What's new

Hai đứa ở Lý Sơn.....

Những em bé nhỏ người, chăm chỉ đào bới tìm ốc và rong dưới những dải san hô. Có nhóm vài ba đứa tụ tập lại vừa làm vừa nô đùa, tắm biển. Có những đứa khác thì chỉ cặm cụi làm việc một mình….


DSCF7126.jpg



DSCF7120.jpg



DSCF7121.jpg



DSCF7107.jpg



Theo chân Mẹ ra gành…


DSCF7109.jpg
 
Xa xa hơn mấy chục mét hướng ra biển là mấy chú lớn tuổi đang câu cá, họ đi hẳn ra chỗ ngoài rìa của gành và quăng cần ở đó. Sóng biển chốc chốc dâng cao ngang ngực, đẩy họ khẽ ngã về phía sau….


DSCF7097.jpg



DSCF7096.jpg



DSCF7100.jpg



Hoàng hôn trên gành là một bức tranh đẹp của con người hăng say làm việc và sự cao rộng của biển, của trời….


DSCF7114.jpg



DSCF7116.jpg



DSCF7117.jpg



DSCF7128.jpg
 
Trung này , anh mới vào Sài Gòn xong tình cờ ngồi tán chuyện anh nói có bạn đi phượt ở "vương quốc tỏi Lý Sơn" thế là bà chị bảo tỏi ở SG lên giá lắm những 80k/kg đó, rất mừng cho những nông dân trồng tỏi ở LS em nhỉ !!
 
To Nguyenhoangha: em không biết giá tỏi trên đó tầm giá bao nhiêu. Hôm em ngồi lai ra cũng nghe ai đó nói về vụ tỏi Lý Sơn bị trộn làm mất uy tín. Trên đảo có một loại tỏi gọi là tỏi mồ côi, mỗi củ chỉ có 1 tép, giá tầm 400K/kg, mọi người nói tỏi loại đó ăn hay ngâm thuốc đều rất tốt cho sức khỏe...

Tối nay tới lượt xóm trên có điện, bên dưới này trời tối thui. Nhà ai cũng cố bắt lên 1 ngọn đèn trông như những con đom đóm trong màn đêm đen. Mọi người rủ nhau đi ăn bánh xèo bên ngoài, tối như vậy làm bếp cũng rất bất tiện, rồi còn rửa chén bát nữa. Bao lâu rồi mới thấy cảnh hàng quán mò mẫm trong đêm như thế này, y như quê mình hơn chục năm trước….


DSCF7143.jpg



DSCF7144.jpg



Lang thang lên bến tàu, lúc này các tàu thả lưới buổi chiều đã trở về. Thuyền họ mang về những mẻ lưới đầy ắp cá, những con cá cơm nho nhỏ, thân hình óng ánh trong màn đêm...


DSCF7150.jpg



Thường thì một cái lưới đánh cá cơm dài tầm 200m, gồm nhiều tấm lưới nối lại để khi gỡ cá, người ta có những khoảng trống giữa các lưới giúp cá dễ dàng lọt xuống tấm bạt trải bên dưới. Ba người cầm 3 góc lưới, dùng cây đập mạnh vào lòng lưới, những con cá cơm mắc ở mắt lưới sẽ bị hất tung lên trên, bay vào phía bên trong lưới và bay cả ra ngoài đường….


DSCF7154.jpg



Phải vừa đập, vừa cuốn lưới như thế tầm hơn 1 tiếng mới xong việc. Lưới được kéo lên để đập lấy cá và sau đó được cuốn lại một cách khéo léo để không bị rối hoặc móc dính vào nhau. Mẻ lưới này chắc là đạt yêu cầu…


DSCF7160.jpg



Sau đó là hốt cá vào thau, đem cân bán. Có thương lái chạy tới nơi để mua trực tiếp ngay tại cảng…


DSCF7159.jpg



DSCF7163.jpg
 
Mỗi thau là 30kgs…


DSCF7162.jpg



Cá được ướp muối ngay tại chổ để bảo quản, sau đó chở vào đất liền tiêu thụ….


DSCF7164.jpg



DSCF7165.jpg



Hai ngày lang thang trên Lý Sơn với đầy ắp những điều mới mẻ về cuộc sống còn nhiều khó khăn của dân huyện đảo. Sáng đó ra lại cầu tàu về lại đất liền, cũng đoán trước là ra giờ này thì làm gì mà còn vé, nhìn còn tàu cao tốc phủ kín người từ đuối tàu, mũi tàu và cả trên nóc. Có sẵn kinh nghiệm của chuyến trước, hai đứa cũng chen, lấn, đẩy ì xèo miễn sao là có mặt trên tàu là được đi....


