What's new

[Chia sẻ] Hành trình Australia và Newzealand mùa xuân năm 2015

Sau các chuyến chu du tới các nước châu á (Đài Loan, Trung Quốc, Sing, Malai, Philippines) rồi đến châu Âu (Pháp, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha) và Anh, tôi ấp ủ một một hành trình dài đến Châu Đại Dương (Australia và Newzealand). Bài viết dưới đây tôi không đi sâu nhiều vào lịch sử hay cảm nhận về địa điểm (các bạn có thể tham khảo trên các trang web) mà tập trung chi sẻ về chỗ ở, phương tiện di chuyển và gợi ý vui chơi ăn uống giúp các bạn tham khảo để lên kế hoạch đi một cách hoàn hảo nhất có thế.
Phần I: Australia (Sydney, Tasmania, Melbourne) mùa xuân năm 2015


Úc nằm ở bán cầu Nam, được bao bọc Nam Bình Dương ở phía Đông, Ấn Độ Dương ở phía Tây, Biển Araphura ở phía Bắc và đảo Tasmania ở Phía Nam. Úc là quốc gia ko có biên giới đất liền với quốc gia nào.
Thủ đô của Úc là Canberra. Việc thành lập Canberra là giải pháp thỏa hiệp giữa 2 thành phố lớn nhất của Úc là Melbourne và Sydney. Khi lựa chọn thành phố nào làm thủ đô, Sydney và Melbourne đã có cuộc chạy đua ngang sức về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân số…sự cạnh tranh gay gắt đến mức đến hiện tại giữa 2 Thành Phố không có tuyến metro nào đi thẳng từ Melbourne - Sydney mà phải đổi chuyến tại thành phố khác. Nếu nhắc đến Sydney là thành phố sôi động hiện đại thì Melbourne nổi bật về kiến trúc hạ tầng.

Úc có 6 tiểu bang và và hai vùng lãnh thổ chính nằm trên đại lục. Ngoài ra còn có một vài lãnh thổ phụ khác nằm dưới sự quản lý của chính phủ liên bang. Các tiểu bang là Lãnh thổ thủ đô
1.Canberra (ACT)- Thủ đô của Úc
2.Lãnh Thổ Bắc Úc & Thành phố Darwin;
3.Bang New South Wales (NSW) & Thành phố Sydney;
4.Bang Victoria (VIC) & Thành phố Melbourne ;
5.Bang Tasmania (TAS) & Thành phố Hobart;
6.Bang Queensland (QLD) & Thành phố Brisbane;
7.Nam Úc (SA) & Thành phố Adelaide ;
8.Tây Úc (WA) & Thành phố Perth

Thể chế:
Úc theo chế độ quân chủ lập hiến, là quốc gia độc lập, thành viên khối Liên hiệp Anh. Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Úc, là người đứng đầu Nhà nước; đại diện của Nữ hoàng trên toàn lãnh thổ Úc là Toàn quyền và tại mỗi bang là Thống đốc. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, có nhiệm kỳ 03 năm. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các. Hệ thống chính trị được xây dựng theo cơ cấu liên bang - tiểu bang.

I. Visa
A. Các giấy tờ chuẩn bị
Các giấy tờ chuẩn bị cho việc Apply xin visa Úc ngày càng được giản lược, đợt chúng tôi apply là vào tháng 5 cũng là thời điểm thay đổi mới này. List các giấy tờ cần chuẩn bị được liệt kê rất cụ thể trên trang chủ của đại sứ quán Úc, tuy nhiên tôi vẫn có vài dòng tóm tắt để dành cho các phần tử lười đây ạ (tuy nhiên các bạn nên check lại vì thời điểm khác nhau sẽ có sự thay đổi)

1. Bản check các giầy tờ
- Tiếng việt: http://vietnam.embassy.gov.au/hnoivietnamese/vncheck01.html
- Tiếng Anh: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Visitor visa (subclass 600) Document Checklist 250515.pdf

2. From điền Apply 1419: http://www.border.gov.au/forms/Documents/1419.pdf
3. Ảnh hộ chiếu 2 ảnh (Ghi họ tên và số Passport phía sau ảnh)
4. Bản sao y hộ chiếu hiện hành
5. Bản sao CMT (Tiếng việt)
6. Tờ khai thân nhân: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/relativesform.pdf
7. Bản sao công chứng các trang hộ khẩu hiện tại (tiếng Việt)
8. Bản sao công chứng giấy khai sinh (tiếng anh)
9. CM đủ tài chính chi trả cho chuyến đi (Tiếng anh)
- Sao kê tài khoản 3 tháng gần đây (line vàng các phần liên quan đến lương thưởng)
- Sổ tiết kiệm
- Sổ đỏ (nếu có)
- Sao kê hạn mức tín dụng của Thẻ
10. Cung cấp nơi làm việc:
- Hợp đồng lao động (tiếng việt)
- Giấy xin nghỉ phép (tiếng Anh)
- Giấy thu nhập (Tiếng anh)
11. Giấy bảo đảm của bố hoặc mẹ (nếu ko có tài sản hoặc sổ tiết kiệm) kèm sổ tiết kiệm và sổ đỏ của bố or mẹ đính kèm (file tham khảo đính kèm). Giấy tờ này chỉ đối với các bạn độc thân đi du lịch 1 mình nên làm thêm các giấy tờ sau (mình nhấn mạnh là độc thân đi một mình) vì hiện nay tình trạng nam, nữ Việt Nam di cư sang Úc khá nhiều với các hình thức như kết hôn giả, lao động ngắn hạn, du lịch rồi ở lại vì vậy đợt này đại sứ quán Úc làm khá chặt với các bạn độc thân đi một mình (không chỉ với nữ mà cả với nam nhé hơi khác với châu Âu đúng ko ạ, làm phận gái độc thân đi du lịch nó khổ thể đấy. Tôi đầu 3 sọi rồi mà vẫn phải có bảo lãnh của dady như thường). Tuy nhiên nếu bạn đi một đoàn gồm 5 người trở lên cả nam và nữ và chứng minh đủ tài chính thì khả năng được chấp thuận khá cao không cần các giấy đảm bảo của người thân, khi đi nộp thì cả đoàn đi nộp cùng nhau.

