What's new

[Chia sẻ] MetroManila - Mabuhay and Welcome

Nằm chơi vơi ngoài biển Thái Bình Dương, nếu nhìn thẳng vào đất liền, láng giềng gần nhất với đảo quốc Philippines chính là Việt Nam. Nhưng xem ra mối quan hệ giữa hai bên vẫn còn mờ nhạt. Ngoại trừ các lần gặp gỡ trong khuôn khổ khối ASEAN, các mối liên hệ khác về văn hóa, kinh tế không có gì đặc biệt lắm. Ngay sách du lịch, bản đồ của cả HCM và Manila đều tràn ngập các địa điểm như Thailand, Malaysia, Châu Âu, Trung quốc, ... nhưng mảy may không có sách về VN và P.

Trong những năm gần đây, làn sóng osin quốc tế và các ban nhạc cho các quán bar đổ bộ vào SG, đã làm cho đường bay HCM-Manila trở nên rộn rịp. Nhưng nếu đi từ HN, bạn phải bay vào HCM trước, nếu không muốn nhân tiện xem sex show ở Bangkok hay ăn cháo ếch ở Singapore.

Ở P, thủ đô được gọi là Metro - Manila, và các khu khác được gọi là city. Ví dụ như Makati city, Pasay city,....Giống như 1 số cty tự upgrade tất cả vị trí manager lên thành director cho nó oách. Các khu khác không có đuôi city, chắc chỉ tầm huyện chứ chưa được quận. Chả bù cho các tỉnh của TQ, có khi còn to hơn 1 quốc gia, xét cả về diện tích, dân số và tiền bạc. Với diện tích chỉ hơn 600km2, bằng 1/3 HCM, nhưng với dân số hơn mười mấy triệu người, Maniala quả là một metro-city hoành tráng.

Mabuhay and welcome to Metro-Manila

Một góc phố Makati giàu có

picture.php
 
Ocean Park thì ở đâu cũng đầy cá đủ màu. Từ cá mập, cá đuối cho đến cầu gai, sao biển. Vì nằm giữa biển nên P chính là nơi dừng chân của các đàn chim di trú, nơi tụ hợp của các đàn cá tìm luồng nước ấm. Có rất nhiều động vật chỉ có ở P. Mấy con cá lộng lẫy thì thôi, mọi người xem nhiều rồi. Tớ thấy có mấy con này hơi là lạ.

Cá sợi - chẳng biết cái đuôi của nó cắm sâu bao nhiêu, chỉ thấy lơ lửng cái đầu như thế này. Chấm đen ở đầu là mắt cá

picture.php


Cá lá - như mấy cái lá khuynh diệp, chẳng ngang mà cũng không ngữa. Cứ lờ lờ, nước chảy thế nào mặc kệ

picture.php


Cua Nhện - phải chi có muối tiêu chanh. Con cua bành ky này chắc cũng 5kg hơn.
picture.php
 
Các giai đoạn phát triển của cá. Không biết làm sao mà họ có cái bọc như thế này. Cả thảy có 6 giai đoạn. Và có cả con cá đã nở bơi demo bên dưới.
picture.php


posing - người Phi rất chịu posing. Chỉ cần bạn đưa máy ảnh lên là họ ngưng làm việc và posing rất nghệ. Từ cảnh sát, bán hàng hay cyclo. Mấy đứa nhóc thì cứ nhao nhao picture me, picture me! Thường thì sau đó là tip, sir! nhưng cứ cười đi luôn là được. Anh chàng này ngụp lặn thế này nhưng cũng không quên posing. Dĩ nhiên anh ta không thể nào đòi tip được.
picture.php


Mấy cô bé đang cho doctor fish rỉa chân. Phía sau là 1 nhà hàng nổi trên vịnh, thủ phạm gây ô nhiểm.
picture.php


Thường thì tớ chẳng vào mấy cái spa fish, doctor fish, fish treatment,... làm gì. Nhưng đây là nụ cười của cô bán vé. Vào chơi đi anh.

picture.php
 
Cũng đi loanh quanh đảo Luzon thôi. Có ngược lên trên 1 tí, có tụt xuống dưới 1 tí. Có đi lên núi lửa 1 cái. Có đi thác 1 cái. Có đi ghe đi xuồng như kiểu miền Tây. Có ngồi uống bia bên bờ vịnh và nhớ lại cô bé R0sy lòng vòng gần đó. Còn nhớ câu nói : hơi đâu tranh thủ đi hết chỗ này chỗ kia cho mệt. Uống bia cái đã. Bọn mình đổi nón hay đổi áo gì đi cho nó lãng mạn chút :))
 
Nền cộng hòa của Philippine do nước Mỹ ban tặng. Tổng thống Mỹ Truman đã tặng món quà này cho nhân dân P vào lúc 9:15 ngày thứ Năm, ngày 04/07/1946. Đọc lịch sử của P thấy có vẻ đơn giản, nếu so sánh với lịch sử VN chẳng hạn.
Mới đây các vị lãnh đạo TP có nói, phải cho thanh niên đi biên cương hải đảo, thì mới thấy yêu quê hương mình. Câu này hình như tớ có nói trước rồi :). Tớ đã lập ra cái topic Trường Sa rồi còn gì. Trước khi VN và TQ hoàn thành cắm mốc trên bộ, tớ đã chạy xe máy dọc biên giới khảo sát trước (hơi phét nhỉ?). Đứng ở Lũng Pô, nơi con sông chảy vào đất Việt. Chạy dọc biên giới, nơi chỉ cách nhau vài mét là đã qua xứ sở của cường quốc phương bắc. Vậy mà nhân dân ta đã gìn giữ được mấy nghìn năm. Một niềm tự hào khó tả, một nỗi xúc động dâng trào không nói thành lời. Hơi lạc đề chút, chúng tôi chụp ảnh chung với các đồng chí biên phòng. Tình quân dân thắm thiết. Các đồng chí ấy có gọi điện cảm ơn khi nhận được ảnh. Quay lại với đảo quốc này. Tôi cứ đọc đi đọc lại các sách, tài liệu trên web thì thấy khá đơn giản và dễ nhớ. Bao gồm các giai đoạn:
1. Tiền Tây Ban Nha
2. Tây Ban Nha
3. Mỹ
4. Cộng hòa

