What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Những khoảnh khắc khốc liệt nhất

Tuyết đẹp thật nhưng mình cũng chẳng còn lòng dạ nào mà chiêm ngưỡng. Bước chân mình ngày càng nặng nề hơn; hơi thở gấp gáp hơn. Tim đập rất mạnh, có cảm giác như nó muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cứ được dăm bước mình lại phải dừng lại nghỉ vì sợ tim bị vỡ. Gắng hít thở thật sâu nhưng phải từ từ, nhẹ nhàng vì nếu thở gấp quá cũng rất ớn..Càng lên cao, không khí càng loãng hơn nhiều. Trước kia mình đã có kinh nghiệm xương máu khi leo đỉnh Bà Đen ở Tây Ninh. Muốn thể hiện sức trẻ với các bạn đồng hành nên mình chạy ào ào lên dốc, bỏ xa các bạn phía sau. Lên gần tới đỉnh thì gần như kiệt sức và chết khát vì chủ quan và ngờ nghệch không mang theo nước. Lúc nào cũng trông như đã gần tới đỉnh nhưng thực ra không phải. Hú hồn, không chết ở Lương Sơn Bạc mà chết ở Núi Bà Đen thì quả là uổng phí đời trai. Bây giờ thì mình đi rất nhẹ nhàng, thở nhẹ và sâu, tiết kiệm tối đa sức lực; hầu như không để thừa bất cứ một động tác nào.

Mình nhận thấy một điều mà sau này một số các anh chị khác cũng đều có cùng cảm nhận. Tại những khoảnh khắc khốc liệt như thế này, khách hành hương “coi như” đạt trạng thái “sơ thiền”(?) vậy. Vì đầu óc hầu như không còn nghĩ đến bất kể chuyện gì ngoài việc tập trung giữ cho mình được sống sót. Mọi tạp niệm đương nhiên không có cơ hội len lỏi vào đầu óc mình lúc này.

10-KoraDay25-1.jpg


Tìm được một chỗ nghỉ chân cũng thật không dễ. Phải đảo mắt để ý từ xa xem chỗ nào có ít tuyết nhất; chọn một hòn đá phải khá bằng phẳng (cũng khó nữa), dùng tay gạt tuyết đi để thả người lên cho đỡ lạnh và ngấm nước. Ngồi thở một lúc rồi lại tự nhủ mình phải gắng lên, phải đứng dậy vì nếu cứ trì hoãn, nuông chiều theo ý muốn của cái xác thân nặng nề biếng nhác này mà ngồi nghỉ lâu hơn thì coi chừng không còn muốn đứng dậy nữa, tạo thói quen xấu cho những lần nghỉ sau và cứ như thế thì nguy hiểm vô cùng vì khí hậu có thể thay đổi rất nhanh; bão tuyết có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào…
 
Last edited:
"Kền kền chờ đợi"

10-KoraDay28-1.jpg

Xin mượn tên một tác phẩm rất nổi tiếng của Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã đoạt giải thưởng Pulitzer - bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi" để làm tựa đề cho post này. Bây giờ là khoảng gần 12 giờ trưa, mình đã lên đến sát đèo Dolma nhưng vẫn không nhận biết được điều này. Mình vẫn cứ ngỡ rằng đang ở ngọn đèo thứ nhất sau khi hỏi một người hiếm hoi đi phía sau; vẫn cần phải vượt qua hai ngọn đèo nữa mới tới Dolma. Mình vẫn nặng nhọc lê từng bước chân lên đèo. Đoạn gần tới đỉnh đèo Dolma đường khá dốc. Tuyết phủ khá dày. Những người đi trước dẫm đạp lên tuyết nên tuyết tan khá nhiều tạo thành những dòng nước nhỏ chảy từ trên đèo xuống, đủ để làm ướt sũng đôi giày cao cổ của mình. Ngó sang bên phải là vực khá sâu, bên trái là triền núi không dốc lắm. Mình để ý thấy một số chú Kền Kền (*) lững thững chờ đợi. Mình rất ấn tượng với tác phẩm "Kền Kền chờ đợi" của Kevin Carter và đã từng xem đi xem lại rất nhiều lần bức ảnh này với một nỗi xót xa vô hạn về số phận của đứa trẻ trong ảnh cũng như chính số phận của tác giả bức ảnh này. Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình..."(theo internet).

