What's new

Kinh nghiệm tìm thông tin - AN TOÀN GIAO THÔNG

Muốn đi đường vòng vèo cho tốt, thì khi cua sang phải, sang trái, không phải là bẻ tay lái, mà là nghiêng người + xe và chỉ bẻ lái một chút thôi, thì xe sẽ tự động cua rất tốt. Khi đi với tốc độ cao mà bẻ tay lái nhiều là ngã ngay.

Nhưng muốn nghiêng sang trái được nhiều, cua được nhiều thì trước đó phải nghiêng sang phải để giữ cân bằng. Nhìn phía sau thì tưởng là nghiêng ngả nguy hiểm nhưng thực ra thế mới ổn định. Còn nếu giảm hẳn tốc độ lại, đi thật chậm thì không nói làm gì, nhưng nhiều khi trên đường không cho phép thế.

Nghe bạn Chit toi tả nghiêng trái nghiêng phải đánh võng hãi bỏ mi.a. Nói thế này cho nó nhanh:

1. Luôn giữ tầm quan sát xa, đảm bảo phát hiện kịp thời các chướng ngại vật hoặc người/xe đi ngược chiều. Khi gặp đường vắng, cua gấp thì có thể đi giữa đường hoặc lấn đường thoải mái để giữ tầm nhìn xa.

2. Giảm tốc độ khi vào cua, tránh nghiêng xe quá mức.

3. Nguyên tắc là bám lưng bò bụng. Bám lưng khi cua trái, bò bụng khi cua phải.

4. Nếu thích tổ lái kiểu bạn Chit toi thì nên xem cách vào cua của các tay đua ở các giải quốc tế. :LL Giả sử gặp cua phải thì đầu tiên cần lấn trái hết mép đường, đến gần cua thì bắt đầu nghiêng xe bẻ lái sang phải, ôm sát cua. Chú ý thực hiện với tốc độ chậm và nơi không có vực để khỏi lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. :))

5. Đặc biệt chú ý tránh cát trên mặt đường ở nơi cua gấp và đá lăn trên taluy xuống.
 
E cũng xin bon chen 1 tý :D có ng bảo đổ đèo Hải Vân vẫn là muỗi so với mấy đèo ngoài Bắc, sự thật ra sao e k biết, nhưng e từng đổ dốc
Cun và đèo Pha-đin rồi nên e nhận xét là phê và sợ :))

Theo kinh nghiệm của riêng e với dốc với đèo thì đi xe máy phải tuyệt đối có đầy đủ gương 2 bên để còn biết nhìn ra sau và thỉnh thoảng đảo mắt ra sau tý, vì bọn xế tải láo lắm, cứ phi ầm ầm mà gần đến mình nó tin cho phát, làm e giật mình tý đâm vào vách núi X(


Khi đổ đèo phê thật nhưng nên đi chầm chậm nhất là những góc cua, ấn còi liên tục và đi xa xa bên phải vực ra 1 tý, để có cái xe máy nào nó đi nhanh mà cua rộng thì mình còn biết đường mà đỡ, chứ đi gần sát mép thì muốn lượn cũng khó.

Đi đường buổi tối vào độ cuối thu chuyển đông nên sắm cho mình cái khẩu trang, kính râm trắng để đề phòng ... thiêu thân :D

Mà đổ đèo ở Cun và Pha-đin e vẫn hãi vụ ô tô nó lượn sát rạt mình, thấy ô tô đằng sau cái, chưa thấy nó còi đòi vượt e đã tự động nhường đường cho nó rồi, và đi cách xa ra vì nó lượn lên trên lại gặp 1 xe đi lên k chịu nhường làm cái xe kia lấn sang cả đường e đang đi, lúc đó e mà đi sau nó chắc e bay xuống vực rồi :(

Đi đường nhớ cẩn thận vụ cài đinh ban ngày k sao chứ ban đêm là mệt đấy :D


Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.
 
Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.

Hải Vân quan, xưa được gọi là Đệ nhất hùng quan.
"Quan" là cái cửa, cái cổng trên đỉnh đèo ấy, chứ không phải "con đèo" mà. Đứng trên đó, thấy núi non trùng điệp, biển cả bao la, thì quả là hùng vĩ.
Còn đèo Hải Vân từ ngày ô tô ít chạy (khi có hầm Hải Vân) thì việc chạy xe máy là đơn giản, không khó, độ nguy hiểm của đường đèo không có gì ghê gớm.
 
Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.

Bác hiểu sai ý e rồi, e k chê Đèo HV là muỗi :)) mà là e nói về độ đổ đèo cơ, e nghe có mấy bác bảo là: đổ đèo HV k phê = mấy con đèo ngoài Bắc, chứ ai dám chê Đệ nhất hùng quan hả bác, nhìn từ trên đèo HV xuống nhìn cảnh phê chết đi đc. Bác nói thế oan e quá, cuối tháng này e phải tự mình đổ đèo HV xem dốc Kun, đèo Pha-đin và đèo HV cái nào phê hơn :)) Kinh nghiệm đổ đèo các bác truyền lại có ích lắm lắm ạ :)
 
Re: Recycle Bin - Nơi xả mọi nỗi bực tức

Em vừa chạy trên Tam Đảo về, gương bên trái của xe tan tành, thân xe bị móp + mấy vết cào sâu đến lớp thép ở trong. Nguyên nhân là một bạn (là sinh viên nếu như bạn ý nói thật), đèo bạn gái, mắt thì ngắm đỉnh Tam Đảo, vào cua mà vẫn đi vù vù. Cũng may mà em gần như là đứng yên, lúc các bạn ý nhăn nhó đứng lên em thấy nhẹ cả người, ơn Trời là các bạn ý không bị làm sao. Còn phần bạn ý trình bày thế này thế kia, chẳng may không nhìn đường, không có tiền vì đang còn đi học, nói thật là em cũng chẳng biết nói gì, em chẳng hoạnh họe để đòi 100, 200 nghìn được, kiểu gì thì xe sửa cũng đắt hơn thế nhiều. Chỉ có điều em muốn nhắn những bạn hay đó đây, đi xe máy ít nhất là phải cẩn thận bằng, hoặc phải cẩn thận hơn rất nhiều lần so với đi ô tô. Chỉ cần sơ sẩy một chút là các bạn không những gây nguy hiểm cho bản thân, cho người cùng đi, mà làm cho người khác tham gia giao thông cũng bị vạ lây.
Em biết chuyện đi đường, đặc biệt là đi ra ngoài thành phố, là chuyện không thể nói khôn nói dại, người giỏi người kém. Tuy nhiên bất cứ khi nào ra đường cũng tự nhắc là phải chấp hành luật giao thông, phải cẩn thận khi đi lại, chắc là mọi chuyện đáng tiêc sẽ bớt đi nhiều.
 
Du lịch xe máy

Tôi muốn tập hợp lại một số kinh nghiệm đi du lịch bằng xe máy, trước đây trên box Du lịch TTVN và ở đây cũng đã rải rác ở nhiều nơi, nhưng không dễ tìm ra. Bạn nào cũng đi rồi cùng giúp tập hợp lại.

Thông thường các topic về kinh nghiệm ít người quan tâm, nhất là các bạn trẻ thì thường càng khuyên hạn chế cái gì thì lại càng làm cho bằng được. Nhưng nếu không viết ra thì rồi cũng quên đi mất.
__________________________________________

Phượt xe máy có đặc thù là độ chủ động rất cao, tính tự do rất lớn, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bậc nhất. Không thể chủ quan chút nào khi đi xe máy. Trên Phượt chưa có sự cố đang tiếc nào cho đến nay, nhưng box Du lịch của TTVN thì đã có nhiều bài học đau xót. Đã có những bạn ra đi mãi mãi, có bạn mất một phần cơ thể, có bạn đã bị liệt vĩnh viễn.

Nhắc lại những kỉ niệm đau đớn không bao giờ là chuyện vui, nhưng nếu không nhắc, có khi nhiều người nghĩ rằng những lời can ngăn, những kinh nghiệm chỉ là rỗi hơi: Bao nhiêu người đi có sao đâu. Thế nhưng khi đi xe máy, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể phải trả giá rất đắt.

