What's new
Hình ảnh tiêu biểu cho nước Nhật trong tâm trí bạn chắc chắn là màu hồng phớt của cánh hoa đào mong manh hoặc màu của lá phong rực rỡ đỏ hay nhuốm vàng màu quan san. Do vậy, khi hoạch định chuyến đi chắc là bạn cũng sẽ chọn theo mùa mà mình thich: xuân hồng hoặc đỏ rực hay vàng ánh của lá thu!

Chuyến đi Kansai của tôi, không được xoay quanh hai mùa chủ định đó, giản dị là vì tôi sợ, rất sợ đám đông! thêm 1 nguyên do nữa là chuyến đi này có thêm cháu nội gái vừa vào trung học! Bà nội chỉ có thể chọn thời điểm vào những ngày nghỉ trong hai tuần nghỉ đông của cháu, là đầu hè của Kyoto.

Và, tôi đã chọn đầu hè!!!

Kyoto không phải chỉ đẹp vào xuân hồng hay thu vàng hoặc đông trắng như chúng ta thường thấy - và đọc - Kyoto, thật ra cũng có nhiều điều mang tặng du khách trong mùa hè: mùa hè là mùa diễn ra lễ hội Gion Matsuri lớn nhất nhì nước Nhật! Tiếc thay, thời điểm diễn ra lễ hội Gion lại quá trể cho chúng tôi: Đó là thời điểm nghỉ đông của cháu chấm dứt để bắt đầu học kỳ 3! Vậy thì đầu hè sẽ thuận tiện hơn cho bà cháu tôi: Kyoto sẽ bớt đông du khách (Tàu!) hơn, bớt thôi chứ Kyoto không bao giờ vắng khách! Thời tiết đầu hè sẽ ít nóng hơn và ít mưa hơn giữa hè!

Mời bạn theo bước chân hai bà cháu tôi, để thấy Kyoto cũng có nhiều điều thú vị trong mùa hè!
 
Last edited:
Dọc theo Ninen - zaka là những ngôi nhà trong ngõ quanh co, những đền chùa đặc trưng Nhật

35665835864_eb6ac50714_z.jpg


36500809845_e44dec28cf_z.jpg

Cái tôi muốn tìm, là ngõ Ishibei-koji! Là một lối nhỏ khuất trên con đường cạnh Kodaiji temple. Ngõ này rất nhỏ nếu không để ý tìm khách sẽ vô tình ngang qua mà không nhìn thấy.

Lối đầu ngõ:

36332484532_e46f312422_z.jpg

Con ngõ, từng được đưa vào quyển sách Kyoto the seven paths to the heart of the city của Diane Durston.

35665787624_e41093f9ff_z.jpg


36500743185_dc25c61220_z.jpg

Một ryokan trong ngõ:

35665750984_abb2a18c1e_z.jpg

Cuối ngõ, vẫn còn duyên:

36363498621_839809c480_z.jpg
 
Last edited:
Sau cơn mưa không khí vẫn còn hầm hập, trên hai con dốc 2 năm và 3 năm tôi thấy có những gia đình du khách tây phương đi ngoạn cảnh, cha mẹ đi trước còn những đứa con (cỡ tuổi cháu tôi) thì nhăn nhó lững thửng theo sau, phải nói là bọn trẻ như bị cha mẹ "lôi" theo thì đúng hơn! Thấy cháu cũng đã bắt đầu nhăn nhó, tôi dỗ cháu đi thăm 1 chùa nữa thôi rồi mình đi ăn "cà rem" !!! Hai tiếng "Cà rem" trong thời tiết nóng ẩm này làm cặp mắt cháu tôi sáng rực, đôi chân nhanh nhẹn và sắc mặt tươi tắn trở lại ngay!

Ngang qua những dãy đèn lồng:

36103906240_3df1f9580f_z.jpg

Con dốc lên cổng chùa Kodaiji với những người du khách mặc kimono hòa hợp cùng khung cảnh vô cùng:

35665724324_026a08b9f3_z.jpg

Cổng đại môn như khung cửa mở ra đưa khách thập phương sang một cảnh giới khác:

35665696884_51e76e53df_z.jpg

Chùa Kodaiji là một chùa sư nữ, chùa có một khu vườn đẹp và tĩnh cùng nhiều tòa hành lang đẹp:

36103784830_e647eb890d_z.jpg

Nhìn gỗ lát trên lối đi này, giá mà đôi chân trần của tôi được bước trên đó thì chắc là mát rượi cả hồn!

