What's new

[Chia sẻ] Kampuchia-Thailand 2003

Đầu năm cháu lười lao động quá. Cháu là con nghiện lười :( không chữa được

Thôi vậy thì cháu xin lôi chuyện xưa ra kể cho vui vậy. Ôn lại thuở hàn vi, cái thời mà làm cả năm vắt mũi bỏ miệng, ke re cắt rắt hỏng dám ghé quán uống cà phê chớ đừng nói uống bia, cái thời quần áo bận cả năm 1 bộ, thời còn chưa biết chứng khoán là gì, thời Lady Gaga còn mũi dãi lòng thòng...

Chuyện cháu ngô nghê, tổng hợp từ những ghi chép hồi đó, cộng với khoảng lùi gần 7 năm :LL để ngắm nghía, có giá trị mốc xì hơn giá trị thực tế, giúp bạn hữu trên này đối chiếu mà rung bụng cười cho đã đầu năm.

Bởi vì đối chiếu nên em cứ phang cả những chi tiết first-hand memory, những giá cả đã lỗi thời, những hình ảnh mốc meo... Bằng hữu có chấp nhận hay không cũng đành chịu (beer)
 
Kế đó là đền Baphuon và Phimeanakas - đây là cụm các công trình thuộc cung vua Hủi nằm trong Angkor Thom. Tất cả đều đã được Châu Đạt Quan, một nhà ngoại giao triều Nguyên (thế kỷ 13) mô tả trong bút ký Chân Lạp phong thổ ký. Chân Lạp phong thổ ký có nhiều chi tiết về sinh hoạt của người Angkor, khác biệt với Nguyên triều, thực ra do nhãn quan Trung Nguyên của người Hán lúc nào cũng cho mình là trung tâm.

“Sân Vua Hủi”. Tới cung của các bà vợ vua. Bước vào 1 mê cung những phù điêu các bà vợ vua. Bên các bà là những lính canh cầm gươm oai phuông lẫm lẫm. Một số lính canh đặt cả tay lên đùi hay lên ngực các bà. Phù điêu cực đẹp, làm bằng sa thạch đỏ. Theo lời người hướng dẫn thì cung này lớn hơn cả cung vua ở vì có lẽ do số lượng các bà đông quá.

185_resize.jpg


183_resize.jpg



terrace20of20leper20king201.jpg



terrace20of20leper20king205.jpg



terrace20of20leper20king203.jpg
 
Angkor Thom, kinh đô cuối cùng, thực sự là một “Thành phố vĩ đại” đúng như tên gọi của nó, là trung tâm tôn giáo và hành chính của của Đế chế Khmer to lớn và đầy quyền uy. Nó lớn hơn bất cứ thành phố nào ở Châu Âu vào cùng thời kỳ và đã từng chứa đựng một cộng đồng khổng lồ – khoảng gần một triệu người. Giữa các bức tường của nó là nơi ở của nhà vua, hoàng gia và các quan lại, các tướng lĩnh và thầy tư tế, trong khi các cư dân còn lại sống bên ngoài tường thành.

Đường dẫn vào thành băng qua hào nước dẫn bạn tới nhóm tượng đá gồm 54 tượng thần ở mỗi bên – thần thiện ở bên trái và thần ác ở bên phải – tổng cộng là 108 vị gác cho mỗi cổng trong số năm cổng dẫn vào Angkor Thom. Các thần ác có vẻ mặt nhăn nhó và đầu đội mũ chiến trong khi thần thiện có vẻ mặt thanh bình, cặp mắt hình hạnh nhân và đội mũ hình chóp. Các thần cùng ôm cái thân mình dãn dài của naga, con rắn thần đang uốn cao chín cái đầu của mình thành hình nan quạt. Trong năm cổng này thì ba cổng nằm ở phía Nam, phía Bắc, phía Tây và hai cổng ở phía Đông, trong đó có Cổng Chiến thắng. Mỗi cổng (gopura) cao 23 m, có tượng bốn đầu người quay về bốn hướng. Ở chân cổng còn có những trụ voi ba đầu rất đẹp, vòi đang cuốn những đóa sen như vừa lấy từ hào nước lên.

