What's new

Một lần về thăm quê nội - Làng Hồ

Phía trước đền Dực Thánh là một cái giếng cổ còn xót lại của làng. Giếng hiện giờ không dùng, nhưng nước giếng đầy và rất trong. Giếng này tuy không phải là Mắt Rồng của làng nhưng do 2 Mắt Rồng đã bị lấp, làng đã cải tạo trang trí xung quanh giếng, để giữ gìn bảo vệ.
IMG_2336_zpsb61b17e3.jpg


Thăm xong ba ngôi đền của làng, tôi tiến hành thăm chùa. Làng có hai chùa, tương truyền đều được khởi dựng từ thời Lý, có bia ghi được tu bổ lớn vào năm Cảnh Thịnh VII (1799). Chùa toạ lạc trong làng là chùa Chúc Thánh; chùa tạo lập trên bờ Hồ tây là Tĩnh Lâu, gọi nôm là Chùa Sải. Chùa Sải khá quen thuộc với gia đình tôi. Hồi bé, tôi thường được ra chùa cùng bố và bà ngoại mỗi khi lên Bưởi. Sau này, vong hồn bố và em trai tôi cũng được gửi cho chùa trông nom. Vậy nên đây là địa chỉ không thể bỏ qua mỗi lần lên Bưởi. Tương truyền chùa có nguồn gốc ban đầu là một am thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông nom hương khói, gọi nôm là chùa Sãi, sau dần dân làng gọi chệch ra là chùa Sải. Chùa có tên là “Thanh Lâu Tự”. Đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thấy đổi tên là “Tĩnh Lâu Tự”. Từ đó đến nay tên chùa vẫn gọi là chùa Tĩnh Lâu.
Nhìn ra hồ tây, tam quan chùa làm theo kiểu vòm cuốn với kiến trúc hai tầng tám lá mái, được lợp ngói theo kiểu ngói ống giả vôi vữa tạo ra vẻ thanh thoát nhẹ nhàng. Phía trước chùa còn có cây bồ đề cổ thụ, biểu trưng cho sự giác ngộ Phật pháp.
Vì chùa đang trong thời kỳ cải tạo xây dựng lại, nên không có điều kiện vào viếng và chụp ảnh, vậy nên đành lấy hình trên mạng minh họa vậy:
1024px-Chugravea_Satildei_zps151ece3e.jpg
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Sải)
 
Last edited:
Bên trong tam quan có khoảng không thoáng mát yên tĩnh lạ thường, đúng như lời giới thiệu trong câu đối trước tam quan chùa:
Hộ Thượng Tịnh Lâu thuý trúc, hoàng hoa giai phật tử
Môn tiền, sạn phát, trường tùng, tế thảo thị chân thư”
.
Nghĩa là :
Chùa Tĩnh Lâu ở trên có hồ trúc đẹp, hoa vàng đều là cõi của Phật
Nơi thờ tự trước cửa có tùng già, cỏ xanh, ấy chính chốn chân tu.

Chùa Tĩnh Lâu còn lưu giữ được những tác phẩm có giá trị mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, đặc biệt là tòa Cửu Long của chùa được làm khác các tòa Cửu Long khác với hình dáng như chiếc lọng che thực sự là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các pho tượng khác được tạo tác công phu, đường nét thanh thoát, là những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo và kế thừa được phong cách các pho tượng chuẩn của thế kỷ 16, 17. Ba pho tượng Tam thế trong chùa được tạo tác gần với kích cỡ của người thật, trong tư thế ngồi kiết già trên đài sen. Đặc biệt tại chùa còn bảo tồn được một quả chuông cỡ lớn có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Trong chùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá, khu vườn Tháp mộ cùng nhiều hoành phi, câu đối cổ đã khiến cho di tích chùa Tĩnh Lâu trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo hoàn chỉnh và là một cấu trúc nguyên mẫu về chùa cổ Việt Nam. Từ năm 2003, sư thầy trụ trì Thích Đàm Chung (sư Tính) đã cùng các phật tử xa gần phát tâm công đức hoàn thành bước một: Xây dựng và tôn tạo nhà Mẫu, nhà tổ bằng gỗ tứ thiết có giá trị bền vững hàng trăm năm. Năm 2005, chùa được Nhà nước hỗ trợ đền bù đất giải phóng mặt bằng kè Hồ Tây và cho phép nhà chùa thi công trùng tu lại ngôi chính điện, hoàn thành khuôn viên cảnh quan theo hướng bảo tồn nguyên vẹn di tích. Toà chính điện được phục chế, chạm khắc công phu và 36 cột đá có khắc hình tứ linh, tứ quí gợi cảm, vừa tạo nên vẻ đẹp chốn thiền môn.
Lúc tôi tới vãn cảnh chùa là vào giữa trưa, nhà chùa đóng cửa, nên tôi không có dịp vào thắp hương. Với lại chùa cũng đang được nhà nước đầu tư tu bổ tôn tạo lại toàn thể hạ tầng kỹ thuật, nên không có dịp chụp ảnh nhiều. Đành lấy ảnh mẹ tôi chụp cùng sư Tính mấy năm trước minh họa.

