What's new

Ký Sự Trên Mây!

Tính đến thời điểm này chuyến đi này chúng tôi đã được tròn đúng 1 năm. Thời điểm tết âm lịch năm ngoái, 24 con người chúng tôi, 24 tính cách khác nhau...nhưng tất cả đều kết nối lại với nhau bằng 1 mục đích chung đó là.....
Trốn ăn tết ở nhà và....
524550_393187594069609_1653806784_n.jpg

nóc nhà Đông Dương
 
Tại lán 2200 này mọi người cảm thấy trở nên gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Sau khi trải qua hàng trăm km đi xe và trekking với cái nắng và lạnh
Thân theo kiểu.....thân ai người đấy lo
12248_469916033063431_1639967056_n.jpg

Tranh nhau từng miếng ăn, từng hạt cơm
542749_469916049730096_2019780095_n.jpg

Gần đến miệng rồi mà cũng vẫn không tha
374478_469916053063429_562310750_n.jpg

Đến lúc không tranh được, bát chẳng còn 1 hạt cơm nào. Thì mặt thẫn thờ, đến là tội Đành phải ngậm đũa
13178_469916086396759_1572333184_n.jpg

Và thân theo kiểu.... ai có thì ăn
308742_473991619322539_1609263845_n.jpg

Còn ai không có... thì ngồi nhìn
582364_473991609322540_1985875339_n.jpg
 
Sau khi nghỉ trưa khoảng 1h đồng hồ, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và đích đến là trạm 2800. Lúc đầu thì quả thật là hết hơi, nhưng từ đây lên chúng tôi đã quen dần. Cảnh thì bắt đầu hoang sơ hơn, đẹp hơn và hùng vĩ hơn. Đoạn này công nhận là thử thách thật sự chỉ có lên và lên thôi. Cứ hễ đi là nóng là mệt, nhưng mà cứ dừng lại thì lại lạnh ngay. Giữa thung lũng gió thổi rát mặt, do ảnh hưởng của địa hình chênh lệch giữa các vùng, nên gió thường có tốc độ rất lớn. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã từng viết trong cuốn Dư Địa Chí từ thế kỷ 14 "Trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ, trên đỉnh Fansipan gió không bao giờ ngừng thổi" Và đến nay: Gió vẫn thổi
Nhưng đi là nóng cho nên mọi người cứ đi được 1 đoạn là lại dừng lại để nghỉ và cởi bớt đồ ra
544271_472569832798051_1377571416_n.jpg

Để đến được Fansipan phải vượt qua nhiều đỉnh núi. Càng đi mây càng nhiều và càng dầy đặc, và chúng tôi càng vượt lên trên khỏi tầm mây
425079_376263632390447_41786854_n.jpg

Mây được hình thành dưới chân dốc của khổi núi Fansipan. Và che phủ hầu hết các ngày trong năm ở khu vực cao, nên có độ ẩm lớn. Quanh năm đỉnh Fansipan chìm khuất trong mây.
Biển mây
416809_376263649057112_1438839589_n.jpg

Mây ấp núi, núi cao hơn mây
424863_376263689057108_1694257079_n.jpg

Đất trời là một
431008_376263719057105_1204109030_n.jpg
 
Và từ đây lên đường đi không còn dễ dàng như đường lên điểm cao 2200m. Những chiếc thang sắt được dựng lên
524384_393190417402660_657114250_n.jpg

Càng lên cao, cảm nhận về mây càng rõ rệt. Chúng tôi đi xuyên qua từng lớp mây mỏng và dừng chân ở độ cao khoảng 2400m. Quốc lộ 4D quanh co uốn lượn quanh sườn núi, lúc này chỉ còn bé xíu như sợi chỉ lờ mờ lúc ẩn lúc hiện qua những làn sương núi mỏng manh. Ở phía bên kia, thị trấn Sapa mơ màng với những ngôi nhà lợp mái tôn đủ loại màu sắc trông như những bao diêm nằm ngoan ngoãn và ngay ngắn phía xa xa
484418_393189904069378_799792521_n.jpg

Và lúc này một đoạn lan can màu xanh lục dài khoảng 300m được người ta dựng lên để bảo vệ và giúp những người leo núi vịn vào leo cho dễ hơn
419999_376263899057087_1394236655_n.jpg

Núi cao hơn mây
420917_376263769057100_1619278328_n.jpg

Đẹp quá mất thôi, thiên đường là đây sao
423908_376263819057095_526548316_n.jpg

Thiên đường nơi trần thế
405263_376263855723758_1342377544_n.jpg
 
Last edited:
Mây là biển và những ngọn núi kia là những hòn đảo
557317_393184474069921_878093159_n.jpg