Các công trình của hoàng gia được xây bằng gỗ, ngày nay đã bị huỷ hoại hoàn toàn nhưng những phế tích đá của các đền đài còn lại giúp ta dễ dàng hình dung mức độ vĩ đại của thành đô này. Ở đây ta có thể lang thang hàng buổi giữa các Bayon, Sân Voi, Sân Vua Hủi, Prasat Suor Prat, 12 tháp đá “Nhà ngục của Trời” cũng như các ngôi đền có niên đại cổ hơn Baphuon và Phimeanakas – tất cả đều nằm giữa các bức tường của Angkor Thom. Tường thành bao quanh Angkor Thom cao 8m, có chu vi hình vuông mỗi cạnh 3 km, bên ngoài là hào nước rộng khoảng 100 m.

Con đường từ phía Nam, từ Siem Reap đi lên sẽ đưa bạn thẳng tới Bayon. Một phù điêu trên đầu hồi tìm thấy năm 1925 mô tả Bayon như một ngôi đền thờ Phật. Dù đã tiến hành nhiều nghiên cứu, đối với các nhà khảo cổ học và sử học thì trong khu Angkor, Bayon vẫn là một ngôi đền chứa nhiều điều bí ẩn. Ý nghĩa biểu tượng, hình dáng, những thay đổi trên thiết kế của các triều vua sau cho đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Bayon được xây dựng gần 100 năm sau Angkor Wat, vào khoảng cuối thế kỷ 12. Trong khi kết cấu gốc và những phần ra đời sớm nhất của ngôi đền này vẫn còn chưa được biết thì có một điều nay ta đã rõ là Bayon vốn được xây trên nền một ngôi đền cổ, công việc xây dựng đền không diễn ra liên tục và trải qua hàng loạt sự thay đổi trong thiết kế. Bayon mà ta thấy ngày nay với khối trung tâm to lớn có niên đại là thế kỷ 13 và theo phong cách nghệ thuật thuộc về giai đoạn của thời kỳ thứ ba và thời kỳ cuối. Mục đích của Jayavarman VII là xây dựng lại kinh đô nhằm đem về cho vương quốc một sức sống mới, một tương lai tươi sáng cho dân tộc Khmer. Để thực hiện điều này, ông cho xây Bayon có kiến trúc một ngôi đền núi với quy mô thật vĩ đại.

Thiết kế của Bayon hoàn hảo từ mọi góc độ tiếp cận, tạo nên sự cận đối và hài hoà tuyệt vời. Trên 200 khuôn mặt tạc trên 54 ngọn tháp đem lại cho ngôi đền một vẻ huyền ảo, đường bệ khó tả. Các khuôn mặt có cặp môi dài, đầy đặn nhưng trông không thô, khoé môi hơi nhếch cong, cặp mắt dịu dàng khép nhẹ trong tĩnh lặng khiến bạn như bị thôi miên. Vẻ mặt ấy, cuốn hút du khách một cách lạ lùng, được gọi là “Nụ cười của Angkor”. Ý nghĩa của nụ cười ấy cho đến nay vẫn là điều bí ẩn, dù hầu hết các học giả đều đồng ý rằng chúng thể hiện một tư thế thiền định của Phật giáo, và khuôn mặt ấy chính là hình ảnh của đức vua Jayavarman VII của Angkor Thom.

