chỉ cho chúng nó xem cả hai mặt của đồng tiền!!!

Orphanage001.jpg
 
Last edited:
Loạt bày này của bác nhẹ nhàng sâu lắng quá. Đọc thấy mềm cả người dù đang căng cứng bon chen vì cuộc sống và lý tưởng. Thanks again here!!!
 
Queenstown - New Zealand

Một ngày cuối tháng 10 - 2010


Có 2 chữ khó mà giải thích được trong đời sống , đó là 2 chữ "tình cờ " hoặc lớn lao hơn là 2 chữ "định mệnh". Bà Bọ lờ mờ nhận ra chuyến đi ngắn, vội vã xuống "xứ miệt dưới" hơn cà "xứ miệt dưới" của mình gần gũi với 2 chữ này biết bao!

Không tình cờ (hay định mệnh) mà sao chuyến đi xa thật xa của bà Bọ và lão Bọ đã sắp xếp cẩn thận đến từng chi tiết lại hỏng ở phút cuối cùng do bàn tay "định mệnh"? chữ Định Mệnh đây phải được viết hoa vì nó gắn liền với mạng sống một con người!

Không tình cờ (hay định mệnh) nhúng vào, mà sao ngỡ đã phải ra vào lo lắng trong nhà lại vác bao vác túi xuống dưới này -một mình- chỉ trong 1 ngày và 2 đêm bỏ mặc lão Bọ ở nhà -cũng một mình- lần đầu trong suốt mấy chục năm qua?

Việc tình cờ này là việc riêng - nên bà Bọ lướt qua - Nhưng dù trong chuyến đi này có ngắn, có lẫn lộn trong muôn ngàn lo lắng thì bà Bọ cũng phải kể lại cho bạn nghe, trình cho bạn thấy vài hình ảnh của 1 thị trấn nhỏ của nước láng giềng anh em với nước Úc này: thị trấn Queenstown của Tân Tây Lan.


Trên đường từ Christchurch xuống Queenstown, ghé ngang hồ Pukaki để chiêm ngưỡng ngọn núi Cook soi bóng bên hồ Pukaki, một chiếc hồ mà nước trong đó là do băng tuyết từ ngọn núi Cook - ngọn núi cao nhất của Tân Tây Lan- tan chảy đổ vào, nên nước hồ xanh ngăn ngắt một màu ngọc phỉ thúy chứ không phải màu xanh gần với màu thủy lục như thường thấy

attachment.php


Núi soi bóng xuống mặt hồ, hồ nằm yên ve vuốt núi. Và khách, với phiền muôn trong lòng đứng im lắng nghe lời an ủi từ gió trên ngàn đưa xuống và cùng mây xoa dịu nổi niềm riêng của khách:


attachment.php


Ngang qua trấn bên đường, Wakata thật tĩnh lặng không hề có cái xô bồ như những thành phố lớn

attachment.php
 
Last edited:
Queenstown, thị trấn nhỏ nằm bên chân rặng Southern Alpes nổi tiếng với khách du lịch trẻ tuổi đến đây tìm cảm giác mạnh qua các trò bungee jumping, chèo thuyền qua ghềnh thác (white water raft), nhảy núi (canyon swing) hoặc trò chơi từ trên cao nhảy dù rơi tự do (Tandem Skydiver)

Queenstown cũng có những quán café nhỏ cho khách du lịch thích tìm sự yên tĩnh và thư giản:

attachment.php



attachment.php


Có khoảng không cho khách dạo bộ và đọc sách nghỉ chân
attachment.php


Có cầu tàu cho khách đi thuyền ống khói chạy bằng than máy - TSS Earnslaw - băng ngang hồ Wakatipu sang bên kia chân núi


attachment.php


Và nhất là có rặng The Remarkable range vàng rực dưới ánh chiều tà

attachment.php


Chuyến đi, như bà Bọ đã nói ở trên, quá bất ngờ và ngắn nên không kịp cảm nhận về đất nước New Zealand, nói gọn là thị trấn Queenstown này. Nhưng đất nước này ằm ngay cạnh nước Úc, nên một ngày gần đây khi hai bác già bỏ được thói quen nhìn lên, nhìn xa mà tập nhìn gần, nhìn cho thấy đầu mũi của mình; chắc chắn sẽ trở lại đây và sẽ tìm hiểu rõ hơn, cảm nhận gần hơn để chia sẻ với bạn. Chắc chắn!
 