Kền kền trong bức ảnh của Kevin chờ đợi một bé gái sắp chết. Còn chú Kền Kền này đang "đợi" ai ? Nó có "chờ đợi" mình không nhỉ ? Lẽ nào chính những chú chim này lại xơi tái vài chục người mỗi năm ngã xuống trên đường kinh hành quanh Kailash ? Cảm giác khi gần tới đỉnh đèo Dolma (đương nhiên sau này mới biết vị trí) vô cùng mệt mỏi. Mình cảm thấy đuối sức. Nếu đây chỉ mới là đèo thứ nhất thôi thì rất có khả năng là mình sẽ nằm lại trên đường. Thật may mắn, có một chàng hướng dẫn viên người Ấn vượt qua mặt mình và bảo rằng trước mặt chính là đèo Dolma rồi. Tình trạng sức khỏe của mình gần như thay đổi hẳn. Mình cảm thấy khỏe ra rõ rệt, tâm trạng rất hưng phấn vì biết rằng sắp vượt qua điểm cao nhất của hành trình. Thật kỳ lạ thay và cũng dễ hiểu thay. Trong khoảnh khắc gần như không còn một giọt sức nào để bước tiếp; chỉ vì biết mình đã đến điểm cao nhất cần vượt qua thì sức khỏe trở nên "dồi dào" trở lại. Mình bước đi nhanh hơn, mạnh hơn...

(*): Thực ra mình tạm gọi là Kền Kền vậy thôi chứ cũng không xác định được đây là loài chim gì, nó trông cũng giống như loài Quạ đen.
 
Last edited:
Cứ định là im lặng theo dõi và âm thầm ủng hộ chủ thớt thôi, nhưng đọc đến đoạn "chú bé đi hài bảy dặm” đã đến nơi “có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả”. thì mình đành phải xuất hiện ủng hộ bạn một tiếng. Bài viết của bạn thật hay, cảm xúc đong đầy quá đi chứ. Cũng nhờ bạn mà mình biết cái vụ khấn mỗi khi vào chùa của mình cũng không có chi là khác người. ít ra thì cũng có vài người giống mình (theo như bạn kể). Từ đầy về sau thì khỏi lăn tăn về cái vụ "khấn vái" nữa rồi. Cứ lòng thành là được rồi, không cần phải bài bản văn tự dài dòng. Rất mừng với những mối nhân duyên mà bạn được gặp và cũng mong một ngày không xa mình cũng được một ít nhân duyên mà bạn đã có. Thanks bạn Tuanfreedom nhiều.Vẫn là đọc giả trung thành chờ bài viết của bạn.
 
Re: "Kền kền chờ đợi"

10-KoraDay28-1.jpg

(*): Thực ra mình tạm gọi là Kền Kền vậy thôi chứ cũng không xác định được đây là loài chim gì, nó trông cũng giống như loài Quạ đen.

Em nghĩ không phải Kền Kền ạ. Em có chụp ảnh được 1 con Kền Kền, trông có vẻ khác

5992997335_fb25fe5f36_z.jpg
 
Nữ Thần Tara xuất hiện trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê của Trung Toàn ?