Toàn khu Bayon được đặt trên ba tầng nền. Tầng một và hai có các dãy hành lang trang trí bởi các mảng phù điêu. Ngôi tháp chính có 16 mặt, đặt trên tầng nền thứ ba. Trang trí trên các cột phía trước các gopura thực hiện tuyệt đẹp theo phong cách Bayon với motif độc đáo gồm hai hoặc ba apsara nhảy múa một cách duyên dáng trên một đài sen. Motif này bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13. Công trình bị hư hỏng và sụp đổ khá nhiều, nhất là ở tầng nền thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, sự hư hại của lớp mái trên đầu các cột cho phép có đủ ánh sáng cho du khách quan sát rõ và chụp ảnh các motif trang trí ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời chính ngọ cho ta những hình ảnh ấn tượng nhất. Các dãy hành lang ở đây nhỏ hẹp và thấp hơn nhiều so với Angkor Wat. Tuy nhiên, nhờ vậy mà ta lại được chiêm ngưỡng những nụ cười đá ẩn hiện với những dáng cười khác nhau, không hề rập khuôn dưới nhiều góc độ rất sinh động.

Bên cạnh giá trị về kiến trúc và hình tượng “Nụ cười Angkor”, giá trị nghệ thuật của Bayon còn nằm ở những mảng phù điêu ở mặt ngoài và mặt trong đền. Các điêu khắc ở mặt trong đền chủ yếu là về các cảnh trong thần thoại, trong khi các phù điêu phía ngoài độc đáo ở chỗ chúng mô tả rõ nhiều cảnh sinh hoạt đời thường như cảnh chợ búa, đánh bắt cá, lễ hội với những trận đá gà và các nghệ sĩ múa rối cùng những trận chiến và những diễn biến lịch sử quan trọng. Các cảnh trên được trình bày thành hai hay ba tầng theo phương ngang. Chúng cho thấy một mức độ sáng tạo rất cao. Một số cảnh ở đây vẫn chưa được hoàn tất, ví dụ như ở một số đầu mút, ở các góc và đặc biệt là những chỗ ở trên cao. Chất lượng của đá xây dựng ở Bayon dường như không tốt bằng Angkor Wat, nhiều chỗ bị xâm hại và ăn mòn nặng.
 
Sân Voi là một công trình thú vị khác trong Angkor Thom. Trải dài trên 300 m từ ngôi đền Baphuon cho tới Sân Vua Hủi, công trình gồm ba tầng nền chính và hai tầng phụ. Công trình được trang trí bởi các cột tạo hình ba đầu voi đang uốn vòi cuộn những đóa sen, tượng sư tử, naga, garuda và đặc biệt là tượng ngựa thần năm đầu Balaha cũng như các mảng phù điêu rất sinh động.

Sân Vua Hủi độc đáo bởi tên gọi của nó cũng như bởi các điêu khắc trang trí. Tên gọi trên có lẽ từ một pho tượng Vua Hủi đặt trên nền sân. Bức tượng mà ngày nay ta thấy ở đây chỉ là bản sao. Bản chính đã được chuyển về đặt tại Bảo tàng Quốc gia ở Phnom Penh. Bức tượng nhà vua được mô tả trong tư thế ngồi với chân phải co lên, một tư thế mà một số nhà nghiên cứu lịch sử mỹ học cho là làm theo phong cách Java.

Vua Hủi thật ra là ai ? Huyền thoại và những bí ẩn bao quanh sự thực về cái tên này. Cái giả thuyết tồn tại rất lâu cho rằng Jayavarman VII là một người hủi và đó là lý do khiến ông đã cho xây rất nhiều bệnh viện trên khắp đế chế của mình không có những căn cứ lịch sử xác đáng. Một số nhà sử học cho rằng bức tượng đó là Kubera, vị thần sức khỏe, hoặc Yasovarman I, cả hai đều nhiễm bệnh hủi. Một ý kiến khác dựa trên một đoạn văn tự khắc trên bức tượng mang phong cách thế kỷ 14 hoặc 15 có thể dịch là một hiện thân của Yama, thần chết hay Vị thần – Phán quan. Lại có giả thiết khác cho rằng bức tượng Vua Hủi có tên gọi này là vì những vết địa y mọc trên thân tượng. Tư thế của cánh tay, mà nay đã bị mất, cũng cho thấy nó đang giữ một vật gì đó.