IMG_104a_zpsa3b6d44d.jpg
 
Trở ra cổng làng, tôi thăm chùa Chúc Thánh, một ngôi chùa thứ hai của làng. Chùa cũng đang trong quá trình tu bổ

IMG_1900_zps6d4aeae2.jpg


Kế sát sau chùa là đình làng. Đây là nơi đặt bài vị của hai Đức Thánh, được tôn là Thành Hoàng làng.
Ngoài ra còn thờ ông tổ nghề giấy. Đình còn nhiều đồ thờ cúng, hoành phi câu đối. Tuy nhiên, do sự phát triển tự phát của làng, con đường trước cửa đình hiện bị biến thành chợ. Nên không gian phía trước cửa đình mất đi tính trang nghiêm. Hàng quán, lô dù che chắn nên chẳng chụp được tấm ảnh nào cho ra hồn. Chỉ chụp được chính điện bên trong:

IMG_1886_zpscddad9c1.jpg


IMG_1888_zpsfc910470.jpg
 
3- Một vài cảm nhận trong lần về thăm quê

Phấn khởi nhất là kế hoạch vạch ra đã thực hiện được gần như trọn vẹn. Cảm xúc đầu tiên là cảm xúc vấn vương hồi tưởng những kỉ niệm thời ấu thơ khi đi thăm lại chốn quê cũ. Ai cũng có quê, mà phải thật quê mới thích. Quê, hay rộng hơn là quê hương, là nơi hướng về với tổ tiên, với cội nguồn. Là nơi mình lấy lại thăng bằng sau những ngày vất vả với miếng cơm manh áo.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội phố. Có quê nội là làng Hồ, tuy rất gần nhưng lại rất quê. Ngày xưa, bây giờ kể lại đều nói ngày xưa được rồi, trên Bưởi còn dùng nước giếng nên giọng của người trên đó rất đặc trưng. Mỗi làng dùng một giếng nước khác nhau, nên có giọng khác nhau.

Rồi một cảm xúc rất đỗi tự hào về một làng quê mình có một bề dày lịch sử, văn hóa. Lịch sử thì như trên đã nói, còn văn hóa thì làng nổi tiếng xưa có nhiều người học thành tài, ra đỗ làm quan. Nổi tiếng nhất là dòng họ Lý, có ba người đỗ Hương cống đầu thời Nguyễn. Đó là các ông Lý Văn Phức, Lý Văn Hào cùng đỗ khoa Kỷ Mão đời Gia Long (1819). Ông em là Lý Văn Loát đo khao Tân tỵ đời Minh Mạng (1821). Trong ba anh em thì ông Lý Văn Phức nổi tiếng hơn cả. Tên của ông hiện được đặt cho một con phố ở khu vực sân vận động Hà Nội.

Xã hội hiện có nhiều đổi thay, cái mới, tốt có, và cả cái xấu cũng có. Đó cũng là tâm trạng thứ hai trong tôi khi thăm quê lần này. Qua tìm hiểu ở anh Tích, con bà Đa, cũng như biểu hiện thực tại, thấy có nhiều điều đáng tiếc đã và đang xảy ra.

Đó là về di sản vật thể và phi vật thể. Việc lấn chiếm cổng làng, sân đình, đền chùa đã mất đi vẻ đẹp và tính trang nghiêm vốn có. Hai giếng mắt rồng của làng thì mất cả 2, nó đã bị san lấp và làm nhà đè lên. Cung văn chỉ, là nơi thờ phụng việc học hành trước đặt ở chùa Phúc Thánh, thì mất tự khi nào, chẳng ai biết rõ. Chẳng biết bài vị của Đức Khổng Tử và các quan đỗ đạt của làng trôi dạt về đâu, có còn hay mất. Có 5 nhà cầu, là nơi thờ cúng thần linh của các xóm trong làng, nơi làm lễ xá tội vong nhân ngày rằm tháng 7, thì bị mất 3. Việc này đã thấy ảnh hưởng nhãn tiền. Mất 3 nhà cầu đồng nghĩa với việc không thờ cúng các vị thổ thần của các xóm, nên để vong hồn ma quái quấy nhiễu cuộc sống của dân làng. Dẫn đến việc người gốc làng Hồ thì phải bán nhà ở làng, đi mua nhà ở những nơi xa xôi khác để ở. Dân trong làng bây giờ không còn nhiều dân gốc làng Hồ. Mất Văn chỉ thì bỏ bê việc thờ cúng việc học hành. Vậy nên con cháu trong làng giờ bị thất học nhiều, nghề nghiệp thì cũng không, toàn là đề đóm, cờ bạc, nghiện hút. Nghề truyền thống làm giấy của làng bị mất từ lâu rồi