36454372196_0ec552d9f3_z.jpg

Vào mùa thu, khu vườn này hẳn là rực đỏ:

36332328032_e1de409f8b_z.jpg

Từ Kodaiji, để đến khu Gion nơi có quán kem Kinana phải xuyên qua Yakasa Jinja, tại đây, đứng từ trên thềm cao của Yasaka shrine tai tôi nghe đầy tiếng lạ, mắt tôi nhìn thấy hàng doàn du khách từ nước lạ lũ lượt kéo vali trên phố Gion mà ngao ngán! Sao khung cảnh đất nước người ta yên tĩnh như thế này mà chúng nó đến đâu thì làm ô nhiễm đến đấy? Cả những đứa trẻ nhỏ cũng đã nói chuyện ồn ào lớn tiếng như là thói quen chung! Đầy cả tai, thật không chịu nổi!!!

Dãy đèn lồng trong khuôn viên Yasaka shrine này, tôi đã đứng khá lâu mới có thể chụp mà không dính bóng người!


35691729173_c637ca993f_z.jpg

Dãy phố trên đường Shijo này, tôi đã phải đưa máy ảnh lên cao để tránh đầu người, và hình thì không ghi được tiếng nói xí xô lớn tiếng !!!

36500461645_0fab401e72_z.jpg
 
Last edited:
May mắn, Gion tuy vẫn đông nghẹt người (Tàu)! nhưng chỉ quanh con đường chính Hanami- koji thôi, rẽ vào những lối ngách thì hầu như tôi đã có 1 Gion cho riêng mình:

36363364841_8a0ee5ae0f_z.jpg

Đúng như cô Gấu (daugaunhoibo, cám ơn cô Gấu) đã cho biết, Kinana tuy nổi tiếng nhưng rất khó tìm! tôi quanh vào 1 ngõ nhỏ:

36454279636_40d24a1781_z.jpg

Lại thêm 1 ngõ nhỏ:

36363352481_f9f6770b23_z.jpg

Mới bắt gặp Kinana:

36363333231_bf7b681e7f_z.jpg

Tiệm kem Kinana được thành lập bởi 1 cơ duyên kỳ lạ! Nhiều năm trước chef Katsuji Omoto có một nhà hàng Pháp gần đền Kitano thuộc ngoại biên Kyoto. Năm 2002 ông quyết định đóng cửa nhà hàng để dọn vào trung tâm Kyoto và dự định mở một hiệu café với các loại bánh ngọt. Ông thuê một cửa tiệm tại Gion nhưng chỉ sau khi ký hợp đồng thuê mướn ông mới biết người chủ không cho mở lửa hoặc nhiệt cao trong tiệm. Ngạc nhiên và cảm thấy như bị lừa gạt nhưng sau khi bình tâm suy nghĩ, ông đã tìm cách để có thể mở nhà hàng mà không phải nấu nướng: đó là mở tiệm bán kem!!! Bạn có thể đọc thêm:

http://kyotofoodie.com/gion-kinana-ice-cream/

Đã chiều, quán có phần vắng khách - Nói thêm là tôi đã đến trước cửa quán Kinana nhưng cửa rất khó mở, nhìn vào lại không thấy bóng người nên tôi ngỡ là quán đóng cửa và phải quay đi quay lại hai ba lần mới đầy được cửa vào!- Nơi khách ngồi như đang trong một không gian khác cách biệt hẳn với thế giới đầy tiếng động bên ngoài:

36103602580_b00e1a1f9e_z.jpg

Thực đơn:

35691690483_28fa85416a_z.jpg

Ấm chén sẵn sàng ngay mời khách:

35691678533_efa82b7556_z.jpg

Tôi chọn món kem tươi, ngày hôm đó là kem đậu nành:

36500477685_3939354447_z.jpg

Cháu chọn Italian parfait:

35665477844_e1cdb71be0_z.jpg

Khách thong thả thưởng thức từng muổng kem mát lạnh, không vội gì rời khỏi ốc đảo yên tĩnh này để phải hòa mình vào cái xô bồ hổn độn ngoài kia!

