What's new

[Chia sẻ] Hành trình theo bước chân vua Gia Long.

Cái hành trình này có vẻ tương đối dài nhưng mà mấy bạn thử đi xem xem nó gian khổ đến đầu. Địa điểm đầu có thể là ở Thanh Hóa, Nghệ An gì đó. Hồi xưa đi có thể bằng ngựa, bây giờ có thể ai đi xe máy hay xe đạp cũng được. Sau khi qua Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, tiếp theo chạy xuống Huế, Quy Nhơn, Khánh Hòa, thẳng đến Sài Gòn Gia Định. Tiếp theo qua Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau, Rạch Giá. Đi tàu ra Phú Quốc. Quay lại đến An Giang, qua Campuchia. Kế tiếp qua Bangkok, Thái Lan. Rồi đi ngược đến Xiêm Riệp, về Việt Nam bằng Tây Ninh, đến Sài Gòn. Qua Khánh Hòa , Quy Nhơn, ghé Huế thăm cung điện. Kế tiếp chạy ra Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội rồi quay trở lại Quảng Nam, đến Huế tham quan lăng mộ vua Gia Long. Coi như một hành trình khoảng 4000km.
 
Ai có điều kiện thì có thể qua Bắc Kinhh tham quan cung điện nhà Thanh hay qua Pháp chơi một chút cũng được. Cái này hơi ngoài hành trình một chút. He he
 
Thêm một số hình ảnh minh họa thành Gia Định tại Sài Gòn được vua Gia Long chỉ định xây theo kiểu Châu Âu
Ở hình dưới có thể thấy hình như trước đây có 1 pháo đài nằm trên sông trước cảng Ba Son
Thanh_Gia_Dinh_xua.jpg


Mo_ta.jpg

http://netxua.vn/wp-content/uploads/2012/12/Mo_ta.jpg

Thêm một số di tích còn lại của thành Gia Định
Cổng thành Gia Định chỉ còn bấy nhiêu và bị phủ sơn, xi măng mới. Vị trí chỗ này nằm đôi diện Lang ông phía đường Đinh Tiên Hoàng
19253445.jpg

http://static.panoramio.com/photos/large/19253445.jpg

Theo nhiều người thì lăng Trương Tấn Bửu cũng là một di tích quan trọng của thành Gia Định, vị trí Lăng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh, 8, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh. Trương Tấn Bửu là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
Năm Quý Mùi (1823) , theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bịnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825). Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi.
Di tích này có vẻ hoang tàn, u ám, ghê rợn. Chắc vì tồn tại đã rất lâu nên có vẻ khá ma quái.
image_gallery

http://www.phunhuan.hochiminhcity.g...-b79a-d6dcdff0dad0&groupId=83&t=1252030020021
4.jpg

image_gallery

http://www.phunhuan.hochiminhcity.g...-860b-fa7a3e83fcc4&groupId=83&t=1252029968808

Dinh Norodom xưa nằm ở vị trí dinh Thống Nhất hiện nay
3538030.jpg

http://static.panoramio.com/photos/large/3538030.jpg
 
Văn miếu Trấn Biên tại Đồng Nai cũng là một di tích quan trọng trên hành trình đến phương Nam của vua Gia Long. Lăng này được xây vào năm năm 1715 tại xứ Đàng Trong. Năm 1861 bị Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Đây là một nơi phục hồi hoàn toàn mới dựa theo mô hình cũ, có giá trị du lịch và tâm linh, ko có giá trị lịch sử gì nhiều.
images797453_10_Tran_Bien.jpg

http://baodongnai.com.vn/dataimages/201212/original/images797453_10_Tran_Bien.jpg
Sotaydulich_Dpc_mien_dat_nuoc_Van_mieu_Tran_Bien_01.jpg

http://sotaydulich.com/userfiles/im...h_Dpc_mien_dat_nuoc_Van_mieu_Tran_Bien_01.jpg
 
Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy ; là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên lúc Trịnh và Nguyễn đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào Tây Sơn nổi dậy (1771). Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông và hai em chạy nạn vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình trên cù lao Dài, nằm giữ sông Bang Tra và sông Cổ Chiên; nay thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:

Kênh Thoại Hà: khởi đào vào năm 1818, dài hơn 30 km, nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá). Đào xong được vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi (Thoại Sơn) và tên kênh (Thoại Hà).
Kênh Vĩnh Tế: đào theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc-Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan). Kênh dài hơn 87 km, huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm 1819-1824 (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế.
Lộ Núi Sam-Châu Đốc, dài 5 km, làm từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử nhà Nguyễn có đoạn chép: "Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân"

Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam

800px-L%C4%83ng_Tho%E1%BA%A1i_Ng%E1%BB%8Dc_H%E1%BA%A7u.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikiped...ại_Ngọc_Hầu.jpg/800px-Lăng_Thoại_Ngọc_Hầu.jpg

800px-Ngh%C4%A9a_tr%E1%BB%A7ng.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d6/Nghĩa_trủng.jpg/800px-Nghĩa_trủng.jpg