12. Lịch trình đi kèm vé máy bay và khách sạn
13. Phí: 2.900.000 VNĐ mang tiền VND đi đóng

Chuẩn bị giấy tờ xong thì gọi điện 1900.565.639 hoặc gửi mail [email protected] để đặt lịch hẹn đến nộp apply tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin thị Thực Úc Tòa nhà Vinafor (lầu 11) 127 phố Lò Đức, Phường Đông Mác, Q. Hai Bà Trưng
B. Thời gian: Thường là sau 2 tuần bạn sẽ nhận được visa. Bên tiếp nhận thị thực có dịch vụ báo cáo các quy trình hồ sơ của bạn đến đâu thông qua tin nhắn (hàng ngày bạn sẽ nhận được tin nhắn từ phía thị thực thông báo hồ sơ của bạn đang ở giai đoạn nào), phí là khoảng 60.000VNĐ
C. Visa : visa của Úc là visa rời, khi nộp hết hồ sơ apply bên thị thực sẽ trả lại hộ chiếu gốc. Visa khi được cấp sẽ được gửi qua mail hoặc Thư qua bưu điện (do người apply lựa chọn).
Visa rời này sướng là bạn có thể gửi apply ngay một nước khác, ghét là trong cuốn hộ chiếu của bạn sẽ không có visa nào được dán hay in lên cả 

II. Tiền Tệ: AUD
Các giấy tờ cần có khi đổi AUD tại ngân hàng:
- Hộ chiếu
- Visa
- Giấy mua ngoại tệ (tại các ngân hàng)
Bạn được mua tối đa tương đương với 2.000 USD. Mẹo với bạn muốn mang đi hơn thì mua tại các ngân hàng khác nhau. Nếu không bạn có thể sử dụng thẻ, đợt này tỷ giá Úc thấp nhất trong lịch sử nên việc mua bán đi chơi quá thuận lợi phải không ạ 
III. Thời điểm đi:
Úc có 4 mùa xuân hạ thu đông như Việt nam và bạn có thể làm mọi thứ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bốn mùa ở Úc được chia làm 2 mùa chính là mùa mưa (từ tháng 12 – Tháng 3) và mùa khô (tháng 5- tháng 10). Mình thu thập thông tin kỹ chút để các bạn chọn đúng thời điểm để đi không bị như mình mà lỡ mất các mùa đẹp ở nước Úc
- Mùa hè (Tháng 12 – Tháng 2). Úc nổi tiếng với các bãi biển trải dài và vô cùng đẹp vì vậy đây được coi là mùa lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời (như đi bộ, lướt sóng, bơi, lặn biển ngắm san hô kỳ vĩ ở rặng Great Barrier thuộc Queensland…) và dã ngoại đến các ruộng nho (đặc biệt là đến bến cảng Hobart ở Tasmania để thưởng thức rượu vang ngon được là từ chính những vườn nho bản địa nằm trong thung lũng Swan), công viên quốc gia. Bạn nào đi Úc mùa này nhớ vào vườn cherry (vụ cherry úc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2) và oải hương nhé.
Mùa hè cũng là mùa giải của các môn khúc côn cầu, giải quần vợt hàng đầu thế giới Grand Slam và các lễ hội âm nhạc nhiều màu sắc đặt biệt là đón giáng sinh (Riêng Úc và NZ là nơi vào dịp giáng sinh có ông già noen mặc quần đùi đấy )
- Mùa thu (Tháng 3 – Tháng 5) mùa lá vàng đẹp là đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Đây là mùa lá rụng ở Camberra và cũng là thời điểm khởi tranh giải đua công thức 1 ở Melbourne (đường đua công thức 1 mình có ảnh minh họa ở phần Melbourne nhé).
Mùa thu được mọi người ví mà mùa có nhiều điều kỳ diệu từ thiên nhiên, con người đến ẩm thực mà khó có quốc gia nào có được. Nước Úc như khoác lên mình một chiếc áo khác khi những lá cây chuyển dần sang màu đỏ đặc trưng. Bạn có thể chọn chuyến du ngoại dọc sông Brisbane đẹp kiều diễm hay khám phá cuộc sống của người nông dân tại Oodnadatta ở miền Nam hay đến công viên quốc gia Litchfiels để ngắm những cây Valley Muster khổng lồ. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những lễ hội ẩm thực và rượu vang được tổ chức vào thời điểm này trong năm cùng tuần lễ thời trang Grand Prix danh tiếng.

- Mùa đông (Tháng 6 – Tháng 8): bạn sẽ thấy tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, nhiệt độ có thể xuống dưới tới – 20độ C trong nhiều tuần. Các hoạt động mùa này cũng khá đa dạng như trượt tuyết, lướt ván trên dãy núi Alps hay tại các sườn đồi dốc và khá nguy hiểm tại khu du lịch Falls Greek nổi tiếng. Tất nhiên bạn có lựa chọn khác vào mùa đông như là đi leo núi mạo hiểm qua sa mạc Simpson ở phía Nam hay hòa mình vào lễ hội tại Blue Mountains.
- Mùa xuân (Tháng 9 – Tháng 11) đẹp nhất là đầu tháng 10 đến giữa tháng 11: Đây là mùa hoa nở, thành phố trải dài hoa Mộc Lan, hồng, đào …. Đây là thời điểm lý tưởng đển bạn ngắm hoa, ngắm cá voi và thưởng thức rượu vang tại Margaret nằm phía tây. Nếu bạn yêu thích nghệ thuận hãy chọn những tour du lịch thưởng thức opera, nhạc jazz và các triển lãm được tổ chức khá nhiều vào thời gian này trong năm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia các hoạt động lướt sóng, đi ca nô chèo thuyền Kayak…vào thời điểm này.
 
