What's new

Lý Sơn - nơi tìm thấy...

Hầu hết các di tích lịch sử văn hóa ở An Vĩnh đều có biển chỉ dẫn phía ngoài. Vì vậy, việc thăm quan cũng thực đơn giản. Rời tượng đài Hải đội Hoàng Sa, ngay trên đường đã thấy biển chỉ dẫn vào di tích đình Lý Hải. Đình Lý Hải là một công trình kiến trúc - nghệ thuật xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1820).
Đường vào đình Lý Hải thật yên bình
385717645.jpg


Qua một trường tiểu học nằm im vắng. Lũ học trò đang trong giờ học
385717641.jpg


Đình Lý Hải đây - di tích đã gần 200 năm tuổi
385717398.jpg


Những con rồng trên mái
385717408.jpg


Chú nghê ngoài cửa đình
385717404.jpg


Những vụn vỡ thời gian
385717653.jpg


Vẫn còn nguyên hai câu đối
"Non cao cây tú mậu nghìn thu gió bắc khẽ rung cành
Biển thẳm vực thâm nguyện muôn thuở trời Nam đưa vượng thánh"
 
Thực ra chỉ có một con đường, lại có nhiều biển chỉ dẫn nên điểm nào thấy trước là đột ngột rẽ vào, chả có tuần tự trước sau gì cả. Đi được một quãng rồi vẫn chưa nhìn thấy gì thêm , hoặc giả, mình đã lao vun vút qua mà chẳng để ý. Lại phải dừng lại nhỉ. Phải giở bảo bối ra một chút nhỉ. Đi mà không có định hướng là không xong rồi. Điểm nhìn thấy đầu tiên trong chỉ dẫn là Chùa Hang. Lại phóng xe đi mải miết, qua những ruộng ngô xanh rờn xen canh gối vụ trồng tỏi. Đi mãi đi mãi mà chẳng thấy biển chỉ dẫn đường đi tới chùa Hang. Sao đây, nhầm đường chăng? Phía xa kia là khu nghĩa trang bạt ngàn hướng ra phía biển. Quay ngược trở lại, có lẽ mình nhầm đường. Dừng chân hai cô học trò nhỏ mới đi học về đang hì hụi đạp xe dọc nương ngô "Bé ơi, cho cô hỏi đường đi chùa Hang với!" "Chùa Hang ở gần nhà con, cô đi theo con cô nhé".
Chiếc xe cà tàng lọ mọ theo sau chiếc xe đạp nhỏ. Dường như cảm thấy nếu đi theo sẽ mất thời gian nhiều lắm, bé con ngoái lại"Cô ơi, cô cứ đi theo đường này một đoạn nữa đến chỗ rẽ là đường đi chùa Hang. Cô đi theo con thì lâu lắm". Theo lời chỉ dẫn tôi vẫy tay tạm biệt hai đứa trẻ rồi vượt lên phóng về hướng vừa được chỉ.
Đường lên chùa Hang, một danh thắng được Bộ Văn hoá - thông tin cấp bằng công nhận di tích văn hoá, được rải một lớp đá tròn nhỏ, chạy loanh quanh giữa cánh đồng bắp xanh rờn.
385717637.jpg


Bỗng nhìn thấy một gờ xi măng chắn ngang phía trước, bên cạnh là một cái tháp cũ kỹ ẩm thấp rêu phong. Tôi giật mình. Chùa Hang đây sao? Tam quan chùa mà hiện diện bởi một cổng tháp cũ kỹ nhường này? Bên kia cái tháp là một quán hàng. Tôi chạy lại và được cô bé bán hàng chỉ dẫn "Đây là đường xuống Chùa Hang, chị ạ"
Vượt qua cái gờ xi măng, một dải bậc thả xuống dưới kia là biển. Bước thêm chục bước đã thấy tượng Quan Thế Âm hiển hiện trước sân chùa thấp thoáng sau những cây bàng già cằn cỗi.
385717632.jpg


Chùa Hang nằm sâu trong lòng khối nham thạch khổng lồ hình dáng ở thế đang phun trào.
385719733.jpg


Tượng Quan Thế Âm uy nghi trước cổng chùa
385719731.jpg


Chùa rộng 480 mét vuông, chỉ cao có 3,2 mét. Tiền thân của chùa là một ngôi đền Chăm cổ. Những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ 20, và dân đảo thay thế bằng bàn thờ Phật và thờ các tiên hiền của 3 tộc lớn nhất đảo.
385719732.jpg


Trong chùa, thỉnh thoảng lại có một giọt nước mát trên vòm hang nhỏ xuống, rồi tan giữa câu kinh.
 