Nhà nghiên cứu Coedès tin rằng hầu hết những đền thờ Khmer đều là những mộ thờ và di thể của các vị vua được gửi thác nơi đây sau khi hỏa thiêu. Do đó ông cho rằng lăng mộ của hoàng gia được đặt ở Sân Vua Hủi. Bức tượng, mô tả hình ảnh thần chết, được đặt ở giữa sân vì lý do trên. Vẫn có một giả thiết khác xuất phát từ một huyền thoại ghi trong sử biên niên Campuchia kể về một vị đại thần từ chối quy phục nhà vua, người đã đâm ông ta bằng thanh gươm của mình. Nước bọt độc của ông ta rơi lên mình nhà vua, biến vua trở thành một người hủi và sau đó được mệnh danh là Vua Hủi.

Sân Vua Hủi đặt trên một nền hình vuông mỗi cạnh 25 m, cao 6 m. Các cạnh của cái nền đá ong này được ốp sa thạch và trang trí bởi những mảng phù điêu chia thành 7 dải ngang. Bức tường ngoài mô tả những sinh vật trong thần thoại – rắn thần, garuda, những người khổng lồ nhiều tay cầm gươm và chùy cùng những người đàn bà để trần thân trên đội mão hình ngọn lửa. Bức tường bên trong có những phù điêu trang trí rất ấn tượng. Hãy đi bộ dọc hành lang và chiêm ngưỡng những gì được khắc sâu vào đá. Nội dung của chúng tương tự với những phù điêu ở tường ngoài và những trụ thấp chạm hình cá, hình voi và một dải ngang diễn tả một con sông.

Ngoài những công trình kể trên, tại Angkor Thom còn có Phimeanakas và Baphuon, những ngôi đền Bàlamôn được xây dựng từ thế kỷ 10 hoặc nửa đầu thế kỷ 11 (sớm hơn thời điểm xây dựng Angkor Thom). Đền Phimeanakas, nằm bên trong Cung điện Hoàng gia, là nơi nhà vua tới thực hiện nghi lễ thờ cúng tôn giáo. Trước kia trên đỉnh của ngôi đền có gắn một cái chóp bằng vàng, mà theo như Châu Đạt Quan mô tả trong “Chân Lạp phong thổ ký” là “Ngôi tháp vàng”. Đền có quy mô nhỏ hơn nếu đem so với những ngôi đền khác, tuy nhiên bù lại nó tọa lạc trên một vị trí có phong cảnh hấp dẫn và nên thơ. Phimeanakas gắn với một huyền thoại kể về một ngọn tháp vàng nằm trong cung điện hoàng gia của Đế chế Angkor Vĩ đại, nơi ở của con rắn thần chín đầu. Rắn thần xuất hiện trước mặt nhà vua dưới hình dạng một người đàn bà và nhà vua phải ân ái với cô ta mỗi đêm trong ngọn tháp trước khi về ngủ với các bà vợ ở một chốn khác trong cung. Nếu đêm nào vua không thực hiện điều này thì ngài sẽ chết. Bằng cách này, dòng giống hoàng gia Khmer được giữ gìn trường tồn.

Phimeanakas được làm từ đá ong và sa thạch, có mặt bằng hình chữ nhật với các gopura hình chữ thập. Các lanh tô ở đây có phong cách Kleang với motif ở giữa có hình đầu kala đặc trưng.

Nằm kế cạnh Phimeanakas là Baphuon, ngôi đền - núi mô phỏng Núi vũ trụ Meru mà theo Châu Đạt Quan thì là nơi đặt “Ngôi tháp bằng đồng”. Một bức tường sa thạch hình chữ nhật kích thước 425 m x 125 m bao quanh ngôi đền. Từ hướng đông, một con đường bằng đá dài 200 m được đỡ bởi ba hàng cột tròn thấp tạo thành một cái cầu đưa ta tới ngôi đền. Sự bố trí này là điều hiếm thấy trong nghệ thuật kiến trúc Khmer. Bên trong đền có trang trí các mảng phù điêu chạm các trích đoạn trong Ramayana và Mahabharata cùng các cảnh sinh hoạt đời thường. Đáng tiếc là hiện nay phần lớn đền đã sụp đổ và đang được trùng tu lại.
 