thiệt là nể bạn này vì độ siêng & chịu khó, ngồi tổng hợp lại hết mấy cái này
mấy cái này, đáng lý để ai muốn đi, chí ít, họ cũng phải ngồi tự tìm hiểu lấy sơ qua, rồi cần giúp thì mình bổ sung thêm thông tin
chứ đứng ở khía cạng người muốn đi, ngồi đọc một rừng thông tin thế này cũng hơi bị hoang mang ^^ (nhất là thiếu phần hình ảnh)

mình thấy, nếu bạn nào mà có điều kiện + thời gian thì tốt nhất nên thuê xe kiểu du lịch di động, thuận tiện cho việc di chuyển, chủ động trong mọi tình huống, nhất là vào mùa đông, kẹt lắm có thể chui vô mấy cái campsite ngủ, hoặc ngủ trong bãi đậu xe

ví dụ như cái vụ đi vô Milford Sound - một trong những chỗ đẹp nhất NZ, đáng để tận hưởng, chí ít cũng nên ở lại 2~3 ngày đi loanh quanh, chứ đi full day kiểu 1 ngày đi và trở ra lại thì hơi cực hình và lãng phí cơ hội ^^

vì trải qua một quãng đường khá dài, mà chỉ vô đi tour ngắm vịnh, chụp hình với cái thác không thì cũng khá phí
ngoài cái vịnh, có rất nhiều cung đường đi trek nhẹ, lên mấy cái hồ trên núi mình thấy đẹp quá trời, rồi mấy cái đồng cỏ ngay đường dẫn vô vịnh nữa - chiều chiều nhóm bạn ra đây trải thảm, ngồi picnic thì hết xẩy ^^

với người thời gian ít, thì mua tour, đi Queenstown, MilfordSound
với người thời gian nhiều, thong thả, nên nán lại ở thêm, loanh quanh Milford Sound với cả Wanaka. trong mấy chỗ, mình thấy Wanaka là nhỏ, đẹp & yên bình nhất, ở lại cảm giác thích nhất ^^
/năm ngoái đi một chuyến 10 ngày loanh quanh đảo Nam, mà thấy như cưỡi ngựa xem hoa, tiếc quá trời, quá nhiều chỗ để đi, mà thời gian thì có hạn
mãi tới giờ, còn ko có thời gian để ngồi chia sẻ nữa ^^
 
cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết hữu ích này
thật lòng cảm ơn bạn rất nhiều

Mình đang ngu ngơ tìm hiểu 2 quốc gia này để làm plan tết đi
Thanks
 
Hi Trang ơi, C có Inbox trước về chuyện thuê xe oto đó, Giờ đang rối với Visa NZ nè...cho C xin cái mẫu nháp cách điền mẫu đơn xin Visa NewZealand với, đọc lại lần nữa bài của T làm phải cố gắng xin Visa đi NZ cho bằng được. hi hi
 
AUCKLAND MÙA XUÂN 2015

Thành phố Auckland ở đảo Bắc luôn bình thản với nhịp sống chậm rãi của 3,8 triệu dân; đôi khi nó gợi nhớ Sydney với những ngôi nhà gỗ và bờ vịnh tô điểm vài cánh buồm. Mảnh đất này được khám phá bởi một người Hà Lan, Abel Tasman, năm 1642 và đã được đại úy Cook nổi tiếng vẽ đường ranh giới năm 1769

Auckland là một thành phố hiện đại được bao quanh bởi các hòn đảo cận nhiệt đới, những dòng nước lóng lánh và những khu rừng tự nhiên rậm rạp và tươi tốt.Không có gì đáng ngạc nhiên khi Auckland được bình chọn là một trong những thành phố có chất lượng sống tốt nhất trên thế giới. Người dân được tận hưởng môi trường nhiệt độ ven biển ấm áp, không khắc nghiệt.

Auckland nằm vắt qua một dải đất rộng 11km phân chia hai cảng - đó là cảng Waitemata và cảng Manuka. Thành phố tràn ngập bầu không khí vui vẻ và náo nhiệt. Các bến tàu, nhà hàng và các quán bar hoạt động cả ngày lẫn đêm. Auckland, thành phố của những cánh buồm, là một thành phố tràn đầy sức sống ở Nam Thái Bình Dương và đem lại một cuộc sống độc đáo mà không đâu có thể so sánh được.
Thành phố này còn được biết đến với biệt danh “Thành phố thuyền buồm” (City of sails). Bến cảng ở đây rất vui, nhộn nhịp tàu bè, đặc biệt là thuyền buồm. Lang thang ở đây rất thú vị. Ở đây có nhiều quán ăn và quán cà phê, ngồi nhâm nhi một tách cà phê, ngó cảnh tượng thuyền buồm trong hải cảng này, cuộc đời vui lắm. Năm 2000 giải thưởng vô địch đua thuyền buồm nổi tiếng thế giới tên “America’s Cup Challenge” được tổ chức ở đây.