Và biển mây đang cuộn sóng vỗ vào bờ
253918_393888343999534_189979583_n.jpg

Khói bếp nhà ai đây?
403130_376263992390411_1313511588_n.jpg

Người lãng khách không thể cưỡng nổi lại vẻ đẹp của thiên nhiên phải dừng chân lại lưu dấu
580102_393183720736663_132475428_n.jpg
 
Mây bồng bềnh
426124_376264009057076_692111991_n.jpg

Mây lững lờ dưới chân núi
375906_393184900736545_66662356_n.jpg

226128_393184977403204_2111089039_n.jpg

Biển mây rẽ sóng để lộ ra hòn đảo núi
558571_393185094069859_1850001793_n.jpg

Biển mây trắng xóa cả 1 bầu trời
553954_393185140736521_1773033469_n.jpg
 
Từ độ cao 2600m, chúng tôi thường xuyên phải đi qua rừng trúc thân cao. Càng lên cao, không khí càng loãng vì thiếu oxy. Do tác động của lực hút trái đất, các chất khí có khối lượng riêng lớn hơn thì chịu lực hút lớn. Nên ở thấp như oxy, nitơ... Chẳng thế mà đội tuyển bóng đá hàng đầu thế giới Brasil thường thua đội tuyển Bolivia khi phải thi đấu ở độ cao hơn 3000m so với mực nước biển. Cái mệt và khát là thực tế chúng tôi phải đối mặt, đi hay dừng lại là cuộc đấu tranh tư tưởng trong mỗi thành viên trong.
Hết lên rồi lại xuống vực, cố lên chỉ 5....nữa thôi là tới rồi
404478_376264122390398_903154012_n.jpg

Chúng tôi đã cố gắng vượt qua bao con suối, bao quả núi. Nhưng trước mặt, khó khăn mới lại hiện ra...thách thức. Vừa mệt đói và lạnh, làm sao tới kịp lán 2800 trước khi trời sẩm tối. Nếu không sẽ phải nằm suốt đêm giữa rừng. Chúng tôi đã thấy, có những hoàn cảnh mà không có một giá trị tiền bạc nào, không một địa vị nào có thể giúp được con người ngoài ý chí và nghị lực của chính bản thân mình. Đó là những trải nghiệm thực tế mà chúng tôi đang có. Ở trên núi trời tối rất nhanh mới 6h mà tất cả đã không nhìn rõ trước mặt mình là gì. Chúng tôi phải mò mẫm đi trong rừng trúc giữa cái đói và lạnh gió lùa vào mặt. Mọi người đã nghĩ đến cảnh phải nằm suốt đêm giữa rừng. Nhưng cuối cùng nghị lực cũng đã giúp chúng tôi đi tiếp và tới được lán 2800. Lán ngủ làm bằng tôn tuy sơ sài, nhưng thế cũng đã là quá tốt giữa đại ngàn gió lạnh
 
Đêm thật lạnh, chúng tôi phải ngồi bên bếp để sưởi ấm cùng với các anh chị porter
400096_376264325723711_1934824118_n.jpg

Cải xào, thịt bò xào
396186_376264272390383_53241067_n.jpg

Lợn bản quay. Con dao này sắc thật, tôi hỏi mua mà người ta không bán :(:(:(
425660_376264302390380_695505582_n.jpg

Nhìn mấy món ngon kia mà thèm quá. Muốn oánh chén luôn thôi
407687_376264375723706_1384412602_n.jpg
 
Bữa tối ở điểm cao, trong le lói ánh sáng từ những đèn pin với chén rượu ấm đọng
Sau bữa tối. Câu chuyện của những người Mông bản xứ cho chúng tôi hiểu hơn về cộng đồng, cũng như phong tục của người Mông nơi này.
SaPa là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc: Kinh, Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Chủ yếu là người Mông, do đó văn hóa của người Mông có ảnh hưởng rộng rãi tại nơi này.
Và từ sáng đến giờ chúng tôi đã phải vượt qua những đoạn đường hiểm trở trong rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn. Đây là khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Với tổng diện tích là 29843ha.
Hoàng Liên Sơn là một tỉnh cũ của Việt Nam, nằm ở giữa đông bắc và tây bắc Bắc Bộ Việt Nam, được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Nghĩa Lộ. Tỉnh lỵ của Hoàng Liên Sơn là thị xã Yên Bái.
Năm 1979, tỉnh có diện tích 14.125 km², dân số 784.800 người. Gồm 3 thị xã Yên Bái (tỉnh lỵ), Nghĩa Lộ và Lào Cai; 15 huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải, Yên Bình, Trấn Yên và Trạm Tấu.
Tháng 8 năm 1991, tỉnh được chia lại thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái (bao gồm cả phần thuộc tỉnh Nghĩa Lộ, giờ là của Yên Bái ).
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên , Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai.
Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07'-22°23' độ vĩ Bắc và 103°00'-104°00' độ kinh Đông.
Vườn quốc gia Hoàng Liên chủ yếu là rừng nguyên sinh với thảm thực vật rừng á nhiệt đới, núi cao. Và hệ động thực vật đa dạng, phong phú. Trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm và sinh vật cảnh đặc biệt
 