DSCF7175.jpg



Giá tiền thông thường cho những ai không có vé là 70k, nhưng nó tùy vào rất nhiều yếu tố. Anh soát vé thích nhất là bắt được tay nào mặt ngu ngơ hỏi “anh ơi, vé tàu là bao nhiêu”, “70K”. Còn những người mà biết chắc là dân địa phương, đã quen với việc đi tàu không cần vé này thì giá tiền là rất linh động. Có nhiều người chỉ đưa 1 tờ 50K mà không thèm nhìn anh soát vé như thể họ quen quá với việc này rồi. Như cô bé kia, ngồi ở cuối tàu, mà nhanh nhảu chạy lên, tự tin dúi vào tay anh soát vé 6 tờ 50K :”anh ơi, tụi em…..7 người ngồi dưới kia”. Khi kịp hiểu ra thì trễ rồi, biết thế chỉ đưa 50K, chắc cô bạn bên dưới khoang cũng trả 70K rồi.

Về lại cảng Sa Kì, tàu vừa cập bến mặc cho đội quản lý trên tàu cảnh báo nguy hiểm, mọi người không cần chờ xếp hàng đi xuống theo lối cầu thang. Họ nhảy vào bờ từ bất cứ vị trí nào. Lúc đi cũng như lúc về, lúc lên tàu cũng như xuống tàu, những cảnh như thế này có lẽ làm bạn còn lâu mới quên được….


DSCF7192.jpg



DSCF7193.jpg
 
Tại cảng có xe bus đưa bạn về lại thành phố Quảng Ngãi. Trên đường có đi ngang qua khu chứng tích Sơn Mỹ, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé vào tham quan….


DSCF7198.jpg



DSCF7199.jpg



DSCF7200.jpg



DSCF7201.jpg



“Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ gồm địa điểm thứ nhất ở xóm Thuận Yên (nay là xóm Khê Thuận), nơi lính Mỹ đã giết 47 người thuộc thôn Tư Cung. Ðịa điểm thứ hai ở xóm Mỹ Hội (nay là xóm Khê Hội), nơi lính Mỹ đã giết hại 97 người thôn Cổ Lũy.
Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc. Ngày 16/3/1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, đánh vào người dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay. Với chủ trương: đốt sạch, phá sạch, giết sạch chúng đã biến nơi này thành vùng đất chết. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án. Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tổng thể các địa điểm nơi ghi dấu tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta.

Khu chứng tích Sơn Mỹ, diện tích 2,4ha, nằm ở xóm Khê Thuận (thôn Tư cung, xã Tịnh Khê) cạnh tỉnh lộ 24B từ thành phố Quảng Ngãi đi Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Sa Kỳ và cách cụm di tích ruộng ông Nhiều, tháp canh, đường làng khoảng 400m. Di tích nằm tách biệt với nhà dân bao gồm các di tích gốc đã được bảo tồn tôn tạo và các công trình về sau này mới được xây dựng như: nhà trưng bày bổ sung, nơi tiếp khách, tượng đài, tượng vườn.
……

Ở xóm Mỹ Hội, bây giờ bóng dừa đã vươn cao, ngoài kia biển xanh vẫn xua những đợt sóng bạc đầu vào bãi cát vàng sạch sẽ, duyên dáng, đúng là một cảnh đẹp có hạng ở Việt Nam. Giữa những khung cảnh trầm lắng thân thương ấy là tấm bia ghi dấu 97 người dân ở xóm bị tàn sát ngày nào.” (Sưu tầm)



DSCF7206.jpg



DSCF7202.jpg



DSCF7210.jpg
 
Ghé thăm Sơn Mỹ vào một buổi trưa với cái nắng đặc trưng của miền Trung, những gì bạn nghe thấy từ cô hướng dẫn, nhìn thấy qua những hiện vật trưng bày dường như làm bạn cảm thấy ngột ngạt tới mức khó thở, không chỉ vì cái nắng như đổ lửa bên ngoài kia….


DSCF7212.jpg



DSCF7213.jpg



DSCF7214.jpg



DSCF7203-1.jpg



DSCF7208.jpg



Về tới trung tâm thành phố là tầm 11am, tranh thủ bỏ hành lý tại một hotel gần nhà xe Chín Nghĩa để chiều về chạy ra xe cho tiện. Chuyến về Saigon lúc 4.30pm, còn hơn 4 tiếng để tham quan thành phố này…..