Hồ Sras Srang, đối diện đền Banteay Kdei. Hồ này hình như là nơi dạo thuyền của Hoàng gia, rất đẹp, rộng chừng 200 – 300 m, dài chừng 400 – 500m.

srah20srang.jpg



Banteay Kdei : Đi qua cổng có mặt Bayon. Khá đẹp, thấp, lọt thỏm giữa rừng cây. Giữa có 1 tượng Phật được quấn cà sa và thờ cúng thường xuyên.

Đền nhiều chổ bị sụp đổ, các tháp được sàng lại để gia cố, tường được chống đỡ bằng các giá thép và gỗ.

215_resize.jpg

Cổng sau của Banteay Kdei


Som cho biết ngày hôm nay sẽ đi trọn nốt Little-Route của khu Angkor. Sau một hồi trả giá, Som Neang đồng ý ngày mai đi Banteay Srei với giá 12 USD.

Ta Prohm, khu đền nổi tiếng trên phuot :)

220_resize.jpg


Ta Prohm nằm giữa 1 rừng cổ thụ rất cao. Không khí âm u vì rừng già cao vút che khuất ánh sáng mặt trời, đem lại cảm giác rất lạ, khá thú vị, vừa hoang dã vừa kích thích trí tò mò. Sau này cháu kết luận là nên đi Ta Prohm vào gần cuối giờ chiều và nên đi Banteay Srei vào đầu giờ sáng, xem sẽ đẹp hơn cả.


242_resize.jpg



Ở đây chúng cháu gặp 1 bác bảo vệ thấp bé, cười rất tươi, tỏ ý muốn dắt 2 vợ chồng đi tham quan. Lúc đầu cháu hơi ngại (có lẽ do cảnh vật âm u và trong lòng vẫn ngại sự kỳ thị với người Việt Nam). Nhưng hoá ra bác đây là người rất chất phác và hiếu khách, rất muốn hướng dẫn khách tới xem những cảnh thú vị của đền. Bác cứ dắt 2 chúng cháu đi phăm phăm, tay chỉ vào những nơi đẹp, mới lạ, sau đó kiên nhẫn đứng chờ khách chụp ảnh.


244_resize.jpg

Cái ioni độc đáo
 
Cổ thụ mọc trên mái đền, rễ bò ngoằn ngèo quanh những đống đá đổ chồng chất. Chúng cháu len lỏi giữa những khối đá đen mốc xanh, tựa như đang len lỏi giữa lịch sử của Angkor.

254_resize.jpg



256_resize.jpg



259_resize.jpg



258_resize.jpg


Chốc chốc bác bảo vệ lại lưu ý chúng cháu những phù điêu mà du khách ưa chụp ví dụ như cảnh một Apsara vòng tay ôm chim sẻ (theo ý bác là 1 phù điêu đặc sắc, không có ở những đền khác). Mỗi khi chỉ cho khách xem điều gì mới lạ, bác nở nụ cười thích chí, rất tươi tắn hồn nhiên.

ta20prohm202.jpg
 
261_resize.jpg



267_resize.jpg



272_resize.jpg



Bác bảo vệ lại dắt tới 1 tháp đặc biệt. Bác đứng vào 1 bên tường, đập mạnh tay vào ngực. Tiếng đập vang lên như trống và được cộng hưởng nghe rất lạ. Vợ cháu khoái chí đấm tới tấp...