Hình xưa
135183443850935b464a917.jpg

http://vietlandmarks.com/upload/135183443850935b464a917.jpg
 
Theo tài liệu lịch sử, sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho phá bỏ cung điện nhà Lê để thị uy quyền lực và cho xây lại tòa thành nhỏ hơn. Vì vậy những hình ảnh thấy được và hiện vật mà cho là từ 1000 năm thật ra được xây vào thời Gia Long
1.jpg

http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/hiep/082013/20/09/1.jpg

t378714.jpg

http://img.news.zing.vn/img/378/t378714.jpg

sua-ve-tham-quan-hoang-thanh-thang-long.jpg

http://media.thethaovanhoa.vn/2013/01/29/08/44/sua-ve-tham-quan-hoang-thanh-thang-long.jpg

dien%20kinh%20thien.jpg

http://nd.vietsoftpro.com/nd.nsf/0/E2975A2574DCF6BC47257AD3005A269F/$FILE/dien%20kinh%20thien.jpg
Điện Kính Thiên trước đây được xây nhỏ lại

image001.hanoi-1.jpg

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/gioang/image001.hanoi-1.jpg

Những hiện vật này cho rằng có cách đây vào thời Lý, điều này có đúng không thì phải xem lại? Nhìn như mới nung.
 
Last edited:
Theo nhà Phật có câu "gieo nhân nào gặp quả đó". Dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vua quan gây chiến tranh đau thương cho dân chúng khiến nhiều cuộc khởi nghĩa của dân nổi dậy, trong đó Tây Sơn nổi dậy và giết chết dòng họ nhà Gia Long. Tây Sơn sau khi hái quả lại gieo nhân và đến lượt Gia Long trả thù (không dưng không cớ gì lại để một đứa trẻ trong trắng rửa hận cho cả dòng họ mà nói ra đó là một điều lạ lùng). Cho nên mượn tiếng chuông chùa Thiên Mụ ở Huế để kết bài viết này trong sự bi thương của dân tộc Việt Nam. Kết thúc một hành trình đẫm máu, thù hận nhưng có sức hấp dẫn, lôi cuốn không thể không phượt hành trình này được.
[video=youtube;YYGSJ5DuINE]http://www.youtube.com/watch?v=YYGSJ5DuINE[/video]
 
Last edited:
Đi theo hành trình của vua Gia Long thì mới biết vì sao đất Campuchia lại trở thành đất phía Nam của Việt Nam:
Thứ nhất là do lãnh thổ đế chế Khmer trước đây rộng lớn, sau đó bị chia ra các nước nhỏ. Trong đó có Xiêm và Miên. Xiêm Miên đánh nhau liên tục dẫn đến quân đội và dân cư ngày càng suy giảm. Số dân của Miên trên miền Nam bấy giờ rất thưa thớt so với thời kì văn hóa Óc Eo và đế chế Khmer. Những nhóm người này không đủ sức mạnh để bảo vệ vùng đất của họ, đất miền Nam hầu như vắng chủ.
Thứ hai, một bộ phận người Minh Hoa không khuất phục triều đại mới là Đại Thanh đã theo những con thuyền lớn trôi dạt trên biển, một số đã đến Đài Loan, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan và trong đó có Việt Nam. Cũng nhờ bộ phận này mở mang phần lớn đất đai ở các vùng phía Nam. Sau này họ chịu sáp nhập với quân Gia Long để có người bảo vệ họ chống lại giặc cũng như tội phạm.
Thứ ba là nhiều người Việt bị lưu đày hay bị bắt đi khẩn hoang vùng miền Nam.
Thứ tư là những người Pháp cũng muốn đi đến chỗ này.
Cuối cùng thì những người này gồm có người Việt (Bắc, trung), Pháp, Minh Hoa, Miên, triều đình Gia Long... đã phải liên kết với nhau để chống chọi lại nhiều thế lực hay thú dữ. Họ đều có những mối thù từ cố hương hay phải xa quê bỏ xứ đi đến những chân trời góc biển để lập nghiệp... Chính điều này khiến những người trên đã đồng cảm với nhau và cùng nhau khai thác một miền Nam rộng lớn. Từ đó, phần đất của người Miên bỏ hoang từ từ biến thành đất người Việt. Cũng từ sự đồng cảm mà người Nam thường có tính dễ chịu và thương yêu nhau hơn những vùng miền khác, họ sống hòa đồng, giản dị và giúp đỡ lẫn nhau. Dù rằng mang quê quán Hoa, Bắc hay Campuchia nhưng người miền Nam lại ko thích quê của họ cũng là do phải bỏ xứ mà đi. Ngày nay, sau bao nhiêu năm xa quê, hầu như người Nam đã có quê hương mới ở miền Nam và bỏ luôn giọng bản xứ, thay bằng giọng nói mộc mạc Nam Bộ dù rằng họ từ nhiều nơi đến.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top