What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Chỉ đọc và xem hình em cứ ngỡ đag đu theo anh chinh phục 1 vòng Kora...
Chúc anh sức khỏe ngày càng tốt và công việc thuận lợi để viết tiếp cuộc hành trình...
 
Re: Những đứa bé Kora

Lúc qua đèo Dolma sau này, nhìn những đứa trẻ đi Kora cùng bố mẹ mình lại nhớ tới câu chuyện đồn đại rằng Người Tạng ngâm trẻ sơ sinh vào nước lạnh để xem nó có sống được không thì mới nuôi. Chẳng biết chuyện đó có thật không nên mình vẫn chỉ mong là người ta đồn thổi vì nếu thật thế thì quả là quá "dã man". Nhưng bây giờ nhìn những đứa bé trên đèo Dolma trong mưa tuyết, nhiệt độ âm, dưỡng khí chỉ còn khoảng 50% mức bình thường thì mình lại nghĩ việc ngâm vào nước lạnh còn dễ chịu hơn nhiều....Vậy nên người Tạng đâu có "dã man" chút nào đâu bạn nhỉ??:))

Đọc hết 17 trang...Chuyến đi quá tuyệt với chữ "Duyên" Chúc mừng bạn đã tới được nơi mình muốn tới. Mình phục nhất các chị lớn tuổi rồi mà vẫn can đảm thực hiện chuyến hành hương này
Về việc tắm em bé dưới suối lạnh khi mới sinh...Không phải chỉ có dân Tây Tạng đâu bạn, mà hầu như đa số các người Dân Tộc có phong tục đó...Kinh nghiệm bản thân mình đã chứng kiến ...Năm 1972...mình theo một đoàn đi săn trên Lạc Dương-Dalat ngang qua một buôn Thượng khi đó Lạc Dương chỉ là một khu rất ít nhà và rừng còn nhiều lắm và mình chưa biết gì về cái gọi là dân tộc Tày, Mông, Châu Mạ... mà chỉ gọi chung chung họ là dân Thượng)... gặp một phụ nữ trong bản làng phía xa .....Chị ta đang sinh em bé trong một căn chòi nhỏ bên suối và đem em bé xuống tắm ngay sau khi bé mới chào đời (Bây giờ hình dung lại hướng đi mình mới biết là hướng TL722 và vườn Quốc Gia BiDoup- Núi Bà) Chị ta trả lời khi được hỏi tại sao đem bé tắm dưới nước suối lạnh? ...Cho Nó khỏe! Câu trả lời thật đơn giản nhưng rất thâm thúy nếu nghĩ kỷ...Trong rừng sâu...anh không thể tồn tại nếu không khỏe mạnh! Tự nhiên sinh tồn! Họ là thế!
Cám ơn anh đã dành nhiều thời để chia sẽ hình ảnh và cảm xúc chuyến đi...Chúc anh luôn vui khỏe để đi tiếp những nơi mà anh muốn tới và cũng xin lỗi vì đã chen ngang hy vọng không bị loãng mạch chuyện của anh

KHBB
 
Tự hứa với lòng 4 điểm phải đến trước khi không còn trên thế gian này nữa ....!!! Đó là Tây Tạng , Bhutan , Nga và India ......!! Cám ơn các anh , các chị đã mở '' đường máu '' để mọi người sau này lên đường đỡ vất vả ... Em đang học tiếng Nga , để có thể làm tròn tâm nguyện của mình . Chúc mọi người luôn gặp mai mắn !!!
 
Xin góp vui topic của anh, một số ảnh đoạn đường đầu hành trình Kora.

303324_10150977905389875_2071412088_n.jpg

Đoạn đầu trước khi vào lũng Lha Chu.


250911_10150977919134875_279713201_n.jpg

Đoạn đường từ Darpoche, đường đi xen giữa núi. Thật may mắn vì đúng lúc này trời không còn tuyết rơi, mây mịt mù.