I. Phương Tiện
- Phương tiện đi trong thành phố Day Passes mua At hop day pass dùng cho tất cả tàu, xe bus, ferry không giới hạn trong ngày giá là A$ 24. Tìm hiểu thêm : https://at.govt.nz/bus-train-ferry/fares-discounts/day-passes/
- Nghiên cứu vé Auckland’s Multipass , bạn có thể đến năm điểm thu hút hàng đầu của thành phố như đi phà Fuller sang đảo núi lửa Rangitoto hay lên tòa nhà cao nhất New Zealand Sky Tower (328m). Riêng Ở thủ đô Wellington, vé tham quan thành phố cho phép du khách thăm sở thú nổi tiếng, đi một chuyến xe điện và nhiều giảm giá khác khắp nơi. Queenstown không chào bán vé “tất cả trong 1”, nhưng vào mùa đông vé trượt tuyết cho phép du khách chọn trượt tuyết ở nhiều sườn núi khác nhau.
- Phương tiện đi xa hơn: InterCity (www.intercity.co.nz) và Nakedbus (https://nakedbus.com/)-
II. Nhà ở
Tôi chọn YMCA (Cnr of Pitt St & Greys Ave, 1010 Auckland, New Zealand) nằm ngay giữa khu trung tâm thương mại Thành phố, tất cả bạn chỉ cần đi bộ, gần bến tàu, bus và phà. Và nằm ngày trên phố Queen Street đây là Con phố chính của Auckland, kéo dài 3 km, là nơi tập trung nhiều tòa nhà quan trọng của thành phố, là nơi mua sắm lý tưởng cho du khách, ngoài những cửa hiệu sang trọng không thiếu các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, còn có những cửa hàng đặc sản địa phương, những quầy bar, quán café nhỏ đặc trưng kiểu Tây Âu nằm dọc theo con phố là nơi dừng chân thư giãn thú vị sau khi shopping.

III. Các điểm thăm Quan
1. Các điểm thăm quan trong Thành phố: full day
- Sky Tower: là một tháp quan sát và viễn thông tại trung tâm khu thương mại, mỗi năm khoảng 500.000 du khách đến đây thăm viếng. Có độ cao 328m, cao hơn cả tháp Eiffel. Đây là kiến trúc cao nhất nam bán cầu hiện nay, có tầm nhìn bao quanh thành phố với góc quan sát 360 độ, đây là kiến trúc cao nhất. Vào các ngày lễ quốc tế hay quốc gia, đèn của tòa tháp sẽ thay đổi rất độc đáo. Tháp sky tower ngoài ngắm cảnh thành phố bạn còn có thể tham gia nhảy từ trên cao xuống, vận tốc lên đến 85km/giờ và bạn sẽ rơi vào khoảng không trong 11s, bạn sẽ được buộc vào một dây kết nối với cáp thép ngoài ra bạn có thể đi bộ sky walk.
Trên đó có một sòng bài và một trung tâm giải trí của tập đoàn “SKYCITY Entertainment Group”. Ngoài casino (sòng bài), họ còn làm chủ một rạp hát 700 ghế ngồi, một trung tâm hội nghị, 12 nhà hàng và quán rượu và hai khách sạn. Tháp Sky (Sky Tower) có 3 tầng quan sát (Observation deck) ở 3 chiều cao khác nhau. Lên đây các bạn có thể thấy thành phố Auckland 360 độ, hay lắm. Tầng quan sát chánh ở độ cao 186 thước. Ở tầng này người ta lót một số kiếng thật dầy (dầy 38 ly) giúp các bạn có thể thấy thẳng xuống mặt đường, thót ruột lắm. Tầng cao nhất nằm ở độ cao 220 thước. Ở đây những ngày đẹp trời các bạn có thể thấy cảnh vật xa đến khoảng 82 cây số, 360 độ. Ở những tầng cao nhất trong Tháp Sky, có 2 nhà hàng và một quán cà phê. Một nhà hàng quay nằm ở độ cao 190 thước quay 360 độ trong vòng một tiếng. Ngồi ăn ở đây các bạn sẽ thưởng thức cảnh vật thành phố Auckland 360 độ trong một tiếng đồng hồ, tuyệt vời lắm. Trên Tháp Sky Tower người ta còn tổ chức nhảy “Sky Jump“, nhảy ngoài không trung với tốc độ lên đến 85 cây số một giờ, thót ruột và hú tim.

- Auckland Museum ngay gần sky tower, kiến trúc của bảo tàng theo phong cách thời phục hưng Hy Lạp nên bạn rất dễ dàng nhận ra. Bên trong là khu lịch sử, địa lý về Người Maori
Auckland Harbour Bridge: ) là cầu dài nhất và lớn nhất đảo Bắc và dài hạng nhì ở nước New Zealand. Từ 7-9 giờ sáng khoảng 40% những người qua câu này đều dùng xe bus đi ngang qua, thay vì lái xe riêng. Cầu nầy bắc ngang qua cảng Waitemata (tức là cảng Auckland), nối liền Vịnh St Mary ở Auckland với vùng Northcote ở thành phố North Shore City. Northcote là ngoại ô của thủ đô Auckland nằm dọc bờ biển phía Bắc. Auckland Harbour Bridge rộng 8 lằn xe chạy, dài khoảng 1,020 thước (3,348 ft). Nhịp cầu chánh dài khoảng 243.8 thước và cao đến 43.27 thước trên mặt nước, do đó nhiều tàu lớn có thể đi ngang qua đây. Cầu này được coi như là niềm hãnh diện của người dân Auckland nói riêng và NZ nói chung. Thế nhưng có nhiều người chỉ trích nói cầu này giống hình dáng một “coathanger” (cái móc áo choàng). Nhiều người khác lại phàn nàn nó “sao chép” giống hệt Sydney Harbour Bridge. Bến cảng Auckland không thể bỏ lỡ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thành Phố Auckland theo một cách riêng, nếu được nên chọn vào lúc sáng sớm khi bình minh lên hoặc buổi tối để xem cầu kéo lên khi thuyền đi qua. Viaduct Harbour nằm cuối đường Queen street, bên cạnh có khu công viên Auckland Domai-đây là công viên lâu đời nhất của thành phố
- Britomart là một khu mua sắm, giải trí và kinh doanh khu vực bầu cử sôi động tại trung tâm thành phố Auckland.Được bao quanh bởi đẹp tòa nhà di sản, đó là một khu phố của các nhà hàng và quán bar ù mát, cửa hàng thiết kế và không gian nghệ thuật kỳ quặc mà gần đây đã đi một revamp toàn bộ để làm cho nó trở thành một phần thú vị của Auckland
- Bạn có thể dùng trà tại Parnell Village và đi dọc bờ sông đến Joseph Savage Memorial Park Michael
- Bãi biển Takapuna là một bãi biển đẹp với các nhà hàng trải dài và bạn nhớ ăn món kem Gelato NZ ở đây nhé, bạn mình đã recommend ở Takapuna beach café.
- Parnell Village: Là ngôi làng cổ xưa nhất nằm ờ vùng ngoại ô Auckland, đây là điểm du lịch rất hấp dẫn không thể bỏ qua. Những tập quán, phong cách sinh hoạt của người dân, những ngôi nhà gỗ cổ kính nơi đây còn mang hình ảnh của Auckland xưa, những cửa hiệu bán hàng, những bữa ăn, hay không khí trong trẻo của nơi đây luôn mang lại cảm giác thư giãn tuyệt vời cho du khách.