dam20nguc.jpg


bac20bao20ve.jpg

Chia tay nhân vật dễ thương
 
Ta Prohm là một đền thờ Phật làm theo phong cách Bayon được vua Jayavarman VII xây để dâng lên mẹ mình. Quần thể Ta Prohm là một trong những khu đất xây dựng lớn nhất tại Angkor. Một đoạn chữ tiếng Phạn khắc trên đá, nay đã được chuyển tới Trung tâm Bảo tồn Angkor, có thể cho chúng ta biết thêm đôi điều về kích thước và chức năng của đền. Ta Prohm sở hữu 3.140 ngôi làng. Cần có 79.365 người để phục dịch cho đền, bao gồm 18 thầy tu cao cấp, 2.740 viên chức điều hành, 2.202 phụ tá và 615 vũ công. Trong số các tài sản của đền có một bộ đĩa vàng cân nặng tổng cộng hơn 500 kg, 35 viên kim cương, 40.620 viên ngọc trai, 4.540 viên đá quý, 876 tấm lụa Trung Hoa, 512 tấm lụa trải nền và 523 cái lọng. Dù có thể xem những con số ấy đã được cường điệu để ca ngợi nhà vua thì Ta Prohm cũng vẫn là một đền thờ rất quan trọng và ấn tượng.

Quần thể đền thờ Ta Prohm gồm nhiều công trình dài và thấp đặt trên một tầng nền nối với nhau bởi các lối đi và các dãnh hành lang tạo nên bộ khung của ngôi đền. Một bức tường đá ong chu vi hình chữ nhật (700 m x 1.000 m) bao quanh toàn quần thế công trình. Đấy là kết luận của các nhà khảo cổ học trong khi ta khó có thể thấy rõ bức tường do tình trạng khu đền bị rừng già xâm thực mạnh. Ta Prohm được các nhà khảo cổ học giữ nguyên trạng, trừ việc họ cho phát quang một con đường mòn dành cho khách tham quan và cho công tác gia cường kết cấu nhằm ngăn chặn sự gia tăng những hư hại có thể xảy ra. Được giữ lại trong trạng thái tự nhiên, thật dễ hiểu khi Ta Prohm ngày nay trở thành một kỳ quan dành cho những kẻ thích thám hiểm, một biểu tượng phiêu lưu trên phim ảnh. Bao bọc trong rừng già, ngôi đền mang trên mình rất nhiều thân cổ thụ. Thân cây sừng sững xen lẫn những cột chống bằng đá. Những cây vả, cây banyan và kapok xuyên những cái rễ khổng lồ của chúng lên trên, xuống dưới và vào tận trong các phiến đá, tách rời các bức tường và những khoảng sân, trong khi các nhánh thân và cành lá xoắn vào nhau tạo thành một bộ mái trùm lên các kết cấu. “Bạn sẽ thấy ở mọi nơi quanh mình thiên nhiên đang thực hành cái chức năng của một kẻ vừa hủy diệt vừa hàn gắn, quấn nghẹt ở chỗ này mà hàn gắn ở chỗ khác, vừa chẻ tách các mảng phù điêu vừa dịu dàng phủ lên các vết thương ấy những mảng rêu xanh, gắn kết chúng lại bằng những tua rễ của mình”.
 
Thứ Ba, 26/08/2003

Khởi hành đi Banteay Srei. Đường đi dài 45km. Sáng sớm trời khá đẹp, cứ tới 7h tối thì lại có mưa.

Banteay Srei là 1 đền Bàlamôn thời kỳ đầu, xây bằng sa thạch đỏ, thấp nhỏ nhưng diện tích khá rộng. Đền đã sụp đổ nhiều, xen lẫn cây xanh. Màu đỏ của đá rực lên trong nắng sáng, màu xanh thẫm của cây rừng, các hoa văn đá mềm mại uyển chuyển. Phù điêu như những chuỗi hoa nở trên đá. Các đề tài về người và thú trong Bàlamôn giáo được khai thác, cụ thể là ca ngợi sự hoà nhập, kết hợp giữa người và thú. Trên mặt đất còn nhiều đầu hồi khác có trang trí phù điêu đã bị đổ xuống, đang được phục hồi.


banteay20srei201_resize.jpg


Banteay Srei là một đền Bàlamôn điển hình, các phù điêu trang trí có nội dung ca ngợi sự kết hợp giữa người và thiên nhiên, thông qua các vị quái thần.

banteay20srei2010_resize.jpg



cambodia20347_resize.jpg



Đám khách du lịch trầm trồ ngắm nhìn, thi nhau chụp ảnh các điêu khắc đá. Ở các góc tháp, tất cả các đầu nữ thần đều bị chặt trong khi các đầu nam thần thì vẫn còn.
 
