Đầu năm 2016 là khoảng thời gian khó khăn nhất của tôi. Đời sống cá nhân nát bấy như một nồi cám lợn. Cộng thêm việc về quê ăn tết với một đứa con gái tuổi ngoài 25 thì mọi người cũng hiểu mức độ bi thảm nó ở level nào rồi đấy. Cách duy nhất để giải toả căng thẳng khi không thể đi đâu là ngồi vạch ra một cái to-do-list. Trong cái To-do-list ấy nhất định phải có một chuyến đi. Và tôi đặt cho mình mục tiêu phải đến Đôn Hoàng.
Đôn Hoàng chỉ là một nút nhỏ trên con đường tơ lụa huyền thoại xuyên lục địa Á Âu. Nhưng tôi thích nó vì cái tên nghe đậm màu lịch sử. Đôn Hoàng – cửa ngõ bước sang Tây Vực, nơi giao thoa của những nền văn hoá khổng lồ. Đôn Hoàng – mảnh đất rìa Đông sa mạc Takla Makan, nơi những đoàn lạc đà đi cùng thương lái mang tơ lụa sang giao thương với xứ sở Trung Đông huyền bí. Đôn Hoàng – nơi Kumarajiva từng sống và dịch những trang đầu tiên của Kinh Phật từ tiếng Phạn, giúp Phật giáo lan truyền rộng rãi khắp Trung Hoa. Đôn Hoàng – mảnh đất ám ảnh tôi như một lời nguyền.
Tôi bắt đầu lên kế hoạch từ tháng 3. Ngay cả không rủ rê được ai tham gia cùng thì tôi vẫn sẽ đi – một mình. Ban đầu, tôi muốn đi cả Sertar nữa. Nhưng rồi vướng sự kiện quy hoạch lại tu viện Larung Gar nên tôi đành bỏ, mặc cho một bác tài địa phương thề thốt với tôi là bác sẵn sàng dẫn tôi vào chui nếu tôi muốn. Sát ngày tôi đi, bác tài vẫn chat rủ rê tôi. Và thực tế là Sertar chẳng hề bị phá huỷ hay phong toả như dân tình gào thét.
Quay trở lại chủ đề chính. Vì kế hoạch thay đổi nên tôi đã chọn Labrang và Lhamu là điểm dừng chân thay thế Sertar. Vẫn là một khu tự trị dân tộc Tạng, nhưng là khu vực phía Nam tỉnh Cam Túc – Cam Nam. Labrang là một trong 6 tu viện lớn nhất của phái Geluk Mũ Vàng, nơi có hành lang bánh xe Thời Luân dài nhất. Lhamu lại là ngôi chùa lớn nằm chênh vênh giữa ranh giới hai tỉnh Xuyên-Cam, nơi tôi có thể chứng kiến tận mắt Thiên Táng trong truyền thuyết. Tôi chưa biết mình sẽ làm gì ở đó, nhưng tôi nghĩ rằng dù chẳng làm gì cả, mang sách ra đọc dưới hiên chùa cũng là một trải nghiệm thú vị. Và tuyệt vời hơn nữa là, tôi nghĩ rằng tháng 11 nơi ấy tuyết sẽ rơi.
Lịch trình của tôi chốt lại như thế này sau N lần chỉnh sửa:
* Ngày 1: Hà Nội-Thành Đô
* Ngày 2,3: Urumqi
* Ngày 4,5,6: Đôn Hoàng
* Ngày 7: Gia Dục Quan
* Ngày 8,9,10: Trương Dịch
* Ngày 10~15: Lan Châu-Labrang-Lhamu-Lan Châu
* Ngày 16: Thành Đô-Hà Nội.
15 ngày tất cả, trong đó có 6 ngày tôi đi một mình. Chẳng sao hết, tôi thậm chí còn thấy hưng phấn với 6 ngày độc hành đó hơn cả. Có lẽ tại tôi tự kỷ quen rồi chăng?
Hành trình này của tôi mới chỉ được phân nửa con đường Tơ Lụa đoạn nằm trên lãnh tổ Trung Quốc. Tôi để dành nửa còn lại cho chuyến đi Trung Á sau này. Trung Á và Bắc Cương – vẻ đẹp Tân Cương đích thực mà tôi chưa thể chiêm ngưỡng.
Tôi khởi hành vào ngày 6/11, thời điểm này mùa đông đã gõ cửa xứ người. Hành lý của tôi là một vali đầy quần áo rét, tôi còn tậu một em gấu chó sạc điện chuyên để ôm lúc ngủ cho đỡ lạnh. Và lần đầu tiên trong đời, tôi đầu tư một em DSLR – tôi phải ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp trên cung đường này, vì trải nghiệm đó chỉ đến một lần trong đời.
15 ngày tôi rong ruổi không ngừng khắp những sân bay, ga tàu, bến xe đò đường dài, 15 ngày tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. 15 ngày tôi là chính tôi, hoang dại, điên rồ nhưng hạnh phúc. Tôi đã không còn là con nhỏ mộng mơ về việc nắm tay anh đi khắp thế gian. Tôi đi vì chính tôi, vì khát khao khám phá chưa lúc nào ngủ yên trong huyết quản. Tôi cũng đã tập viết nhật ký hành trình, để mỗi lần đọc nó tôi sẽ như được sống lại những ngày tháng rong ruổi ấy.