Lại so sánh tiếp. Lúc ở VN đã có 1000 năm chống giặc phương bắc, rồi các triều đại Đinh Lý Trần Lê, vậy mà ở P chỉ là một quần đảo bao gồm các bộ tộc sống riêng lẻ. Người P có nguồn gốc từ Malaysia. Khi nước biển còn thấp, họ đã đi bằng đường bộ, nơi bây giờ là đảo Palawan. Khi nước biển dâng lên, họ bị kẹt lại trên các hòn đảo.

Khi Ferdinal Magello đến Cebu vào năm 1521 và sau đó ít lâu, P trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng 300 năm. Ngay cả tên Philippines cũng được đặt theo tên của vua Philip đệ nhị. Người TBN cải đạo toàn bộ (hơn 90%) sang đạo thiên chúa La mã. và ban phát family name cho toàn dân. Đó là lý do tại sao người P bây giờ, kể cả các anh hùng đáng TBN, đều toàn tên TBN. Ngoại trừ thủ lĩnh Lapu - Lapu.

Và việc cai quản này chỉ chuyển giao công nghệ cho Mỹ vào năm 1898. Người Mỹ có lý luận rất "hay", họ đánh thắng TBN ở chiến trường Cuba tận bên Trung Mỹ. Và tuyên bố : Cái gì của TBN bây giờ là của Mỹ. Và P là 1 trong những cái đó. Và đây là thuộc địa đầu tiên của Mỹ.

Người P chỉ ý thức mình là 1 quốc gia khi cùng bị TBN cai trị. Dĩ nhiên cũng có nhiều cuộc nổi dậy chống đối, nhưng nói chung là lẻ tẻ và chẳng lần nào xưng hùng xưng bá được với ai. Bởi vậy khi Người Mỹ đuổi người TBN, người P ủng hộ hết mình để đi theo ông chủ mới.

Cho đến khi Nhật đánh Manila vào năm 1941 trong chiến tranh TG lần II, người Mỹ mới rút khỏi Manila. Tướng Douglas MacArthur, trước khi rút khỏi Manila, đã có lời hứa sẽ quay trở lại. Và người P đã chờ lời hứa này. Đến năm 1944, MacArthur giữ đúng lời hứa và đã đánh đuổi người Nhật ra khỏi Manila, buộc họ đầu hàng bằng 2 trái bom ở Hiroshima và Nagasaki. Và người Mỹ ở lại đó, cho đến tận bây giờ. Để thưởng cho lòng trung thành của P trong việc cùng Mỹ đánh Nhật, người Mỹ đã hào phóng ban tặng nền cộng hòa kiểu Mỹ cho P vào năm 1946. Người P còn theo chân Mỹ khắp chiến trường, kể cả ở Việt Nam. Đổi lại cho sự "hợp tác" đó là chiếc thẻ xanh cho người Philippino.

Cũng không có ý so sánh, vì mọi so sánh đều không xét hết được bối cảnh của từng nước. Nhưng rõ ràng nếu so sánh với các nước lân cận như P, Thái hay một số nước khác, kể cả châu Âu, thì rõ ràng người ta nói VN là một trong những nước Châu Á có nền lịch sử lâu đời là hoàn toàn đúng. Và chúng ta có quyền tự hào về điều đó.

MacArthur trở thành người anh hùng của dân Philippines. (Ảnh sưu tầm)
picture.php


Và món quà lớn của người Mỹ

picture.php
 
Last edited:
Bác có lên núi lửa Pinatubo không vậy? có gì vui không, tụi mình sắp phượt qua đó 3 ngày đây? Và tình hình an ninh thế nào bác, có đáng ngại không?
 
Cảm ơn bài viết hay...trước rồi Spam sau :D!
Mình đến Manila vài lần và chỉ loay quanh trong khu vực thủ đô. Các đồng nghiệp Phi và phần lớn người dân Phi mình biết đều có khả năng ca hát, văn nghệ văn gừng. Điều này giải thích cho việc có nhiều ban nhạc Phi lưu diễn, hoạt động ở Việt Nam và nhiều QG khác. Giải thích khả năng này như thế nào nhỉ?
 
Mỗi lần em đi đâu, người ta cứ nhầm em, một số ít thì nói là người Thái, hay người Sarawak ở Malaysia, còn tới 90% người châu Á gặp em bảo là người ...Phi. Vậy k biết gái Phi thế nào lãnh đạo?
 
Mỗi lần em đi đâu, người ta cứ nhầm em, một số ít thì nói là người Thái, hay người Sarawak ở Malaysia, còn tới 90% người châu Á gặp em bảo là người ...Phi. Vậy k biết gái Phi thế nào lãnh đạo?

Suy ra rằng ...
Gương thần trả lời:
"Gái Phi đẹp tựa Nambyus
Gái Việt xứ ấy, muôn phần đẹp hơn..!"

=))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top