What's new

[Chia sẻ] Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ - chuyến đi một lần trong đời

Hè năm nay tôi lại cùng bà xã hành quân sang Châu Âu. Topic tôi muốn chia sẻ cũng các bạn chỉ gắn với 4 ngày ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong 40 ngày của chuyến đi.
Tôi quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cách đây khoảng 2 năm, sau khi những điểm đến quan trọng nhất bên trời Âu đã được khám phá. Nói như vậy để tôi khẳng định với các bạn rằng tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các điểm đến khác cần khám phá chứ không hề coi nó là tình yêu số 1 hay số 2 như một số bạn ca tụng. Các thành phố và nền văn hóa khác mỗi nơi có vẻ riêng cần khám phá, chiêm nghiệm và học hỏi.
Mặc dù vậy, trong quá khứ, tôi biết đến Thổ trước hết là qua các tác phẩm của Axit Nexin "Những người thích đùa" mà cảm nhận đất nước ấy mặc dù là đất nước hồi giáo nhưng họ đang cố vươn mình để trở thành mọt nước có nền văn minh kiểu châu Âu. Trong quá trình vươn dậy đó họ gặp bao nhiêu trở ngại và hài hước có cái từ tiềm thức châu Á của họ, có cái từ nền văn minh hồi giáo, có cái từ bản chất nhà quê lạc hậu của một dân tộc không thể được coi là thượng đẳng mặc dù trong quá khứ Đế quốc Ottoman đã làm kinh thiên động địa toàn châu Âu.
Đọc Axit Nexin sao thấy họ giống Việt Nam mình đến vậy, từ thế giới quan, tư duy châu Á đang hội nhập châu Âu, phong cách sống, các thủ thuật, kỹ xảo cuộc sống....

Tôi biết đến người Thổ bằng xương thịt và hành động từ thập niên 1990, đúng ra là năm 1991 tại Ba Lan, khi thị trường Ba Lan mới được tự do hóa và trên thị trường có 3 cộng đồng thương nhân tung hoành: người Thổ đông hơn, kinh nghiệm thị trường cả về tổ chức, sản xuất và nghiệp vụ buôn bán dày dặn hơn; người Việt mới nhập thị trường với đoàn quân bát nháo đủ mọi tầng lớp từ trí thức hạng giỏi làm nghiên cứu ở Ba Lan, đi chuyên gia châu Phi về đến lưu manh chuyên nghiệp từ trong nước sang, và người Việt với sự năng động, thông minh, láu cá nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường buôn bán vỉa hè; và người Nga mới bắt đầu tập tọe tập làm thị trường mang các hàng hóa của Liên Xô sang Ba Lan bán...

Rồi những năm sau này, khi sang châu Âu, nhất là Đức gặp cơ man nào là Thổ mới di cư, Thổ đã định cư nhiều đời với các nghề không đụng hành lắm với người Việt mình nhưng cũng đủ cho thấy họ là một dân tộc kiểu ký sinh vào nền văn minh và sự phát triển của Châu Âu. Phải nói là họ ký sinh tốt hơn các cộng đồng khác như Tàu, Arap hoặc Da đen châu Phi... Các số liệu về số lượng người di cư thành công, các ngành nghề họ chiếm lĩnh từng bước ở châu Âu (trong đó có nghề xin ăn và lừa đảo), tập tính làm ăn và văn hóa thương mại, giao tiếp của họ chứng tỏ Thổ là một dân tộc mạnh về bản sắc nhưng không mạnh lắm về giá trị. Sức mạnh giá trị của họ chủ yếu là ở sự lỳ lợm kiên trì trong theo đuổi nghề nghiệp, họ không ngại khó ngại khổ khi làm những việc khó khăn, bẩn tưởi như đổ rác, dọn vệ sinh, sự cố kết về văn hóa trong cộng đồng di cư, sự khéo léo trong sản xuất một số mặt hàng có thế mạnh như dệt may, sản xuất gia vị, nấu ăn (kebab), đồ trang sức rẻ tiền và lòe loẹt kiểu Thổ, sự khéo léo và tinh thông nghề trong buôn bán (họ khác mình ở chỗ việc buôn bán, nấu ăn bán quán là của đàn ông.