Last edited:
Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng v.v. Có tới trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả v.v. Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài lấy được mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ của cây.
Tại đây người ta còn tìm thấy loài nấm cổ linh chi trong đó có những tai nấm nặng trên 6 kg
Khảo sát theo dọc tuyến Hoàng Liên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thêm nhiều loài quý hiếm, như ở độ cao 2.000 mét của khu vực các xã Séo Mý Tỷ đến Dền Thàng có rừng pơ mu mọc liên tiếp với diện tích trên 100ha, mỗi cây có đường kính trên 1m; ở Phan Xi Păng đi San Sả Hồ ở độ cao gần 3.000m, lại phát hiện rừng đỗ quyên với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều nhất là loài quyên ly, quyên huyền diệu, quyên silie.
Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam
Vườn sở hữu ba loài cây đặc biệt quý hiếm là loài bách xanh, phân bố tại vùng núi đá vôi xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, mọc rải rác trên diện tích 30ha nhưng hiện chỉ còn không đến 10 cây có đường kính thân cây từ 20–30 cm, cao trên 20m. Loài thông đỏ chỉ còn 3 cá thể được tìm thấy tại xã Sa Pả huyện Sa Pa, sống ở độ cao trên 2.000m. Loài vân sam Hoàng Liên (sam lạnh) mọc ở độ cao 2.700m, cây cao từ 18-20m, có đường kính gốc từ 50–80 cm, phân bố trong vùng lõi vườn quốc gia với diện tích khoảng 400-500 ha. Ba loại cây quý hiếm này nay đang được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Chương trình Đông Dương khuyến cáo cần có biện pháp bảo tồn, nhân giống vì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.
Về động vật, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen, là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má; chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.
 
Last edited:
Tuy nhiên điều đáng buồn là những khu rừng nguyên sinh này, vẫn bị các tay săn gỗ hủy hoại. Nhìn những cây gỗ bị cắt đến ngang thân gặp trên đường đi. Chúng tôi thấy thật đáng buồn Rừng Xanh Đang Chảy Máu
Rừng không chỉ là nơi sinh sống của các loài động vật. Mà nó còn là lá phổi xanh của trái đất, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào trên Thế Giới cũng cần phải bảo vệ rừng khỏi những nguy cơ bị xâm hại. Mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng vẫn kêu cứu vì những tay cắt trộm
Mất rừng là mất đi hệ cân bằng sinh thái, và dẫn tới sự biến đổi về khí hậu, thiên tai lũ lịt sẽ ảnh hưởng đến nhiều đời sống của con người
Theo nghiên cứu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai. Cùng với nhiệt độ trung bình của trái đất tăng khoảng gần 1 độ của thế kỷ qua. Các vùng núi cao của phía Bắc Việt Nam, các đợt nắng nóng theo xu thế ngày càng nhiều hơn. Tại khu vực dãy Hoàng Liên Sơn 2 thập kỷ trước nhiệt độ trung bình của mùa đông là 5 đến 10 độ. Thì nay đã tăng lên thành 10 đến 15 độ C.
Chính vì lẽ đó, theo kết quả sơ bộ của BQL rừng quốc gia Hoàng Liên thì hiện đang có sự dịch chuyển lên cao của một số loài cây đặc trưng thuộc vành đai thực vật phân bổ theo vực cao. Đặc trưng trong số đó, có Thông Vân Sam Hoàng Liên, 1 loài thông chỉ tìm thấy duy nhất ở Vườn QG Hoàng Liên và được ghi vào sách đỏ Thế Giới. Trước đây chỉ sinh trưởng ở độ cao 2200m đến 2400m. Thì nay chỉ gặp ở độ cao 2400m đến 2700m
Sự biến đổi khí hậu do tình trang trái đất ấm dần lên, nhiệt độ tăng buộc 1 số loài cây vốn chỉ sống được ở điều kiện nhiệt độ tương đối thấp phải dịch chuyển lên cao. Điều này cũng tác động rõ nét đến đời sống của hệ động vật nơi đây. Rất nhiều loài giờ đây không thể tìm thấy ở khu vực rừng Hoàng Liên Sơn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top