Đôn Hoàng chỉ là một nút nhỏ trên con đường tơ lụa huyền thoại xuyên lục địa Á Âu. Nhưng tôi thích nó vì cái tên nghe đậm màu lịch sử. Đôn Hoàng – cửa ngõ bước sang Tây Vực, nơi giao thoa của những nền văn hoá khổng lồ. Đôn Hoàng – mảnh đất rìa Đông sa mạc Takla Makan, nơi những đoàn lạc đà đi cùng thương lái mang tơ lụa sang giao thương với xứ sở Trung Đông huyền bí. Đôn Hoàng – nơi Kumarajiva từng sống và dịch những trang đầu tiên của Kinh Phật từ tiếng Phạn, giúp Phật giáo lan truyền rộng rãi khắp Trung Hoa. Đôn Hoàng – mảnh đất ám ảnh tôi như một lời nguyền.
Tôi bắt đầu lên kế hoạch từ tháng 3. Ngay cả không rủ rê được ai tham gia cùng thì tôi vẫn sẽ đi – một mình. Ban đầu, tôi muốn đi cả Sertar nữa. Nhưng rồi vướng sự kiện quy hoạch lại tu viện Larung Gar nên tôi đành bỏ, mặc cho một bác tài địa phương thề thốt với tôi là bác sẵn sàng dẫn tôi vào chui nếu tôi muốn. Sát ngày tôi đi, bác tài vẫn chat rủ rê tôi. Và thực tế là Sertar chẳng hề bị phá huỷ hay phong toả như dân tình gào thét.
Quay trở lại chủ đề chính. Vì kế hoạch thay đổi nên tôi đã chọn Labrang và Lhamu là điểm dừng chân thay thế Sertar. Vẫn là một khu tự trị dân tộc Tạng, nhưng là khu vực phía Nam tỉnh Cam Túc – Cam Nam. Labrang là một trong 6 tu viện lớn nhất của phái Geluk Mũ Vàng, nơi có hành lang bánh xe Thời Luân dài nhất. Lhamu lại là ngôi chùa lớn nằm chênh vênh giữa ranh giới hai tỉnh Xuyên-Cam, nơi tôi có thể chứng kiến tận mắt Thiên Táng trong truyền thuyết. Tôi chưa biết mình sẽ làm gì ở đó, nhưng tôi nghĩ rằng dù chẳng làm gì cả, mang sách ra đọc dưới hiên chùa cũng là một trải nghiệm thú vị. Và tuyệt vời hơn nữa là, tôi nghĩ rằng tháng 11 nơi ấy tuyết sẽ rơi.
Lịch trình của tôi chốt lại như thế này sau N lần chỉnh sửa:
* Ngày 1: Hà Nội-Thành Đô
* Ngày 2,3: Urumqi
* Ngày 4,5,6: Đôn Hoàng
* Ngày 7: Gia Dục Quan
* Ngày 8,9,10: Trương Dịch
* Ngày 10~15: Lan Châu-Labrang-Lhamu-Lan Châu
* Ngày 16: Thành Đô-Hà Nội.
15 ngày tất cả, trong đó có 6 ngày tôi đi một mình. Chẳng sao hết, tôi thậm chí còn thấy hưng phấn với 6 ngày độc hành đó hơn cả. Có lẽ tại tôi tự kỷ quen rồi chăng?
Hành trình này của tôi mới chỉ được phân nửa con đường Tơ Lụa đoạn nằm trên lãnh tổ Trung Quốc. Tôi để dành nửa còn lại cho chuyến đi Trung Á sau này. Trung Á và Bắc Cương – vẻ đẹp Tân Cương đích thực mà tôi chưa thể chiêm ngưỡng.
Tôi khởi hành vào ngày 6/11, thời điểm này mùa đông đã gõ cửa xứ người. Hành lý của tôi là một vali đầy quần áo rét, tôi còn tậu một em gấu chó sạc điện chuyên để ôm lúc ngủ cho đỡ lạnh. Và lần đầu tiên trong đời, tôi đầu tư một em DSLR – tôi phải ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp trên cung đường này, vì trải nghiệm đó chỉ đến một lần trong đời.
15 ngày tôi rong ruổi không ngừng khắp những sân bay, ga tàu, bến xe đò đường dài, 15 ngày tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. 15 ngày tôi là chính tôi, hoang dại, điên rồ nhưng hạnh phúc. Tôi đã không còn là con nhỏ mộng mơ về việc nắm tay anh đi khắp thế gian. Tôi đi vì chính tôi, vì khát khao khám phá chưa lúc nào ngủ yên trong huyết quản. Tôi cũng đã tập viết nhật ký hành trình, để mỗi lần đọc nó tôi sẽ như được sống lại những ngày tháng rong ruổi ấy.