Lão Bọ tiết kiệm: Đua chen mua vé của Air Asia

Air Asia thì lạ lùng gì? dân tình nhà Phượt quá rành Air Asia và cũng dư khối tiền trong chi phí du lịch nhờ Air Asia rồi. Họa may lão Bọ mới tập tành du lịch nên mới cho là đại sự!

Thật ra, hai bác già đã lên kế hoạch du lịch trong năm 2011 rồi, rất chi li, rất tỉ mỉ. Nhưng mà, đùng một cái trong thân có người bệnh nặng; mọi kế hoạch coi như vất hết, bao nhiêu giờ mày mò trên nét, bao nhiêu trang info in ra nghĩ đã đành xếp lại "để dành hương" . May, tình trạng bệnh của người trong thân tạm coi là ổn định, nhưng trong lòng hai bác già vẫn canh cánh nỗi lo; chỉ đành nhìn vào tủ sách mà mơ...

DSCN0693.jpg


Có dè đâu, một ngày (không biết là tốt hay xấu!) mở email thấy quảng cáo sale của Air Asia - Vào Phượt, thấy ngay trang chủ cũng cho hay Air Asia đang sale!!! mà sale đường bay nào chứ? Paris! Paris! Bảo sao bà Bọ không táy máy tay chân?

Thử demo: chọn đại 1 ngày của tháng 9 năm sau; màn hình hiện ra con số lý tưởng: khứ hồi Kuala Lumpur-Paris khoảng 500 A$! hỏi lão Bọ rằng ông đi không? lão Bọ lắc: Bà đi 1 mình đi, tôi đang lo không muốn đi đâu hết! Demo thêm lần nữa, vẫn 500 A$. Vớ giấy bút demo đường bay nối Melbourne - Kuala Lumpur: khoảng 350A$ = tổng cộng khoảng gần 900A$. Chuyến đi lần trước mua vé khoảng 2000A$/người! Hỏi gằn lão Bọ lần nữa: Ông đi không? Câu trả lời vẫn là: Bà thích thì đi 1 mình đi, đi vài ngày cho khuây khỏa, tôi ở nhà với các con cháu!

OK, book! Mà sao lạ thế nầy: nó giống như là ngày xưa đi chợ ở nhà ấy! mua cá nấu canh xong thì phải mua thêm bó bạc hà! có bạc hà rồi thì phải mua thêm mớ me chua, rồi lại trả tiền thêm mớ rau thơm mới mong nấu thành nồi canh chua! Mẹ cha ơi! từ hồi nẵm tới nay, đi chơi đâu cứ ra mua vé tại các văn phòng du lịch chứ có biết đâu là muốn đi chơi ít tốn tiền thì phải tốn công thế này! Mua vé OK, màn hình báo phải mua số cước! OK luôn, fair enough thôi: lúc đi không mua gì thì mua 15kgs cước cho chắc ăn, lúc về thể nào cũng mua này nọ làm quà thì mua 30kgs cước cũng dễ chịu và lợi hơn là mua vé với Jetstar nó bắt buộc đi về số cước phải bằng nhau!

Mà này, màn hình lại báo phải mua thức ăn! Ngộ! mà cũng fair enough luôn: hãng bay giá rẻ thì vậy, giống như Jetstar hồi mình đi Sydney- Kuala Lumpur chứ gì! mua luôn, 1 bữa ăn đồ tây, một bữa ăn đồ Mã giá cũng phải chăng lắm!

