Khoảng 11h hơn chúng tôi xuống đến Lào Cai, ăn trưa và nghỉ 1 lúc cho xuôi cơm. Chúng tôi lại xuất phát tiếp tục lịch trình, qua đền mẫu Lào Cai bên cửa khẩu Hữu Nghị lễ đầu năm cầu may và bình an cho năm
Ở Lào Cai, đền Mẫu được nhân dân vùng cửa ải Lê Hoa, phố Bảo Thắng, Châu Thuỷ Vĩ, tỉnh Hưng Hoá (thành phố Lào Cai nay) xây dựng từ thế kỷ 18 (cách đây khoảng 300 năm), nằm ngay vị trí cửa ngõ biên giới quốc gia, trên trục đường giao thương hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ý nghĩa tôn thờ vị Thánh Mẫu của dân tộc Việt Nam, đền Mẫu Lào Cai còn có vị thế quan trọng khẳng định vị trí, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đền Mẫu đã 3 lần được các triều đại phong kiến Việt Nam ban tặng sắc phong (hiện nay các sắc phong vẵn được lưu giữ). Mặc dù trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhưng đền Mẫu Lào Cai vẫn đang là cột mốc ghi đậm dấu ấn nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc và là cội nguồn của lịch sử văn hoá dân tộc. Tiệc chính Mẫu đệ Nhất Liễu Hạnh được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
Từ một ngôi đền nhỏ bên bờ sông Hồng và sông Nậm Thi, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, đền Mẫu Lào Cai đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2011. Đền được xây dựng khang trang với 9 gian thờ chính gồm: Cung thờ Tam toà Thánh Mẫu; Ban thờ Công đồng; Đức Trần Triều; Đức vua cha Ngọc Hoàng và các ban thờ phía Tả Vu- Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, các quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan lớn Thủ Đền và động Sơn Trang… tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Các pho tượng thờ sơn son thiếp vàng mang dáng vẻ uy nghi tráng lệ. Cảnh quan đền ngày càng được trùng tu, tôn tạo, xanh, sạch, đẹp xứng tầm với một di tích lịch sử quốc gia. Nằm trong khuôn viên của đền là cốc mốc (102) biểu tượng lãnh thổ biên giới Việt Nam, cùng với đó là khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai hàng ngày tấp nập những đoàn người qua lại biên giới thăm quan, du lịch và trao đổi hàng hoá.