DSCF7220.jpg



DSCF7219.jpg
 
Dò hỏi chú xe ôm ở góc đường chỗ thuê xe máy để tự lái đi tham quan vòng vòng, hai đứa cũng đã list down một số địa danh cần đi tham quan. Chú xe ôm hiền lành quá trời, thấy người lạ hỏi tới tấp chú ấy……không chịu nói gì luôn, nói câu được câu mất lí nhí bên trong miệng, rồi lại cái giọng địa phương đặc trưng nữa. Hai đứa nghe mà tự suy diễn chứ không chắc là có đúng ý chú ấy nói vậy không, hỏi đi hỏi lại thì lại ngại quá. Chú ấy cũng ngại nói, mình cũng ngại khi hỏi. Sau hồi bàn tính thì quyết định thuê 2 chiếc xe ôm chở đi các địa danh, ai dè “lost in translation” hay sao mà cuối cùng 3 người đi 1 xe máy của chú ấy. Ba người mà có 2 cái nón bảo hiểm, đi xe ngang qua ngã tư đèn đỏ, chú ấy ung dung chạy như không, mình nhắc thì chú ấy cười cười bảo quen rồi. Không biết quen là quen công an hay quen gì nữa. Nằm sát bên thành phố là núi Thiên Ấn, trên đường có chạy qua cây cầu bắc ngang qua sông Trà Khúc, một khung cảnh “đặc trưng” cho miền trung nắng gió. Lòng sông rộng mênh mông thế mà mùa này mực nước cạn sát chân cầu, nhô lên những mô đất khô giữa lòng sông, người ta tranh thủ trồng bắp trên những mô đất giữa lòng hồ. Những cây cầu nối hai bên bờ trông như kiểu trơ xương ra giữa cái nắng hầm hầm…


DSCF7281.jpg



Qua khỏi cây cầu Trà Khúc là một vùng nông thôn Quảng Ngãi với màu vàng khô của đất, của rơm rạ và có cả màu xanh ít ỏi của cây cỏ. Hoặc ít nhất là cái nắng ngay giữa trưa dễ tạo cho bạn cảm giác như vậy….


DSCF6650.jpg



DSCF6651.jpg



DSCF7253.jpg



DSCF6652.jpg



DSCF7256.jpg



DSCF7257.jpg
 
Núi Thiên Ấn không cao lắm, nhưng đường lên cứ uốn lượn không ngừng….


DSCF7232.jpg



“Bên bờ sông Trà, núi Thiên Ấn ngự vào địa phận xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh. Thiên ấn trước kia tên là Núi Hổ. Núi không cao, đỉnh bằng phẳng rộng hàng chục mẫu, bốn bề vuông vức, thẳng như một hình thang cân, trông xa như một cái ấn lớn nên người ta mới gọi là Thiên Ấn. Từ thị xã Quảng Ngãi, nhất là ra đầu cầu Trà Khúc nhìn sang, bóng của Thiên Ấn in đậm xuống lòng sông Trà phẳng lặng như gương…… (Sưu tầm)

Từ đây nhìn xuống thấy toàn bộ thành phố Quảng Ngãi bên dưới, rồi những con đường trông như sợi dây thừng chạy dài miết. Màu xanh của rừng cũng không đủ làm bạn cảm thấy không khí ở đây mát hơn chút nào…


DSCF7230.jpg



DSCF7229.jpg



DSCF7228.jpg



Trên đỉnh núi ngay phía tay trái là các tháp vị thờ các vị trụ trì qua các thời kì….


DSCF7234.jpg



DSCF7239.jpg



DSCF7244.jpg
 
Phía bên tay phải có con đường nhỏ dẫn ra phái sau núi là mộ của ông Huỳnh Thúc Kháng….

“Ngày 21 tháng 5 năm 1947 ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản” (Sưu tầm)



DSCF7248.jpg



DSCF7249.jpg



Từ ví trí này bạn có thể nhìn thấy một vùng đồng bằng bên dưới, cuối bên tay trái là biển Mỹ Khê…


DSCF7251.jpg



Chạy về phía cảng Sa Kì bạn sẽ thấy miếu thờ ông Trương Định nằm trên một vùng đất rộng, sát mặt đường….


DSCF7254.jpg



DSCF7259.jpg



DSCF7260.jpg



DSCF7261.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,430
Bài viết
1,147,142
Members
193,495
Latest member
ad8live
Back
Top