303324_10150977905389875_2071412088_n.jpg

Một hình núi trên đường đi.
 
Last edited by a moderator:
Đá Mani

9-KoraDay112B.jpg

"Đá Mani là những phiến đá và những viên đá được khắc các lời kinh cầu nguyên hay các câu thần chú của Lạt-ma giáo, hoặc là những biểu tượng thiêng liêng khác của Phật giáo Tây Tạng. Chúng thường được đặt dọc theo hai bên đường đi hoặc hai bên bờ sông, hoặc chất thành những đống lớn hay là những bức tường dài." (nguồn: giacngo.vn).

"Mura Rinpoche thứ III viết rằng các hòn đá mani có những phẩm tính vô song. Ngài viết tiếp: ‘Không một giọt tâm yếu nào của tám vạn tư giáo lý của Phật Pháp mà không được chứa đựng trong sáu âm vĩ đại của thần chú mani. Việc chạm khắc sáu chữ vào đá sẽ bảo tồn những chữ này càng lâu càng tốt. Nếu không thế, càng khắc nhiều những giáo lý rộng lớn thì lại càng là dịp để những đoạn Kinh ngắn bị hư hại và khiến cho Kinh điển bị thiếu sót. Việc khắc chạm thần chú vào đá khiến cho thần chú khó bị các yếu tố tự nhiên (các đại) phá hủy. Nếu các đền chùa hay biểu tượng của thân, ngữ và tâm Phật được làm bằng vàng, bạc hay những chất liệu quý báu khác thì chúng có thể dễ dàng bị gió, mưa hay lửa hủy hoại. Chúng có thể bị đánh cắp hay cướp đoạt và có nguy cơ bị mất mát. Người ta có thể có ý tưởng sở hữu những pho tượng đó. Những điều này và nhiều mê lầm và trở ngại khác có thể xảy ra. Nhưng nền tảng để tạo lập công đức này mà tôi đã xây dựng không dễ dàng bị hủy hoại. Không ai coi một hòn đá mani như vật sở hữu của mình, và chừng nào nó còn hiện hữu thì không chỉ con người trong vùng có mối liên hệ với nó, mà ngay cả những côn trùng được gió mang đi chạm vào nó, vào một lúc nào đó cũng sẽ đạt tới cấp độ giải thoát và thoát khỏi sinh tử.’" (nguồn: dzogchenmonastery.cn).
 
Last edited:
Đọc Đường Xa nắng Mới, biết bác tuanfreedom là một trong những người đã may mắn đi trọn một vòng Kora 3 ngày 3 đêm quanh đỉnh thiêng Kailash, lại được nghe bác rao trước rằng trên đường về, sau những "xúc động tâm linh mãnh liệt", bác đã thốt lên câu nói thật ấn tượng... Tôi thường xuyên vào ra topic này mong chờ các ngày hành cước tiếp theo. Tôi cũng rất tò mò về những trải nghiệm tâm linh của bác và mọi người trong đoàn, bác có thể nói rõ hơn được không? Cảm ơn bác rất nhiều!!!
 
Last edited:
Tu viện Dirapuk

9-KoraDay113C.jpg

Phía trên là Tu viện Dirapuk. Phía dưới là khu nhà khách thuộc tu viện nhìn phía chính diện.

9-KoraDay113A.jpg

...Và nhìn từ một góc khác..

9-KoraDay113B.jpg

Một góc tu viện Dirapuk. Nhìn đối diện sang phía bên kia cũng là một khu nhà khách.
 
Last edited:
Cám ơn Tuấn nhiều. Nhớ gia đình Kailash quá. Nhìn những tấm hình này lại thêm ước muốn được đi lại lần nữa. Có nhiều cảnh chị chưa được thấy vì nhiều lúc chỉ biết cắm đầu cắm cổ mà đi, không còn hơi mà nhìn ngấm cảnh nữa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,468
Bài viết
1,153,102
Members
190,101
Latest member
dabongxoilac365tv
Back
Top