Đền Banteay Srei (“Thành lũy của Các Bà”) là một đền thờ Hindu giáo được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 10. Nằm cách Angkor Thom 25 km về phía Bắc, Banteay Srei đứng biệt lập giữa vùng rừng rậm trước kia là một khu vực dưới quyền kiểm soát của Khmer Đỏ.

Vẻ đẹp của Banteay Srei chắc chắn sẽ quyến rũ tất cả những ai một lần tới thăm. Đền gồm các cụm tháp nhỏ thấp bằng sa thạch đỏ, ẩn trong rừng rậm. Màu đỏ của đá rực lên trong nắng sáng, màu xanh thẫm của cây rừng hòa lẫn với các hoa văn đá mềm mại uyển chuyển. Những mảng phù điêu tinh xảo như những chuỗi hoa nở trên đá. Tất cả mọi người tới đây đều sẽ nhất trí với ý kiến của các nhà khảo cổ Pháp, những người đã trùng tu ngôi đền này, cho rằng Banteay Srei là “Viên đá quý” và là “Viên ngọc quý của nghệ thuật Khmer”. Banteay Srei, theo những cư dân địa phương và những văn tự ghi lại, có tên thật là Isvarapura. Nó được xây bởi một người Bàlamôn thuộc hoàng gia, người đã dạy dỗ Jayavarman V. Đền có kiến trúc và trang trí gần với các khuôn mẫu Ấn Độ hơn bất cứ ngôi đền nào khác ở Angkor.

Các yếu tố kiến trúc và chi tiết trang trí của Banteay Srei độc đáo và đẹp tuyệt vời. Một nền hoa văn dạng lá trông sống động tựa như các chi tiết của một bức thảm uốn quanh bức tường của những nhóm tháp ở trung tâm như thể trong một quyết tâm không bỏ sót một khoảng trống nào mà không được trang trí. Nội dung các họa tiết trang trí dựa theo các thần thoại Hindu giáo như Ramayana, hoặc ca ngợi sự hòa hợp giữa người và thú. Tuy nhiên, vẻ đẹp này hiện đã bị huỷ hoại một phần. Những khuôn mặt và dáng điệu hấp dẫn lôi cuốn của rất nhiều vị thần nam nữ được khắc một cách duyên dáng ở những gờ cuốn góc của ngôi đền chính nay chỉ còn là những vết sẹo để lại do bàn tay của lũ trộm vụng về vô lương tâm. Một trong những trường hợp đáng buồn nhất là ở lối vào chính phía Đông. Đỉnh tháp của cái đầu hồi ở đây đã bị chặt đứt vào khoảng giữa tháng 2 và tháng 3 năm 1994. Ngày nay, dù chỗ này chỉ còn là một góc nhọn được vá bởi ximăng, ta vẫn cảm thấy được vẻ đẹp và sự bất khả thay thế của cái mảnh vỡ đã bị đánh cắp ấy.


banteay20srei206_resize.jpg



cambodia20348_resize.jpg



cambodia20339_resize.jpg



cambodia20346_resize.jpg



cambodia20349_resize.jpg



cambodia20350_resize.jpg
 
Banteay Samre cũng đẹp như Banteay Srei, lớn hơn nhưng không có rừng cây bao quanh và làm bằng đá badan xanh chứ ít dùng đá đỏ.

banteay20samre.jpg

Nói chung là hồi ấy cháu hơi bị sốc trước nội dung các điêu khắc Bà La Môn này.

Banteay Samre còn nguyên vẹn hơn Banteay Srei. Chúng cháu thống nhất với Som Neang, đồng ý trả thêm 3 USD để đi Lolei, Preak Ko và Bakong.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,247
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top