Theo tôi, Gion Kinana hơn hẳn tiệm Tsujiri vốn rất nổi tiếng khu Gion, nhưng nằm ngay con đường chính Shijo và thiếu hẳn nét duyên của Gion Kinana

Trên đường về, ngang qua một tiệm bánh kẹo, bắt gặp cái tinh tế mỹ thuật của người Nhật, những viên kẹo xinh xắn như những viên ngọc nằm trong một giỏ thuỷ tinh nhỏ tinh xảo:

36103567020_6f12705ec1_z.jpg
 
Last edited:
Mùa xuân, Kyoto đẹp lộng lẫy bởi sắc hồng của những cội đào có tuổi đời hàng trăm năm. Thu cũng thế, Kyoto huy hoàng với sắc đỏ thắm của núi rừng. Mùa đông khi tuyết rơi Kyoto không kém phần lãng mạng khi khoác lên tấm áo trắng của giá băng.

Thế còn mùa hè, mùa hè với sức nóng của mặt trời Kyoto có gì để dâng tặng lại tấm lòng ưu ái của khách du lịch đến thăm cố đô nước Nhật?

Có đó bạn, mùa hè Kyoto có một thú ẩm thực rất đặc biệt: Kawadoko, thú ăn uống trên các sàn bắc qua sông hay suối! Như câu ngạn ngữ Tây phương, khi đời cho ta quả chanh, hãy dùng làm nước chanh để giải khát! Mùa hè nóng nực nhưng lại ẩm ướt vì mưa nhiều, người dân Kyoto đã tận dụng thiên nhiên quanh họ để tạo thành một điều kiện sống, hưởng thụ một cách tao nhã!

Hai nơi để ta có thể thưởng thức bữa ăn tại các nhà hàng Kawadoko là dọc sông Kamo tại trung tâm Kyoto và Kibune nằm ở vùng đồi núi ngoại thành. Tôi có may mắn được dùng một bữa trưa đơn giản nhưng ngon miệng tại Kibune và đó là một trải nghiệm thích thú khó quên trong chuyến đi này.

35701133073_e19b56e029_z.jpg
 
Last edited:
Kurama và Kibune là hai làng nhỏ nằm cạnh đồi núi phía Bắc thành phố Kyoto và chương trình của bà cháu tôi là đến Kurama bằng xe lửa Eizan sau đó sẽ trekking đường núi để sang Kibune phía bên kia núi.

Con đường dọc theo đường xe lửa Eizan là một con đường đẹp: dọc theo con đường quanh co theo chân núi mùa xuân anh đào sẽ nở rộ và mùa thu thì sắc thắm của lá rừng sẽ thay thế. Tôi đến Kurama vào mùa he nên con đường núi không có màu hồng hay màu đỏ mà là một màu xanh ngọc, trong một ngày nắng đẹp đầu hè màu lá xanh như ngọc, tôi vẫn lấy làm ngạc nhiên về cái mướt dịu của màu lá nước Nhật này:

36372408051_3f4f06c6de_z.jpg

Bước ra khòi ga Kurama đã được chào đón bởi tượng Tengu, Tengu theo truyền thuyết Nhật là một sơn thần có tài biến hóa và chiếc mũi dài. Thoảng trong không khí mùi thơm nhẹ của cây tùng mọc đầy trên vùng núi Kurama:

36112974550_e02d71bd1d_z.jpg

Từ làng Kurama hai hàng đèn sơn đỏ thắm dẫn lối chúng tôi theo những bậc thang đá thoai thoải để đến cửa Niou Mon:

36112958570_c37c096375_z.jpg


36372385961_68cf642bd9_z.jpg


36509646715_3a4b7d4551_z.jpg


35701077883_abc782cc1c_z.jpg

Dự tính của tôi là từ cửa Niou Mon chúng tôi sẽ leo lên 1 đoạn ngắn để đến đền Yuki jinja, xem cây tùng cedar cổ thụ rồi trở xuống và sẽ đi cáp treo lên đến gần đỉnh núi và leo tiếp một đoạn ngắn nữa để đến đền chính Kurama, nơi nổi tiếng với điểm Reiki được cho là điểm có sức mạnh siêu nhiên có thể chữa lành nhiều chứng bệnh từ tâm linh đến thể xác. Tôi thật ra không tin lắm về điều này nhưng đã đến đây thì trong lòng vẫn muốn tìm đến để xem thử thực hư thế nào. Sau đó sẽ từ đền chính Kurama tiếp tục trekking xuống Kibune.

Con dốc dẫn từ cổng Niou Mon đến đền Yuki tuy ngắn nhưng nó dốc ngược, tôi cố gắng leo lên, lồng ngực như rát bỏng và cứ phải cố để lấy hơi thở. Chợt nhớ lời Lão Bọ dặn dò khi biết dự đinh trekking của tôi: Lớn tuổi rồi không nên ỷ sức, nhất là bị cao máu. Không nên leo núi, nếu cố leo thì khi thấy nhức vai và sau cổ ran lên phải trở xuống ngay vì đó là triệu chứng tension đang lên cao. Bà mà cãi tôi có gì bỏ cháu lậi Nhật bơ vơ đấy!!!