Nữa! màn hình còn biểu phải chọn chỗ! Ừ đường bay KL - Paris xa, chơi sang lấy tiền tiết kiệm được chỗ này bù vào chỗ kia mà mua hot seat: ghế số 1 ngay cửa exit: thêm có 100 MYR vị chi khoảng 40 đô Úc chứ bi nhiêu!

Tạm xong vé của Air Asia! nhớ là bà Bọ ở Sydney, mà Air Asia không bay vào/ra phi trường Sydney do giá thuê đắt => còn gì là hãng bay giá rẻ của người ta! Vậy là lo dò tìm mua vé nội địa Sydney-Melbourne - và phải mua vé ngày hôm trước để không lỡ chuyến bay sáng sớm hôm sau Mel-KL đưa đến phải book hotel 1 đêm ở Melbourne: Ha ha chuyến này một công đôi ba chuyện, nhân dịp này đi thăm thú cái Federation Square với Crown Casino luôn thể!

Tổng cộng: Cả vé cả ghế cả ăn khoản gần 1100A$!

Cú cái là mua vé trên mạng không như mình nói chuyện: không có uốn lưỡi bảy lần (hay bảy mươi lần bảy) trước khi nói, mà bập 1 cái, enter rồi là như đánh cờ, hạ thủ bất hườn nha! Và nếu có đổi ý, có hối hận gì thì cũng không có thời gian hạ hỏa, cooling off đâu!

Chỉ hai ngày sau, lão Bọ xem ra nhớ lại tâm trạng cô đơn hồi tháng 9 vừa rồi bà Bọ đi NZ 1 mình mà ngán chuyện lại bị nếm thêm lần nữa! bèn rụt rè hỏi bà ơi xem còn chỗ book tôi đi với! bà Bọ lại lướt nét, lần này phải cẩn thận double check ngày đi về kẻo ông đi chuyến trước bà đi chuyến sau thì lão Bọ tha hồ cằn nhằn (mặc dù là bây giờ bà Bọ rất muốn cằn nhằn tội lung tung của lão!) Tổng cộng: gần 1300A$! Đắt hơn vé của bà Bọ 200A$ và rẻ hơn chuyến trước 700 A$! cho hai người thì tiết kiệm được gần ngàn rười, đủ trả tiền mướn apartment ở Paris và mua vé tàu lửa ;)

Còn chuyện có chừa và sợ Air Asia không, thì phải đợi đi về mới biết! nhưng thật lòng, nếu không tiết kiệm được nhiều thì cũng chẳng bỏ công mà nối chuyến, và có đọc là trong những chuyến bay của Air AsiaX xử dụng loại Air Bus 340 này, thông thường các hãng khác như Thai Airlines hoặc Singapore Airlines, khung xếp ghế sẽ theo mô hình 2-4-2, nghĩa là mỗi hàng ngang trong thân máy bay chỉ có 8 chỗ. Nhưng Air AsiaX thì theo mô hình 3-3-3 nghĩa là 9 chỗ một hàng ngang => xếp cá mòi trong khoang cá kèo(thường Tây nó gọi là khoang Cattle class) này khéo quá và hãng máy bay không mất lợi bao nhiêu! Dù sao, mua vé với Air Asia cũng là kinh nghiệm thêm cho hai bác già :), thêm tên 1 hãng máy bay vào danh sách các hãng máy bay: Qantas, Vietnam Airlines, Thai, Singapore, Japan Airlines, American Airlines, US Air, Korean Air, Jetstar, Malaysian Air, Air France, Virgin Blue! Oai và kinh nghiệm đầy mình đấy chứ! (c)

Nhưng sao vẫn thấy bồi hồi, không biết lần này mua vé rẻ mà có khôn ngoan hơn không? (thú thật là tự mình cảm thấy không khôn hơn tý nào hết!), chỉ biết nhủ là khi mua vé như thế này, thấy hợp trong khung giá của mình thì mua, chứ đừng nhất thiết phải là vé rẻ nhất mới cảm thấy hài lòng, chỉ tội làm khổ chính mình mà thôi :)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,571
Bài viết
1,153,754
Members
190,130
Latest member
lam_phuotthu
Back
Top