Đêm qua tại Darchen cũng có nhiều người mất ngủ. Các anh chị kể lại rằng đêm đó lạnh lẽo vô cùng. Mọi người đều có cảm giác là trong các phòng khách sạn rất u ám, nặng nề thậm chí là hơi ghê rợn. Trung Toàn lúc này đã bị suy nhược toàn thân, phải thở bằng bình ôxy lớn (mình vẫn thường gọi là bom ôxy) một cách rất khó nhọc. Anh ở trong tình trạng thể xác thì kiệt sức, tinh thần thì hụt hẫng và lo sợ. Đêm đó, Toàn tưởng rằng mình sẽ không bao giờ thức dậy nữa. Anh nằm mê man nhưng miệng vẫn liên tục lầm rầm cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngoài việc nguyện cầu cho vượt qua được đêm nay, Toàn còn mong cho mình đủ sức khỏe để ngày mai trở lại bãi tập kết tại Darpoche với hy vọng một lần được nhìn thấy “Ngài Kailash”. Trong lúc mơ màng, Toàn nhìn thấy (linh ảnh) hai nữ thần Tara (*) trong hình dáng những người phụ nữ Tây Tạng. Hai vị mặc cùng màu áo và đi vòng quanh giường; đôi lúc họ đỡ Toàn dậy để an ủi. Và Toàn đã miên man trong tình trạng nửa ngủ nửa thức như vậy cho đến lúc bình minh lên.

10-KoraDay25B.jpg

Đêm qua, khi mình thức trắng nguyên đêm tại Dirpuk thì tại Darchen, Toàn cũng cũng thẫn thờ ngồi ôm bom ô xy trong tình trạng thập tử nhât sinh. (ảnh Hữu Danh). Cảm ơn Trung Toàn đã "hy sinh vì nghệ thuật" cho phép tuanfreedom public tấm ảnh khá "nhạy cảm" và "riêng tư" trong một tình trạng không được sửa soạn gì hết thế này. Chân Thành. Mong một số các anh chị khác trong KVG cũng tiếp bước Toàn để câu chuyện Ngân Sơn có nhiều "sự kiện bí mật kinh hoàng" dần dần được "bật mí" nhé. :)):help:L. tuanfreedom hứa là sẽ viết thật khéo. ;)

Sáng hôm sau, Toàn cùng anh Bách, Chị Vinh và Danh quyết định trở lại Darpoche với hy vọng được tận mắt thấy Ngân Sơn xuất hiện. Toàn đã chuẩn bị cho chuyến kinh hành quanh Ngân Sơn rất kỹ lưỡng. Đến Kathmandu rồi qua tới Nyalam, Toàn vẫn tìm mua bổ sung thêm áo quần, giầy và các dụng cụ hỗ trợ leo núi khác. Toàn đặc biệt hài lòng với đôi giầy của mình. Tiếc rằng phút cuối, vì lý do sức khỏe anh đành quyết định ở lại, chỉ tiễn đoàn đến Darpoche rồi về. Nhưng trên đường về và buổi chiều tại Darchen, Toàn cứ ngẫm nghĩ mãi về việc chưa thể tận mắt thấy Ngân Sơn. Ước mơ lớn của anh là được chiêm bái Ngân Sơn một lần trong đời. Nay dù không thể nào đi Kora được nhưng ít ra cũng phải nhìn thấy Ngài một lần cho xứng với công sức chuẩn bị bao ngày. Hẳn anh Bách, Chị Vinh và Danh cũng cùng suy nghĩ (?). Tiếc rằng buổi sáng hôm qua trời mưa và mây mù rất nhiều nên chẳng thể nào chiêm ngưỡng được Ngân Sơn. Hơn nữa, Toàn kể thêm một “lý do” khác khiến mình rất cảm động. Anh đã mất nhiều công sức lựa chọn và mua sắm đầy đủ những dụng cụ mà dự kiến sẽ đồng hành cùng anh suốt ba ngày hai đêm quanh Kailash. Giờ này tất cả còn mới nguyên, chưa được sử dụng dẫu chỉ một lần. Ưng ý nhất là đôi giầy leo núi. Anh quyết định dù thế nào đi nữa cũng phải trở lại Darpoche và đi sâu thêm vào thung lũng xa tới chừng nào có thể. Một là để được thấy Ngân Sơn. Hai nữa là cũng để đôi giầy của anh được dính bùn đất của xứ sở thiêng liêng này. Mới nghe thoáng thấy “buồn cười” nhưng nghĩ lại mình thấy vô cùng cảm động với tấm lòng của anh. Toàn muốn được mang bùn đất trên con đường Kora theo mình trở về. Anh muốn va quệt vào đất, vào đá, vào cỏ cây trên đường đi. Đơn giản vậy thôi. Biết đâu anh Bách, Chị Vinh và Danh lại có cùng suy nghĩ này chăng (?). Mình chỉ đoán mò vậy thôi khi nghe Toàn kể anh Bách cứ mân mê cặp gậy leo núi anh đã sắm từ trước. Khác với Toàn, cặp gậy của anh Bách đã được sử dụng hôm tập leo núi tại Nyalam. Không biết anh Bách có dành riêng áo quần, giầy và các vật dụng khác cho những ngày Kora không ? Toàn thì có. Anh mang theo tới hai đôi giầy. Đôi mới nguyên sẽ được lần đầu được dính bùn đất hôm nay thôi.