Tôi hào hển cố lấy hơi cố gắng lên đến đền Yuki, vừa qua lễ Thanh tẩy mùa hè Nagoshi no Harae nên giữa sân đền Yuki cũng có một vòng kết bằng lau sậy như tại các đền Thần Đạo khác để tín đồ bước ngang qua mong trừ khử ác thần và những điều xấu.

35701060553_63c3e5b21f_z.jpg


35701054193_8ac828d05e_z.jpg

Cạnh những bậc thang dẫn lên đền chính là 1 cây cổ thụ cedar cao vút, tàn lá che kín khu chính đền và tượng trưng cho một torii thiên nhiên:

36372344881_b23a8a2775_z.jpg
 
Last edited:
Tự lượng sức mình, tôi vẫn còn chút trông cậy vào cáp treo. Nào ngờ cáp treo cũng treo bảng đang trong thời gian bảo trì!!! Cáp treo bảo trì có nghĩa là không tài nào tôi lết nổi lên Kurama Jinja để có cơ hội đứng giang tay hòa cùng trời đất trong vòng Reiki mong sao cho thể xác và tâm hồn an mạnh, mà ngay cả dự tính sẽ lên núi Hiei viếng chùa Enryakuji vào ngày hôm sau coi như cũng sổ toẹt!!!

Thua lỗ lớn tôi và cháu trở xuống cố vớt vát chụp thêm vài pô ảnh Kurama và đèn cho bớt tiếc!

36372333381_eb5436028e_z.jpg

Chuông hứng sương (hay mưa) để nước không giọt xuống nền đất?

36463186416_5eb5e89954_z.jpg


36372311391_7d60139551_z.jpg

Trở ra Kurama station, trạm Kurama là một trạm rất nhỏ và là trạm terminal của line Eizan

36372307041_86f0b9a213_z.jpg
[/

Bất khả kháng phải đến Kibune bằng xe lửa tuy khỏe thân (chân!) hơn nhưng tôi chỉ tiếc đoạn đường trên đỉnh Kurama ngang qua khu rừng tùng xưa cổ trơ cả rể trồi lên trên mặt đất như những con mãng xà to lớn mà tôi đã đọc được trên net:

500_19040292.jpg

(Hình: Internet)

Nhưng thôi, đời cho ta chanh.... ai dè con bé cháu kêu nóng quá không thèm nước chanh, muốn mua kem cơ!!! Ý con bé là muốn vọc cái máy vending machine trong trạm Kurama đây mà! Cho tới giờ không biết cháu tôi đã tốn bao nhiêu tiền cho mấy máy vending machine ở Kyoto....cứ tối tối là cháu lục ví bà vét lấy tiền xu để hôm sau mua nước! nhờ máy vending machine nằm khắp nơi: ngã tư, ngã ba, nằm trên cả bốn góc đường, xe lửa xe buýt nơi nào cũng có máy nên tại Kyoto chúng tôi ra khỏi hotel không bao giờ mang theo nước! Cứ đi đến đâu mà cần nước thì đã có cháu với tiền xu của bà chạy ngay đến bên máy!!!

36463128186_1b42cd57a1_z.jpg
 
Last edited:
Kibune và Nagashi somen

Kibune nằm trước Kurama có một trạm ngắn ngủi, trạm Kibune kuchi nhìn rất đơn sơ nhưng vẫn có nét hay:

36509542075_ae9a1077f3_z.jpg

Ngay cạnh Kibune kuchi là một thác nước, thấp nhưng đủ mạnh để hợp reo cùng gió và cây:

36463113226_2fac607875_z.jpg

Tiếng suối reo hợp cùng cây lá thiên nhiên của núi đồi cho khách cảm giác thật dễ chịu! Lần đầu tôi mới biết mùi thơm của rừng tùng khi có dịp đến Kasuga Taisha tại Nara nhưng tại núi rừng Kibune mùi hương của rừng tùng cao vút nơi đây hợp cùng núi đồi tạo cảm giác thật là khác lạ, không khí như trong lành hơn và cảm nhận thiên nhiên với con người thật gần gũi!