- Ngoài ra, các công viên như Rainbow's End Adventure và Montererey cũng là nơi bạn nên viếng thăm trong plan du lịch của mình ở Auckland
 
Cả nhà cho em hỏi với ạ, nghe lời khuyên của mọi người nên em chỉ đi Đảo Nam trong 10 ngày vào dịp Tết ta. Em có nên mua bus pass để đi không? em thấy có của intercity và nakedbus và cũng chưa hiểu lắm mấy cái pass này sử dụng thế nào? Anh/chị/em nào đã đi rồi chỉ giáo với. Cảm ơn cả nhà.
 
Mình đã từng mua tour online tại Anh và Nga. Kinh nghiệm là đọc kỹ review. Giá tour chỉ bao gồm đúng những chi tiết đã nêu trong tour, mốn cẩn thận hơn thì nên email hỏi kỹ lại. Tour guide rất dễ thương và nhiệt tình.
 
Christchurch

Christchurch là thành phố lớn nhất trên đảo Nam của New Zealand với dân số khoảng 341.469 (năm 2013).
Christchurch nằm khoảng 337 km (209 dặm) từ Picton trên đỉnh của đảo Nam, khoảng 566 km (352 dặm) từ Invercargill ở dưới cùng của các đảo Nam, và khoảng 241 km (150 dặm) từ Greymouth trên Tây Bờ biển của đảo Nam.
Bạn có thể tìm thấy khoảng cách hơn lái xe (và thời gian) và từ Christchurch trên khoảng cách lái xe South Island trang.
Bạn có thể tới Christchurch bằng đường bộ , đường sắt , hoặc bằng đường hàng không .
Christchurch có một sân bay quốc tế, Có những chuyến bay trực tiếp đến Christchurch ví dụ từ Úc và Singapore.
Nếu bạn muốn đi tàu hỏa thì bắt chuyến tàu từ Picton đến Christchurch hoặc từ Greymouth đến Christchurch.
Nếu bạn muốn đi bằng đường bộ. bạn có thể tự lái hoặc bắt xe buýt đến Christchurch.

Các điểm tham quan và các hoạt động Christchurch
Sự hấp dẫn chính của Christchurch từng là tòa nhà di sản của nó. Nhưng vì những trận động đất tàn phá, hầu hết các tòa nhà đang trong quá trình xây lại nhìn thành phố khá là hiu quạnh và trông giống một công trường thi công.

Có nhiều điểm du lịch miễn phí ở Christchurch, bạn có thể đi bộ thăm Christchurch Botanic Gardens hay công viên Hagley hay ghé thăm Bảo tàng Canterbury
Hoạt động (không miễn phí) khác bao gồm bắt các xe điện vòng quanh thành phố, đi lên gondola , hoặc bạn có thể đến thăm Trung tâm Nam Cực Quốc tế .
Xe điện chạy trong trung tâm thành phố , trong khi gondola nằm bên ngoài trung tâm thành phố. Bạn có thể bắt Shuttle Gondola hay xe buýt để đến gondola .
y bạn có thể dễ dàng truy cập vào nó nếu bạn chỉ cần bước ra khỏi một chuyến bay hoặc nếu bạn đang ở trong một khách sạn gần sân bay Christchurch.
Các hoạt động bạn có thể làm trong hoặc xung quanh Christchurch bao gồm đi bộ , bơi lội và lướt sóng , hoặc sử dụng Christchurch là một cơ sở cho trượt tuyết tại núi Hutt .
Tuy nhiên, tất cả các hoạt động này yêu cầu bạn ra khỏi trung tâm thành phố Christchurch, vì vậy bạn phải thuê một chiếc xe để có thể di chuyển đến các địa điểm cho các hoạt động này.
Christchurch là một nơi rất đẹp để đến thăm trong mùa xuân cho hoa , trongmùa thu mùa thu lá , và trong mùa đông tuyết trên những ngọn đồi và núi không quá xa đi từ Christchurch.

Đây là Plan của tôi khi ở Christchurch

Ngày 1:
- Bus đến Outside the Canterbury Museum / I-site on Rolleston (AvenueCanterbury Museum, Rolleston Avenue, Christchurch 8013) đi bộ về Quest Serviced Apartments Christchurch, 113 Worcester Street, Christchurch Central, Christchurch 8011
- Tối đi bộ ra City mall và Re: start mall 84/126 Cashel Street, CBD, Christchurch 8011 cách đó 6 phút đi bộ hoặc ra ngắm cầu New Brighton Pier 213 Marine Parade, New Brighton, Christchurch 8061 http://welcomeaboard.co.nz/

Ngày 2:
• Phương án 1: đi Tour day Akaroa
http://www.akaroa.com/things-do/tours
Bookme chỉ có cruise
https://www.bookme.co.nz/bookings/c...y/akaroa-harbour-nature-cruise/493/my-booking
Hướng dẫn akaora
https://blackcat.co.nz/akaroa-harbour-nature-cruises
Tour không gồm cruise
http://www.pohatu.co.nz/Scenic+Nature+Tours.html