(*): Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là yogini. Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu. Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là “ngôi sao”, là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ. Biểu tượng Thần Tara thực sự là một vị thần trẻ đẹp, có khả năng hóa thân. Thần có thể hiện ra trong màu xanh, màu trắng, đỏ, hay màu của vàng. Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng của nó. Phía sau đầu của thần Tara là ánh sáng của trăng tròn, là biểu tượng của áng sáng soi sáng trái đất. Ánh sáng đem lại sự mát lành, xóa tan đau khổ của vòng luân hồi. Thần ngồi trên một tòa sen nở và một chiếc đĩa tròn. Vòng quanh thần là một vòng lửa màu vàng, mà lời kinh cầu nguyện số 21 nói rằng: “như lửa cháy ở cuối thời đại này”. Trên mỗi bàn tay, thần Tara nhẹ nhàng cầm một cành hoa dài màu xanh trắng, hoa utpala, một loại hoa có mùi hương thơm ngọt giống như hoa sen, loại hoa mọc trên bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa utpala là sự trong sạch tự nhiên, mà theo Gehlek Rinpoche nói “để có thể là người trong sạch, hãy hành động một cách trong sạch”. Ba ngón tay của tay trái thần Tara chỉ lên để biểu hiện ba thứ quí giá, đó là: Đức Phật, Phật Pháp và Giác Ngộ, hay sự tự giải phóng (tự tại). Tay phải duỗi ra, ngửa bàn tay về phía trước với một cử chỉ mời gọi. Genlek Rinpoche nói “thần Tara nói với những người bị mất hi vọng và không có ai giúp đỡ, rằng: 'hãy lại đây, ta đang ở đây.” Thần có những sợi lụa mềm được trang điểm bằng những hạt châu báu, tai dài và thanh nhã. Trên thực tế, các Đức Phật thì không đeo châu báu, nhưng nữ thần Tara lại mang châu báu. Những châu báu này sáng lấp lánh như sự cảnh báo về những đau khổ trên trần thế.(theo Internet).

@June: Đồng ý với bạn. Chú chim trong ảnh chắc là quạ thôi chứ không phải Kền Kền. Tại mình ấn tượng với tác phẩm "Kền Kền chờ đợi" nên mượn cớ biến quạ thành kên vậy mà...=))
Hôm nay 08-08: Kỷ niệm một năm ngày đặt chân lên thủ đô Kathmandu-Nepal, bắt đầu cho hành trình chiêm bái Ngân Sơn. Nhớ Tây Tạng quá...
 