Tôi muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ trước hết để chiêm ngưỡng vùng đất tiếp giáp và giao lưu 2 nền văn hóa Á - Âu mà từ hồi học phổ thông mấy chục năm trước, mỗi khi nhìn thấy ranh giới Á _ Âu với eo biển Bosphorus - Istanbul trên bản đồ là lòng cũng nao núng muốn đến xem.
Thứ đến là muốn chiêm nghiệm văn hóa của một dân tộc Thổ với những sắc thái có nhiều điểm rất giống dân Việt nhưng sự khác nhau là chủ yếu...
Rồi khi đọc các tài liệu về Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh đẹp của vùng đất chắc chắn không ai có thể cưỡng lại được ham muốn đến thành Istanbul lịch sử, đến những vùng đất Capadocia huyền bí...
Rồi đây cũng là vùng đất lịch sử của giao tranh cọ sát các nền văn minh, các tôn giáo lớn...

Ai mà cưỡng lại được ham muốn đến với Thổ Nhĩ Kỳ, với Capadocia như thế này chứ: Do chưa có ảnh cá nhân nên lấy ảnh mạng đăng tạm ở đây:

 
Bác làm em nhớ Thổ quá nhất là Kapadokya, một ngày mùa đông tuyết phủ trắng trời như trong truyện cổ tích, Ihlara cũng rất quyến rũ. Tiếp đi bác ơi
884304_10151494704361505_1743206580_o.jpg
 
Lịch sử vùng đất này trước đây là biển dâng. Mực nước biển khi nước dâng cao đến mức ngấn đầu chóp nón của các cọc đá). Như vậy hồi đó biển ở đây sâu cỡ 20-30 mét. Các cọc đá hình thành do kiến tạo địa chất, núi lửa mà thành. Do bào mòn của nước biển, phía dươí mực nước bị bào mòn nhiều thành các ngẫng, phần nhô lên mặt nước chỉ còn chóp nón có đường kính to hơn. Sau đó, biến động địa cầu làm đáy biển vùng này dâng cao dần làm cho biển cạn, cạn dần và nay trở thành một vùng cao nguyên sâu trong lục địa. Những cột đá vẫn còn trơ tuế nguyệt đến nay thành kỳ quan hiếm có...
 
Ví dụ bức ảnh này chụp ở thng lũng tình yêu






Sự phân biệt ngấn nước lâu ngày biến màu cả đá



Nhìn chỗ này rõ hơn, ngấn nước tạo cả một triền núi

 
Ví dụ bức ảnh này chụp ở thng lũng tình yêu






Sự phân biệt ngấn nước lâu ngày biến màu cả đá


Cột đá đẹp quá bác. Lại còn có chỏm mầu đỏ nữa (!).
Gọi là 'Thung lũng tình yêu' chắc có liên quan đến mấy cột đá nầy đây (?)
 
Ở vùng Goreme với bán kính 5-10km có mấy thắng cảnh được đặt tên như Thung lũng Tình Yêu, Thung Lũng Bồ Câu (do có chim bồ câu ở đó), Thung lũng Hoa Hồng (chắc là có nhiều hoa hồng), Thung Lũng Đỏ (chắc chiều tà nhìn dãy núi rực mầu hồng đỏ)...

Thung Lũng Tình Yêu được đặt cho cả một dải núi hẹp với các khe núi và thung lũng nhỏ phía Tây - tây Bắc tuyến quốc lộ chạy dài từ Uchisar, qua Goreme lên đến tận gần Cavusin (chiều dài khoảng 15km). Nếu muốn tracking dọc theo thung lũng, bạn chỉ có thể đi bộ. Nếu bạn chỉ ghé xem những chỗ đẹp, bạn có thể đi xe máy theo đường lộ nhựa rồi ghé vào từng chỗ đẹp để ngắm nhìn thỏa thích. Nếu đi xe hơi, bạn phải đi bộ khá xa vì đường vào thung lũng không dành cho xe hơi...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,430
Bài viết
1,147,115
Members
193,495
Latest member
68gamebaibroker
Back
Top