What's new

[Chia sẻ] Hành trình Amazon - Lê Hải - BBC

Xin trân trọng giới thiệu kinh nghiệm của nhà báo Lê Hải qua chuyến đi khám phá Amazon.
---

Tại sao phải quan tâm tới Amazon

Nếu được hỏi, đa số người trên thế giới chắc sẽ trả lời rằng Amazon là vùng rừng rậm vĩ đại không có mấy người sinh sống.
Trên thực tế có đến 30 triệu người sống, mà sống trong thành phố hẳn hoi, ở giữa rừng.

Cho nên nhiều lúc Amazon còn được người ta gọi là khu rừng đã bị đô thị hóa.

Phá rừng, trồng đậu, nuôi bò, bán sản phẩm nông nghiệp cho các nước chính là nguồn sống của người dân ở đây.

"Giới nghiên cứu hiện đồng ý là tốc độ phá rừng ở Amazon có liên hệ với giá thịt bò và đậu nành". - GS Anthony Hall từ LSE từng giải thích trong một phỏng vấn với BBC.

Trong lần khảo sát hồi năm 2001, người ta thấy rừng bị mất 13% diện tích, tức là bằng một nước Pháp và một nước Đức cộng lại.

Hồi tháng Hai, nhóm nghiên cứu môi trường từ Đại học Oxford và Viện Potsdam xếp tầm quan trọng của rừng Amazon chỉ thua Bắc Cực khi xét nguy cơ gây ấm nóng toàn cầu.

Nguy cơ

Rừng rậm tiêu thụ bớt khí CO2, tác nhân của quá trình nguy hiểm đó, nay có nguy cơ giảm diện tích đi một nửa trong vòng 40 năm nữa.

Trong cuộc họp của Liên hiệp quốc ở Bali hồi tháng 12 năm ngoái, chính phủ Brazil đã cam kết, đến năm 2015 sẽ dừng hoàn toàn nạn phá rừng.

Tuyên bố này đi kèm với các số liệu cho thấy tỷ lệ phá rừng giảm 30% (giữa 2006 đến giữa 2007), nhưng số liệu từ Viện nghiên cứu đất đai Brazil ghi nhận tình trạng phá rừng lại tăng ở một số nơi khác.

Với giới chuyên gia, giữ rừng Amazon là cứu trái đất khỏi thảm họa ấm nóng toàn cầu, cho nên khu vực này trở thành tâm điểm của mối quan tâm quốc tế.

Nhưng với mỗi thường dân Brazil, nguy cơ đó thực giả có khác nhau, khi trực tiếp động chạm đến nguồn sống của họ.

Và đó là lý do tại sao Lê Hải của Ban tiếng Việt sẽ tham gia đoàn phóng viên BBC sang Amazon, để nhìn câu chuyện từ hoàn cảnh của người nông dân Brazil và hiểu sự chọn lựa của họ.

Còn quí vị cũng có thể tham gia bằng cách gửi ý kiến phản hồi để nhận xét, hướng dẫn, đặt câu hỏi, thắc mắc và yêu cầu phóng viên tìm hiểu những vấn đề mà quí vị cho là cần thiết trong câu chuyện này.


Nguồn BBC
 
Khồng, em đang cố vào Đảng :((

Năm nào Tết về dady em cũng hỏi "Bao giờ con được vào Đảng hả con?". Xót lòng lắm ý.

Cơ mà anh ý có chửi ngon hơn anh SơnTT hay hiểu biết hơn anh Chitto hông? ;)
 
Giàu và nghèo ở Sao Paulo

Cuộc sống ở châu Âu, nhất là London, khiến tôi quên mất cái khoảng cách giàu nghèo và sự phân biệt đẳng cấp.
Bước ra khỏi cửa Bush House thì tôi, một nhân viên quèn, và ông giám đốc của BBC Thế giới vụ trông chả có gì khác nhau, cùng ̣đi bộ và dùng phương tiện công cộng như bao người khác.

