What's new

Hai đứa ở Nhơn Châu....

Màn đêm xuống mau thật, nguyên một vùng biển rộng lớn đã lấp lánh ánh đèn từ những bè cá…


P1000273800x600.jpg



P1000272800x600.jpg



Trăng và biển….


P1000283800x600.jpg




Qui Nhơn ở hai khoảng khắc khác nhau. Buổi chiều tà….


P1000249800x600.jpg



…khi đêm xuống…….


P1000284800x600.jpg
 
Công trình kiến trúc quan trọng và tiêu biểu nhất cho thành phố Quy Nhơn chắc có lẽ là khu vực Thành Hoàng Đế. Nơi đây tập trung một loạt những di tích cổ rất đẹp và có ý nghĩa lịch sử: Tháp Cánh Tiên, Lăng Võ Tánh, tượng Voi Chiêm Thành…

Thành Hoàng Đế nằm trên địa phận các thôn Nam Tân, Bắc Thuận của xã Nhơn Hậu và thôn Bá Canh của xã Đập Đá thuộc huyện An Nhơn, nằm phía Tây quốc lộ I, cách thị trấn Bình Định 10 km và thành phố Quy Nhơn 27 km. Thành được xây dựng chính giữa đồng bằng Bình Định, trên vùng đất cao mang tính gò đồi. Phía bắc là sông đập đá làm hào tự nhiên bảo vệ thành. Phía tây nam có sông Thiết Giang, sông chia làm bốn nhánh chảy xuống chân núi thiết trụ, núi Ngạc Đàm tạo thành sông Ngạc, một nhánh chảy từ thành từ hướng nam sang hướng đông gọi là sông Thạch Khu, một nhánh từ phía tây thành chảy sang phía Bắc gọi là sông Vĩ. Bên ngoài thành, phía đông là sông Đập Đá, núi Mò O…; phía bắc là vùng đồi gò thấp chạy liên tục và sông Quai Vạc…; phía nam là vùng gò Tam Tháp, Núi Tam, Góc tây nam là vùng gò Vân Sơn và vùng trũng Bàu Sen. Toàn bộ thành nằm trên vùng trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống vùng đồng bằng, lại bị chia cắt bởi nhiều gò tháp, vùng trũng, hồ nước tạo cho thành một địa thế phức tạp, dễ thủ khó công” (Sưu tầm)

Đa số các di tích này đang được bảo vệ khá tốt, đường đi tìm có vẻ khá khó khăn vì các di tích nằm rải rác, hỏi người dân mà cũng khó tìm ra người nào biết rõ, họ chỉ mang máng thôi. Mọi người nên hỏi đường ở những người lớn tuổi, đám trẻ trẻ mà nghe mấy địa danh này là lắc đầu không biết gì cả. Đầu tiên là Tháp Cánh Tiên…


P1000312800x600.jpg



“Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc. Tháp xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ bà Nữ Thần Y A Na.

Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời. Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định. Kết cấu gồm tiền sảnh và điện thờ (tiền sảnh bị đổ sụp). Phía ngoài thân tháp, các mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhô ra. Khác với các tháp chàm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng sa thạch ở nửa phía ngoài các cột ốp tường và các góc diềm mái. Tại bốn góc ở mỗi tầng của tháp có các chi tiết bằng đá hình đuôi phượng nhô ra” (Sưu tầm)



Hai đứa chạy xe vòng vèo tìm hỏi mãi mà không thấy, người nói phía Nam phía Bắc loạn cả, tới khi nhìn thấy Tháp nằm xa xa trên đồi thì cũng không biết chạy theo hướng nào để tới, chạy thẳng vào cửa nhà người ta, chủ nhà nhìn hai đứa chắc cũng ngạc nhiên lắm. Những con đường đất đỏ trơn trượt sau những con mưa, con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy dưới những tán tre cao vút y như ở miền Bắc. Tới cổng của khu vực tháp Cánh Tiên tưởng phải trèo tường vì thấy cửa cài kín, phía ngoài có vài người đi lượm củi khô….