Last edited:
Nữ Thần Tara xuất hiện (tiếp)

Bây giờ thì mình hiểu hơn nữa tình cảm của Toàn dành cho Ngân Sơn cũng như cho Phật Pháp. Dọc đường đi từ Kathmandu tới Darchen, ngoài những lần niệm chú Om Mani Padme Hum cùng đoàn trên xe thì Toàn và anh Trung vẫn là những người siêng năng thực hành lễ Phật nhiều nhất. Toàn tổ chức nghi lễ rất bài bản, thuần thục đến bất ngờ. Mình ở cùng phòng với anh suốt dọc hành trình đi và về nên chứng kiến đầy đủ việc làm lễ tụng niệm của anh. Mỗi tối, trước khi đi ngủ, anh lại là người chủ trì buổi đọc kinh niệm Phật. Thường thì có thêm anh Trung, anh Sư Cường, Thầy Viên Định và ba thành viên còn lại trong phòng mình. Có hôm xuất hiện thêm Trọng Lý. Anh Trung thường đọc kinh Dược Sư (?). Mình để ý thấy anh Sư Cường thì chỉ ngồi thiền lặng yên bên cạnh chứ không đọc gì. Hình như đệ tử Phật thuộc phái Kim Cương Thừa không đọc kinh ? Như vậy cũng không đúng vì mình thấy Thầy Viên Định cũng đọc kinh thuộc làu làu. Hay do trước khi qua Kathmandu tu học theo phái Mật Thừa thì Thầy cũng đã tu tập nhiều năm trong các ngôi chùa ở Việt Nam ? Chuyện này mình chưa hỏi ai và cũng chưa search google để biết. Toàn tụng kinh, lắc chuông đồng rất điệu nghệ. Mình trầm trồ ngạc nhiên không biết một người làm kinh doanh dịch vụ du lịch bận rộn quanh năm suốt tháng như anh mà sao vẫn dành được rất nhiều thời gian cho việc thực hành tu tập và thuộc lòng nhiều bài kinh cũng như thành thục các nghi lễ tụng niệm đến vậy ? Bản thân mình thì cứ “ăn theo” các anh chị. Biết được vài câu kinh phổ biến nhất mình cứ lẩm nhẩm theo cách riêng của mình. Nhiều đêm mình ngủ gà ngủ gật suốt buổi đọc kinh mà không dám nằm xuống giường vì sợ các anh chị chê cười. Đó là những khoảnh khắc hiếm hoi mình buồn ngủ và gật gù chợp mắt được một lúc. Đôi lúc ngồi trên xe cũng buồn ngủ như vậy. Khổ thật, lúc buồn ngủ thì lại không được ngủ. Rõ ràng là tiếng kinh cầu dịu êm tạo nên một không gian bình yên dễ đưa người ta vào giấc ngủ hơn là những lo toan suy nghĩ hàng này.

10-KoraDay25D-1.jpg

Nữ thần Tara sắc Trắng (ảnh internet)

Chi tiết về 21 nữ thần Tara có ở đây: http://yume.vn/ngocgood2006/article...u-la-nguoi-me-cuu-do-chung-sinh.35D471E1.html
 
Last edited:
Nữ Thần Tara xuất hiện (tiếp và hết)

Đến Darpoche, nhóm bốn người quyết định đi sâu vào thung lũng sông Lha Chu chờ đón Ngân Sơn xuất hiện. Nhưng trời lại phụ lòng người; mây mù vẫn che phủ thung lũng và Mưa lại rơi nặng hạt. Cả nhóm đều buồn bã. Vài người thất vọng ngồi bệt xuống đất như muốn khóc. Khi qua khu vực tu viện Chuku, Toàn mới nảy ra ý định lên viếng thăm tu viện và đi nhiễu vòng quanh Chuku. Vì theo như Toàn được nghe kể thì nếu đi được 21 vòng quanh Chuku thì công đức cũng ngang bằng với việc đi Kora một vòng quanh Kailash. Cả nhóm đều đồng ý viếng thăm Tu viện nhưng thực tế mọi người đều khá mệt nên đã cố thuê được một chiếc Land Cruiser lội qua sông Lha Chu chạy thẳng lên Chuku.