36509548405_8034d936e0_z.jpg

Đoạn đường từ Kibune kuchi đến trung tâm Kibune chỉ độ 2 cây số và con đường men theo một bên là núi một bên là suối rất đẹp, tuy thế hai bà cháu và những người khách cùng chuyến xe đến từ Kurama chọn đi xe buýt, buýt chỉ giá 160 yen cho người lớn và 80 yen cho trẻ dưới 12 tuổi (cháu tôi còn trả theo giá trẻ em!). Buýt sẽ dừng cách trung tâm Kibune chừng 200m và khách phải đi bộ vào, trên đường đi bộ vào tôi thấy chiếc cầu bắc ngang suối (sông?) Kibune mà nếu trekking từ Kurama đây là điểm đến Kibune của trekking trail:

36463087826_edb897c668_z.jpg


36463079916_ca70dc464a_z.jpg
 
Last edited:
Kibune là 1 thị trấn hay đúng hơn là 1 làng nhỏ yên tĩnh và đẹp, dọc theo con đường độc đạo từ Kibune kuchi đến trung tâm có nhựng Ryokan là khách sạn truyền thống Nhật, ngang qua những Ryokan này thường thấy nhân viên mặc kimono đón chào khách:

35700943913_a023df9d4f_z.jpg

Con đường rất hẹp nên nếu có hai xe ngược chiều nhau thì 1 xe phải nép qua bên nhường chỗ:

35701122853_243ecaf0ba_z.jpg

Người đi bộ cũng gần như chia phần lưu thông trên đường cùng xe cộ:

35674910254_1658364bb7_z.jpg

Như đã nói dọc theo con đường là các Ryokan, các Ryokan này đồng thời cũng có nhà hàng chuyên về các món truyền thống Nhật gọi là Kaiseki, khách ngụ trong Ryokan thường kèm thêm bữa ăn tối dọn theo Kaiseki và một bữa điểm tâm theo cung cách Nhật, giá không hề rẻ: ít nhất phải từ 20.000 yen đến 40 hay có thể 50.000 yen cho một người /đêm. Mà các Ryokan (và cả các nhà hàng tại Kibune này) nổi tiếng là không nhận khách trọ hay khách ăn đơn lẽ, phải có 2 người trở lên mới được nhận!

35701108443_c7f44d790a_z.jpg

Vào mùa hè (và chỉ trong mùa hè) họ làm những sàn bắc ngang suối Kibune và khách được dọn ăn ngay trên suối, không khí vùng núi và nước chảy bên dưới tạo thành hiệu ứng mát dịu như máy điều hòa của thiên nhiên, nhiệt độ nơi đây thường thấp hơn khoảng 5 đến 10 độ C so với trung tâm Kyoto. Bởi thế vào mùa hè người dân Kyoto thường lên Kibune ngoạn cảnh và dùng bữa để tránh cái nóng hầm hập trong lòng chảo Kyoto.

Đây là 1 sàn nhà hàng như thế (Kawadoko)

35674907324_6e0db9071f_z.jpg
 
Last edited:
Nhưng món ăn đặc biệt mà tôi và cháu muốn thưởng thức hôm nay thì lại là một món ăn rất bình thường lại rẻ tiền, chỉ 1200 yen một người (lần này thì đồng giá, khônmg có giá trẻ em cho cháu nhé!!): Món mì trôi Nagashi somen / Flowing noodle! Món này chỉ là mì somen được thả trôi từng lọn qua 1 ống máng tre (nhưng vì lý do vệ sinh nhà hàng đã cho bọc 1 lớp inox bên trên máng tre), người ta cho nước (không chắc là nước từ suối hay nước từ vòi nhưng cho dù nước từ suối cũng không đáng lo vì suối Kibune được kiểm soát vệ sinh rất kỹ) chảy ngang qua và mì được thả trôi ngang máng từng lọn ngắt quảng nhau đủ thời gian cho thực ăn ăn hết lọn mì trước và chận gắp lọn kế tiếp. Nếu khách sơ ý không chặn gắp được mì sẽ trôi xuống 1 máng hứng bên dưới và ....khách mất ăn lọn mì đó vì mì sẽ không được thả trở lại. Mì được chấm trong nước chấm somen, rất giản dị mà vừa ngon lại mát! Nhất là bữa ăn mì trôi là 1 trải nghiệm rất đặc biệt, bạn nếu không đi Kyoto vào mùa hè thì dù có thăm Kibune cũng sẽ không thưởng thức được nagashi somen!!!

