What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Rất cám ơn bạn đã chia sẻ chuyến đi hằng mơ ước của biết bao người cũng như của mình,hnay mình đã mê mải đọc hết tất cả các trang viết của bạn,và ngoài khâm phục những j bạn đã trải nghiệm mình thật sự xúc động trước tình cảm của những tvien trong đoàn.Chuyến đi mơ ước đến Tây tạng của mình ko biết đến khi nào mới thực hiện đc vì vấn đề visa vào tibet đg bị cấm.Tiếp tục mong đợi những chia sẻ của bạn.Cám ơn bạn rất nhiều.
 
Phía bên kia đèo Dolma

10-KoraDay27-1.jpg

Mưa tuyết khá mạnh. Những cánh tuyết hình ngôi sao năm cánh đẹp thật khi xem trên phim nhưng ở đây thì gió cuốn hàng ngàn cánh tuyết quất vào mặt lạnh và rát vô cùng. Thình thoảng mình phải dừng lại để đứng thật vững...

10-KoraDay29-1.jpg

Xung quanh có tuyết nhưng Hồ không đóng băng.

Hồ Thiêng Gauri Kund hay Hồ Đại Bi(Lake of Compassion), cao độ 5440m. Có một điều rất đặc biệt ở đây. Mình đã xem khá nhiều ảnh chụp của các nhóm đi Kora vào mùa hè, khi tất cả khu vực lân cận không hề có tuyết thì Hồ đóng băng sáng bạc; còn giờ này khi tuyết ngập tràn xung quanh thì nước trong Hồ Đại Bi lại xanh thẳm một màu như thế. Mình vẫn chưa tìm được tài liệu nào giải thích điều kỳ lạ này.

10-KoraDay29A.jpg

Đây là tấm ảnh Hồ Đại Bi mà nhóm của June chụp vào tháng 6. Xung quanh không thấy tuyết nhưng Hồ lại đóng băng.

10-KoraDay29B.jpg

Và tại những thời điểm khác, xung quanh Hồ không có tuyết và Hồ cũng không đóng băng (ảnh Internet).

10-KoraDay29D.jpg

Ở ảnh này thì ta thấy: Xung quanh có tuyết mà Hồ cũng đóng băng :))(ảnh Internet).

10-KoraDay29C.jpg

Và màu xanh của nước Hồ thì mỗi thời điểm đều khác nhau, xanh đến lịm người (ảnh Internet).
 
Last edited:
Chiếc Rìu nghiệp lực (The Axe of Karma) của Tử Vương Lama

Nếu lần sau có nhân duyên được Kora một lần nữa, mình sẽ nán lại lâu hơn tại khu vực đèo Dolma này. Mình cũng sẽ đi chậm nhất có thể trên đoạn đường từ đỉnh xuống chân đèo để ngắm nhìn cho hết cảnh núi tuyết hùng vĩ bao quanh. Các bạn nào có chuẩn bị một chuyến Kora thì cũng nên như vậy nhé. Xuống đèo nhanh quá thật rất uổng phí.

10-KoraDay212-1.jpg

Vẫn trùng trùng điệp điệp những núi tuyết...

10-KoraDay213-2.jpg

1h chiều 17/08/2011: Đến khu vực có Rìu nghiệp lực. Mình cứ lia máy ảnh chụp lấy chụp để chứ cũng không biết ý nghĩa của những điểm đặc biệt trên hành trình; chỉ sau này về so ảnh của mình với ảnh chụp trên internet hay trong các cuốn sách viết về Ngân Sơn thì mình mới thực sự hiểu được ý nghĩa từng ảnh chụp. Nhưng thật may mắn thay, dù chụp một cách ngẫu nhiên nhưng mình cũng có được khá nhiều tấm ảnh hết sức ý nghĩa. Ảnh chụp "Chiếc rìu nghiệp lực" dưới đây là một trong số đó.

10-KoraDay214-1.jpg

Về mặt "vật lí", theo Mundasep thì "Rìu" cao 100 mét tọa trên mỏm đá cạnh cấu trúc hình trụ cùng kích cỡ. Còn về mặt "tâm linh", theo Govinda trong "Con đường mây trắng" thì Rìu của Nghiệp lực là dấu hiệu của thần chết, như nhắc nhở khách về những thử thách đã qua.

Người ta cho rằng, Người Tạng đi ngang qua đây không ai dám nhìn Rìu nghiệp lực vì lo sợ nghiệp báo dồn về nhiều quá không chịu nổi. Tuy nhiên Govinda lại viết "Đối với người sùng tín thì rìu đã mất sự đáng sợ trước lòng từ bi của vị cứu độ Dolma, vid từ bi mạnh hơn nghiệp chướng; nó rửa sạch những hành động cũ của chúng ta bằng nước mắt của lòng từ bi biết thương xót mọi loại hữu tình đang đau khổ. Khi tham dự vào đau khổ của kẻ khác thì lúc đó không còn chỗ để đau khổ cho riêng mình và cuối cùng nó dẫn đến chỗ là ta vượt cái bản ngã nhỏ bé của mình..."

10-KoraDay214a.jpg

Cận cảnh Rìu nghiệp lực (ảnh Internet)

10-KoraDay214B.jpg

Rìu nghiệp lực, nhìn từ phía sau (ảnh Internet)
Giống như các núi đá bao quanh tu viện Chuku trong Thành Thiên Đế, kết cấu của Rìu nghiệp lực gồm lưỡi rìu, thân và bệ đá cắm rìu trông vẫn như những khối đá xếp liền mạch với nhau; một kết cấu lắp ghép chứ không phải là toàn khối ?
 
