What's new

[Chia sẻ] Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ - chuyến đi một lần trong đời

Hè năm nay tôi lại cùng bà xã hành quân sang Châu Âu. Topic tôi muốn chia sẻ cũng các bạn chỉ gắn với 4 ngày ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong 40 ngày của chuyến đi.
Tôi quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cách đây khoảng 2 năm, sau khi những điểm đến quan trọng nhất bên trời Âu đã được khám phá. Nói như vậy để tôi khẳng định với các bạn rằng tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các điểm đến khác cần khám phá chứ không hề coi nó là tình yêu số 1 hay số 2 như một số bạn ca tụng. Các thành phố và nền văn hóa khác mỗi nơi có vẻ riêng cần khám phá, chiêm nghiệm và học hỏi.
Mặc dù vậy, trong quá khứ, tôi biết đến Thổ trước hết là qua các tác phẩm của Axit Nexin "Những người thích đùa" mà cảm nhận đất nước ấy mặc dù là đất nước hồi giáo nhưng họ đang cố vươn mình để trở thành mọt nước có nền văn minh kiểu châu Âu. Trong quá trình vươn dậy đó họ gặp bao nhiêu trở ngại và hài hước có cái từ tiềm thức châu Á của họ, có cái từ nền văn minh hồi giáo, có cái từ bản chất nhà quê lạc hậu của một dân tộc không thể được coi là thượng đẳng mặc dù trong quá khứ Đế quốc Ottoman đã làm kinh thiên động địa toàn châu Âu.
Đọc Axit Nexin sao thấy họ giống Việt Nam mình đến vậy, từ thế giới quan, tư duy châu Á đang hội nhập châu Âu, phong cách sống, các thủ thuật, kỹ xảo cuộc sống....

Tôi biết đến người Thổ bằng xương thịt và hành động từ thập niên 1990, đúng ra là năm 1991 tại Ba Lan, khi thị trường Ba Lan mới được tự do hóa và trên thị trường có 3 cộng đồng thương nhân tung hoành: người Thổ đông hơn, kinh nghiệm thị trường cả về tổ chức, sản xuất và nghiệp vụ buôn bán dày dặn hơn; người Việt mới nhập thị trường với đoàn quân bát nháo đủ mọi tầng lớp từ trí thức hạng giỏi làm nghiên cứu ở Ba Lan, đi chuyên gia châu Phi về đến lưu manh chuyên nghiệp từ trong nước sang, và người Việt với sự năng động, thông minh, láu cá nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường buôn bán vỉa hè; và người Nga mới bắt đầu tập tọe tập làm thị trường mang các hàng hóa của Liên Xô sang Ba Lan bán...

Rồi những năm sau này, khi sang châu Âu, nhất là Đức gặp cơ man nào là Thổ mới di cư, Thổ đã định cư nhiều đời với các nghề không đụng hành lắm với người Việt mình nhưng cũng đủ cho thấy họ là một dân tộc kiểu ký sinh vào nền văn minh và sự phát triển của Châu Âu. Phải nói là họ ký sinh tốt hơn các cộng đồng khác như Tàu, Arap hoặc Da đen châu Phi... Các số liệu về số lượng người di cư thành công, các ngành nghề họ chiếm lĩnh từng bước ở châu Âu (trong đó có nghề xin ăn và lừa đảo), tập tính làm ăn và văn hóa thương mại, giao tiếp của họ chứng tỏ Thổ là một dân tộc mạnh về bản sắc nhưng không mạnh lắm về giá trị. Sức mạnh giá trị của họ chủ yếu là ở sự lỳ lợm kiên trì trong theo đuổi nghề nghiệp, họ không ngại khó ngại khổ khi làm những việc khó khăn, bẩn tưởi như đổ rác, dọn vệ sinh, sự cố kết về văn hóa trong cộng đồng di cư, sự khéo léo trong sản xuất một số mặt hàng có thế mạnh như dệt may, sản xuất gia vị, nấu ăn (kebab), đồ trang sức rẻ tiền và lòe loẹt kiểu Thổ, sự khéo léo và tinh thông nghề trong buôn bán (họ khác mình ở chỗ việc buôn bán, nấu ăn bán quán là của đàn ông.