Nhưng ở Sao Paulo này, khoảng cách giữa các đẳng cấp trong xã hội là vô cùng lớn, mà tác giả John Malathrones từng nói "nghèo khổ bị người ta coi là tội lỗi".

Chuyện anh ta – khách trong khách sạn – chào hỏi người dọn phòng là điều khiến người ta kinh ngạc và hoảng sợ.

Như vậy, để hiểu được suy nghĩ của người dân Brazil về chuyện phá rừng Amazon, trước hết phải nhớ rằng có sự khác biệt rất lớn về quan điểm giữa người giàu và người nghèo.

Vì vậy, trước giờ ra sân bay đi Curitiba, tôi định ghé Daslu, trung tâm mua sắm và biểu tượng của người giàu, niềm mơ ước và mục tiêu phấn đấu của người nghèo.


Cao ốc lấn dần rừng rậm

Taxi trực thăng

Thật thú vị, nếu Harrods ở London nằm ngay trên phố chính, cạnh ga metro, thì phương tiện thuận lợi nhất để ghé Daslu là máy bay trực thăng, theo mô tả của sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet.

Người viết ước tính có chừng 300 chiếc trực thăng làm taxi ở Sao Paulo, nhiều gấp năm lần New York.

Nhưng sách cũng nói nếu bạn có ý định mua trực thăng thì cũng có thể tạm đón taxi dưới mặt đất để tới Daslu, nhưng đi bộ là điều khó có thể chấp nhận.

Điều này khiến tôi sực nhớ tới các khu cao ốc nằm dọc đại lộ 9 tháng Bảy (9 de Julho) mà tôi có dịp đi bộ dọc theo suốt nhiều giờ đồng hồ.

Khu cho người nghèo tận dụng từng mặt tiền nhỏ làm cửa hàng, dùng vỉa hè và phương tiện công cộng.

Nhà cho người giàu chỉ thấy có lối vào cho xe hơi, và một số nhà kinh doanh tầng thượng, cho thuê làm bãi đáp cho trực thăng.

Đó là bức tranh của khu rừng rậm cao ốc ở Sao Paulo, mọc lên thay thế những rừng cây từng phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất đỏ bazan màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi mưa và nắng.
 
Bản sắc Brazil

Curitiba là tấm gương về quản lý đô thị trên thế giới
Curitiba đón tôi với chú bé thả diều đang quay lưng nhìn xe cộ, tay cầm sợi cước giữ con diều trên cao, bằng giấy, hình vuông, đuôi dài y hệt như ở Việt Nam.
Cây cối bên đường nhìn cũng không có gì lạ: chuối, đu đủ, lá môn, dây trầu bà trang trí tường rào, mấy bụi trúc góc sân, vài mảnh rừng thông trên đồi.

Cách nay trên một thế kỷ, cả một vùng cao nguyên rộng lớn của bang Paraná là nơi nuôi bò và trồng trà, mà Curitiba là trung tâm mua bán trước khi chuyển xuống vịnh Serra.

Về kiến trúc thì nếu đến đây, chắc quí vị sẽ cảm giác giống hệt như đang sống trong một thành phố nào đó ở châu Âu.

Thực vậy, hệ thống giao thông công cộng và kỹ năng quản lý đô thị tiên tiến, bảo vệ môi trường ở Curitiba được coi là mô hình để nhiều nước tiên tiến tìm đến học hỏi kinh nghiệm.

Khi xưa, thực dân Bồ Đào Nha bỏ mặc nơi này cho di dân từ đủ mọi nước trên thế giới đổ về khai phá: người Ý, Đức, Ba Lan và Ukraina.

Ngay khu trung tâm cổ, trên đỉnh đồi là nhà hàng pizza Ý, gần đó là quán bia Đức Mein Schatte, cũng nổi tiếng như quán Ba Lan Durski.

Thực ra, các món ăn này không còn thuần gốc sau hơn 100 năm địa phương hóa.

Gọi món bò bít-tết trong quán bia The Farm, mà giới nghệ sĩ trong vùng hay ghé nghe nhạc sống hàng ̣đêm, bạn sẽ thấy rõ sự pha trộn đó.