Trọn vùng Kibune chỉ có một nhà hàng duy nhất dọn món Nagashi somen này, đó là nhà hàng/ryokan Hirobun, để đến Hirobun ta phải đi đến gần cuối con đường vì Hirobun là nhà hàng nằm chót hết trpng dãy nhà hàng của Kibune, do vậy nguồn suối từ Hirobun là nguồn suối hầu như nguyên thủy từ nguồn đổ xuống,

Bảng hiệu Hirobun:

36509479455_3f83e609d1_z.jpg

Khách ăn phải trả tiền tại phòng vé nằm ngang trên mặt đường, nhận 1 số thứ tự trên 1 chiếc quạt (nhân đó lúc ngồi chờ có thể dùng quạt để phe phẩy :) ). Một cầu thang dài đưa khách xuống gần mặt suối nơi có 2 sàn: một dọn mì và sàn kia thấp hơn để khách ngồi đợi. Bước xuống thang đã nhìn thấy đợt khách trước đang thưởng thức mì trôi:

36372202071_7e9c93ec01_z.jpg

Sàn này cao hơn, sang hơn dọn riêng cho khách dùng Kaiseki hoặc các món đắt tiền:

35674654084_25e350bb65_z.jpg

Mỗi đợt khách ăn chỉ có 8 người: Ống tre gồm 4 ống, 2 ống dài song song nhau và bên dưới lại 2 ống song song nhau, mỗi ống dùng riêng cho 1 cặp 2 người. Khách muốn thưởng thức nagashi somen thì đông mà chỉ có 4 máng cho 8 người nên phải lấy số thứ tự là vậy! Số thứ tự của tôi và cháu là 22, kèm theo 1 tờ chỉ dẫn cách ăn mì:

36372432801_12f5eda84c_z.jpg


35701128833_767af9f082_z.jpg

Ngồi sàn dưới chờ, chụp hình lên sàn trên:

35701127263_a4dfc3c201_z.jpg

Đến phiên được lên sàn cao hơn để sẵn sàng sau nhóm này. Ready, set nhưng chưa được run!!! bèn đứng chụp hình quay phim nhóm khách đang dùng mì:

35701128153_a3c589ab7d_z.jpg


[video=youtube;wQPFC94ctIQ]https://www.youtube.com/watch?v=wQPFC94ctIQ[/video]​
 
Last edited:
Rồi cũng đến lượt bà cháu tôi củng 6 người khác được mời ngồi trước ống tre, sẵn sàng để đón mì! Bà cháu tôi lại được ngồi chiếu trên, nghĩa là ngồi đầu tiên và riêng tôi, cao tuổi nhất lại nghễu nghện ngồi trên ....ngai cao hơn 7 người kia tất! Chẳng là khi chờ nhóm trước, tôi đứng lên để chụp hình và quay phim e rằng đến phiên mình thì ....bận đón mì nên không quay phim chụp hình được. Cô nhân viên thấy thế và vì tôi cho hay chân đau không ngồi xệp xuống sàn được, nếu cố thì khi đứng lên sẽ chúi nhũi nên mang cho tôi 1 ghế thấp! Thế là tôi cứ như Lão Phật Gia ngự trên ngai vàng......

Nước chấm somen cùng hành lá, chút wasabi dể cho vào nước chấm và matcha mochi tráng miệng, chuẩn bị sẵn sàng!

35701124343_4eb8f651b4_z.jpg


center]
35701125373_ec7c023482_z.jpg

Nói thiệt, tôi và cháu cứ sợ con bé dùng đũa không quen sẽ bị vuột hụt mì và sẽ bị đói, trong lòng đã tính kế hoạch phụ là sau bữa mì trôi sẽ sang sàn trên kêu thêm vài món cho chắc bụng (cháu!), nào ngờ chính tôi là người bị vuỗt vắt mì đầu tiên do ham nói chuyện cùng cháu không gắp kịp! Phần cháu thì giỏi, gắp ngay khi mì trôi đến:

36463282556_7dc87ce279_z.jpg


35701123413_faea184116_z.jpg

Không sót vắt mì nào, cho đến tận vắt chót báo hiệu bữa mì trôi chấm hết là mì màu hồng....không biết nhuộm bằng gì nhưng vị nồng nồng hăng hăng, may mà vắt mì này nhỏ chút xíu và là vắt mì chót của bữa ăn nên ráng nuốt:

36463281936_a07cabbf26_z.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,032
Bài viết
1,171,498
Members
191,638
Latest member
inhopcungi
Back
Top