Tôi muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ trước hết để chiêm ngưỡng vùng đất tiếp giáp và giao lưu 2 nền văn hóa Á - Âu mà từ hồi học phổ thông mấy chục năm trước, mỗi khi nhìn thấy ranh giới Á _ Âu với eo biển Bosphorus - Istanbul trên bản đồ là lòng cũng nao núng muốn đến xem.
Thứ đến là muốn chiêm nghiệm văn hóa của một dân tộc Thổ với những sắc thái có nhiều điểm rất giống dân Việt nhưng sự khác nhau là chủ yếu...
Rồi khi đọc các tài liệu về Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh đẹp của vùng đất chắc chắn không ai có thể cưỡng lại được ham muốn đến thành Istanbul lịch sử, đến những vùng đất Capadocia huyền bí...
Rồi đây cũng là vùng đất lịch sử của giao tranh cọ sát các nền văn minh, các tôn giáo lớn...

Ai mà cưỡng lại được ham muốn đến với Thổ Nhĩ Kỳ, với Capadocia như thế này chứ: Do chưa có ảnh cá nhân nên lấy ảnh mạng đăng tạm ở đây:

 
Thích qua đi. Tháng 10 này con sẽ đi Thổ Nhĩ Kỳ vì bài viết chia sẻ của chú đó. Cám ơn chú lần nữa (y).

Nên đi, bạn sẽ không hối tiếc. Đó là tôi còn chưa viết về Istanbul với Tour chạy qua eo biển Á - Âu tuyệt đẹp. Thú vị nhất là lưu lại Capadocia 2-4 ngày và thuê xe máy chạy vi vu giữa đồi núi trập trùng... Tháng 10 vẫn còn thu khá đẹp...
 
Topic bị gián đoạn do tôi bận việc quá. Hôm nay post tiếp mấy hình ảnh về các nhà thờ ở Istanbul:

Khu trung tâm phía bờ biển có 2 nhà thờ nổi tiếng.

Đây là Sultan Ahmet

Theo expedia.com.vn:

"Nhà thờ Xanh (Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed)

Biệt danh của công trình thế kỷ 17 này nhắc đến màu sắc rực rỡ của nội thất lát gạch.

Là một trong những nét nổi bật nhất trên đường chân trời Istanbul, nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed gây sửng sốt cả về quy mô và phạm vi. Thường được gọi nhiều hơn là Nhà thờ Xanh (Blue Mosque), công trình này được xây dựng dưới thời Sultan Ahmed I của Đế quốc Ottoman và hoàn thành vào năm 1616. Mục tiêu của kiến trúc sư ban đầu là xây dựng một địa điểm tôn giáo lớn với các đặc điểm Hồi giáo nổi bật.

Thả bộ từ Hippodrome để có được tầm nhìn mê đắm về Nhà thờ Xanh. Nhìn lên sáu ngọn tháp cao và mái vòm bậc thang mà nhô cao ở trung tâm của tòa nhà và bạn sẽ thấy rằng nhà thiết kế đã thành công xuất sắc trong nỗ lực gây ấn tượng cho mọi người.

Đi qua bức tường đá bao quanh nhà thờ Hồi giáo vào sân. Trong tháng ăn chay Ramadan, khoảng sân này luôn tấp nập sau khi mặt trời lặn. Bên trong, nhà thờ Hồi giáo có ngôi mộ của người sáng lập, đã qua đời chỉ một năm sau khi kiệt tác của ông được hoàn thành. Tham quan madrasa, được sử dụng làm trường thần học và nhà tế bần. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất là nội thất lát gạch: Hơn 20.000 viên gạch men màu xanh với hơn 50 mẫu thiết kế hoa tulip khác nhau đã đem đến biệt danh cho nhà thờ Hồi giáo này.

Sân thượng của tòa nhà được sơn màu xanh và ánh sáng mặt trời được tán sắc bởi hàng trăm cửa sổ kính màu tạo nên một cảnh tượng mê hoặc.

Nhà thờ Xanh chỉ cách ga xe điện Sultanahmet và ga tàu điện ngầm ở Thành phố Cũ một quãng ngắn đi bộ. Vào cổng miễn phí, nhưng như trong bất kỳ công trình tôn giáo nào, tất cả các du khách đều cần thể hiện sự tôn kính và thận trọng. Hãy giữ yên lặng và cởi giày rồi đặt chúng vào túi nhựa được cung cấp tại lối vào. Phụ nữ được yêu cầu che đầu và khăn choàng có sẵn tại lối vào. Địa điểm này cấm sử dụng đèn flash máy ảnh. Nếu muốn, bạn có thể quyên tiền để giúp chi trả cho việc bảo tồn Nhà thờ Xanh khi bạn rời khỏi nơi đây.