Chùa Hang - Hang Câu nằm ở phía đông bắc của núi Thới Lới, trên bờ biển đẹp. Chùa có tên là Thiên Khổng Thạch Tự, là kết quả của sự xâm thực của sóng biển vào núi Thới Lới tạo nên một hang động lớn ăn sâu vào núi và có dạng như hàm ếch. Vòm hang cao phẳng lỳ và cong như một cánh cung. Trong hang rất kín gió và yên tĩnh, vì hang sâu so với mặt đất ngoài hang chừng 3 mét. Nên
khi bước vào hang hơi lạnh của hang động làm cho người rất dễ chịu và có cảm giác thanh thản lạ thường. Hiện nay tại chùa Hang là nơi sinh hoạt tín ngưỡng chính của các tín đồ đạo Phật của huyện Lý Sơn.
Tạm biệt chùa Hang, lại lên đường tiếp tục công cuộc khám phá quanh đảo.
Ra tới con đường chính của huyện đảo, hàng chữ Dinh Tam Tòa hiện trước mắt. Đang hối hả những bước chân các cô cậu học trò giờ đến trường. Không khí thật náo nức vui tươi trong một ngày Lý Sơn yên bình tràn nắng đẹp. Nắng có hơi gay gắt cũng nhẹ đi bởi gió biển mơn man mát mặt.
385717602.jpg


Dinh Tam Tòa thờ tam phủ, thần Bạch mã thái giám và thờ thuyền đua của xóm. Dinh có kiến trúc hình chữ nhị, được xây bằng đá và vôi tam hợp trên diện tích khá rộng. Xung quanh lăng còn nhiều cây sợp và cây phong ba, thân cây to lớn, tỏa bóng mát bao trùm cả dinh thờ.
385758329.jpg

Hôm nay trong dinh có cuộc lễ. Dựng xe, chui vào trong sân dinh, những lá cờ phướn nhiều màu đang phấp phới.
385758328.jpg

Treo trên khắp xà nhà, trên tường là bảng vàng thành tích đua thuyền của cư dân.
385717586.jpg
 
Việc trông nom các công việc trong dinh, những ngày hội lễ chính của dinh được chuyển giao hàng năm cho các tộc họ. Năm nay họ tộc này, sang năm lại chuyển giao cho họ tộc khác. Bất kể ai nhận sự chuyển giao này đều nắm rõ những ngày lễ trọng trong năm của dinh cũng như việc quán xuyến những công việc phát sinh trong năm mình cai quản.
Phía sau dinh là ruộng rau xanh ngắt. Một bà cụ đang thoăn thoắt bàn tay hái những mầm rau tươi non chuẩn bị cho bữa trưa đang tới gần. Tôi loanh quanh, tôi muốn hỏi về lịch sử di tích. Bà cụ dẫn tôi đi quanh dinh Tam tòa kể từng chi tiết về lịch sử của dinh, kể về sự linh thiêng của thần cây đang rợp bóng phía đường vào, chỉ cho tôi phía bên tả thờ gì, bên hữu thờ ai. Bà hào hển nói tối nay ở sân dinh có lễ và mời tôi ghé lại xem. Thầm hiểu rẵng phía sau cuộc sống thương nhật là những ký ức đã ăn sâu trong lòng người bản xứ, là những trải nghiệm cuộc sống qua năm tháng dù cách này hay cách khác sẽ đọng mãi dù thời gian đang buông những vệt rêu phong lên di tích.
Nắng đã lên đến đỉnh đầu. Nắng trải vàng trên khắp lối đi trong An Vĩnh. Lối ra ngoằn ngoèo, ngang tắt vẫn dẫn ra con đường chính của huyện đảo. Phóng vụt qua những điểm đã dừng chân, điểm đến tiếp theo là chùa Đục.
Đường tới chùa Đục đi qua bến đỗ tàu. Đường đi trải dày những lớp rong mới vớt lên. Đường đất đá xen những đoạn đường đất cát vàng nâu. Bên rệ là những xảo cá cơm vươn mình đón nắng. Phía xa kia thuyền đi vớt rong đang về. Tôi đi mải miết. Đường lúc gập lên rồi ghềnh xuống . Không hề gì, miễn là tới nơi được và vẫn còn có đường đi. Qua khu nghĩa trang thấp thoáng xa xa là tượng Phật Bà Quan Âm đang được trùng tu sang sửa.
Chùa Đục đã đây rồi.
385717578.jpg

Chùa Đục, cũng là một kiến trúc độc đáo ngay trên mép một nhánh nham thạch đang trào ra phía biển xanh. Chùa Đục thuộc hệ phái khất sỹ
385761831.jpg


Phái Khất Sĩ được phân tích rộng rãi theo ba bậc: Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Đây là cách lý giải kết hợp hài hòa giữa hai hệ tư tưởng Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, lập nên một hệ giáo pháp khất sĩ ‘Y bát chân truyền’ và tùy duyên tiếp độ chúng sinh hướng đến con đường giải thoát từng phần. Đây là nét đặc thù riêng của đường lối Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, “một hệ phái Phật giáo biệt truyền, thể hiện phong cách mang dấu ấn ảnh hưởng sâu đậm tính dân tộc và chỉ có ở Việt Nam.”
Phía trước cổng chùa hướng ra xa là khu nghĩa trang xen lẫn với những ruộng hành đang xanh lá.
385717513.jpg

Điểm lạ lùng ở Lý Sơn là chỉ những người đàn ông tộc Trần đi tu mới được quyền trụ trì ở những ngôi chùa trong miệng núi lửa này
Trong chùa Đục
385717550.jpg


Những vết tích của miệng núi lửa đã tắt sau lưng chùa
385717491.jpg


Những vẫn thơ trên bậc thang đi bóp nghẹt trái tim
385761752.jpg


Những biển xanh xa xa êm êm bờ cát mịn
385761749.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,431
Bài viết
1,147,161
Members
193,496
Latest member
pkthoitranglecos
Back
Top