Rồi nhiều chuyện nữa liên quan tới nhị vị Đức Thánh của làng. Âu cũng do sự thiếu hiểu biết, nên một vài vị có tối kiến là đi mua 2 pho tượng gỗ ở đâu về đem đặt vào đình. Rồi thì hô thần nhập tượng nói đó là nhị vị Đức Thánh. Họ đâu có hiểu, đình làng là nơi làm việc công quyền của các Ngài. Nơi đó chỉ có bài vị, nôm na như cái bảng tên trên bàn làm việc, hay trước cửa phòng làm việc ngày nay. Còn đền là nhà riêng của các Ngài. Nơi đó mới có áo mũ cân đai, kiệu vua ban. Trước kia còn có rước kiệu các Ngài vào ngày hội hàng năm 13/2. Nghe nói ngày này đông vui lắm, tổ chức rất bài bản công phu. Nhưng nay ra đền, đã có 2 vị lạ hoắc ngồi đó chiếm mất bàn làm việc rồi, thì còn kiệu rước các Ngài ra để các ngài ngồi vào đâu. Vậy là các vị bị cướp ngôi, mất chỗ ngồi ở đình, tức mất luôn cả chức Thành Hoàng làng. Làng Hồ giờ bị mất nhiều thứ quá, mà toàn những thứ quí giá, nhiều cái mất không thể lấy lại được. Âu cũng lại cái sự cha chung không ai khóc. Hay mở rộng ra hơn nữa, đó là hệ lụy của việc mở rộng Hà Nội. Cấp hành chính chỉ còn là quận, phường, mất đi cấp làng nên không có người quản lý các việc của làng.

Tôi xin chân thành cám ơn:
Chú Thắng đã hộ tống bác đi;
Chị Lâm, chị Hưởng đã mở đền cho em vào viếng giữa trưa;
Đặc biệt cám ơn anh Tích, đã đồng cảm và cung cấp cho em nhiều tài liệu quí giá.
 
hoho nhà ngoại em ngay trong ngõ này gần nhà bác Cả Mỳ mà chủ thớt nói đến, ngày bé em hay được bố mẹ cho vào hợp tác xã làm giấy chơi vì bố mẹ em làm trong đấy.
Gio hợp tác xã giả tán con gián bán đất rồi
 
Tết nào cũng thế cứ đêm 30 khoảnh khắc kinh thiêng nhất trong năm của người Việt Nam là em và mẹ ra đền này lễ. Cái không khi lúc đấy thật thiêng liêng biết mấy vì toàn người trong làng ra lễ cầu xin bình an may mắn cho gia đình. Ngôi đền rất linh thiêng, hi vọng dân làng mình sẽ mãi gìn giữ được nét văn hóa và di sản như thế này ^_^
 
Tết nào cũng thế cứ đêm 30 khoảnh khắc kinh thiêng nhất trong năm của người Việt Nam là em và mẹ ra đền này lễ. Cái không khi lúc đấy thật thiêng liêng biết mấy vì toàn người trong làng ra lễ cầu xin bình an may mắn cho gia đình. Ngôi đền rất linh thiêng, hi vọng dân làng mình sẽ mãi gìn giữ được nét văn hóa và di sản như thế này ^_^

Chào bạn đồng hương,
Đền mà bạn nói tới là đền nào đó bạn, vì làng có những 3 ngôi đền. Tôi đoán chắc đền Thánh Mẫu.
Đúng là đêm 30 đi lễ đền chùa thấy không khí sao nó linh thiêng, tràn đầy cảm xúc. Nhưng mà phải hơi vắng thì mới cảm nhận được, chứ cứ chen chúc đông đúc thì chả thấy gì.
Hy vọng có nhiều người còn cảm nhận được sự linh thiêng của đền, và giữ gìn chăm sóc để đền tồn tại mãi mãi với thời gian
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,479
Bài viết
1,147,715
Members
193,543
Latest member
chebuoivinhlong
Back
Top