P1000313800x600.jpg



P1000310800x600.jpg



Từ Tháp Cánh Tiên chạy lên một đoạn là tới một ngã ba, bạn rẽ trái chạy riết là thấy một khu vực trống trải, bằng phẳng, có dáng dấp gì đó của một công trình di tích cổ. Đó là khu vực Lăng Võ Tánh…


P1000335800x600.jpg



P1000334800x600.jpg



Võ Tánh - danh tướng đời nhà Nguyễn

Từ buổi đầu Võ Tánh đã giúp cho Nguyễn Vương lập nhiều công trận. Ông đã từng đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ, đọat thành Diên Khánh vào năm 1790. Năm 1793, Võ Tánh được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng Quân Hộ Giá. Khi trấn thủ thành Diên Khánh, Võ Tánh dùng mưu đuổi quân Tây Sơn đến vây thành (1794). Sau đó ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân.

Năm 1797, ông theo Nguyễn Vương ra đánh Quảng Nam. Thừa thắng, ông vượt qua sông Mỹ Khê (Quãng Ngãi) đánh bại Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp. Năm 1799, ông lại theo Nguyễn Vương ra Quy Nhơn lần nữa. Vào cửa bể Thị Nại, Võ Tánh và Chưởng Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức thắng quân Tây Sơn tại Thị Giả, rồi tại cầu Tân An, giết được Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Thiệt. Đô Đốc Lê Chất xin hàng, xin làm thuộc tướng của Võ Tánh. Ông chận đánh quân của Thái Phó Tây Sơn là Lê Văn Đng tại làng Kha Đạo, bắt được 6000 quân Tây Sơn và 50 thớt voi. Các tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh và Nguyễn Đại Phát phải mở cửa thành Qui Nhơn xin hàng. Thành Qui Nhơn đượ đổi tên là thành Bình Định….” (Sưu tầm)



P1000331800x600.jpg



P1000330800x600.jpg
 
“Khi quân Nguyễn Vương rút về Gia Định, giao thành cho Hữu Quân Võ Tánh và Lễ Bộ Tham Tri Ngô Tùng Châu ở lại lo việc phòng thủ. Chẳng bao lâu, Đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Thái Phó Trần Quang Diệu đến vây thành. Nguyễn Vương đưa binh ra giải cứu không nổi, cuộc bao vây măi kéo dài đến 14 tháng. Lâu ngày, trong thành binh sï thiếu lương thực rất nguy ngập. Có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây thoát nguy, nhưng ông cương quyết ở lại và tuyên bố: “Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này cọ̀n mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng?”

Ông liền cho người trao cho Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu một bức thư, đại ý nói: “Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành”. Ông sai thuộc hạ lấy rơm cũi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ng̣òi tự hỏa thiêu. Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn. Võ Tánh tuẩn tiết vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức nhằm ngày 7 tháng 7 năm 1801.
Khi chiếm được thành, Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu vô cùng xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của Võ Tánh, đối với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn đều không làm tội hay giết hại một ai. Trước cái chết anh dũng của Võ Tánh, người dân Bình Định đã lưu truyền câu hát dưới đây:

Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm!”
(Sưu tầm)



P1000326800x600.jpg



P1000325800x600.jpg



P1000322800x600.jpg



Tiếp theo là tượng Voi Chiêm Thành…


P1000339800x600.jpg



P1000337800x600.jpg



Tượng voi cái…..


P1000338800x600.jpg



Tượng voi đực….


P1000343800x600.jpg
 
Khu vực này vốn đã ít người, lại đi trúng hôm trời áp thấp nhiệt đới, mưa lất phất, cảnh trông sao buồn quá. Con đường nhỏ dẫn về đâu, mái nhà nhuốm màu, hàng cây ven đường nho nhỏ….


P1000341800x600.jpg



P1000340800x600.jpg



P1000342800x600.jpg



Một mình.....


P1000345800x600.jpg



Không hiểu sao chuyến đi đảo nào về thì trời cũng âm u, mưa rả rich. Cũng may là về tới đất liền rồi nếu không thì cũng khó khăn chứ chẳng chơi. Nhơn Châu chắc còn lâu nữa mới có con đường chạy ngang bãi biển, lâu nữa mới có tàu cao tốc phục vụ bà con, lúc này thì chỉ trông chờ vào cái tàu sắt cũ kĩ và chật chội kia thôi…


To all: cám ơn mọi người đã theo dõi bài cảm nhận này. Hẹn gặp lại trong một chuyến đi khác.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,097
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top