• Phương án 2: Tour trong thành phố và Diamond Harbour
- 8h30 đi bộ qua đi qua nhà thờ đổ Cathedral square, sau đó đi đến Canterbury Museum, Rolleston Avenue, Christchurch 8013,
- Có thể dung Pass 81$ gồm Tram, Punting, Gondola và Botanic Gardens tour sau đó ra Mona Vale, Riccarton, Christchurch 8011, New Zealand.
o Xe điện mở bắt đầu từ 9h30 có các điểm dừng từ 1-12 (Cathedral Junction, Quảng trường Nhà thờ, Restart Mall, High Street và Worcester Street) đến Bảo tàng Canterbury trước khi đi du lịch trở lại cùng Worcester Đường Phố New Regent qua Quảng trường Nhà thờ.
o Đi thuyền trên sông Avon 45’ bắt đầu mở cửa 10 a.m điểm đón Antigua Boat Sheds, 2 Cambridge Terrace.
o Sau đó đi Botanic Gardens tour mất 1 tiếng.
o Gondola chỉ cách đó 15 phút lái xe từ trung tâm Christchurch. Các Shuttle Gondola hoạt động hàng ngày và đi khỏi trung tâm thành phố từ bên ngoài Bảo tàng Canterbury trên Rolleston Avenue tại các thời điểm sau: 09:30, 10:30, 11:30, 01:00 , 14:00, 15:00 và 04:00. Vé dành cho người lớn có giá 10 $ và trẻ con (5-15yrs) vé giá 5 $ . Vé có thể được mua từ các lái xe đưa đón.. Giao thông vận tải để Gondola cũng có sẵn trên công xe buýt số 28, xuất phát từ platform B tại the City Exchange. The City Bus Exchange được nằm giữa Lichfield và Tuam Streets sau Ballantynes và Trung tâm Mua sắm Re-Start.
Ngoài ra có thể đi Willowbank wildlife reserve 60 Hussey Road, Northwood, Christchurch 8051, New Zealand: công viên hoang dã của thế giới tuyến xe buýt 107 với một điểm dừng gần cổng. iwi, the cheeky Kea, ancient Tuatara, our bush parrot the Kaka and the very rare Takahe.
http://chchattractions.co.nz/en/gondola
- Chiều bắt bus 28 xe thường chạy giữa CHC với Lyttelton để đến Diamond Harbour
http://www.metroinfo.co.nz/timetables/Pages/default.aspx
Những chiếc xe buýt màu đỏ là những phương tiện giao thông công cộng chính xung quanh christchurch và vùng ngoại ô của nó. Nó có giá 12,50 $ từ sân bay, nhưng nếu bạn mua một $ 10 tất cả các vé ngày bạn cũng có thể đi bất cứ nơi nào khác mà bạn muốn. xe buýt màu đỏ sẽ đưa bạn đến Bãi biển New Brighton, bến cảng Lyttleton và gondola. Chỉ cần yêu cầu các tài xế xe buýt cho vé ngày qua vì nó không được quảng cáo bất cứ nơi nào.
Đề nghị điều cần làm trong Diamond Harbour
+ Thị trường Lyttelton Nông dân, sau bữa ăn trưa tại Diamond Harbour. Thứ bảy hàng tuần từ 10:00-13:00 thị trường Lyttelton Nông dân là một điểm thu hút rất phổ biến. Bắt phà đến Diamond Harbour sau khi bạn đã thực hiện mua hàng của bạn và lấy mẫu các goodies ngon và dùng bữa trưa tại Cửa hàng Quốc gia cho thức ăn tuyệt vời và cà phê.
+ Chuẩn bị một bữa ăn ngoài trời và đi đến bãi biển. Purau Bay (ở nửa tốt nhất để triều đầy đủ) Diamond Harbour (stoney bãi biển, nhưng bơi an toàn).
+ Paradise Beach - Charteris Bay
Hướng dẫn bus ở CHC: https://www.virtualtourist.com/trav...860/Transportation-Christchurch-MISC-R-2.html
 
Last edited:
Đóng góp một chút cho các bạn biết thêm lựa chọn đi chơi ở NZ.

Trong chuyến đi 17 ngày ở đảo Nam, mình đã chọn đi cả Milford Sound lẫn Doubtful Sound và muốn ở lại một đêm trên vịnh. Doubtful Sound có vẻ ít người đến hơn, biệt lập hơn. Milford Sound có nhiều thuyền to mà tụi mình ko thích đi cruise với một đống người và đi phải theo tour của họ. Doubtful Sound thì có lựa chọn đi thuyền nhỏ lẫn to. Thế nên hội mình quyết định chỉ đi 1 ngày ở Milford Sound để ngắm cảnh, còn Doubtful Sound ở lại 2 ngày 1 đêm trên một con thuyền nhỏ. Và đây là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Doubtful Sound nhỏ hơn Milford Sound, nhưng cảnh đẹp thì cũng ngang ngửa và để đến được đấy bạn phải đi ferry qua hồ, rồi đi xe qua rừng mới tới được. Khi xe băng qua rừng, có những cây cổ thụ rất to, xanh mướt, bọn mình dừng xe ở bên đường ngắm cây, rừng ở đây đúng là rừng nguyên sinh. Khi đến vinh, lên thuyền thì đây là một con thuyền cỡ nhỏ, ngoài phần bong tàu và một buồng nhỏ trên từng 2 có thể lái tàu từ đấy thì bên trong tàu chỉ có một khoang phòng khách và một khoang phòng ngủ giường tầng cho 6 người ngủ, vừa đủ cho nhóm mình. Coi như tụi mình bao trọn thuyền. Nên quả thực thích đi đâu, làm gì là được phục vụ liền.

