Sau khi no nê với trái mít chúng tôi qua điểm tham quan tiếp theo đó là chùa Tây Phương. Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa lớn nhất của ngọn núi này về quy mô và hoành tráng.
Xuống tới Chùa khách thập phương khá đông nhưng chúng tôi vẫn được đón tiếp chu đáo. Tại đây chúng tôi lại được ăn một bữa cơm. Từ đêm qua tới sáng, tới lúc này (khoảng 2h chiều) Chúng tôi toàn ăn lương khô. Cơm Chùa thật ngon cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen nha. Lúc này ai cũng ham ăn nên chẳng ai thèm chụp những món ăn ở đây. Trong đoàn có một tay chụp ảnh phóng sự kì cựu, chuyên nghiệp nhưng tiếc là chị ấy không ăn nên…Để nhớ lại lúc đó xem chúng tôi đã làm thiệt hại của chùa như thế nào: 2 thố cơm, 3 dĩa mít kho, 2 tô canh cải, 2 thố mỳ tôm + rau , bốn dĩa rau sống, 2 chén xì dầu và một vài món nữa mà không nhớ…Đặt biệt một ca trà đá bự chà bá lửa(c). Không biết do đoàn chúng tôi dễ thương, tốt bụng nên được ưu ái vậy hay là do tài ngoại giao của trưởng đoàn nhỉ?.
Bên cạnh cuộc sống an nhàn hồi trưa ở đây cũng có những con người cơ hàn, cực khổ.Chúng tôi thấy những thợ làm đá. Họ phá đá bằng tay, bằng nỏ sắt, bằng bùa tạ,và bằng một tinh thần rất thép. Nếu ai đó trong chúng tôi được giao việc của họ tự nghĩ chắc chắn sẽ không làm nỗi. Công việc nặng nhọc, tỉ mỉ, cần có kinh nghiệm lẫn kỹ thuật. Tiền công chắc chỉ đủ để có thêm con cá vài lát vài thịt, dư dã có lẽ là không… Cũng may chúng tôi có một công việc khác, tuy khó khăn nhưng nhẹ nhàn hơn, tuy cực khổ nhưng mồ hôi đổ xuống vẫn ít hơn. Cho dù tiền lương chúng tôi có bằng họ đi chăng nữa nhưng chúng tôi vẫn có thời gian rảnh để phượt, còn họ thì không. Chúng tôi may mắn hơn họ nhiều thứ. Biết mỗi người một công việc nhưng chúng tôi vẫn mong họ sẽ khấm khá hơn.
***
Ở chùa Tây Phương có mấy con khỉ khá nghịch ngợm và phá phách, mọi người có vẻ không thiện cảm với đám tề thiên này, trong chùa có đề những cái bảng “không cho khỉ ăn”. Mọi người có ngang đây nên cẩn thận với chúng kẻo mất mũ, kẹp tóc, hay máy chụp hình nhen.
Chùa Tây Phương cũng là điểm cuối cùng của chuyến đi này. Từ đây chúng tôi được mọi người chỉ đường về lại Suối Tiên nơi mà chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình.
Con đường về lại suối Tiên là một cực hình trong chuyến hành trình này. Đây là đoạn dốc, cao và gắt nhất. Những bước chân uể oải leo lên, mọi người đều cảm thấy mệt (vì mang theo cái balô thêm một cái bụng đầy cơm canh còn gì

). Leo lên dốc đúng là bở hơi tai có những đoạn không đi được mà phải trèo. Ếch đầy đường không biết có ai chụp không=)).
Lúc này mọi người không theo trưởng đoàn nữa, một nhóm gồm hai nam hai nữ đã tách ra đi trước. Lòng vòng một hồi lâu cuối cùng nhóm đi trước cũng ra khỏi rừng, đi ngược lên cổng chùa Phật Quang ra đường lộ để về lại suối Tiên. Nhóm đi trước có vẻ lời, họ gặp một cái cáp chuyển đồ từ đường xuống Chùa vậy là chạy lại hì hục khiêng giúp, rồi ngồi luôn không chịu xuống kết quả là… tèn tèn được đi lên dốc một đoạn xa mà không phải bước.
Nói nhỏ cho mọi người nghe nhen hôm đó cùng đi lên bằng cáp Cò ngồi gần một bác. Bác ấy nhìn 2 bạn Cobala và Honhi rồi hỏi Cò “hai cô í là người nước ngoài hả?”. Hơi bất ngờ với câu hỏi của bác ấy Cò hỏi tại sao thì bác ấy trả lời:
tại hai bạn í có một nét gì đó hay hay và bụi bụi. Oạch!
Tại sao bác ấy không hỏi Cò và Cattuhan câu đó nhỉ! ít ra Cò và Cattuhan không to bự giống như Tây nhưng nhìn cũng giống người Lào hay Campuchia gì đó chứ.
Vì tác giả bải viết này đi trước nên không biết nhóm sau đi như thế nào. Nghe đâu họ có qua chùa Hang, hấp dẫn nhất là họ còn thấy nguyên một bầy tiên đang tắm:S. Vậy ai đi nhóm sau kể cho mọi người nghe với nhen. Đặt biệt là kể thật chi tiết cái đoạn thấy tiên tắm hay tắm tiên gì gì đó đó

.