huonguyen
Phượt thủ
Vượt qua cây cầu bắc ngang con sông Trà khúc. Sông chẳng còn là dòng sông. Một lòng sông trải rộng khô khốc cát trắng vàng. Bác xe ôm già là cựu chiến binh những ngày chống Mỹ. Sau ngày tham gia giải phóng Quảng Nam, bác trở về với đồng ruộng thân thương. Con cái đã phương trưởng cả. Đứa Đà Nẵng, đứa Thành phố Hồ Chí Minh, đứa lập nghiệp tại ngay trên chính quê hương.
Đường đi như ngắn lại với những câu chuyện của bác. Đường rẽ để đi khu chứng tích Sơn Mỹ cách lỗi rẽ từ đường quốc lộ chừng ba bốn trăm mét.
Khu dân cư xen lẫn đồng ruộng. Màu xanh mùa xuân của cây lá, của đồng lúa vẫn ngút ngàn.
Thấy nghẹn ngào khi đi qua Sơn Mỹ.
Qua hai con đập, biển chỉ dẫn báo hiệu đã vào địa phận cảng cá Sa kỳ. Tôi háo hức. Chỉ ít thời gian nữa thôi sẽ thưởng thức thế nào là tàu cao tốc đây. Liệu đi tàu cao tốc mình có say sóng không nhỉ? Cũng chóng thôi mà. Còn nhiều thời gian nữa đâu.
Phía ngoài cảng Sa Kỳ chừng 1km ,cá, mực, tôm tươi rói bày la liệt. Đi sâu thêm chừng 1km, bến cảng đã ở trước mặt.Tạm biệt bác xe ôm, tôi nhanh chóng vào phòng mua vé đi Lý Sơn.
Chiếc tàu trắng cao tốc đang đón khách. Phía cuối tàu đã dựng đầy xe máy của khách gửi sang đảo. Phía sau là một chiếc tàu gỗ đang nườm nượp người chất hàng để chuyển ra Lý Sơn.
Đầy nhóc là rau, là hoa quả
Là gà là vịt, thêm mấy chú ỉn trong những chiếc rọ cái mõm khụt khịt khụt khà.
Tất cả các nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày đều ra Lý Sơn. Bến tàu không ồn ào dù ngày biển êm. Những chiếc thuyền nhỏ đậu san sát nhau đầm ấm. Khách ngồi la liệt trên bến đợi giờ xuất phát mặc cho ánh nắng đã không còn màu non lúc trước. Quẳng ba lô vào chỗ cạnh của sổ, tôi leo ra khỏi tàu. Cảm giác phải chờ đợi là cảm giác không hề thích thú chút nào. Còn chừng 30 phút nữa mới đi nên chỉ nhoáng xong ly cà phê, tôi bắt đầu công cuộc khám phá.
Quán cafe bến cảng
Trở ra phía ngoài bến lao lao lác lác một vòng rồi cũng phải trở vào ngay vì đã đến giờ khởi hành. Trong khoang tàu khách đã ngồi chật. Tầu khần khật nổ máy bắt đầu chuyến hành trình ra đảo.
Đường đi như ngắn lại với những câu chuyện của bác. Đường rẽ để đi khu chứng tích Sơn Mỹ cách lỗi rẽ từ đường quốc lộ chừng ba bốn trăm mét.
Khu dân cư xen lẫn đồng ruộng. Màu xanh mùa xuân của cây lá, của đồng lúa vẫn ngút ngàn.


Thấy nghẹn ngào khi đi qua Sơn Mỹ.

Qua hai con đập, biển chỉ dẫn báo hiệu đã vào địa phận cảng cá Sa kỳ. Tôi háo hức. Chỉ ít thời gian nữa thôi sẽ thưởng thức thế nào là tàu cao tốc đây. Liệu đi tàu cao tốc mình có say sóng không nhỉ? Cũng chóng thôi mà. Còn nhiều thời gian nữa đâu.
Phía ngoài cảng Sa Kỳ chừng 1km ,cá, mực, tôm tươi rói bày la liệt. Đi sâu thêm chừng 1km, bến cảng đã ở trước mặt.Tạm biệt bác xe ôm, tôi nhanh chóng vào phòng mua vé đi Lý Sơn.
Chiếc tàu trắng cao tốc đang đón khách. Phía cuối tàu đã dựng đầy xe máy của khách gửi sang đảo. Phía sau là một chiếc tàu gỗ đang nườm nượp người chất hàng để chuyển ra Lý Sơn.
Đầy nhóc là rau, là hoa quả


Là gà là vịt, thêm mấy chú ỉn trong những chiếc rọ cái mõm khụt khịt khụt khà.

Tất cả các nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày đều ra Lý Sơn. Bến tàu không ồn ào dù ngày biển êm. Những chiếc thuyền nhỏ đậu san sát nhau đầm ấm. Khách ngồi la liệt trên bến đợi giờ xuất phát mặc cho ánh nắng đã không còn màu non lúc trước. Quẳng ba lô vào chỗ cạnh của sổ, tôi leo ra khỏi tàu. Cảm giác phải chờ đợi là cảm giác không hề thích thú chút nào. Còn chừng 30 phút nữa mới đi nên chỉ nhoáng xong ly cà phê, tôi bắt đầu công cuộc khám phá.
Quán cafe bến cảng

Trở ra phía ngoài bến lao lao lác lác một vòng rồi cũng phải trở vào ngay vì đã đến giờ khởi hành. Trong khoang tàu khách đã ngồi chật. Tầu khần khật nổ máy bắt đầu chuyến hành trình ra đảo.