What's new

[Chia sẻ] Hành trình qua Java-Bali, Indonesia 2011

Ánh nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên bãi san hô, biển xanh ngăn ngắt trong suốt như pha lê, gió biển thổi mát rượi lên làn da cháy nắng vì chặng phóng xe máy 250 km lên thăm hồ núi lửa Batur, trên mấy cây bàng Bali gần đó có tiếng đôi cu gáy đang gù nhau giữa mấy con chim sẻ tíu tít... Một đôi nam thanh nữ tú người Nga đang vờn nhau để chụp ảnh cưới...

Cảnh thiên đường này không một Đấng Chúa toàn năng nào, dẫu là Do Thái, Palestine hay Arab, hay Chí nồ mắt híp, dám hủy hoại hoàn toàn, vì ngay cả các ngài cũng cần đi du lịch tránh chốn thiên đàng cũ kỹ...


IMG_5554.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ một đêm khó ngủ chờ transit đi Rome ở một sân bay nhỏ gần Paris. Tôi lang thang giữa những hàng ghế chờ, mò vào các quầy quảng cáo, văn phòng du lịch... Hơ hơ, kẹt giữa một băng ghế là tấm vé đi Lyon của một du khách đãng trí nào đó. Ắt hẳn anh ta đã phát cáu, lục tung đồ đạc lên để kiếm nó, cuối cùng có thể đã lỡ chuyến bay để đi tới một hướng khác của số phận ... Bi kịch hay vận may?

Và rồi tôi tìm thấy cuốn cẩm nang du lịch bằng du thuyền vượt đại dương cruiser, hạng khách VIP. Cuốn tạp chí liệt kê hơn một ngàn điểm du lịch 5 sao bằng cruiser đi khắp thế giới. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có 2: Phuket, và Bali. Từ đó, tôi ước mơ về hòn đảo Bali thiên đường.
 
IMG_3496.jpg

Các khách sạn ở mặt tiền đường Malioboro thường tối thiểu 500.000 rph/phòng nên đành chui vào các hẻm nhánh để tìm cơ hội. Cũng phải 150.000-200.000/phòng mà có khi còn phải dùng vệ sinh chung, có khi không còn cả phòng cho thuê.


IMG_3497.jpg

Tuy vậy, hẻm phố của họ tương đối sạch sẽ. Không thấy rác rưởi bừa bãi như VN, và dân tình hiền lành dễ mến chứ không trợn mắt nhìn người lạ như VN. Chủ khách sạn cũng không có kiểu xua tay đuổi khách, mặc dù khách này thuộc dạng cà chớn đòi đi xem phòng đủ kiểu.


IMG_3658.jpg

Có tìm thì sẽ thấy, đi sâu hơn vào hẻm thứ 2 tụi tớ tìm được 1 khách sạn với giá 95.000 rph/phòng.


IMG_3500.jpg

Phòng tương đối sạch, vệ sinh riêng (xí xổm, không có vòi tắm mà dùng bể nước với gáo), có quạt máy (thế là đủ vì mặc dù gần xích đạo hơn nhưng Indo giữa biển nên khí hậu mát mẻ hơn VN). Giá phòng bao gồm cả ăn sáng, trà và nước nóng. Tuy nhiên cần hỏi phục vụ mới có khăn tắm và chăn đem ra. Tuy nhiên, cái đám Indo này giống hệt VN ở 1 điểm: bừa bãi luộm thuộm - mấy đồ dùng làm xong là cứ vứt bừa ra trước phòng.


IMG_3657.jpg

Cũng là hình hoa lá chim thú, nhưng văn hóa Ấn Độ hóa có biến thể khác hẳn các điêu khắc Nho giáo của VN.


IMG_3504.jpg

Tắm rửa thay đồ xong là lên đường được rồi. Trên ảnh là dấu vết của một lễ cúng thần ngay giữa con hẻm.


IMG_3499.jpg

Bảng tin khu phố bên hẻm.
 
IMG_3505.jpg

Nước dừa - có thêm mật và dừa non nạo.


IMG_3508.jpg

Dân Indo không ăn nhiều rau. Đi về miền quê cũng không thấy trồng nhiều rau quả hoa trái như mình mà chủ yếu là cây công nghiệp và lúa. Trong thời gian ở Java, tuyệt nhiên không thấy một con chó hay một con heo nhỏ nào, dù chỉ cái đuôi của chúng thôi cũng không có.


IMG_3506.jpg

Một người chơi nhạc kiếm cơm.

IMG_3512.jpg

Malioboro


IMG_3513.jpg

Một công trình từ thời thực dân Hà Lan, hiện là ngân hàng.


IMG_3515.jpg

Sắp đến Tết Trung thu


IMG_3516.jpg

Con búp bê trên cùng bên trái là nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Indo.
 
IMG_3517.jpg

Theo Lonely Planet, tớ hướng đến kraton, tức là Cung điện cũ của sultan vùng này.