Tôi không thể nào quên Kilotu kể việc đi tìm di thể một bạn nữ lần đầu tiên đi Phượt xe máy Cao Bằng đã ra đi ở con suối thế nào. Cũng không thể quên IG_Shit đã cất công đi gặp từng người viết Hợp tuyển Du lịch để nhờ viết tay vào một cuốn những lời động viên, an ủi cho một bạn nữ đi du lịch xe máy đã bị liệt vĩnh viễn thế nào, khi viết vào đó tôi cũng không biết nói điều gì, thực sự chỉ mong không bao giờ phải viết những dòng như thế nữa.

Thôi thì có nhớ được kinh nghiệm nào thì viết ra vậy.
 
Loại xe

Tôi không có nhiều hiểu biết về các loại xe, cũng chỉ là kinh nghiệm từ các chuyến, quan sát các bạn khác, cũng như tập hợp thông tin thôi. Do vậy chỉ dám nói sơ sơ, không thể nói kĩ.

Xe cào cào: loại này phượt vùng núi, offroad thì khỏi nói rồi. Kinh nghiệm dòng này với tôi bằng 0 vì tôi không có !!! Tuy nhiên không nhiều người có cào cào để chạy. Những nhóm đi xe máy gần đây đa số không phải cào cào.

Trước kia tôi có đi xe Win, và cũng Phượt vùng núi bằng Win rồi.
Ưu điểm: gầm cao, tay côn nên lên dốc rất ngon, máy khoẻ, chạy rất sướng. Có đệm tay lái nên lái không đau tay, không mỏi, tư thế ngồi cũng thoải mái, đằng sau lại có chỗ để đồ rộng rãi thoải mái, xe cũng nhẹ, dễ di chuyển.
Nhược điểm là do cao nên trọng tâm cao, nếu không quen đi đường núi, vào cua có thể đổ, ngã. Khi đổ dễ gãy tay côn, dây côn cũng có thể đứt, đứt giữa đường là teo. Lần đi đường gặp bùn lầy, chết máy phải đạp số rất vất vả vì cần số trơn, đồng thời không có yếm nên bùn bắn rất ghê.

Xe Minsk thì kinh nghiệm nhớ đời ở đèo Pha Long, khi một bạn Minsk hỏng xe giữa đèo, phải bỏ xe lại, đi 30km nữa mới đến Mường Khương, sáng hôm sau chở thợ quay lại, mất toi một ngày và hỏng cả kế hoạch vì con xe hỏng. Do đó rất rất không khuyến khích đi xe Minsk.

Theo tôi, với người đi không chuyên, cứ xe nữ, cần số, có đề nổ máy tốt mà đi. Những dòng như Dream đi rất lành, nếu có hỏng cũng dễ chữa. Đi xe nữ thì lưu ý xe mà có yên dốc về phía trước sẽ rất mệt khi đi, vì luôn bị dồn về trước, cho nên xe yên bằng là tốt nhất.

Các nhóm chạy xe máy gần đây đa phần cũng sử dụng xe thông thường là xe nữ, cho nên về sau tôi cũng chú trọng vào loại xe này.
 
Last edited:
Bảo dưỡng, sửa xe

Việc này có lẽ viết ra cũng hơi thừa, xe các bạn dùng thì chắc chắn phải lo cho cẩn thận rồi. Tuy nhiên cứ viết vài cái sơ lược cũng không thừa lắm.

Trước khi đi đường dài, cần kiểm tra lại xe cẩn thận, không thể bốc đồng. Đặc biệt là phanh, tiếp đó là cần số, săm lốp, côn (với xe côn), căng xích, đèn.

Có trường hợp cần số vốn đã hơi bị cong, trong quá trình đi bị va chạm, quặp hẳn lại vướng vào hộp số, không thể đạp số, cũng vô cùng tai hại. Xích quá chùng, đi đường đèo dốc gặp hòn đá có thể bẹp hộp số, cũng teo, Phanh không ăn thì thôi khỏi nói rồi. Lốp mà thấy mòn quá cũng đừng tiếc tiền thay.

Nếu có điều kiện thì trước chuyến đi thay dầu. Trường hợp còn tiếc nuối thì sau đến 2 ngày leo những con đèo khủng cũng cần thay dầu cho máy thoáng, đồng thời siết lại các ốc vít, căng xích, phanh, tra dầu mỡ luôn.