Quanh miếng phi-lê còn bao mỡ là khoai tây chiên kiểu Pháp, khoai tây luộc cắt miếng trộn váng sữa kiểu đông Âu, dầu oliu và giấm nho Ý, và đặc biệt là một phần cơm và chai nước tương Nhật Bản nữa.

Tờ tạp chí du lịch của thành phố Where Brazil – Curitiba quảng cáo tháng sau sẽ dành trọn kỳ để kỷ niệm 100 năm nhập cư của người Nhật.

Dưới phố, trong khu chợ có khá nhiều quán ăn nhanh mà chủ và người bán hàng ̣đều có khuôn mặt đông Á, thỉnh thoảng thấy có đôi chiếc đèn lồng đỏ, hay một vài chữ Hán treo đâu đó.

Nhưng họ không đáp trả mấy câu chào vào thăm hỏi cả bằng tiếng Nhật lẫn tiếng Trung Quốc của tôi, ngay cả nói chuyện với nhau cũng bằng tiếng Bồ Đào Nha.


Hàng quán ở Curitiba, Brazil

Đồ ăn bày trong quầy cũng giống hệt các quán bình dân của người Brazil, trên bàn không thấy bày đũa, khiến tôi từ bỏ ý định dùng tay để hỏi xem ở đây có bán hoành thánh, mì, phở hay ramen gì đó không.

Có vẻ các nhóm di dân khác cũng đồng hóa giống như vậy, trong số hơn một triệu di dân gốc Đông Âu cũng khó tìm được người nào còn nói được tiếng Ba Lan hay Ukraina.

Nếu đúng sự đồng hóa và bản địa hóa đã tạo ra một bản sắc riêng nào đó của người Brazil, thì có thể tự họ cũng sẽ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề ngưng phá rừng Amazon.

Ít nhất đề tài đó được số ra tháng này của tờ tạp chí hàng không Brazil – TAM lấy làm chủ đề chính.

Nhưng tôi sẽ kể tiếp câu chuyện đó với quí vị trong thư sau, bây giờ phải chạy vội ra ga cho kịp chuyến xe lửa Serra Verde Express, tuyến đường chỉ vài chục cây số nhưng với gần 100 cầu và hầm, được coi là kỳ tích của một thời khẩn hoang, khai thác rừng làm nông nghiệp, tích lũy tư bản.

Sau một thế kỷ, tuyến đường này vẫn tiếp tục là huyết mạch cho hàng nông sản từ miền nam Brazil đổ ra cảng Paranagua.
 
Em mới biết tài của anh í không lâu. Tại em lười đọc, lười tìm hiểu người khác, nên hay khinh suất. Hai anh em quen nhau qua blog lâu rồi chị.
Giờ em mới rõ xunh quanh toàn người giỏi giang, vừa thấy thích, vừa thấy mình còn phải gắng nhiều.

Em cũng thế !!

Em mới biết tài của BM ko lâu.Tại em lười đọc,lười tìm hiều người khác,nên hay khinh suất.
Em nghe tiếng BM trên ttvn lâu rồi,giờ là ở Phượt.

Giờ em mới rõ xung quanh toàn người giỏi giang,vừa thấy thích,vừa thấy mình còn phải gắng nhiều...

BM quan hệ nhiều nhỉ !! Đâu cũng thấy bạn bè,anh em hết... Em phục lắm í !:)
 
Hôm trước bạn trai em rủ đi tour mà có đi thuyền dạo trên sông ở Amazon , cá sấu bơi xung quanh, trải nghiệm thú vị, chút xíu nữa bị em đánh cho 1 trận, nhỡ ụp thuyền thì lại thành thức ăn cho cá sâu :LL mặc dù e cũng thích những tour phượt cảm giác mạnh nhưng thui vẫn còn nhiều nơi em chưa được đến:))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,426
Bài viết
1,147,047
Members
193,489
Latest member
buyoldgmailaccouo0i
Back
Top