Nhà thờ Xanh vẫn hoạt động như một nơi thờ phụng, vì vậy những người không phải tín đồ không được phép vào địa điểm này trong năm buổi cầu nguyện hàng ngày. Vào những đêm mùa hè, bạn có thể nghe bài thuyết trình về lịch sử và xem một chương trình biểu diễn ánh sáng ngoạn mục. Xem trang web chính thức để biết thời điểm ghé thăm tốt nhất".





Bên cạnh đó là nhà thờ Hagia Sophia
Dẫn theo expedia.com.vn:

"Hagia Sophia (Ayasofya)

Từng là một nhà thờ, tiếp đó là thánh đường Byzantine, sau đó là nhà thờ Hồi giáo và hiện là một di tích, tòa nhà mang tính biểu tượng này là một kho báu quốc gia.

Là một trong những kỳ công kiến ​​trúc đẹp nhất, cũng như là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới, Hagia Sophia là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Istanbul. Tòa nhà mà bạn nhìn thấy ngày nay đại diện cho nhiều nền văn hóa. Được biết đến theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là "Ayasofya (Sự thông thái Thần thánh), Hagia Sophia có tầm quan trọng lớn về tôn giáo trong khu vực, và đối với các tín ngưỡng khác nhau. Nhà thờ đầu tiên được người La Mã cho xây dựng và mở cửa vào năm 360 trước khi trở thành nơi thờ phụng Kitô giáo chính của Constantinople. Sau khi cuộc bạo loạn phá hủy tòa nhà không chỉ một mà hai lần, một nhà thờ mới cuối cùng được xây dựng trong thế kỷ thứ sáu, và Hagia Sophia trở thành trung tâm của Eastern Orthodox Christianity (Kitô giáo Chính thống giáo phương Đông).

Khi Đế quốc Ottoman nắm quyền kiểm soát Constantinople vào năm 1453, Hagia Sophia đã được biến thành một nhà thờ Hồi giáo. Các đặc điểm về Kitô giáo của công trình được che phủ hoặc gỡ bỏ, và các đặc điểm mới về Hồi giáo được bổ sung. Một thời gian ngắn sau khi nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được công bố, Constantinople đã trở thành Istanbul và nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa. Di tích quốc gia hiện mở cửa cho công chúng với tư cách một viện bảo tàng.

Với bốn ngọn tháp hùng vĩ và mái vòm trung tâm rộng lớn, Hagia Sophia nổi bật trên đường chân trời Istanbul. Bước vào nhà thờ qua cổng phía tây. Từ hiên ngoài, năm cổng mở vào hiên bên trong. Chiêm ngưỡng tranh ghép thế kỉ thứ chín và các bức bích họa thế kỷ thứ 10 từ tín ngưỡng Kitô giáo. Hãy để ý các mái vòm được trang trí với dòng chữ Hồi giáo gồm những câu Kinh Qur'an. Góc phía đông của khu vườn có các lăng mộ của một số sultan.

Vì Hagia Sophia là kho tàng văn hóa hàng đầu của Istanbul, những dòng người đến tham quan thường xếp hàng dài bên ngoài. Tuy nhiên, du khách hiếm khi phải chờ hơn nửa tiếng đồng hồ mới vào được bên trong. Bạn có thể mua đồ giải khát ở một số quán cà phê khác nhau ở quảng trường.

Hagia Sophia nằm ở Thành phố Cũ, và du khách có thể đến bằng phương tiện công cộng. Tòa nhà mở cửa hàng ngày, trừ Thứ Hai. Thời gian thăm quan kéo dài hơn vào mùa hè. Mua vé vào cổng ở phòng vé của bảo tàng. Cân nhắc thuê một bộ hướng dẫn âm thanh để hiểu tốt hơn về các giá trị giáo dục và văn hóa của Hagia Sophia".

Dưới đây là hình ảnh nhà thờ












 
Last edited:
Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng lam lũ làm đủ các nghề như kiểu Việt mình. Có lẽ có sự khác ở sự yêu nghề của họ cho dù đó là nghề bán dạo hay đánh giày ngoài phố

Một bà cụ chắc đi xin ăn dọc theo ga Trung tân Istanbul




Một quầy bán rong hè phố



Cậu thanh niên này bán băng đĩa hay gì đó đại loại



Đường phố khu thương mại Istanbul



Bạn hãy xem đồ nghề và sự tinh luyện của ông lão đánh giày mới thấy người Thổ họ yêu nghề thế nào

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,104
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top