Trên thuyền chỉ có môt mình người chủ tàu dễ thương là kiêm đủ các công việc luôn, từ lái tàu cho đến nấu ăn, rửa chén bát. Nói chung là cảm giác mọi thứ rất gần gũi chứ ko kiểu như đi tour. Tụi mình được dạo quanh một vòng vịnh đủ mọi ngóc ngách. Tiếc đi vào dịp cuối xuân nên còn chưa đủ ấm để nhảy xuống tắm, nên cả hội đi câu cá.

Ở đây cá rất nhiều, vì khu vực này họ cấm đánh bắt thủy sản để đem bán, họ chỉ cho ai có thuyền ở đây thì được đánh bắt lên để ăn. Chỉ cần bỏ cần câu xuống là 5 phút sau cá cắn câu liền, tụi mình câu được khá nhiều cá. Những con cá nhỏ câu lên rồi cũng thả chúng về lại với biển, chỉ giữ lại những con cá to cho bữa ăn của mình. Tụi mình còn câu lên được 2 con cá mập con, tụi nó quậy thôi rồi, kéo được chúng lên rồi cũng vất vả gỡ lưỡi câu và thả chúng trở lại biển cả. Câu ở trong vịnh chán rồi thì tụi mình đưa thuyền ra biển. Ở biển thì thả câu xuống 80m là có cá cắn liền mà toàn là cá to.

Bữa ăn ở trên thuyền là những bữa ăn với các loại cá. Khai vi là món cá sống được cắt lát thật mỏng, vắt chanh ăn với mù tạp, cá tươi, giòn vị ngọt, một đĩa cá này sẽ rất đắt nếu ăn ở các nhà hàng. Món chính là cá hấp được dọn lên kèm với rau củ quả, nói thật là vì cá quá tươi, thịt ngọt nên chẳng cần ướp nhiều gia vị, nó cũng ngon quá trời luôn.

Buổi tối thả lồng sắt xuống vịnh kèm theo một ít xương/thịt cá làm mồi để dụ tôm hùm đến. Sáng hôm sau ngủ dậy, kéo lồng lên thì ôi trời nhiều tôm vô cùng. Phải có hơn 10 con tôm hùm nằm trong cái lồng ấy. Loại tôm hùm này rất to, dầy mình và được chế biến làm bữa ăn trưa ngon lành cho tụi mình. Công nhận ăn đồ biển ở đây sướng luôn, mọi thứ được đánh bắt lên tươi sống.
 
Christchurch

Christchurch là thành phố lớn nhất trên đảo Nam của New Zealand với dân số khoảng 341.469 (năm 2013).
Christchurch nằm khoảng 337 km (209 dặm) từ Picton trên đỉnh của đảo Nam, khoảng 566 km (352 dặm) từ Invercargill ở dưới cùng của các đảo Nam, và khoảng 241 km (150 dặm) từ Greymouth trên Tây Bờ biển của đảo Nam.
Bạn có thể tìm thấy khoảng cách hơn lái xe (và thời gian) và từ Christchurch trên khoảng cách lái xe South Island trang.
Bạn có thể tới Christchurch bằng đường bộ , đường sắt , hoặc bằng đường hàng không .
Christchurch có một sân bay quốc tế, Có những chuyến bay trực tiếp đến Christchurch ví dụ từ Úc và Singapore.
Nếu bạn muốn đi tàu hỏa thì bắt chuyến tàu từ Picton đến Christchurch hoặc từ Greymouth đến Christchurch.
Nếu bạn muốn đi bằng đường bộ. bạn có thể tự lái hoặc bắt xe buýt đến Christchurch.

Các điểm tham quan và các hoạt động Christchurch
Sự hấp dẫn chính của Christchurch từng là tòa nhà di sản của nó. Nhưng vì những trận động đất tàn phá, hầu hết các tòa nhà đang trong quá trình xây lại nhìn thành phố khá là hiu quạnh và trông giống một công trường thi công.

Có nhiều điểm du lịch miễn phí ở Christchurch, bạn có thể đi bộ thăm Christchurch Botanic Gardens hay công viên Hagley hay ghé thăm Bảo tàng Canterbury
Hoạt động (không miễn phí) khác bao gồm bắt các xe điện vòng quanh thành phố, đi lên gondola , hoặc bạn có thể đến thăm Trung tâm Nam Cực Quốc tế .
Xe điện chạy trong trung tâm thành phố , trong khi gondola nằm bên ngoài trung tâm thành phố. Bạn có thể bắt Shuttle Gondola hay xe buýt để đến gondola .
y bạn có thể dễ dàng truy cập vào nó nếu bạn chỉ cần bước ra khỏi một chuyến bay hoặc nếu bạn đang ở trong một khách sạn gần sân bay Christchurch.
Các hoạt động bạn có thể làm trong hoặc xung quanh Christchurch bao gồm đi bộ , bơi lội và lướt sóng , hoặc sử dụng Christchurch là một cơ sở cho trượt tuyết tại núi Hutt .
Tuy nhiên, tất cả các hoạt động này yêu cầu bạn ra khỏi trung tâm thành phố Christchurch, vì vậy bạn phải thuê một chiếc xe để có thể di chuyển đến các địa điểm cho các hoạt động này.
Christchurch là một nơi rất đẹp để đến thăm trong mùa xuân cho hoa , trongmùa thu mùa thu lá , và trong mùa đông tuyết trên những ngọn đồi và núi không quá xa đi từ Christchurch.