Last edited:
Ngẩn ngơ giữa dòng sông tuyết

Bỏ lại sau lưng Chiếc Rìu nghiệp lực với những câu chuyện huyền thoại về nó, mình bắt đầu bước vào một đoạn đường mê hoặc. Với cá nhân mình thì việc nhìn thấy tuyết đã là một điều kỳ diệu rồi huống chi bây giờ mình sắp đi trên một dòng sông tuyết trắng. Thực sự mình cứ nấn ná mãi không muốn đi tiếp. Chỉ muốn có một đôi giày chuyên nghiệp để thử trượt băng như các vận động viên vẫn biểu diễn trên tivi. Nhưng với đôi giày leo núi chống trượt Salomon này thì đành chịu chết thôi.

10-KoraDay217-1.jpg

Bắt đầu phía sát mạn "bờ sông" là những mảng tuyết mỏng chưa thể bao phủ hết đá trên đường đi như thế này...

10-KoraDay219-1.jpg

Đến đoạn này thì tuyết phủ hoàn toàn đường đi. Dẫu vậy, nếu dùng mũi giày đạp mạnh vẫn xuyên lủng lớp tuyết còn mỏng này. Phía dưới vẫn là lổm chổm những đá xen lẫn nước...

10-KoraDay218-1.jpg

Gần đến giữa sông như chỗ này thì dù mình đã vận mười thành công lực vào cái mũi giày thì vẫn không thể nào xuyên thủng lớp tuyết được nữa. Hẳn những đoạn này tuyết phải dày tới mấy chục phân hoặc cả mét chứ chẳng chơi.
 
Last edited:
Ngẩn ngơ giữa dòng sông tuyết (2)

10-KoraDay216-1.jpg

Mỏi chân lắm rồi, không vận công lực làm gì nữa cho vô ích. Lặng ngắm dòng sông tuyết uốn mình giữa khe núi.

10-KoraDay221-1.jpg

Mình thử dùng đôi tay lạnh cóng bới tuyết xem có thấy đá phía dưới không nhưng thất bại...

10-KoraDay220-1.jpg

Về đến "bờ sông" bên kia thì lớp tuyết cũng bắt đầu mỏng dẫn và con đường lởm chởm đá lại xuất hiện trở lại.
 
Last edited:
Một Mini Video Clip (ghi nhớ thời điểm hạnh phúc nhất?)

Gửi các anh chị một clip ngắn quay tại khu vực dòng sông tuyết; tuanfreedom lần đầu tiên làm diễn viên. Về mở clip xem thì thấy okie còn nghe thì thấy cứ buồn cười làm sao. Vượt đèo rồi nên cảm thấy khỏe ra và tự tin hơn hẳn lúc lên đèo. Các anh chị để ý sẽ thấy chiếc rìu nghiệp lực vẫn "bất ngờ" xuất hiện trong clip này.

[video=youtube_share;uhZ3YPkr7_A]http://youtu.be/uhZ3YPkr7_A[/video]​
 
Last edited:
@a.Tuan: Anh có đi cùng đợt với anh Nguyễn Tường Bách không? Tác giả của cuốn Đường xa nắng mới, có nói về kora Ngân Sơn. LMP vừa đi Tây Tạng về, cũng ấp ủ sẽ kora Ngân Sơn trong thời gian tới khi quay lại Tây Tạng.
 
Xuống núi

10-KoraDay222_zpsfd9523a0.jpg
Vượt qua những đoạn đường nguy hiểm nhất, gian khổ nhất, mình "nhẹ nhàng" thả dốc xuống chân đèo. Tò mò không biết tuyết Ngân Sơn có mùi vị thế nào nên thỉnh thoảng lại vọc tuyết đưa lên miệng nếm. Sau này gặp bạn bè mình cứ chém gió là vì đói quá không mang theo gì để ăn nên đành bốc tuyết ăn cầm hơi cho qua bữa.:)) Cũng không hiểu sao ăn thì ít, tiêu hao năng lượng lại nhiều như thế mà mình không có cảm giác đói.

10-KoraDay222A_zps63e008e1.jpg

Đây chính là con sông Dzong chảy bên cánh phải của Ngân Sơn. Phía bên kia đèo Dolma là con sông Lha mà chúng ta đã thấy ngay từ khi bước vào cửa Thành Thiên đế và chảy giữa hai dãy hàng ngàn Kim Tự Tháp, qua Tu viện Dirapuk và chảy thẳng ra phía sau(xem hình dưới).

6-KailashMountMap_zps161861df.gif

Nhìn lại các con sông chảy trong khu vực Ngân Sơn.

10-KoraDay223_zps6c5054f8.jpg

Nước sông đầu nguồn trong veo.

10-KoraDay224_zps00738fe9.jpg

Đây chính là "điểm xuất phát" của những dòng sông vĩ đại bắt nguồn từ Ngân Sơn...Mỗi lần khát nước mình lại nhớ tới nơi này...

10-KoraDay225_zps56a44e3e.jpg

Và hễ "nóng trong người" lại muốn quay lại đây nhảy ùm xuống tắm.

@ Lê Minh Phương: Mình đi cùng đoàn với anh Bách. Mình có đề cập chuyện này ngay những post đầu tiên của bài viết. Thân mến.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top