What's new

Hai đứa ở Lý Sơn.....

Thành cổ Châu Sa là địa danh khó đi tìm nhất vì trong nội ô thành phố Quảng Ngãi cũng có một thành cổ, giờ được giải phóng hết xây nên một con đường dài đẹp. Hỏi người dân địa phương thì họ cứ nghĩ ngay tới thành cổ này. Đến khi chỉ rõ cho họ địa danh trong guidebook thì họ cũng khá lạ lẫm với địa danh thành cổ Châu Sa. Lò dò chạy tới chạy lui mãi cuối cũng cũng có một cô bán hàng tạp hóa kia biết và chỉ lối đi vào nhưng dặn dò là giờ này thì thành cổ chắc ít nhận ra rồi vì thời gian vì người dân đã xây dựng nhà cửa trên khu vực này. Điểm duy nhất giúp bạn biết bạn đã tới đúng nơi đó là một tấm bảng được dứng ngay trước con hẻm nhỏ dẫn vào bên trong thành cổ…..


DSCF7270.jpg



“Ở Quảng Ngãi có một thành cổ của người Chăm. Thành cổ này có tên là thành Ðại La hay thành Châu Sa (vì nằm ở làng Châu Sa, nay là xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh) cách trung tâm thị xã khoảng chừng 7km về hướng đông bắc.

Nếu như Ðồng Dương ở Quảng Nam là Kinh đô của người Chăm thế kỷ thứ IX, X thì Châu Sa là thành lũy kiên cố và cũng là "trung tâm kinh tế" ở vùng phía nam. Hiện dấu tích chỉ còn 3km, bờ thành rộng 4m, chiều cao 6m, chu vi chừng 4km được đắp bằng đất. Theo các nhà nghiên cứu, Châu Sa là thành bằng đất duy nhất của người Chăm đã tìm thấy được.

Khuôn viên của thành được bao bọc bởi những bờ hào khá sâu. Thành còn có hai gọng thành (gọi là càng cua) nối thành nội với sông Trà (người Chăm rất giỏi thuỷ chiến nên thường xây dựng thành quách ở gần những con sông lớn). Châu Sa là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên được các nhà quân sự chọn làm điểm xây thành. Nơi đây vẫn còn sót lại những hào thành có hình bàn cờ nổi với Cổ Lũy vốn là tiền đồn của người Chăm. Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở đây là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân giặc tới.

Ở gọng thành phía đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm. Qua khai quật người ta đã tìm thấy ở đây nhiều loại gốm với chủng laọi văn hoá khác nhau. Ở vùng của biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa. Ðiều đó đã nói lên sự giao thương mở rộng giữa thành cổ với khu vực phụ cận qua mạng lưới đường thuỷ.

Ngoài ra người ta cũng phát hiện ra nhiều hiện vật gốm cổ như thẻ bài để đeo trên người gọi là "cút". Các "cút" này dày 1cm, bề ngang 5cm và dài chừng 7-10cm. Cách thành Châu Sa chừng 500m có tháp cổ Gò Phố là nơi hành hương của các tín đồ Bàlamôn vào những ngày lễ. Trong thành cổ người ta còn tìm thấy dấu vết của một kho lương thực khá lớn.” (Sưu tầm)



Đi loanh quanh mãi mà không còn thấy dấu tích gì về thành cổ, đúng như lời căn dặn của cô bán hàng, người dân đã xây cất nhà ở hết rồi….


DSCF7269.jpg



DSCF7266.jpg



DSCF7265.jpg



DSCF7268.jpg



Chắc đây là những gì còn lại…..những vách đất xây cao đã bị cây cối, dây leo phủ kín.….


DSCF7273.jpg



DSCF7272.jpg
 
Ở Quãng Ngãi có rất nhiều làng nghề truyền thống, như Dệt thổ cẩm làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ), sản xuất đường kẹo đặc sản phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi); sản xuất chổi đót thôn Đại An Đông, xã Hành Thuận, sản xuất bánh tráng, bún thôn Hiệp Phổ Trung xã Hành Trung, làng nghề trồng cây cảnh thôn Xuân Vinh xã Hành Đức (Nghĩa Hành); chế biến nước mắm Đức Lợi xã Đức Lợi (Mộ Đức)... Nghe nói hai đứa muốn đi tham quan một khu làng nghề truyền thống, chú xe ôm bèn chở đi tham quan một cơ sở làm đường phèn. Cô chủ tưởng bọn này là nhân viên kiểm tra chất lượng xuống lấy mẫu nên lúc đầu khá dè dặt, sau khi biết từ Saigon về chơi thì rất nice, cho phép hai đứa tự do tham quan và chụp ảnh. Nhìn qua các công đoạn làm đường phèn thấy cũng lắm công phu. Trước tiên là cho đường vào chảo, nấu lên mấy tiếng đồng hồ….


7284-1.jpg



NewImage.jpg



Sau đó đường được đổ vào những thùng kim loại, bên trong có để sẵn những khuôn tre được đan với các khung dây để khi nguội lại, đường sẽ bám vào các sợi dây này tạo thành hình là dạng thanh….

DSCF7301.jpg



DSCF7285.jpg



Hình như phải để tầm vài ngày thì sau đó mới lấy đường trong thùng ra….


DSCF7289.jpg



DSCF7290.jpg



DSCF7291.jpg
 
Hai đứa đi lang thang khám phá Lý Sơn trong mấy ngày mà có nhiều kỉ niệm quá: cảnh vật, con người, cuộc sống..... Lý Sơn cách đất liền có 2 tiếng đồng hồ mà sao thấy có một khoảng cách lớn về nhiều thứ. Mong một ngày đèn sáng 24/24 ở 3 xã của huyện đảo.....


DSCF7074.jpg



Cám ơn mọi người đã theo dõi topic. Hẹn gặp lại trong một bài viết kế tiếp.
 
Mình vừa xem báo viết về Lý Sơn đang trong cơn đại hạn , thiếu nước nghiêm trọng , rất thương người dân ở đây , nơi đầu sóng ngọn gió lại thiếu thốn trăm bề , ngẫm lại chúng ta ở đất liền sướng thật, đâu có biết đồng bào ta đang chịu cực giữa biển , thỉnh thoảng lại bị bọn Trung Quốc đe doạ nữa chứ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,113
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top