Đây là Plan của tôi khi ở Christchurch

Ngày 1:
- Bus đến Outside the Canterbury Museum / I-site on Rolleston (AvenueCanterbury Museum, Rolleston Avenue, Christchurch 8013) đi bộ về Quest Serviced Apartments Christchurch, 113 Worcester Street, Christchurch Central, Christchurch 8011
- Tối đi bộ ra City mall và Re: start mall 84/126 Cashel Street, CBD, Christchurch 8011 cách đó 6 phút đi bộ hoặc ra ngắm cầu New Brighton Pier 213 Marine Parade, New Brighton, Christchurch 8061 http://welcomeaboard.co.nz/

Ngày 2:
• Phương án 1: đi Tour day Akaroa
http://www.akaroa.com/things-do/tours
Bookme chỉ có cruise
https://www.bookme.co.nz/bookings/c...y/akaroa-harbour-nature-cruise/493/my-booking
Hướng dẫn akaora
https://blackcat.co.nz/akaroa-harbour-nature-cruises
Tour không gồm cruise
http://www.pohatu.co.nz/Scenic+Nature+Tours.html

• Phương án 2: Tour trong thành phố và Diamond Harbour
- 8h30 đi bộ qua đi qua nhà thờ đổ Cathedral square, sau đó đi đến Canterbury Museum, Rolleston Avenue, Christchurch 8013,
- Có thể dung Pass 81$ gồm Tram, Punting, Gondola và Botanic Gardens tour sau đó ra Mona Vale, Riccarton, Christchurch 8011, New Zealand.
o Xe điện mở bắt đầu từ 9h30 có các điểm dừng từ 1-12 (Cathedral Junction, Quảng trường Nhà thờ, Restart Mall, High Street và Worcester Street) đến Bảo tàng Canterbury trước khi đi du lịch trở lại cùng Worcester Đường Phố New Regent qua Quảng trường Nhà thờ.
o Đi thuyền trên sông Avon 45’ bắt đầu mở cửa 10 a.m điểm đón Antigua Boat Sheds, 2 Cambridge Terrace.
o Sau đó đi Botanic Gardens tour mất 1 tiếng.
o Gondola chỉ cách đó 15 phút lái xe từ trung tâm Christchurch. Các Shuttle Gondola hoạt động hàng ngày và đi khỏi trung tâm thành phố từ bên ngoài Bảo tàng Canterbury trên Rolleston Avenue tại các thời điểm sau: 09:30, 10:30, 11:30, 01:00 , 14:00, 15:00 và 04:00. Vé dành cho người lớn có giá 10 $ và trẻ con (5-15yrs) vé giá 5 $ . Vé có thể được mua từ các lái xe đưa đón.. Giao thông vận tải để Gondola cũng có sẵn trên công xe buýt số 28, xuất phát từ platform B tại the City Exchange. The City Bus Exchange được nằm giữa Lichfield và Tuam Streets sau Ballantynes và Trung tâm Mua sắm Re-Start.
Ngoài ra có thể đi Willowbank wildlife reserve 60 Hussey Road, Northwood, Christchurch 8051, New Zealand: công viên hoang dã của thế giới tuyến xe buýt 107 với một điểm dừng gần cổng. iwi, the cheeky Kea, ancient Tuatara, our bush parrot the Kaka and the very rare Takahe.
http://chchattractions.co.nz/en/gondola
- Chiều bắt bus 28 xe thường chạy giữa CHC với Lyttelton để đến Diamond Harbour
http://www.metroinfo.co.nz/timetables/Pages/default.aspx
Những chiếc xe buýt màu đỏ là những phương tiện giao thông công cộng chính xung quanh christchurch và vùng ngoại ô của nó. Nó có giá 12,50 $ từ sân bay, nhưng nếu bạn mua một $ 10 tất cả các vé ngày bạn cũng có thể đi bất cứ nơi nào khác mà bạn muốn. xe buýt màu đỏ sẽ đưa bạn đến Bãi biển New Brighton, bến cảng Lyttleton và gondola. Chỉ cần yêu cầu các tài xế xe buýt cho vé ngày qua vì nó không được quảng cáo bất cứ nơi nào.
Đề nghị điều cần làm trong Diamond Harbour
+ Thị trường Lyttelton Nông dân, sau bữa ăn trưa tại Diamond Harbour. Thứ bảy hàng tuần từ 10:00-13:00 thị trường Lyttelton Nông dân là một điểm thu hút rất phổ biến. Bắt phà đến Diamond Harbour sau khi bạn đã thực hiện mua hàng của bạn và lấy mẫu các goodies ngon và dùng bữa trưa tại Cửa hàng Quốc gia cho thức ăn tuyệt vời và cà phê.
+ Chuẩn bị một bữa ăn ngoài trời và đi đến bãi biển. Purau Bay (ở nửa tốt nhất để triều đầy đủ) Diamond Harbour (stoney bãi biển, nhưng bơi an toàn).
+ Paradise Beach - Charteris Bay
Hướng dẫn bus ở CHC: https://www.virtualtourist.com/trav...860/Transportation-Christchurch-MISC-R-2.html

Chị Trang ơi...phiền chị giúp em lên 1 lịch trình tour các điểm nên tham quan trong 10 ngày ở Úc được ko ạ...Nhóm bạn em có 4 người sẽ khởi hành vào ngày 13/9 (bọn em chắc chắn đi vì đã du lịch cùng nhau vài lần)...Theo như các bài tham khảo em đọc thì bọn em chỉ đi qua 2 thành phố là Sydney và Melbourne...Bọn em bay từ Hà Nội - Melbourn và Sydney Hà Nội...
Bọn em xác định ở Melbourne 4 đêm và Sydney 6 đêm để tham quan trung tâm và các vùng ngoại ô...vì thời gian bọn em ko có nhiều chỉ có 10 ngày nên chị giúp em lên lịch trình những điểm tham quan đẹp nhất,ấn tượng nhất trong và ngoài 2 thành phố này với ạ...Em đã đọc hết bài của chị nhưng ko tưởng tượng được nhiều vì ko có hình ảnh...cả 4 bọn em chưa đi Úc bao giờ và chỉ có duy nhất 1 bạn biết Tiếng Anh,em thì tiếng anh bập bẹ,còn 2 bạn kia thì mù tịt...em phụ trách lên lịch trình,đặt vé máy bay và khách sạn...
Cám ơn chị rất nhiều :(:(:(
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,452
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top