Trên đường lên Chuku, Toàn nhìn thấy hai người phụ nữ Tạng trông rất khỏe mạnh và cũng khá “đặc biệt”, tay cầm Mani Luân vừa đi vừa xoay và niệm chú Om Mani Pad Me Hum. Họ cũng đang trên đường đi lên tu viện. Vừa khởi hành một đoạn thì nhóm bốn người đi bằng xe Land Cruiser vượt qua hai người này nhưng khi xe chạy tới tu viện thì đã thấy họ tới trước tự bao giờ; vẫn bước đi trong phong thái nhẹ nhàng bình thản; tay vẫn quay Mani Luân và miệng vẫn niệm chú. Toàn rất đỗi ngạc nhiên trước chuyện này. Anh như không còn dám tin vào mắt mình nữa. Đường từ Darpoche lên tới Chuku phải vượt 200 m cao độ tuyệt đối, đường lại khá dốc ở cao độ gần 5000 m so với mực nước biển. Đàn ông khỏe mạnh còn phải “bò” lên một cách chậm chạp và khá nặng nhọc nữa là. Bằng cách nào và đường nào mà họ đi bộ, lại vượt trước xe của nhóm để đã có mặt trước ở nơi này ? Sau đó, quá ngạc nhiên và tò mò nên Toàn càng để ý hơn nữa tới hai vị khách nữ hiếm hoi của Tu viện ngày hôm nay. Khi đi vòng quanh tu viện thì hai bà thường đi phía sau Toàn nhưng khi xong việc Kora quanh Chuku thì không còn thấy họ đâu nữa. Theo Toàn nhận xét thì hai phụ nữ này có điều gì đó “rất bí ẩn”. Hai bà ăn mặc giống nhau. Tuy nhiên khi để ý kỹ thì thấy mỗi bà tay cầm một kinh luân, một màu vàng và một màu trắng. Toàn cứ luôn băn khoăn là không biết hai người phụ nữ Tạng này có phải chính là hai Nữ thần Tara xuất hiện đêm qua, lúc Toàn đang ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê ?

10-KoraDay25D.jpg

Bà đi trước tay trái xoay kinh luân màu vàng, vậy hẳn bà đi sau tay trái sẽ cầm Mani Luân màu trắng như Toàn đã thấy. Liệu đây có phải là hai nữ thần Tara trong giấc mơ đêm qua của Toàn ? (ảnh Hữu Danh)
 
Last edited:
Đỉnh đèo Dolma: Làm “nghi lễ” để lại một phần thân thể.

12h17 ngày 17/08/2011: Cuối cùng mình cũng tới được đèo Dolma. Trên đỉnh đèo lúc này cũng chỉ có vài người phía trước và phía sau. Hình như Durga, anh chàng sherpa người Nepal dễ thương đã chủ động đợi mình ? Anh giúp mình chụp mấy tấm ảnh khi mình làm thủ tục chôn tóc của vài người thành tâm đã gửi trước ngày lên đường.

10-KoraDay25A.jpg

Người ta tin rằng nếu người nào để lại “một phần thân thể” của mình (thường là tóc, móng tay, một giọt máu) hoặc một đồ vật gì đó mà mình thường sử dụng (như là áo quần chẳng hạn) tại khu vực đèo Dolma này thì kiếp sau người đó sẽ được đản sinh về cõi Phật (hoặc sẽ được tái sinh làm người tại xứ sở linh thiêng của các thánh thần này ?). Có người quan niệm những thứ này như những Vật Phẩm Cúng Dường cho Kailash, thể hiện sự hiểu biết của khách về Cái Chết và Sự Tái Sinh.

10-KoraDay26-1.jpg

to be continued...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,389
Bài viết
1,168,063
Members
191,308
Latest member
macquanao
Back
Top