IMG_3519.jpg

Ở giữa khoảng sân rộng cỡ sân bóng đá là hai cây như cây đa, được rào cẩn thận. Cần nói thêm là khắp nơi ở Indo đều có cây đa, đánh dấu một công trình công cộng quan trọng của xóm làng, giống như hình ảnh cây đa sân đình miền bắc VN.


IMG_3522.jpg

Rào cây đa có khóa cẩn thận

IMG_3524.jpg

Tớ bỏ qua kraton không vào vì không thấy có gì hấp dẫn (theo LP).


IMG_3528.jpg

Mua 1 cân mận hết tới 10.000 rph sau khi trả giá từ 20.000. Cái dân Indo gian tà ở chỗ này: họ trả tiền thối từng tờ một, nếu khách không để ý là họ lờ luôn. Nhưng khác dân Việt ở chỗ: khi tớ trừng mắt nhìn họ là họ đưa mắt nhìn biết lỗi và trông rất gian, rồi trả lại tiền chứ không phản ứng vênh váo như dân Việt. Sau 9 ngày ở Indo tớ tạm kết luận là nếu dân Việt ăn cướp, hoặc dễ dàng chuyển từ ăn cắp sang ăn cướp, còn dân Indo thì chỉ quen ăn cắp vặt mà thôi.
 
IMG_3533.jpg

Tớ hỏi dân địa phương đường đi tới lâu đài nước (Water Castle), dân tình dễ mến và nhiệt tình chỉ dẫn, mặc dù có vẻ như họ không biết ước lượng khoảng cách cho lắm.


IMG_3535.jpg

Một chốt (điếm canh) ở góc phố. Ta để ý bộ mái gãy truyền thống vùng Java. Bộ mái này ban đầu dùng cho mái rơm rạ. Và để thoát nước mưa nhanh nên độ dốc rất lớn. Vậy nhưng bộ mái rơm ở VN tại sao lại không dốc đến vậy? Là vì ở miền bắc VN thời tiết dông bão nhiều, mái mà cao và to sẽ bị bốc đi ngay mùa mưa đầu tiên. Từ đó có thể suy ra Indonesia không mấy khi có bão lớn.


IMG_3538.jpg

Trước mặt là phế tích lâu đài nước. Nhiều hộ dân sinh sống lẫn lộn ngay giữa quần thể này.
 
Người Việt là một giống người kết hợp giữa giống Mongoloid từ Trung Hoa lục địa với người Java đi thuyền đến.

Cái kết luận trên phải cẩn thận bác ạ, chắc chắn sẽ có nhiều người không đồng ý với điều đó. Trong đó có tôi. Nhưng không bàn ở đây.

Dưới triều đại của vua Wirakramawardhana, quan hệ giao hảo với các lân bang được duy trì rất tốt. Điều này được xác nhận bởi chuyến thăm của Cheng Ho, sứ thần của phái đoàn Hoàng đế Trung Hoa tới thăm triều đình Mahajapit để xác lập quan hệ triều cống thần phục Trung Nguyên.

Kết luận là Triều cống thần phục Trung Nguyên xem ra vội vàng. Tôi không nghĩ là họ thần phục gì cả, mà đó là quan hệ giao hảo có đi có lại. Cheng Ho (Trịnh Hòa) vượt biển mang theo nhiều đồ quý của Trung Hoa, và trên đường liên tục gặp gỡ với các quốc gia, dân tộc khác. Rất có thể khi về ông ta nói rằng vùng đất nọ kia đã thần phục Trung Nguyên, dâng lễ vật triều cống này nọ, nhưng thực ra đó là quà qua lại, để đối đãi với nhau. Trung Hoa thời đó lúc nào chả coi nơi khác là thần phục mình.

Họ nghĩ thế kệ họ, nhưng theo tôi mình không nên nghĩ thế.
 
IMG_3539.jpg

Bỏ ngoài tai lời mời mọc của đám cò mồi làm tourguide, tớ cứ đi theo cảm nhận. Trên hình ta thấy những cái tháp phía bên phải chính là cửa sổ lấy sáng cho đường hầm dẫn vào Lâu đài Nước.


IMG_3550.jpg

Đường hầm


IMG_3548.jpg

Cái tháp hồi nãy


IMG_3555.jpg

Cửa ra
 
IMG_3558.jpg

Cửa vào, vé 25.000 rph/người nước ngoài.


IMG_3563.jpg

Tổng thể cả khu


IMG_3561.jpg

Có hai con rồng làm tớ rất chú ý

IMG_3564.jpg

Ta để ý con rồng này rất giống các con rồng thời Lý của VN: thân hình rắn, không có vẩy, không có chân và uốn mềm mại nhiều lần, khác hẳn các con rồng thời Lê Nguyễn sau này bị ảnh hưởng Nho giáo có vẩy, có chân, có móng và râu tỏ rõ oai quyền của nhà vua.

IMG_3565.jpg



IMG_3570.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,576
Bài viết
1,153,787
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top