What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Tượng đài vườn hoa Con Cóc

Khu vực nằm trước Phủ Thống sứ (Bắc Bộ phủ), khách sạn Metropole là một vườn hoa. Thời Pháp khu này gọi là quảng trường Chavassieux, tên của viên Thống sứ Bắc kỳ thời 1891-1893 và 1896.

Chính giữa vườn hoa là tượng đài - đài phun nước kiểu phong cách kết hợp Đông - Tây dựng năm 1901: ở giữa là một trụ đá vuông, có bốn cột thức doric ở bốn góc, trên lại có kiểu mái tam giác La Mã. Bên dưới có 8 con rồng đá lao ra 8 phía, từ ngoài lại có 8 con cóc bằng gang phun nước vào giữa. Do đó người dân gọi là đài phun nước Con Cóc, và gọi là vườn hoa Con Cóc luôn.

Sau vườn hoa này đổi tên là Vạn Xuân, năm 1945 đổi là vườn hoa Diên Hồng.

Đài phun nước Con Cóc xưa

60567716.jpg

Và nay

60568378.jpg
 
Tượng đài vua Lê

Ở phía Tây của hồ Gươm có một pho tượng đồng nhỏ hình vua Lê Thái Tổ đang đứng cầm gươm chúc xuống. Tượng đứng trên một cây cột, phía trước là nhà bia. Tượng hiện nay vẫn còn nhưng ít người để ý.

Tượng đài này được dựng năm 1896, có tài liệu nói là do Kinh lược sứ Bắc kỳ là Hoàng Cao Khải cho dựng.

Ảnh chụp xưa

60567732.jpg

Và ngày nay

60567737.jpg
 
Cây cột ở phủ Kinh Lược

Hoàng Cao Khải không chỉ dựng một cây cột ở hồ Gươm, mà còn dựng một cây cột tương tự ở trong khu vực ấp Thái Hà của ông ta. Chỉ có điều thay vào tượng vua Lê là một biểu tượng gì đó không rõ.

Sau khi Hoàng Cao Khải mất, khu ấp Thái Hà trở thành lăng mộ của ông, vợ và con trai (Hoàng Trọng Phu). Viết về khu lăng mộ này có lẽ sẽ để sau.

Cây cột trong khu ấp Thái Hà (dinh Kinh lược)

60567759.jpg
 
Cột ở Nghĩa trang Pháp

Điều ít người biết là ở Hà Nội còn có một cây cột thứ ba nữa cũng với cùng kiểu hai cây cột trên, đó là ở nghĩa trang Pháp.

Người Pháp khi tiến chiếm Hà Nội và các năm sau đó đều có lính tử nạn. Trong một số trường hợp di thể được mang về Pháp, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Bởi thế ở khu phía Nam thành phố, nay có lẽ ở vào khu quanh cuối phố Bạch Mai, người Pháp lấy một khu đất làm nghĩa trang cho họ. Và vào các ngày lễ của Pháp, họ đến đây tưởng niệm.

Tại giữa khu nghĩa trang này cũng có một cây cột tương tự hai cây cột Hoàng Cao Khải dựng. Không rõ cột ở nghĩa trang này dựng vào thời gian nào.

Cổng vào Nghĩa trang Pháp

60567767.jpg

Và cây cột tưởng niệm

60567772.jpg


Cho đến nay, chỉ còn cột tượng Lê Thái Tổ là còn lại, hai cây cột kia có lẽ bị phá vào sau năm 1954.
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Mới đọc được đến trang 4, cám ơn bác Chitto nhiều. Kiến thức bập bõm và không có hệ thống nên đọc thấy nhiều cái cứ nhớ nhớ quên quên, cần có thời gian để ngấm. Sẽ đọc kỹ tiếp.
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Trước Nhà hát lớn từng có một tượng đài khá lớn, hình một trụ đá, trên đỉnh là con gà trống Gô-loa (Gauloir), linh vật của dân tộc Pháp.

Không rõ tượng đài này được dựng năm nào và bị bỏ đi năm nào.

60568394.jpg
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Một vài tượng đài Pháp dựng để tưởng niệm người Pháp khác, nay thì không còn dấu vết.

60567719.jpg


60567728.jpg
 
Số phận các pho tượng đồng của Pháp

Mấy pho tượng đồng của Pháp dựng ở Hà Nội có một số phận kì lạ.

Các pho tượng được dựng ở những vị trí rất đẹp, thể hiện sự cai trị và văn hóa của nước Pháp cũng sụp đổ theo sự cai trị của Pháp. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Nhật dựng lên Đế quốc Việt Nam. Khi đó Thị trưởng Hà Nội là ông Trần Văn Lai đã kí lệnh kéo hết các pho tượng thể hiện chính quyền Pháp xuống.

Tượng đồng Nữ thần Tự do, tượng Toàn quyền Paul Bert, thống chế Ferdinand, tượng Canh Nông đều bị tống vào nhà kho phế liệu.
Người Pháp - có lẽ cũng biết người Việt chán ghét các biểu tượng kia thế nào - cho nên dù chiếm lại Hà Nội vào tháng 12 năm 1946 nhưng vẫn mặc kệ chúng trong kho.

Các pho tượng nằm yên ở đó 4 năm, cho đến khi làng đúc đồng Ngũ Xã quyên góp đồng để đúc pho tượng Phật A Di Đà năm 1949, thì các pho tượng được chuyển đến đúc tượng. Pho tượng đúc xong năm 1952 nặng 10 tần, là tượng đồng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ. Như thế, cuối cùng các vị cũng đã yên vị trong lòng pho tượng Phật, và hi vọng quý vị sẽ bình yên mãi mãi, không còn ai đánh thức các vị dậy nữa.


77803221.jpg


Pho tượng đồng chùa Ngũ Xã​
 
Last edited:
Lâu lâu thấy có bài viết liên quan đến Hà Nội xưa, lại lôi topic này lên.

Không biết có thể viết thêm gì nữa, vẫn còn nhiều điều chưa viết ra được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,891
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top