Đi đoàn thì phải có người mang bộ đồ vá xe, chắc hẳn rồi. Nhưng cũng cần đề phòng mang thêm cả bugi, và đề phòng nữa là IC.

Một thứ rất cần mang với các xe máy, đó là mang HAI CHÌA KHOÁ XE.

Ngoài chìa khoá dùng liên tục, chìa khoá còn lại cất trong đồ. Những trường hợp thất lạc chìa khoá xe, nếu không có chìa dự phòng thì vô cùng tai hại. Có những lần đoàn chúng tôi đã từng mất vài tiếng đồng hồ vì chuyện như vậy.

(Giấy tờ xe, bằng lái xe là tất nhiên rồi).
 
Sử dụng đèn

Cá nhân tôi khi đi Phượt xe máy cùng các xe đồng hành, luôn luôn BẬT ĐÈN vào lúc ban ngày (tối thì tất nhiên rồi).

Bật đèn xe ban ngày có những tác dụng sau:

- Để xe đối diện dễ nhận ra mình, chủ động từ cả hai phía. Đặc biệt khi đường đèo quanh co, xe đối diện có thể nhận ra mình từ xa, hạn chế tối đa tai nạn.

- Để xe đồng hành dễ nhận ra nhau. Xe đằng sau nhìn thấy đèn đỏ xe đằng trước là biết xe đoàn mình, kể cả đi vào khu đô thị cũng không lạc nhau. Đồng thời xe đi phía trước mình nhìn vào gương chiếu hậu, thấy ánh đèn xe là biết xe cùng đoàn ở ngay sau, không cần ngoái lại.

Đèn không phải bật liên tục, mà có những thay đổi:
- Đi buổi tối, nếu đối diện có xe máy thì chuyển từ pha xuống cốt, để không làm chói mắt xe đối diện. Trong đa số các trường hợp, xe máy đối diện không chịu làm thế, nhưng cũng có lúc xe đối diện có ý thức hạ xuống cốt, mình đỡ bị chói. Muốn người khác không làm chói mình, thì mình cũng không nên làm chói người khác. Sau khi qua rồi lại chuyển lên pha.

- Đi ban ngày, nhiều lúc gặp xe đối diện, tôi "chào" bằng cách bật tắt đèn, tạo sự chú ý mạnh hơn từ xe đối diện, càng ít nguy hiểm.

Điều quan trọng nữa (với tôi) khi sử dụng đèn ban ngày và thay đổi đèn, là chính mình giảm sự buồn ngủ. Trong nhiều trường hợp đi đường dài, việc tay trái chuyển pha-cốt, tay phải chuyển bật tắt cũng làm cho mình hoạt động, tránh được sự buồn ngủ.

Trường hợp đi đèo đêm gặp sương mù, có thể dán giấy màu vàng vào pha. Thực ra cái này tôi chưa bao giờ thử, những lần đi gặp sương mù dầy đặc vẫn nhìn được đường, mắt tôi OK.
 
Vào cua

Nhớ những ngày đầu mới chạy xe đèo dốc uốn lượn, tay lái rất cứng, nghĩ lại cũng sợ.

Kinh nghiệm vào cua là phải đi "đánh võng" một chút mới càng ít nguy hiểm. Nếu vào cua bằng cách bẻ tay lái thì rất nhiều khả năng bị đổ xe, hoặc lao ra giữa đường.

Vào cua chủ yếu là nghiêng xe theo cua, tay lái chỉ bẻ rất ít. Nhưng muốn nghiêng xe được theo cua, thì trước đó phải nghiêng xe theo chiều ngược lại, rồi mới ngả sang hướng cần rẽ. Để rẽ phải thì đầu tiên phải hơi ngả sang trái, rồi mới ngả nhiều hơn sang phải và vào cua. Có trường hợp cua quá gấp còn phải "đánh võng" 2 lần rồi mới ngả theo cua.

Luôn cố gắng hết sức để xe không bao giờ vượt quá nửa phần đường của mình, vì rất có thể sau vách núi sẽ có xe khác lao ra. Luôn xác định là đề phòng có cả một xe ôtô có thể chiếm đến 2/3 lòng đường lao tới, mình vẫn phải có vị trí và góc dự tính tốt. Cái này thì chỉ có đi nhiều mà thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top